2 cách làm Pate Chay



1. Vật liệu
- 2 bánh đậu hũ tươi loại cứng, để ráo nước.
- 1 củ hành tây, bằm nhỏ.
- 1 củ leek(tỏi tây) phần trắng bằm nhuyễn. ( * )
- 4 muỗng lớn sữa bột.
- 2 muỗng cafe cocoa/chocolate bột.
- 1 muỗng lớn margarine/butter.
- Nấm búp tươi/nấm rơm tươi rửa sạch, để ráo nước, bằm nhỏ sơ sơ.
- 3 muỗng lớn dầu olive
- Bột nêm
- Muối, tiêu

2. Cách làm

- Phi hành tây và leek lên cho vàng, cho thơm, thêm muối, bột nêm và cho margarine/butter vào, quậy tan. Nhắc xuống để nguội.

- Đậu hũ để vô máy xay sinh tố, xay nhuyễn cùng với nấm. Kế đến trộn hỗn hợp hành, leek, margarine/butter, gia vị ở trên vào. cho bột cocoa/chocolate bột và sữa bột vào trộn đều.

_ Đổ tất cả hỗn hợp vào tô lớn, rắc tiêu lên mặt. Thoa dầu lên plastic, phủ kín lên tô, dùng tay đè qua lớp plastic để ém thật chặt hỗn hợp trong tô và làm cho bề mặt thật mịn thật láng, bằng phẳng, đậy plastic lại chặt, bỏ vào microwave hấp khoảng 5-6 phút là ăn được rồi.

Món này dùng chung với bánh mì, cả chua, xá xíu, sauce mayonaise chay, dưa leo, đồ chua, hành ngò, ớt tươi.

(*) Chú ý : Những ai trì chú hay ăn chay trường thì nên hạn chế dùng tỏi


Dùng loại pate này kèm với chả chay, đồ chua, dưa leo, bánh mì và rau sống, cà chua sẽ rất hấp dẫn.

Nguyên liệu:

- 1/2 kg nấm rơm, gọt bỏ chân, rửa sạch ngâm trong nước muối pha loãng, để ráo, băm nhuyễn.

- 2 miếng đậu hủ trắng, bóp nhuyễn.

- 100 g bơ đậu phộng.

- 50 g bột đậu đen.

- 50 g bột đậu đỏ.

- 50 g bơ thơm.

- Kiệu tươi, bóc vỏ, băm nhuyễn.

- Muối, tiêu, đường, dầu ăn.

Thực hiện:

Ướp nấm với kiệu, muối, đường. Ướp đậu hủ với kiệu, muối, đường. Phi kiệu cho thơm, trút nấm, đậu hủ vào xào. Khi hơi cạn nước, cho bơ đậu phộng, bột đậu đen, bột đậu đỏ vào đảo đều và bơ. Thoa bơ xung quanh khuôn, múc hỗn hợp trên vào khuôn ém chặt. Và phết một ít bơ lên mặt. Hấp cách thủy 10-15 phút, đem ra để nguội. Cho vào tủ lạnh. Nếu muốn có mùi thơm, sau khi hấp có thể cho vào lò nướng nướng lại khoảng 10 phút.

Bí quyết bảo quản đậu phụ


Bạn nên chọn đậu có màu trắng kem, ít hoặc không có mùi, được bảo quản trong nước sạch. Nếu nước có màu trắng đục, phải thay nước khác ngay.

Đậu phụ là sản phẩm từ đậu nành giàu protein. Đậu phụ còn có thể hấp thu hương vị của các thành phần khác trong món xào, súp, canh… Nó trở thành món ăn ưa thích của nhiều gia đình và các đầu bếp chuyên nghiệp trên thế giới.

Để bảo quản đậu phụ được tươi ngon khi chế biến, bạn hãy tham khảo những cách sau:

- Rửa miếng đậu nhẹ nhàng khi vừa mua về. Để giữ đậu tươi lâu, ngon và chắc, cất chúng vào tô sạch, đổ ngập nước rồi đậy nắp. Đậu phụ dễ hấp thu mùi vị nên cần đậy nắp cẩn thận.

- Thay nước hằng ngày. Đậu phụ thường chảy nước nên nó sẽ bị chua nếu bạn không rửa chúng thường xuyên.

- Để bảo quản đậu phụ cho bữa ăn sau, cho chúng vào túi bóng, bóp hết khí rồi buộc chặt, sau đó cho vào ngăn đá tủ lạnh. Đậu phụ đông lạnh có thể cất giữ trong 6 tháng.


(Theo Tìm Nhanh)

Giới thiệu trang gia chánh nấu chay của Trung Tâm Thiền Quán Sinh Thức


Xin giới thiệu đến với quý vị những món ăn chay ngon và bổ dưỡng do các chị trong tăng thân Sinh Thức thực hiện. Ðây là những món ăn chay dể nấu, có hình ảnh và sự chỉ dẫn rõ ràng. Ngoài ra quý vị cũng có thể liên lạc thẳng với các chị đảm nhiệm để đóng góp, chia xẻ ý kiến hay hỏi thêm về cách thức nấu.

Kính chúc quý vị có những món ăn chay thật ngon

Nhấn chuột vào link dưới đây

22 tháng 12, 2007

Sức khoẻ từ sự cân đối giữa khẩu vị và màu sắc

Chúng ta vẫn thường biết đến 5 vị: đắng, mặn, ngọt, chua và cay. Tuy nhiên, ít người trong chúng ta biết rằng, xây dựng một bữa ăn kết hợp tất cả các vị này và lựa chọn hợp lý màu sắc của thực phẩm sẽ giúp cơ thể luôn cân đối và khỏe mạnh. Hãy xem mỗi một vị, cũng như màu sắc thực phẩm cần phải có vị trí như thế nào trong sức khỏe tổng thể của bạn :

Tác động của các vị đến cơ thể:

- Vị đắng: có tác dụng tốt tới tim và ruột. Ngoài ra còn kích thích tiêu hóa.
- Vị chua: giúp phục hồi gan và mật.
- Vị ngọt: có tác dụng tốt đến dạ dày, lá lách, tuyến tụy.
- Vị mặn: có tác dụng tốt với thận, cơ quan sinh dục và bọng đái.
- Vị cay: tác dụng tới phổi.

Lưu ý: bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ tất cả các vị này. Nếu dùng nhiều sẽ có tác dụng ngược lại.

Thường ở các món ăn Châu Âu chỉ có ba vị: ngọt, mặn và cay. Khi đó, tim, ruột và gan không được “ăn no” còn thận thì lại được cung cấp quá nhiều. Kết quả là tim “thừa mỡ”; ruột không hấp thụ được tất cả các chất từ thức ăn và dẫn tới không phân hủy protit; thận không "thanh lọc" được các chất béo... Trong trường hợp này, để lấy lại "phom" người chuẩn, bạn cần phải uống nước thường xuyên.

Tác động của màu sắc đến cơ thể

Bạn luôn cần một bữa ăn có nhiều màu sắc. Một bữa ăn lý tưởng là khi có đủ 16 màu của rau củ và hoa quả. Mỗi một màu đều có tác dụng với từng vùng của cơ thể:

Rau củ màu cam:
Cung cấp beta - carotin, tiền chất vitamin A.
Nó có chức năng bảo vệ, ngăn ngừa các tế bào ung thư phát sinh và phát triển. Ngoài ra, nó còn ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.

* Lưu ý: để hấp thu tối đa, nên dùng nhóm rau màu cam với dầu thực vật. Tốt hơn cả là nên luộc hoặc hầm loại thực phẩm này.

Rau củ màu đỏ:
Chứa licopen, được biết đến là chất chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày và tử cung. Ngoài ra, licopen còn có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và giảm lượng cholesterol.

Rau củ màu tím:
Rất giàu chất chống ôxy hóa. Những chất này giúp bảo vệ vitamin E trong tế bào. Ngoài ra, nó còn giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và các bệnh về tim mạch.
* Chú ý: cần phải sử dụng loại rau củ này khi còn tươi.

Rau củ màu vàng:
Chứa nhiều chất bioflavonoids rất tốt cho cơ thể. Ví dụ như khoai tây có thể ngăn ngừa và chữa các bệnh viêm loét. Món khoai tây bóc vỏ nướng rất có lợi cho hệ tiêu hóa.

Rau củ màu xanh:
Giàu chất diệp lục rất tốt cho hệ mạch. Chất này có tác dụng làm sạch gan, máu, xoang mũi, xoang trán và kích thích tiêu hóa. Loại rau củ này có thể ăn sống hoặc chỉ chần qua nước sôi.

- Hường Anh - Theo pravda.ru

Cách làm chao


Chao là món không thể thiếu trong thực đơn chay. Đôi khi người ta dùng chao như một loại gia vị, có khi lại dùng như nước chấm, lại có lúc chao dùng như một loại thức ăn bình dị mà không kém phần hấp dẫn. Cách làm chao đơn giản đến không ngờ...

1- Đậu hũ lựa loại dày và chắc, rửa sạch, để ráo, cắt quân cờ.

2- Dùng lá chuối xé tơi lót trong rổ tre, xếp đậu hũ lên trên.

3- Xếp thêm lớp lá khác lên đậy lại sao cho đậu kín gió, hầm hơi và nổi meo.

4- Để khoảng 3 ngày là đậu nổi meo dùng được, lấy ra rửa sơ lại bằng nước lạnh, không được rửa kỹ, đậu sẽ trôi hết meo.

5- Pha nước muối với nước lạnh theo tỷ lệ sao cho khi ta bỏ hạt cơm trắng vào, hạt cơm nổi lên là được.

6- Sắp đậu vào hũ. Đổ vào đó 2/3 nước muối, 1/3 rượu trắng, thêm ớt bột hoặc tiêu sọ tuỳ thích, đậy nắp kín, phơi nắng.

7- Chờ vài tuần cho chao nổi lên là chao đã tới, ăn được và ngon. Để càng lâu chao càng ngấm và ngon hơn.

Như Ý(Nguồn : Món Ngon)





Bạn đọc góp ý :

Tuy nhiên cách làm đã có hôm nào ai chán mấy lọ chao trung quốc thấy hình dạng cũng dơ dơ ớn ớn (không biết có chứa tạp chất gì gây ung thư không nữa !!)

Trong cách làm này, không thấy hướng dẫn phải luộc đậu hũ với nước muối trước khi ủ mốc nhỉ. Nếu đậu không mặn thì dễ lên men thối chung với lên mốc.

Đậu cần ép hết sạch nước. Dùng vải xô phủ đậy đậu phụ trong quá trình để ở nhiệt độ thường chờ lên mốc, nếu không dùng lá chuối như bài trên hướng dẫn. Nhiệt độ để đậu phụ lên mốc tốt là khoảng 28 - 30°.

Không dùng nước lã bỏ vào Chao, cần làm tiệt trùng cho sạch sẽ, kể cả lọ ngâm Chao.

Chuẩn bị một đĩa muối bột đã rang, khi thấy mặt đậu phụ lên mốc đều thì đem chấm những miếng đậu phụ vào đĩa muối, chấm cho các mặt miếng đậu đều bám kín muối. Xếp đậu vào lọ thủy tinh đã tiệt trùng. Đổ rượu gạo vào lọ, ngâm khoảng 25 ngày thì dùng đươc. Khi ăn chỉ lấy miếng Chao, không lấy rưou.

Ăn Chay Dinh Dưỡng


Nhân dịp đầu năm phong tục người Hoa Kỳ thường hứa thực hiện làm những điều tốt hơn cho năm, điều mà rất nhiều người Mỹ hứa làm là sửa đổi lại cung cách ăn uống, hay cách sống, vì muốn tránh các căn bệnh mập phì hay những bệnh do tim mạch,... tôi xin viết ra những điều mà trước đây tôi trao đổi với những người bạn của tôi, dù là những điều kể ra đây rất sơ đẳng với nhiều người, nhưng nó có thể mua vui cho một số người khi đọc qua vì trái cây hay rau cải, mà sách vở hay các y sĩ thường khuyên nhủ. Chúng ta nên ăn vào vì những lợi ích của nó.

Những Loại Trái Cây Thông Dụng:

Cantaloupe( Rock Melon ):
Người dân Cali may mắn vì Cali là tiểu bang trồng cantaloupe nhiều tại Hoa Kỳ. Cantaloupe có mùi thơm dịu khi chín, thịt màu cam (orange-fleshed), chứa nhiều chất beta-carotene, potassium và sinh tố C.

Dưa hấu:
Dưa hấu Hoa Kỳ giống to hơn dưa hấu Việt Nam, chung qui dưa hấu là khi chín có vị ngọt, màu đỏ hay hồng đẹp mắt, nước nhiều. Điều quý là nó cho nguồn dinh dưỡng dồi dào từ lycopene, các sinh tố A, B1, B6, C, E, Patassium và Magnesium.

Dưa Honeydew:
Honeydew có hương vị thơm nhạt, cơm màu trắng ngà, honeydew không chứa nhiều chất dinh dưỡng như dưa hấu và cantaloupe, tuy nó cũng chứa vitamin C và vị thơm ngọt khi chín.

Dâu tây (strawberry):
Cali cũng là nguồn cung cấp strawberry đứng đầu của Hoa Kỳ, những quận trồng dâu từ bắc xuống nam, từ Santa Cruz xuống San Diego, như San Benito, Monterey, San Louis Obispo, Santa Barbara, Ventura, Orange,... có những cánh đồng trồng dâu san sát nhau, những thửa ruộng khi mùa dâu chín đỏ bao la. Năm 2000, California sản xuất 1.5 tỷ pounds dâu tây. Dâu chứa nhiều sinh tố A, C, Patassium, Calcium, Phosphorous và Magnesium. Cái hấp dẫn khi ta bị lôi cuốn bởi những trái dâu to, chín đỏ, mùi thơm và vị chua ngọt khi chín.

Khóm/Thơm:
Khóm tại Mỹ phần lớn cung cấp bởi Hawaii, khóm Mễ hay Nam Mỹ không là đối thủ của Hawaii. Nhưng khóm Bến Lức của Việt Nam mình không chê vào đâu, mỗi khi về miền tây qua Long An và Bến Lức không ăn vài miếng khóm là thiếu sót lớn. Khóm là loại trái cây cho nhiều chất dinh dưỡng như C, B1 (Thiamin), B2 (Riboflavin), Sắt, Calcium, Manganese, Carotene, đường Glucose. Khóm có tính mát, lợi tiểu (diuretic) và tốt cho mục đích niệu khoa, trị bệnh sạn thận.

Kiwi:
Kiwi ít thông dụng trong sinh hoạt gia đình của người Việt chúng ta. Nhưng người phương tây dùng nó trong các lãnh vực làm trang hoàng bánh, làm kẹo hay nước juice sinh tố (smoothie, kem, yaourt,..). Trữ lượng tiềm tàng trong kiwi là điều ngạc nhiên chúng ta, nó chứa mức sinh tố C nhiều hơn cam 5 lần, nhiều hơn quả bơ (Avocado) 2 lần sinh tố E, nhưng chỉ bằng 60% về calories so với avocado, và chứa nhiều Potassium hơn chuối tính theo từng ounce. Chưa kể các chất như Folic acid (sinh tố B9), Lutien, Beta-Carotene, Selenium, Đồng, Manganese, chất xơ (Fiber) rất cao. Có lẽ vì độ chua nhiều của nó nên người ta ít dùng như khóm hay dâu.

Nho:
Nho có nhiều loại, nhưng về màu có 3 màu xanh, đen và đỏ. Theo các khảo cứu y học thì nho đỏ và đen tốt cho bệnh nhân tim mạch. Nho chứa vitamin A, C, Calcium và Sắt.

Táo:
Táo cũng có nhiều giống như Granny Smith, Red Washington, Braeburn, Golden, Rome, Gala, Fuji,... trong cộng đồng người Việt có lẽ thích hai loại Gala và Fuji vị cơm dòn và ít chua. Giới y khoa thường khuyên nên ăn mỗi ngày một quả táo là sức khoẻ chúng ta tránh được bệnh tật. Táo chứa vitamin C và nhiều Fiber.

Citrus:
Nói chung đây là dòng họ cam, chanh, bưởi, quất, quít. Chúng được chia làm nhiều giống. Tại Việt Nam cam nổi tiếng là cam Cái Bè ở miền nam, cam Bố Hạ ở miền bắc, nước nhiều và ngọt lịm. Tại Mỹ có cam Cali, cam Texas và cam Florida là thịnh hành. Cam và các loại citrus nói chung chứa nhiều vitamin C, ngoài ra là calcium, Fiber và sinh tố A.

Đào:
Cùng chủng tộc là peach, apricot và nectarine. Đào chứa sinh tố A, C và Fiber.

Mận (tây):
Mận tây là plum hay prune có rất nhiều giống. Vì chứa nhiều chất xơ nên mận tốt cho mục đích nhuận trường, mận chứa sinh tố A và C.

Lê:
Lê cũng có nhiều giống từ các quốc gia khác nhau. Lê có loại Bosc, Barlette, Anjou, Lê Tàu, Nhật, Đại Hàn,... Lê chứa sinh tố A, C, Calcium và nhiều Fiber.

Chuối:
Chuối tại Mỹ nhập cảng từ các xứ Costa Rica, El Savador, Ecuador và Mễ. Chuối thường được gọi đùa là thức ăn cho ông dịa và loài khỉ, thực ra vì nguồn trữ lượng Potassium và Fiber dồi dào, nên con người cần ăn chuối. Vã lại chuối quen thuộc với cả hoàn vũ, người ta nấu chè, chuối ép, chuối phơi khô, chuối chiên, làm kẹo, làm bánh, yaourt, kem,... cho những thức ăn đa dạng.

Đủ đủ:
Mùa Xuân, Tết đến đu đủ đóng vai trò quan trọng trong mâm ngũ quả. Đu đủ miệt Lái Thiêu, Long Khánh, Xuân Lộc rất ngon. Đu đủ tại Mỹ được nhập cảng từ Trung Mỹ, Mễ hay Hawaii. Đu đủ chứa vitamin A, C, Calcium, nhiều Beta-Carotene, Sắt và Fiber.

Xoài:
Đây là loại trái cây cần trong mâm ngũ quạ, được đọc trại là "sài". Xoài ngày nay đã thông dụng tại thị trường Mỹ hơn là 3 thập niên về trước. Xoài cũng có nhiều giống. Xoài tại Mỹ có giống xoài Thanh Ca và xoài Kent (xơ nhiều thua xoài Cát của Việt Nam). Xoài chứa sinh tố A, C, Fiber, Glucose và nhiều Beta-Carotene.

Dừa:
Đây là loại thứ 3 cần trong mâm ngũ quả vào ngày Tết và nó theo lối đọc trại của người miền nam là "vừa". Dừa được dùng trong nhiều món nấu ăn như cần luôn cho món thịt kho nước dừa. Nước dừa đuợc phổ thông hóa trong ngành gia chánh của Việt Nam hay nhiều sắc dân thế giới. Người Polynesians có món cơm gáo dừa, tức họ chiên cơm rồi cho vào quả dừa tươi không có nước, vì nước dừa được dùng để nấu cơm rồi. Nước dừa tươi có chứa Potassium, Vitamin C, Sodium và Sắt.

Khế:
Khế không lạ với người Việt trong vài món ăn đặc thù như bò bảy món, nem nướng cần chuối chát, khế chua. Khế khi chín cho vị ngọt. Khế chứa nhiều vitamin C, Fiber. Khế được dùng làm nước giải khát. Vì khế mang đặc tính mát, trị phong nhiệt theo Đông y, phòng lỡ loét và tốt cho mục đích lợi tiểu.


Hãy Ăn Thêm Rau Cải:

Rau dền Mỹ (Spinach):
Rau dền Mỹ, hay nguoi Hoa gọi là bó xôi, một loại rau màu xanh, có nhiều chất carotenoids, gồm các dưỡng chất beta-carotene và lutein, cũng như chất quercetin, một hóa chất từ rau cải có đặc tính chống sự ốc xýt hóa gây ra ung thư. Rau bó xôi chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất như Folic acid, sinh tố C, K, chất sợi, Magnesium, Manganese và nhiều Potasium. Rau bó xôi dễ ăn, hơi nhớt, có thể ăn sống hoặc luộc, xào hay nấu canh, nấu soup kem (creamy soup) đều ngon.

Bông cải xanh: (Broccoli)
Bông cải xanh hay broccoli khi ăn sống, xào hay luộc sơ cho độ dòn rất khoái khẩu. Broccoli tương tự như bó xôi, có chứa nhiều sinh tố như vitamin C, Folic acid, Beta-carotene, chất sợi, Potassium và chất Sulforaphane ngăn ngừa mầm ung thư. Broccoli được quảng cáo rầm rộ từ nhiều năm nay là tốt cho việc dinh dưỡng và đề phòng ung thư, nhất là ung thư nhiếp hộ tuyến, một nan đề của đàn ông thì một dạo ông tổng thống Bush bố (tổng thống thứ 41 George Herbert Bush) kể chuyện xưa với báo chí là hồi nhỏ ông rất sợ ăn broccoli mỗi khi mẹ ông thường ép ông ăn broccoli.

Bông cải trắng: (Cauliflower)
Như broccoli hay bắp cải, bông cải trắng có thể ăn tươi hay xào, luộc sơ bông cải cho cơm (texture) rất dòn. Bông cải trắng chứa nhiều sinh tố C, Folic acid, chất sợi. Những cuộc khảo sát khoa học thực nghiệm cho thấy bông cải trắng chứa hợp chất Flavonoid và sự dồi dào của nguồn sinh tố C làm mạnh màng thành vách trong các ống dẫn trong các hệ thống tiêu hóa, bài tiết, hô hấp, tuần hoàn,... như dạ dày, đại tràng, nhiếp hộ tuyến, tử cung hay vùng ngực, phổi,...
Nhà văn Mark Twain vốn thích bông cải trắng, ông đề cao nó như một loại bắp cải cần đến kiến thức đại học, ngụ ý nói rằng bông cải trắng tuy rẻ tiền nhưng cần tìm hiểu và ăn lấy nó.

Măng tây: (Asparagus)
Măng tây có hai loại, loại xanh và loại trắng. Măng tây có dồi dào chất Folic acid, và chất glutathione, có trong thực vật rau cải, chất này chống ung thư rất hữu hiệu. Ngoài ra măng tây chứa dồi dào chất sợi, thiamin, sinh tố C, B6, trong măng xanh có chất beta-carotene. Măng tây còn có quercitrin, sinh ra từ ruta graveolens, rất tốt cho việc ngăn ngùa sự ốc xýt hóa tế phá hủy thành vách động mạch.

Bí rợ: (Pumpkin)
Bí rợ hay bí đỏ thường thấy nhiều vào dịp cuối năm vào các lễ Halloween hay Thanksgiving. Bí rợ chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, chất sợi, iron, copper, magnesium, manganese va` phosphorous, cũng như amino acid, arginine và glutamic acid. Riêng hạt bí có chứa chất linolenic acid, dùng cho việc ngăn ngừa cho chứng làm chai cứng thành vách động mạch.

Bí đao/Bầu:
Bí đao thông dụng với người Việt chúng ta, nó có cùng dòng họ với bầu vì hình dáng, cũng như cơm hay vị ngọt khi nấu chín. Theo Đông y thì bí đao hay bầu mang đặc tính mát, có công dụng làm nhuận trường vì dồi dào chất xơ và tạo làn da trắng mịn, cũng như làm giảm chất béo. Bí và bầu xuất hiện trong văn chương Việt Nam qua câu ca dao bất hủ: "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn". Bầu hay bí cho ta các thành phần của hợp chất dinh dưỡng của nó từ chất đạm, chất sợi, các sinh tô’ A, C, Folic acid, Calcium, Magnesium, Phosphorous, và nhiều Potassium. Bí và bầu được làm nước giải khát phổ thông trong lon như tại Trung Quốc, Đài Loan, Singapore.

Cà rốt:
Cà rốt là loại rau cải rất phổ thông có thể ăn sống, trong salad, xay uống nước hay nấu soup, xào, luộc trong vô số món. Cà rốt, theo Đông y, mang vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ tỳ, tiêu thực, nhuận trường vì nhiều chất xơ, tẩy độc tố trong gan, làm sáng mắt, thường được dùng để dưỡng da, trị chứng da khô. Trong các loại nước giải khát Đông y, người ta thường thêm cà rốt vào vì mục đích thanh nhiệt và giải độc. Đây là loại thực phẩm rất giàu vitamin A, B, C, có lợi ích cho quá trình chuyển hóa và tái tạo làn da. Ngoài ra, cà rốt chứa nhiều chất beta-carotene, lecithin, pectin và chất đạm. Cà rốt cũng là thực phẩm chống sự ốc xýt hóa tế bào gây ra mầm ung thư.

Khổ Qua:
Khổ Qua còn được gọi là mướp đắng, ngày nay khắp nơi đều biết cái công dụng độc đáo của nó là vị nhẫn hay đắng đó có công dụng làm hạ lượng đường trong máu. Người ta ăn khổ qua, uống trà khổ qua. Hợp chất saponin trong cái đắng của khổ qua là vị thuốc có chứa chất Chararantin (như dạng insulin) và Alkaloid. Trong mướp đắng người ta tìm ra rất nhiều dưỡng chất có lợi ích cho cơ thể như: Alkaloids, Charantin, Charine, Cryptoxanthin, Cucurbitins, Cucurbitacins, Diosgenin, Galacturonic acids, Gentisic acid, Goyaglycosides, Goyasaponins, Gypsogenin, Lanosterol, Lauric acid, Linoleic acid, Linolenic acid, Momorcharasides, Momorcharins, Momordenol, Momordicilin, Momordicins, Momordicinin, Momordicosides, Momordin, Oleanolic acid, Oleic acid, Oxalic acid, Peptides, Petroselinic acid, Polypeptides, Rubixanthin, chất đạm, chất sợi, các sinh tố A, C, Folic acid,...

Theo Bảng Đề nghị Ăn kiêng cho người Hoa Kỳ , ấn bản 2005 (The 2005 Dietary Guidelines for Americans), do Bộ Nông Nghiệp Mỹ ấn hành thì chúng ta hãy ăn thêm nhiều trái cây và rau cải. Người lớn cần 2,000 calories để duy trì trọng lượng và sức khoẻ, nên tài liệu khuyến cáo mỗi người chúng ta nên ăn ít nhất 9 servings hay 4 cup rưởi trái cây hay rau cải hàng ngày. Những loại rau màu xanh (dark-green leafy vegetables), những loại trái cây hay rau cải có màu vàng, cam, đỏ nên chú trọng (ví dụ như đu đủ, dâu, mận, đào, dưa hấu, cantaloupe, bí rợ, cà rốt, cam, khóm, cà chua,...) ăn thêm vào trong thức ăn mỗi ngày. Theo phần trình bày trên thì bảng đề nghị này cũng dễ hiểu, và đó chính là sự ích lợi cho cơ thể của chúng ta vậy.

Tóm lại, xét qua những loại trái cây hay rau cải trong phần nêu trên, phần lớn ê hề tại Mỹ, như tại Cali, ngoại trừ khế. Vấn đề chính là chúng ta có bằng lòng ăn hay không, như ví dụ cho vui giữa hai ý đối nghịch nhau, giữa hai vị cựu tổng thống George H. Bush và nhà văn Mark Twain. Đầu năm người phương tây như người Mỹ thường hứa hẹn sẽ làm điều tốt cho năm thì người viết cũng muốn đề nghị với các bằng hữu, các bạn bè vốn ít ăn hay không thích ăn trái cây và rau cải, xin quý vị hãy xét lại và thử thay đổi lối sống hằng ngày qua lời hứa hẹn đầu năm (New Year’s resolution) là quý vị sẽ tin va sẽ làm, quý vị nhé!.

Việt Hải, Los Angeles

Canh khổ qua dồn đậu hủ


Vật liệu:

- 3 trái khổ qua lớn, cắt làm 2
- 2 chén nước súp chay
- 2 chén nước lọc
- ⅛ muỗng cà-phê muối
- Vài cọng hành lá dài, rửa sạch ( dùng boa rô nếu không ăn hành )
- Vài cọng ngò, rửa sạch

Nhân đậu hủ:

- 1 miếng (½ kg) đậu hủ trắng
- 2 muỗng canh nấm mèo (mộc nhĩ) thái sợi, ngâm mềm
- 1 lọn (khoảng 30g) bún tàu nhỏ, ngâm mềm và cắt ngắn khoảng 2 phân

Gia vị ướp đậu hủ:

- ⅓ muỗng canh bột nêm nấm
- ¼ muỗng cà-phê muối
- 1 muỗng canh đường cát trắng
- ⅛ muỗng cà-phê tiêu
- 1 muỗng canh dầu ô-liu

Thực hiện:

Nhân đậu hủ:
- Đậu hủ rửa sạch trong nước sôi, để ráo.
- Cắt miếng nhỏ rồi cho vào túi vải, vắt ráo nước.
- Cho đậu hủ và tất cả các vật liệu cho gia vị ướp đậu hủ vào máy xay nhuyễn.
- Sau đó để vào tô, trộn thêm nấm mèo và bún tàu.

Nấu canh:
- Dùng dao rạch một đường ở giữa trái khổ qua, rồi dùng muỗng nạo bỏ ruột và hột. Cắt bỏ hai đầu, rửa sạch, để ráo.
- Sau đó luộc sơ khổ qua trong nước sôi khoảng 2 phút. (Nếu thích ăn đắng thì không cần luộc trước.)
- Dồn nhân đậu hủ vào khổ qua, dùng hành lá cột trái khổ qua lại.
- Đặt nồi lên bếp, cho nước lọc, nước súp chay, và muối vào. Cho khổ qua vào hầm cho đến khi khổ qua mềm thì tắt bếp lửa.

Trình bày:
- Múc canh khổ qua vào tô, để vài nhánh hành lá thái sợi hay ngò lên trên, dọn ăn với cơm nóng.


Vị thuốc :
Khổ Qua còn được gọi là mướp đắng, ngày nay khắp nơi đều biết cái công dụng độc đáo của nó là vị nhẫn hay đắng đó có công dụng làm hạ lượng đường trong máu. Người ta ăn khổ qua, uống trà khổ qua. Hợp chất saponin trong cái đắng của khổ qua là vị thuốc có chứa chất Chararantin (như dạng insulin) và Alkaloid. Trong mướp đắng người ta tìm ra rất nhiều dưỡng chất có lợi ích cho cơ thể như: Alkaloids, Charantin, Charine, Cryptoxanthin, Cucurbitins, Cucurbitacins, Diosgenin, Galacturonic acids, Gentisic acid, Goyaglycosides, Goyasaponins, Gypsogenin, Lanosterol, Lauric acid, Linoleic acid, Linolenic acid, Momorcharasides, Momorcharins, Momordenol, Momordicilin, Momordicins, Momordicinin, Momordicosides, Momordin, Oleanolic acid, Oleic acid, Oxalic acid, Peptides, Petroselinic acid, Polypeptides, Rubixanthin, chất đạm, chất sợi, các sinh tố A, C, Folic acid,...

18 tháng 12, 2007

ĂN CHAY NGĂN NGỪA ĐƯỢC BỆNH LOÃNG XƯƠNG


Những người ăn chay thường có một thân thể thon gọn, lại ít có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, ung thư và chứng bệnh loãng xương, các nhà khoa học thuộc trường Đại Học Washington Univerity in St. Louis bang Missouri đă tuyên bố như vậy.

Trước đây các chuyên gia dinh dưỡng đă lưu ư rằng các khẩu phần ăn hàng ngày không có các sản phẩm biến chế từ sữa và thịt có thể gây hiện tượng loăng xương, một t́nh trạng dẫn đến việc gẫy xương nơi những người lớn tuổi. Tuy nhiên, ngày nay các nhà khoa học thuộc viện đại học University of Wasington in St Louis đă khám phá ra rằng những người ăn chay, không ăn thịt và uống sữa bò ̣cùng là các sản phẩm biến chế từ thịt và sữa lại không hề bị yếu xương như người ta tưởng rước đây.

Dr. Luigi Fontana, trưởng nhóm các nhà khoa học nghiên cứu đă cho biết những người ăn chay có xương mỏng hơn so với người b́nh thường nhưng ngược lại không hề có chỉ dấu của chứng loăng xương. Dr. Fontana cùng nhóm của ông theo dơi 18 người tuổi từ 33 đến 85 theo chế độ ăn chay (vegan). Tất cả những người này chỉ ăn những thức ăn không qua tiến tŕnh chế biến như rau, quả, củ, ngũ cốc nguyên hạt. Họ đă thực hiện chế độ ăn chay như vậy được 3,6 năm. Khi so sánh những gười ăn chay này với 18 người không ăn chay, các nhà khoa học nhận thấy nhóm ăn chay có chỉ số cân nặng cơ thể trung b́nh BMI là 20,5, cọ̀n những người không ăn chay có chỉ số cân nặng cơ thể b́ình quân BMI cao hơn 25. Trong khi đó, chỉ số BMI từ 18,5 đến 24 được coi là khỏe mạnh. Những người ăn chay, ăn những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật không qua quá tŕình chế biến hay biến đổi từ trạng thái tự nhiên ban đầu của chúng. Những dạng thực phẩm này có hàm lượng protein và calories rất thấp.

Lúc đầu, Fontana nghĩ rằng những người ăn chay có hàm lượng vitamin D thấp v́ì họ không dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa. Thế nhưng, trên thực tế, hàm lượng vitamin D trong cơ thể họ lại rất cao. Vitamin D được da sản xuất ra khi cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và có vai tṛò quan trọng trong việc giữ cho xương chắc khỏe. Fontana cho rằng những người ăn chay đă rất khôn ngoan khi tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời để làm tăng hàm lượng vitamin D trong cơ thể. "Khối lượng xương thấp là do lượng calori mang vào cơ thể ít, song nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên những người ăn chay vẫn có thể có được bộ xương chắc khỏe", ông nhận định.

Thế nhưng những cái lợi dường như lại nhiều hơn hại. Những người ăn chay có hàm lượng protein C-reactive, một loại phân tử gây viêm nhiễm có liên quan đến bệnh tim, tiểu đường và các bệnh kinh niên khác, rất thấp. Ngoài ra, hàm lượng IGF-1, tác nhân kích thích sự phát triển của tế bào ung thư vú và ung thư tử cung, cũng rất thấp. Ông khẳng định rằng, để giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư, chúng ta nên ăn nhiều rau quả và ngũ cốc. Riêng về chứng loăng xương, ông cho biết nhóm của ông sẽ theo dơi xem những người này có bị mắc chứng loăng xương trong giai đoạn về già sau này hay không.


Tịnh Thủy

11 tháng 12, 2007

Dân Đại Hàn Vóc Thon Thả Nhờ An Nhiều Trái Cây Rau Cải


Đại Hàn có tỷ lệ béo phì thấp nhất trong số các quốc gia thuộc tổ chức Phát Triển và Hợp Tác Kinh Tế (OECD).

Tỷ lệ béo phì của dân Đại Hàn là 3.5% trong năm 2005, thấp hơn so với tỷ lệ béo phì trung bình của các thành viên tổ chức OECD là 14.6%.

Mễ có tỷ lệ béo phì cao nhất trong nhóm OECD, với tỷ lệ béo phì là 30.2%, kế đến là Anh với 23%, Luxembourg với 16.6%, Canada với 18% và Cộng Hoà Czech với 17%.

Các nghiên cứu gia về dinh dưỡng cho biết rằng Đại Hàn có tỷ lệ béo phì thấp là do chế độ ăn uống của dân Đại Hàn; chế độ ăn uống của dân Đại Hàn có nhiều rau cải và trái cây, ít mỡ và đường.

Đại Hàn cũng đã cải thiện mức sống và có kỹ thuật y tế tiến bộ hơn. Tuổi thọ trung bình của dân Đại Hàn đã tăng từ 52.4 năm vào năm 1960 lên đến 78.5 trong năm 2005.

Nhật có tuổi thọ trung bình cao nhất trong nhóm OECD, với 82 năm, kế đến là Thụy Sĩ với 81.3 và Iceland với 81.2.

9 tháng 12, 2007

12 MÓN ĂN THÔNG DỤNG LÀM GIẢM HUYẾT ÁP


Nên ăn nhạt, đủ chất dinh dưỡng kết hợp với dùng thuốc lợi tiểu

1.- Cháo gạo lứt, đậu đỏ và bắp.
2.- Canh bắp cải, đậu đỏ.
3.- Dưa leo trộn chua ngọt.
4.- Mộc nhỉ xào tỏi.
5.- Canh rong biển và hạt bo bo.
6.- Canh rong biển nấu với bí đau.
7.- Mộc nhỉ xào tỏi.
8.- Canh gía, cải bẹ xanh, rong biển.
9.- Cần tây xào đậu hủ.

10.- Cà tím xào tỏi.
11.- Cháo gạo lứt, rau cần và mộc nhỉ.
12.- Chè mè đen, khoai mài.

Ngừa Ung Thư ( Cancer ) Bằng Rau Quả


Có thể nói rằng mỗi người trong chúng ta đều có mang trong mình những di tích thật bé nhỏ của một loại ung thư nào đó, nhưng nhờ vào sức đề kháng tốt của cơ thể nên chúng chưa có cơ hội bộc phát ra thành bệnh cancer được mà thôi. Những bệnh tích cancer thật bé nhỏ nầy (microtumeurs), thường là những tế bào trong giai đoạn tiền cancer. Chúng được nhìn thấy bằng kính hiển vi qua việc xét nghiệm tổ chức bệnh lý học (histopathologie) những bộ phận của những người đã chết vì những nguyên nhân nào khác ngoài ung thư ra. Các tế bào có mang dấu tích tiền cancer nhưng chưa bộc phát thành bệnh thường thấy là: 98% ở vú, 40% ở tuyến giáp trạng (thyroide) và 30% ở tiền liệt tuyến (prostate).

Trong thực tế, tỉ lệ thật sự bệnh cancer của ba cơ quan nói trên đều rất thấp trong dân chúng. Từ lâu người ta được biết có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cancer chẳng hạn như hóa chất độc, một số chất phụ gia, khói thuốc lá, tia phóng xạ, tia tử ngoại mặt trời, virus, v.v…Đây mới chỉ là một vài ví dụ mà thôi. Ngoài ra cũng còn phải kể đến những yếu tố nội tại bên trong cơ thể nữa…Mỗi ngày có hằng tỉ tế bào được phân cắt để tái tạo thành tế bào mới nhằm thay thế những tế bào cũ đã chết.

Trong tiến trình phân chia tế bào rất phức tạp nầy nếu có sự lệch lạc nào đó từ một nhiễm sắc thể không hoàn chỉnh thì rất có thể sẽ có một số tế bào nào đó đi lệch programme. Chúng sẽ sinh sản hỗn độn, vô trật tự và biến thành những tế bào tiền cancer (précancéreuses) và cuối cùng chúng tìm cách định vị tại một nơi nào đó trong cơ thể! Để có thể tiếp tục phát triển ra thành khối ung thư, các tế bào tiền cancer nầy cần được nuôi dưỡng bởi một hệ thống mạch máu li ti bao phủ (angiogénèse). Thời gian tiềm ẩn rất lâu dài trước khi các tế bào tiền cancer ban đầu có thể trở thành thật sự một khối u gây bệnh cancer. Đây là giai đoạn rất thuận lợi để các phương pháp trị liệu có thể ngăn chặn và phá vỡ sự bành trướng của hệ thống mạch máu li ti đến nuôi cancer. Khối u có thể thuộc loại hiền (bénin) hoặc thuộc loại dữ ác tính (malin). Loại hiền thì định vị tại một chỗ, còn loại dữ thì rất nguy hiểm vì nó phát triển rất nhanh và còn di căn (métastase) nghĩa là chạy lung tung đến những cơ quan khác nữa!

Thay đổi nếp sống và sự dinh dưỡng bằng cách dùng nhiều rau quả tươi là điều cần thiết để hy vọng có thể ngăn chặn được sự xuất hiện của vài loại cancer…Chính một số các chất sinh học thực vật (phytochimiques) hiện diện trong rau quả sẽ tác động như những vũ khí bén nhọn để ngăn chặn và phá vỡ hệ thống mạch máu nuôi cancer khi chúng còn ở trong giai đoạn sơ khởi chưa hoàn chỉnh.

Những nguyên nhân dẫn đến cancer

-Dinh dưỡng và thực phẩm (ăn nhiều mỡ dầu, thịt đỏ, chất phụ gia, nitrite trong thịt nguội, thịt nướng khét): 30%
-Thuốc lá: 30%
-Di truyền:15%
-Bối cảnh, liên hệ đến việc làm, nghề nghiệp (hít thở hóa chất độc): 5%
-Béo phì, thiếu vận động: 5%
-Tia tử ngoại (UV) mặt trời: 2%
-Một số dược phẩm: 2%
-Ô nhiễm môi sinh: 2%
-Các yếu tố khác: 2%

Rau quả tươi có thật sự giúp chúng ta ngừa cancer hay không?

Các dân tộc Á Đông nhờ vào tập quán ăn uống đặc biệt gồm nhiều rau đậu nên ít bị một vài loại cancer nào đó so với các dân tộc Tây Phương thường hay ăn nhiều thịt, nhiều dầu mỡ nhưng lại ít dùng rau quả tươi. Một vài loại thực vật đã được khoa học xác nhận là có tính năng giúp chúng ta ngừa một số cancer...

Nhóm cải bắp (crucifère) có khả năng ngăn chặn việc tạo ra hormones œstrogènes nhờ đó có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện cancer vú ở phụ nữ...Cà Tomate có chất chống oxy hóa lycopène giúp ngừa cancer tiền liệt tuyến ở đàn ông lớn tuổi...Ngoài ra, củ nghệ và chocolat đen cũng có chứa những chất chống oxy hóa giúp ngừa sự xuất hiện của vài loại cancer…Dân Nhật bản sống trên đảo Okinawa có tuổi thọ cao nhất thế giới có lẽ nhờ họ sống trong một môi trường trong lành đồng thời họ cũng áp dụng lối dinh dưỡng tốt gồm có nhiều rau cải tươi, rong biển và cá.

Một số rau quả điển hình có chứa chất kháng cancer(Surh,Y-J (2003) Nature Review on cancer 3,768-780)

-Nghệ (Curcuma): Chất kháng cancer Curcumine: Cancer ruột già, bao tử, gan, da…-
-Bleuets (blueberries): Delphinidine.
-Fraises (strawberries): Acide ellagique.
-Trà xanh (green tea): Epigallocatéchine-3-gallate. Trà xanh chứa nhiều chất catéchines hơn trà đen...

-Đậu nành (soja, soybean): Génistéine. Tốt để ngừa cancer vú ở đàn bà và cancer tiền liệt tuyến ở đàn ông. Thực phẩm làm từ hạt đậu nành (đậu nành rang, tàu hũ, miso, sữa đậu nành tự làm lấy ở nhà …) tốt hơn các viên suppléments soja và sữa đậu nành bán trong siêu thị.

-Tomates: Lycopène, ngừa cancer tiền liệt tuyến. Pâte de tomate chứa nhiều lycopène nhất (nhiều hơn tomate sống).

-Nho (grapes): Resvératrol. Rượu chát đỏ làm từ nho cũng rất tốt nhưng chỉ nên uống ít và điều độ thôi vì dù sao nó cũng vẫn là rượu.
-Bưởi (grapefruits): Limonène
-Tỏi (garlic): Diallyl-sulfide
-Cải bắp (cabbages): Indole-3-Carbinol
-Broccoli: Sulphorahane

-Chocolats đen: có chứa 70% cacao, cung cấp một số lượng polyphénols đáng kể*, nên được xem rất có ích để ngừa các bệnh mãn tính như cancer và các bệnh thuộc về tim mạch.

Rau quả giúp ta giảm cancer đến mức độ nào?(World Cancer Research Fund/American Inst.for Cancer Research, 1997)

Tên - Số mẫu nghiên cứu - Số lần giảm nguy cơ - Tỉ lệ
Rau cải nói chung 74 - 59 - 80%
Trái cây - 56 36 - 64 %
Rau cải tươi - 46 - 40 - 87 %
Cải bắp, Broccoli 55 - 38 - 69%
Hành, tỏi, poireau 35 - 27 - 77%
Rau cải xanh 88 - 68 - 77%
Carottes 73 - 59 - 81%
Tomates 51 - 36 - 71%
Bưởi 41 - 27 - 66%

Các thức ăn cần nên tránh ăn thường xuyên:

-Các loại thịt ngâm muối (mariné) và các loại rau quả ngâm giấm (có thể gây cancer dạ dầy)

-Thịt, cá hong khói (fumé).

-Thức ăn chiên, nướng khét ở nhiệt độ cao.

-Thức ăn biến chế theo lối công nghiệp, đồ conserve, thịt nguội charcuterie, jambon, saucisse, lạp xưỡng, v.v…

-Rượu: hạn chế.

Ngừa Cancer bằng cách nào?

-Bỏ thuốc lá (cancer phổi, miệng, thanh quản…)

-Giảm bớt năng lượng calories ăn vào. Giảm bớt các loại fast food và các loại nước ngọt có gaz. Không ăn thức ăn quá nóng!

-Giảm bớt thịt đỏ (cancer ruột già). Nên ăn thịt nạc, thịt gà và cá (cá có chứa nhiều chất acid béo Oméga 3 rất tốt cho sức khỏe). Thay nguồn protéine từ thịt bằng các loại đậu và tàu hũ. Không cần phải nhất thiết ăn thịt mỗi ngày!

-Giảm bớt việc ăn những loại sản phẩm có chứa những hóa chất bảo quản có tiềm năng gây cancer chẳng hạn như thịt bacon, saucisse, jambon, hot dog, lạp xưỡng, thịt hong khói (smoked meat), v.v…Các sản phẩm nầy đều chứa nhiều nitrites và lúc chiên hay nướng chúng sẽ chuyển ra chất nitrosamines là chất có thể gây ra cancer. Tránh dùng những món ăn đã bị khét. Khi nướng thịt trên lửa ngọn, mỡ chảy ra và bốc cháy thành những chất hydrocarbures aromatiques bám vào miếng thịt. Đây là chất gây cancer. Khi nấu thịt ở nhiệt độ cao cũng sẽ tạo ra chất amines hétérocycliques là chất gây cancer!

-Tránh ăn những sản phẩm có quá nhiều muối!

-Ăn nhiều rau quả tươi (đủ màu sắc) để có nhiều chất chống oxy hóa và vitamins. Nên ăn một thức ăn đa dạng!

-Vận động, tập thể dục đều đặn!

Những tin đồn bất lợi về rau quả

*Rau quả nhiễm hóa chất, nông dược (pesticides) có thể gây cancer.

Sai - Các xét nghiệm tại Canada cho biết, rau quả nếu có bị nhiễm hóa chất thì cũng chỉ nhiễm ở mức độ rất thấp. Trước khi ăn nên rửa sạch, gọt bỏ vỏ, hay gỡ bỏ các lớp bên ngoài như trường hợp cải bắp. Lợi ích của việc dùng rau cải vẫn trội hơn là vấn đề sợ rau cải bị nhiễm hóa chất mà không ăn!

*Rau quả xuất phát từ kỹ thuật làm thay đổi gène (GMO) nên ăn không tốt.

Sai - Đa số rau quả mà chúng ta dùng mỗi ngày đều là sản phẩm standard, và được trồng một cách bình thường mà thôi. GMO thật ra là một vấn đề thuộc về sinh thái (biodiversité)!

*Chỉ có rau quả Bio, Organic mới tốt cho sức khỏe.

Sai - Tất cả các khảo cứu từ trước tới nay đều được thực hiện với các loại rau cải bình thường và đã nói lên lợi ích của chúng đối với sức khỏe. Nhãn hiệu Bio không phải là điều tối cần thiết để chúng ta tận dụng những lợi ích của rau quả!

(Bio hay Organic là rau quả trồng theo lối thiên nhiên không sử dụng hóa chất)

Kết luận

Hằng ngày nên sử dụng nhiều loại rau quả tươi và đa dạng. Đó là bước đầu để chúng ta có được một sức khỏe tốt đồng thời cũng để giúp giảm thiểu nguy cơ xuất hiện của một vài loại cancer. Ngày nay, một chế độ dinh dưỡng nhiều thịt và nhiều mỡ dầu có thể là đầu mối của nhiều vấn đề sức khỏe.

Đói ăn rau, đau uống thuốc.

Thức ăn là liều thuốc!


DS NGUYỄN NGỌC LAN & BS THÚ Y NGUYỄN THƯỢNG CHÁN .(Phỏng theo tác phẩm Les Aliments Contre le Cancer, của R. Béliveau và D. Gingras)

BÍ QUYẾT TRƯỜNG SINH CHÍNH LÀ CÁCH BẠN ĂN UỐNG


Người Nhật có tuổi thọ cao nhất thế giới, trung bình 80 tuổi đối với nam và 85 tuổi đối với nữ. Số người sống trăm tuổi lên đến 20.561 trong năm 2003, năm đầu tiên vượt hơn 20.000 người và chắc chắn cũng sẽ tăng lên hằng năm. Hiện nay, Nhật có số người trên 100 tuổi lớn nhất thế giới: khoảng 28.000 người. Đa số họ là phụ nữ. Những người cao tuổi tập trung ở khu vực phía Nam, nhất là quanh Hiroshima và đảo Okinawa.

Nguyên nhân quan trọng khiến tuổi thọ cao là do chế độ ăn uống. Nếu bạn hạn chế việc tiếp thu calori và cholesterol, bạn sẽ có ít nguy cơ mắc chứng xơ cứng động mạch hơn, vì đó là nguyên nhân chính gây bệnh.

Những người sống thọ có một số điểm chung. Trước hết, hầu hết không ai quá mập. Sự quá khổ làm tim bạn phải làm việc căng thẳng, và gia tăng nguy cơ mắc bệnh xơ cứng động mạch. Để sống khỏe, chỉ cần ăn đủ mức cân nặng bạn mong muốn. . .

Chế độ ăn uống truyền thống của Nhật bản, một phần của văn hoá dân tộc từ thời xa xưa, đang thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm ưa thích của người nước ngoài, đặc biệt ở phương Tây. Ăn theo kiểu Nhật thì rất tốt cho sức khỏe, vì cách ăn uống nầy cung cấp nhiều chất dinh dưỡng làm chậm lại sự lão hóa của tế bào. Nhờ chế độ ăn uống đó mà người Nhật đã làm chậm được quá trình lão hóa hơn so với những người khác trên thế giới. Nhiều người trông có vẻ trẻ hơn rất nhiều so với tuổi đời của họ.