30 tháng 8, 2009

Nữ hoàng lực sĩ quyền anh dựa vào "sức mạnh đậu hủ" để thắng cuộc : cô sinh viên nha khoa Elena Walendzik


Người lực sĩ vô địch thứ hai được đề cập trong tạp chí naturlich vegetatrisch là Elena Walendzik của thành phố Hanover, Ðức Quốc. Là một sinh viên nha khoa, cô Walendzik đã đoạt giải vô địch quyền anh hạng vũ Ðức Quốc năm 2005. Ăn chay từ năm 10 tuổi, cô Walendzik thực hành việc không ăn thịt kỹ lưỡng cũng như cô tập quyền Anh. Trong một cuộc phỏng vấn, cô Walendzik cho biết, lớn lên tại một nông trại từ nhỏ đã dạy cô về những gì xảy ra cho loài bò khi chúng không sản xuất đủ sữa. Từ đó, cô không thể ăn thịt được nữa.

Tuy nhiên, sự thay đổi này rõ ràng không ảnh hưởng gì đến động cơ thúc đẩy hay sự thành công của cô trên vũ đài, và giới báo chí Ðức quốc cũng lạc quan về việc ăn chay của Walendzik không kém gì thành quả thể thao của cô, với những tựa đề hàng đầu như: "Sức mạnh đậu hủ cho nữ hoàng quyền anh của Hanover!"

Có lẽ không gì đáng ngạc nhiên khi biết là Ðức Quốc, Anh Quốc và Hoa Kỳ là những quốc gia đầu tiên đã thành lập những cộng đồng ăn chay hơn 100 năm trước. Dĩ nhiên, vào thời đó những quốc gia như Ấn Ðộ cũng là những nước ăn chay tự nhiên, nhưng trong thế giới phương Tây, việc ăn chay được xem như một phong trào cải cách. Tại Ðức, cộng đồng ăn chay đầu tiên được thành lập vào năm 1868 bởi ông Eduard Baltzer, người đã thay mặt thành viên phát biểu: "Việc sát hại thú vật không được cho phép vì lý do đạo đức. Thú vật có quyền riêng của chúng, để được sống và được bảo vệ bởi con người".

Kể từ đó, phong trào ăn chay đã tiếp tục phát triển và phổ biến, đặc biệt là trong những thập niên gần đây, những người như Alexander Dargatz và Elena Walendzik đã làm những tấm gương xuất chúng cho sự tiến hóa khả quan về ý thức của nhân loại. Những lực sĩ thành công này cũng là những đại biểu xuất sắc cho tình thương và cho những lợi ích to lớn về phương diện sức khỏe và dinh dưỡng của phép ăn chay. Những hành động và phát biểu của họ lên tiếng nói cho những bạn thú vật của chúng ta và cho những người tôn trọng sự sống thiêng liêng của muôn loài. Do đó họ có thể cũng được gọi là những "anh hùng chân chính

29 tháng 8, 2009

Vô địch cử tạ thế giới năm 2005 là người ăn chay : anh Alexander Dargatz

Vào tháng 12 năm 2005, Alexander Dargatz đã đoạt giải Vô địch Cử tạ Thế giới, và những tờ báo tại Ðức đã đăng hàng đầu: "Người Ðức ăn chay đoạt giải Vô địch Cử tạ Thế giới năm 2005!" Kế tiếp, bài báo cho biết anh Dargatz thuộc thành phố Frankfurt đã tranh tài với 11 lực sĩ cử tạ khác, và đã hoàn toàn thắng cuộc trong cuộc thi thể vận!

Trong cuộc phỏng vấn mới đây, anh Daratz được hỏi về sự thành công trong việc kết hợp phép ăn chay tinh khiết (vegan) với chế độ rèn luyện bắp thịt thân thể nghiêm khắc, anh cho biết anh đã ăn chay hơn 5 năm nay, trở thành người ăn chay "qua đêm" sau khi biết được vô số phương thức mà thú vật và thiên nhiên đã bị lạm dụng qua việc ăn thịt. Anh nói thêm: "Ðiều này đã khiến tôi khóc. Ðơn giản là chúng ta không cần phải dùng những thực phẩm động vật, và chúng ta đã gây nhiều tai hại trong việc này. Ðó là định nghĩa của tội ác. Tôi không thể làm gì khác hơn là trở thành người trường chay tinh khiết sau khi lãnh hội được những điều này".
Anh Dargatz cũng cho biết, sức khỏe anh đã tiến bộ từ khi trở thành người trường chay, và anh hầu như không bao giờ mang bệnh nữa. Cách thức huấn luyện bắp thịt cơ thể của anh Dargatz là tập trung một cách khẳng định. Khi được hỏi anh nghĩ điều gì là điều quan trọng nhất của sự huấn luyện, anh nói: "Kiên nhẫn. Kiên nhẫn và bền bỉ. Sự rèn luyện bắp thịt phải mất thời gian. Không thể ép buộc bắp thịt phát triển. Phải mất thời gian, kiên nhẫn, quyết tâm, và yêu thích việc mình làm". Phương pháp thực tiễn về thể thao này cũng có thể được áp dụng vào những phương diện khác của đời sống, kể cả việc tu hành!

28 tháng 8, 2009

Người đau dạ dày không nên ăn đỗ xanh ( đậu xanh )


Chè đỗ xanh là món ăn lành trong mùa hè, vừa chống say nắng, lại giải nhiệt tiêu độc, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, người già, trẻ em và những người bị đau dạ dày, tụy yếu, không nên ăn món này.

Hầm quá nhừ làm mất tác dụng của đỗ

Trong đỗ xanh có chứa một số hàm lượng dinh dưỡng còn cao hơn thịt gà

Công hiệu giải nhiệt của đỗ xanh chủ yếu là ở vỏ đỗ, còn công hiệu tiêu độc là ở hạt đỗ, nên cách nấu cũng không giống nhau. Nếu bạn muốn ăn chè đỗ xanh để giải nhiệt tiêu độc thì chỉ cần uống nước nấu chè, không cần ăn cả hạt đỗ.

Chẳng hạn như để phòng chống say nắng bạn có thể nấu đỗ xanh với hoa kim ngân. Cách nấu như sau: đỗ xanh 100 gam, hoa kim ngân 30 gam, cho vào nồi ninh khoảng 10 phút là được, uống nước có tác dụng giải nhiệt.

Nhiều người cho rằng, ninh chè đỗ xanh càng nhừ càng tốt. Thực ra, cách nấu này không khoa học. Vì nhiệt độ càng cao, thời gian ninh càng dài sẽ làm mất đi một số chất dinh dưỡng trong đỗ.

Người già, trẻ em và những người bịđau dạ dày, tụy yếu và lạnh không nên ăn chè đỗ xanh. Các nhà khoa học đã chứng minh: Trong đỗ xanh có chứa một số hàm lượng dinh dưỡng còn cao hơn thịt gà, nên trong thời gian ngắn khó mà tiêu hóa hết các chất dinh dưỡng trong đỗ. Hơn nữa đỗ xanh thuộc loại thức ăn lạnh, vì vậy, sau khi ăn chè đỗ xanh bệnh dễ bị tái phát.

Mẹo nhỏ nấu chè ngon

Chè đỗ xanh là món ăn lành trong mùa hè

Cách thứ nhất:

Đỗ vo sạch, để ráo nước, bỏ vào nồi cho nước sôi ngập đỗ khoảng 2 cm, đợi sôi vặn lửa nhỏ một chút. Ninh đến khi nước sắp cạn, cho thêm nước, đậy vung ninh thêm khoảng 15 phút.

Cách thứ hai:

Đỗ vo sạch, cho nước nóng khoảng 80-100 độ C ngâm 15 phút, vớt ra thay 2 - 3 lần nước, rồi lại bỏ đỗ vào nồi, cho nước, vặn to lửa ninh khoảng 30 phút.

Cách thứ ba:

Đỗ vo sạch bỏ vào nồi đổ đầy nước sôi rồi đậy lại. Sau 2-3 tiếng đồng hồ đỗ đã trương lên và mềm ra, đun sôi vặn nhỏ lửa ninh nhừ.

Cách thứ tư:

Sau khi vo sạch đỗ, ngâm nước sôi khoảng 10 phút. Để nguội, cho vào tủ đá khoảng 3 tiếng đồng hồ, rồi lấy ra nấu.

Cách thứ năm:

Cho nước vào nồi đất đun sôi rồi cho đỗ xanh đã vo sạch vào, vặn to lửa ninh cho cạn nước. Đổ nước sôi, đậy vung lại, vặn nhỏ lửa ninh khoảng 10 phút, vớt bỏ vỏ nổi trên mặt nước, ninh tiếp khoảng 15 phút.

Cách ninh đỗ xanh như trên vừa đỡ tốn thời gian, mà chè lại trong xanh. Điều đáng chú ý là khi vo đỗ, giá đựng đỗ không được dính mỡ, nếu không, nước chè sẽ bị đỏ và mất ngon.

Theo TinTucOnLine

27 tháng 8, 2009

Hương vị quê nhà : Bánh đa Kế nổi tiếng đất Bắc

Nhắc đến Bắc Giang là nhiều người nghĩ ngay đến món đặc sản bánh đa Kế, xã Dĩnh Kế - nơi đây có làng nghề làm bánh đa ngon nổi tiếng đất Bắc. Có nhiều nơi trên đất nước Việt Nam cũng làm bánh đa, bánh tráng, nhưng bánh đa Kế vẫn luôn luôn tạo ra được một nét riêng, không thể lẫn vào đâu . Nó trở thành một thứ đặc sản đậm chất đồng quê Bắc Bộ.

Làng nghề bánh đa Kế nằm sát trục quốc lộ 1A Hà Nội-Lạng Sơn, bạn rất dễ dàng tìm đến vì chỉ cần đi đến đoạn đường thuộc địa phận thành phố Bắc Giang là đã có thể đến được làng làm bánh. Sản phẩm của làng vì thế mà cũng được phân phối đi nhiều nơi nhờ có đường giao thông thuận lợi.

Từ lâu nay bánh đa Kế đã trở thành món ăn dân dã yêu thích của nhiều người. Mỗi khi có dịp về Bắc Giang, chắc chắn bạn sẽ được quê hương Kinh Bắc này tiếp đãi món đặc sản này. Ngồi nhâm nhi trà xanh hoặc chè đắng vỉa hè và nhâm nhi bánh đa nướng Kế, rất bùi. Và khi ra về, bạn cũng khó có thể vô tình lướt qua những dãy dài bánh đa nướng tại chỗ, rất hấp dẫn. Đặc biệt là trong mùa lạnh miền Bắc, ngồi cạnh những chậu than nóng ấm và ăn bánh đa nướng nóng, cảm giác ấm cúng, thú vị.

Để cho ra lò một chiếc bánh đa Kế hoàn hảo phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp.Trước tiên phải biết đến cách xay gạo thành bột. Bột phải nhuyễn, mịn và được sàng lọc hết những hạt bụi, bẩn. Sau đó người làm bánh phải căn lượng bột gạo cho chuẩn để trộn bột nở vào. Sau những công đoạn này thì bột được đem tráng để thành hình hài chiếc bánh. Rồi sau đó bánh lại được đem phơi ngoài ánh nắng mặt trời trên những chiếc giàn phơi chuyên dụng...

Khi bánh đã đạt đến một độ khô nhất định thì người làm nghề bắt đầu mang đi quạt chín.Thường những người làm nghề ở làng Kế chỉ quạt bánh khi có khách. Làm như vậy sẽ giúp cho chiếc bánh có độ giòn, đều, khách cũng sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi mua được sản phẩm vừa mới ra lò. Nếu quạt xong mà để lâu không có khách mua thì bánh dễ bị ỉu, mốc...

Trong các công đoạn làm bánh đa Kế thì khâu trộn bột nở vào bột gạo và khâu quạt bánh được xem như kỹ thuật quan trọng nhất. Nó sẽ quyết định rất lớn đến chất lượng và nét thẩm mỹ của chiếc bánh. Đây cũng chính là một điểm mà người làm nghề bánh đa ở Kế sẽ tạo ra sự khác biệt so với những nơi khác.

theo NauNgon.Com

26 tháng 8, 2009

Thực phẩm này sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng trong đại dịch cúm H1N1

Hãy tích cực ăn sữa chua, tỏi, thực phẩm giàu Vitamin D, Các loại quả chua giàu vitamin C, nấm bởi những thực phẩm này sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng trong đại dịch này.

Nước chè xanh

Uống trà xanh đều đặn, hàng ngày giúp cơ thể sản sinh ra nhiều chất interferon có khả năng kháng độc tố. Loại protit có tác dụng phòng chống các bệnh truyền nhiễm này cũng có tác dụng hữu hiệu trong phòng chống cảm cúm. Đồng thời trà cũng giúp giảm ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng vết thương, ...

Tỏi

Trong tỏi có chứa chất kháng sinh Garlicin có khả năng giúp chống các bệnh truyền nhiễm và vi khuẩn. Dung dịch nước tỏi có khả năng sát khuẩn rất tốt. Có thể dùng dung dịch nước tỏi pha loãng với nước để sát trùng đường miệng, mũi... Ăn tỏi hàng ngày làm giảm khả năng mắc cúm, phòng cúm A(H1N1).

Sữa chua

Trong sữa chua có chứa nhiều vi khuẩn có lợi có tác dụng bảo vệ đường ruột, ngăn ngừa sản sinh ra các loại nấm mốc có hại cho cơ thể.

Ngoài ra, trong một số loại sữa chua còn chứa khuẩn sữa (vi khuẩn axit lactit) có tác dụng hữu hiệu trong quá trình tạo bạch cầu trong máu.

Thực phẩm giàu Vitamin D

Nếu cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin D sẽ tăng cường khả năng phòng nhiễm khuẩn và chống cúm. Các loại thực phẩm giàu vitamin D như trứng, dầu ăn, bơ...

Các loại quả chua, giàuvitamin C

Các loại quả chua nhiều vitamin C có khả năng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể như cà chua, cam, dâu đất, xoài...

Nấm

Nấm là thực phẩm giúp miễn dịch hiệu quả. Ăn nấm giúp đẩy nhanh quá trình sinh sản và hoạt động của bạch cầu, làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.

Theo AFamily

25 tháng 8, 2009

Ăn ngô rất tốt cho sức khỏe

Bắp (Ngô) là loại thực phẩm thường được sử dụng trong bữa ăn sáng, ăn chơi hoặc làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn. Bắp có lợi cho sức khỏe vì chứa rất nhiều dưỡng chất.

Sau đây là một số lợi ích của bắp:

Bắp là loại thực phẩm có vai trò rất quan trọng trong chế độ ăn kiêng. Bắp được trồng tự nhiên, thường có màu vàng là chủ yếu.

Bắp có chất carbonhydrat, có hàm lượng protein khá cao, cung cấp chất đề kháng cho cơ thể của con người. Bắp còn có nhiều chất xơ, do đó có thể hấp thụ nước nhiều, giúp tiêu hóa tốt và thải ra nhiều độc tố trong cơ thể.

Với hàm lượng vitamin cao, folic axit, bắp mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai, đồng thời ngăn ngừa những tác động không tốt lên hệ thần kinh khi sinh.

Bắp cũng giúp chữa lành nhanh các vết thương khi giải phẫu, ví dụ như giải phẫu thận. Bên cạnh đó, bắp góp phần bảo vệ cho những người bị bệnh về tim mạch. Ăn bắp mỗi ngày có thể giảm được cholesterol và tốt cho những người bị bệnh gan.

Bột bắp có thể giúp giảm được các triệu chứng phát ban. Bắp cũng có thể chữa lành các bệnh như: bệnh thiếu máu, táo bón, bệnh gout. Vì có chứa chất chống oxy hóa, vitamin C, do đó bắp đem lại nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Những hợp chất này cũng gia tăng sự sản xuất ra chất collagen, giúp bạn có mái tóc mượt mà và khỏe mạnh.

Lọai bắp phổ biến nhất là bắp ngọt, bắp nếp, có thể tìm thấy ở siêu thị, chợ, các cửa hàng thực phẩm. Bắp ngọt giúp bạn chống lại bệnh ung thư. Tuy nhiên những người bị bệnh đái tháo đường không nên ăn quá nhiều bắp vì lượng đường trong bắp cao.

Theo Phụ nữ

24 tháng 8, 2009

Chim thông minh giúp nhau uống nước


Thay vì tha thẩn trên vỉa hè nhặt mẩu thuốc lá hay kẹo cao su, những con chim bồ câu ở Brisbane, Queensland, thích uống nước tinh khiết và tắm rửa dưới làn nước trong.

Ba con chim này dường như đã thông tỏ cách vận hành vòi nước công cộng của con người và áp dụng phục vụ mục đích của riêng mình.

Sau khi chờ vòi phun nước không có ai dùng, một con chim nhảy lên cần gạt và ấn xuống để nước chảy đầy bát, trong khi một con chim khác theo dõi và con thứ ba nhảy vào uống nước.

Khi đã uống đủ và rửa sạch lông, con chim này liền nhảy ra cần điều khiển và để bạn mình thay nhau thưởng thức.

Ba con chim lần lượt tắm rửa trong vòng 10 phút, trước sự chứng kiến thích thú của những người qua lại tại quảng trường Post Office ở Brisbane.

Không giống các con chim khác chỉ húp một ngụm nước rồi ngửa cổ lên trời để nuốt, bồ câu hút nước bằng mỏ giống như một ống hút. Chúng được coi là một trong những loài chim thông minh nhất.

Theo Daily Mail

23 tháng 8, 2009

How to Grow Bean Sprouts



Super Food & Health Food, Sprouts, Nutrition by Natalie

22 tháng 8, 2009

Sushi chay - Món ăn yêu thích của ông vua nhạc Pop

Lúc sinh thời, ông vua nhạc Pop Michael Jackson rất thích ăn sushi và đặc biệt là đồ ăn chay đấy các bạn ạ!

Chuẩn bị những nguyên liệu sau:

- Cơm
- Lá rong biển
- Vừng đen
- Dấm, đường
- Mành tre
- Dưa chuột (hoặc carot, rau mầm, quả bơ, củ cải muối, củ cải đỏ, bắp cải...)

Ngoài ra, các bạn có thể dùng thêm nấm hoặc đậu phụ (đậu hũ) rán nhé!

Đến phần hành động này:

Bước 1:

- Nếu dùng thêm nấm hoặc đậu rán thì các bạn phải xào qua với dầu vừng và gia vị nha!


Bước 2:

- Trộn đều cơm với giấm và đường. Với khoảng 2 hai bát cơm bình thường thì các bạn trộn với 15ml dấm và 1 thìa đường nhỏ nghen.

Bước 3:

- Dàn đều cơm lên lá rong biển và nên dùng tay ấn cho cơm xuống một chút thì khi cuốn sẽ dễ và ngon hơn đấy!


Bước 4:

- Rắc thêm vừng và xếp đều nhân sushi lên nhá!


Bước 5:

- Cuốn thật chặt ha!

Bước 6:

- Thoa một chút dầu ăn vào dao rùi hãy cắt sushi nhé!

Chỉ toàn rau củ vậy thôi nhưng cũng ngon lắm đấy!
Còn tốt cho sức khỏe nữa...
Có cả sushi kiểu Cali nè!
Một món ăn ngon, một món ăn yêu thích của một con người tài năng...

Meosut tổng hợp

21 tháng 8, 2009

Nấu cơm bằng nước sôi giữ được nhiều chất bổ

Dùng nước sôi nấu thay cho nước lạnh sẽ giúp hạt cơm dẻo, các chất dinh dưỡng ít bị mất hơn vì khi nấu bằng nước sôi, lớp ngoài của hạt gạo co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt, vỡ.

Cơm nấu bằng nồi cơm điện ít mất chất kẽm nhất và cơm nấu bằng nồi đất mất nhiều chất kẽm nhất.

Nấu cơm kiểu dân gian làm nghèo chất bổ

Cách vo gạo chà xát, gạn bỏ nước nấu thứ nhất của nhiều người vô tình đã làm mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể có sẵn trong hạt gạo

Đó là kết quả của công trình nghiên cứu của Phó giáo sư, tiến sĩ (PGS.TS) Nguyễn Xuân Ninh (viện Dinh dưỡng quốc gia) và TS Trần Thị Cúc Hoà (viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long) thực hiện trên một số gia đình thuộc sáu dân tộc khác nhau (Sán Chí, Sán Dìu, Nùng, Tày, Hoa và Kinh) với năm loại xoong nồi dùng nấu cơm bằng chất liệu: gang đúc, nồi đồng, nồi đất, nhôm Hải Phòng, nồi cơm điện.

Nên rửa gạo thay vì vo xát

Theo kết quả nghiên cứu, ngoài việc hạt gạo bị mất nhiều dưỡng chất trong quá trình xay xát, cách vo gạo bằng chà hai, ba lần hạt gạo vào rá hoặc giữa hai tay cho hạt gạo trắng, tạo nhiều nước vo gạo đặc có màu trắng, đã vô tình lấy đi một lượng lớn các chất dinh dưỡng là các vitamin và chất khoáng bám bên ngoài hạt gạo. Làm hạt gạo chỉ còn lại phần lõi là tinh bột. Lượng sắt, kẽm bị mất đi đo đạc được trong hạt gạo trước và sau khi cơm chín là từ 79,9 - 96,5%. Các vitamin nhóm B cũng bị mất đến 70 - 95% trong quá trình xay xát, vo gạo.

Kết quả điều tra xã hội học với những người nội trợ cũng cho thấy nhận thức của họ về chà xát gạo trước khi nấu là chuyện… bình thường. Hầu như không ai nhận diện được cách làm đó không khoa học. Có đến 90% số người được hỏi đã “tỉnh bơ” kể luôn chà xát gạo ít nhất hai lần trước khi nấu để sạch các chất bẩn bám trên gạo. 10% còn lại cho biết cũng có để ý đến chất dinh dưỡng trong hạt gạo nhưng nghĩ sẽ dùng nước vo nấu cám heo nên không quan tâm nhiều. Thói quen chà xát gạo nhiều lần xảy ra hầu hết tại các vùng nông thôn. Ở các thành phố, những người nấu cơm thao tác đúng kỹ thuật hơn: đổ gạo và nước vào xoong, chậu, rồi khoắng lên (còn gọi là rửa gạo). Việc này giúp loại bỏ được hết những tạp chất bẩn như trấu, sạn, cám mốc… dính trong gạo mà không cần chà xát. Nhờ đó, các khoáng chất, vitamin ít bị mất đi.

Nấu cơm phải đúng cách

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thói quen nấu cơm theo kiểu dân gian: cho nhiều nước vào đun sôi khoảng 10 phút, gạn bỏ nước thứ nhất rồi tiếp tục cho nước lạnh vào sau đó mới nấu chín đã làm các chất dinh dưỡng tiếp tục mất đi nhiều (đến gần 50%). Chưa kể, cách nấu này còn làm hạt gạo trương to, vị cơm nhạt và các hạt không dính vào nhau. Cũng theo kết quả, cơm nấu bằng nồi cơm điện ít mất chất kẽm nhất và cơm nấu bằng nồi đất mất nhiều chất kẽm nhất.

Để giữ lại được tối đa các chất dinh dưỡng trong hạt gạo (glucid, protein, lipid, chất khoáng, vitamin B1, B2, B6…), nhóm nghiên cứu khuyến cáo không nên xay gạo quá trắng. Khi vo gạo, không xát mạnh tay. Thực hiện đúng như thao tác rửa gạo: cho gạo vào xoong, nồi… khuấy nhẹ tay, gạn nước nhằm loại trừ trấu, sạn.

Dùng nước sôi nấu thay cho nước lạnh sẽ giúp hạt cơm dẻo, các chất dinh dưỡng ít bị mất hơn (kể cả nấu bằng nồi cơm điện). Lý do là vì khi nấu bằng nước sôi, lớp ngoài của hạt gạo co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt, vỡ. Còn nấu bằng nước lạnh, hạt gạo trương nở, các chất dinh dưỡng cũng theo đó mà tan ra trong nước.

Trong quá trình cơm sôi, hạn chế gạn bỏ nước cơm vì sẽ làm mất thêm lượng lớn các chất dinh dưỡng. Khi cơm sôi hẳn, nên vặn nhỏ lửa, đậy vung để giữ nhiệt, tránh cho cơm tiếp xúc với không khí, là yếu tố phá huỷ các vitamin. Nếu thao tác đúng, lượng vitamin B1 được giữ lại sẽ nhiều hơn 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.

Theo Tiếp Thị

19 tháng 8, 2009

Người đẹp khỏa thân kêu gọi ăn chay

Người mẫu kiêm ca sĩ Philipines, Geneva Cruz thoát y để chụp ảnh quảng cáo trong chiến dịch cổ động ăn chay vì sự sống của các loài động vật.

Geneva Cruz với cơ thể dán đầy chữ, minh họa cho biểu đồ thể hiện sự tàn ác của những người giết động vật. Cô cầm trên tay tấm bảng ghi dòng chữ 'Tất cả động vật đều có các phần như nhau. Hãy cùng ăn chay'.

Chiến dịch này do tổ chức bảo vệ động vật (PETA) ở thành phố Manila thực hiện vào ngày 17/8, nhằm nâng cao ý thức của người dân về quyền sống của các loài động vật.

Hàng năm, PETA trên khắp thế giới đều mời các nữ nghệ sĩ chụp ảnh nude để quảng bá cho chiến dịch của họ. Họ cũng bầu chọn ra nghệ sĩ ăn kiêng đẹp nhất thế giới. Đầu năm nay, PETA tôn vinh Natalie Portman, minh tinh 'Chiến tranh giữa các vì sao' là người đẹp ăn chay gợi cảm nhất thế giới. Từ Hy Viên, nữ diễn viên Đài Loan, đứng đầu bảng xếp hạng ở châu Á.

Theo NgoiSao.Net

Cám gạo được dùng làm thuốc chữa thiếu vitamin B và bổ sung axít folic

Nhiều dân tộc trên thế giới lấy gạo làm lương thực chủ yếu, Việt Nam cũng nằm trong số đó. Sau khi xay sát được hạt gạo trắng dùng để nấu cơm, còn cám gạo dùng để chăn nuôi. Ngoài việc sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, cám gạo còn có giá trị như một vị thuốc.

Theo phân tích khoa học, trong cám gạo chứa rất nhiều các vitamin như B1, B6, PP và axít folic... Cám gạo được dùng làm thuốc chữa thiếu vitamin B, đặc biệt là B1 và bổ sung axít folic cho khẩu phần ăn của phụ nữ có thai, giúp cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.

Lượng chất béo trong cám gạo rất cao (15-22%), thường dùng chiết xuất dầu cám; chất đạm trên 12%, chất sắt trên 14%. Do đó cám có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe con người.

Không nên chỉ ăn gạo trắng muốt do xát quá kỹ, đã loại bỏ hết lớp cám và vỏ lụa của hạt gạo sẽ rất ít vitamin B1. Khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu thiếu B1 có thể dùng cám gạo hằng ngày với liều lượng từ 50-100g. Ngoài ra người ta còn dùng cám gạo mới xay rang nóng để chườm, đánh gió điều trị cảm. Người có triệu chứng đau mỏi bắp chân, tê các đầu chi, gót chân, cổ chân và khớp gối, viêm liệt dây thần kinh, tê phù dùng cám gạo cũng rất tốt.

Cần lưu ý, cám gạo không được bảo quản cẩn thận, để lâu ngày cám sẽ hút ẩm rất nhanh làm lượng nước trong cám tăng lên khoảng 14%, cám rất dễ bị vón cục, ôxy hóa, có mùi hôi, khét, biến chất do tác động của vi khuẩn, khi đó không nên dùng.

Sức khỏe & Đời sống

18 tháng 8, 2009

Dưa mắm chay homemade

Món này mình cũng học được từ Internet .Sau vài lần rút kinh nghiệm thì được công thức này đây.
-Dưa leo (bỏ ruột rồi khoảng 1kg)
-Hai muỗng soup muối lưng lưng
-100ml nước mắm chay
-150g đường thốt nốt
-Ớt trái.

-Dưa leo mua về rửa sạch , bỏ ruột
-Cắt miếng dày khoảng gần 0.5mm
-Ướp dưa với 2 muỗng soup muối. Lâu lâu tới trộn đều và ướp khoảng 3 tiếng đồng hồ.
-Lúc này mình nấu hỗn hợp nước mắm chay ,đường.Nấu sôi tan đường,hớt bọt rồi tắt lửa để nguội.(Lúc này hỗn hợp nước mắm đường sẽ sền sệt).
-Dưa sau Khi ướp muối 3 tiếng đồng hồ thì đem ra xả nước thật lạnh vài lần cho bớt mặn rồi để vào miếng vải thưa vắt cho thật ráo nước (phải thiệt là ráo nước ,nếu không lúc trộn hỗn hợp nước mắm đường ,nước sẽ ra nhiều lắm,làm dưa mắm không ngon)
-Đổ hỗn hợp nước mắm chay + đường vào dưa , trộn đều(xắt vài khoanh ớt trộn vào cho đẹp).Cho vào keo đậy kín để qua đêm là có thể ăn được.(Dưa để càng lâu càng ngon)
-Khi ăn,giã miếng tỏi ớt,trộn dưa với chút xíu chanh,có thể cho thêm miếng đường nếu thích.


Theo Trinh Doan Opera

17 tháng 8, 2009

Hương lúa mới

Sinh ra trong gia đình thuần nông, lớn lên bằng hạt gạo do chính tay cha mẹ chăm sóc, trong ký ức của tôi, bữa cơm lúa mới đã quá gần gũi thân thương.
Nghề nông, một năm chỉ trông vào hai vụ lúa, vụ chiêm tháng năm và vụ mùa tháng mười. Chính vì thế bát cơm gạo mới trầng ngần, dẻo thơm, quyện mùi rơm óng trong ký ức của những đứa trẻ thôn quê như tôi không có gì xa lạ. Đó là khi tuổi thơ sống bên cha mẹ, mỗi năm hai mùa trông ngóng bát cơm lúa mới. Lớn lên, xa rời vòng tay cha mẹ, xa những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay để lên thành phố học, không phải lúc nào cũng có có thể ở nhà chờ bát cơm gạo mới song cứ đến vụ gặt lòng tôi lại háo hức, nao nao. Nhớ gia đình, nhớ cơm gạo mới một phần, phần khác tôi thèm không khí rộn ràng làng trên, ruộng dưới cô bác hăng say trong vui niềm vui được mùa.

Công việc nhà nông lam lũ, quanh năm vất vả, chỉ mong ngày thu hoạch, đó là lúc trông thấy kết quả của cả quá trình lao động. Chính vì vậy, vui nhất vẫn là bữa cơm trong những ngày mùa bội thu. Mặc dù công việc vất vả nhưng đâu đâu cũng râm ran tiếng nói, tiếng cười, khuôn mặt ai cũng hoan hỉ, thiếu phụ cười nghiêng vành nón, trai gái trêu đùa hát nghêu ngao khắp đồng…


Giống như bao nhà trong xóm, mặc dù công việc đồng áng còn nhiều bề bộn, ngày đầu gặt lúa về, bao giờ ba mẹ cũng dành thời gian đập, phơi, sàng sẩy nhanh nhất có thể để cả nhà có mẻ cơm mới. Xóm tôi khi đó vui lắm, nhà nhà như đua nhau, nhà nào có cơm gạo mới ăn trước tức là niềm vui về sớm, vụ lúa năm sau sẽ được mùa gấp bội.

Hương lúa mới lan tỏa khắp nơi, từ những vỏ trấu tróc ra, từ chiếc rá tre khi vo gạo, hương tỏa ngào ngạt khi cơm sôi lục sục trong nồi gang trên bếp, đặc quánh như sữa non. Khi cơm chín, chỉ mới bắc lên, một mùi hương thơm ngậy, lan tỏa, vị béo bùi, tinh khiết, ngòn ngọt. Mùi thơm từ bếp tỏa lên nhà trên, tỏa sang nhà hàng xóm khiến những cánh mũi phập phồng, những cái bụng sắp đến bữa ngọ nguậy, sôi lên ì èo…

Nấu cơm gạo mới cũng không đơn giản như nấu cơm thường ngày. Gạo mới dẻo, không ưa nước lại rất hao. Vì thế, ướm lượng nước sao cho cơm bông tơi, không ướt không phải là dễ. Ngày mùa, cả ngày quần quật ngoài đồng, cơm mới lại trắng dẻo, thơm ngon, ai cũng đánh bay vài bát dễ dàng.

Nếu ở nhiều vùng, đặc biệt tại các bản làng dân tộc có tục lễ đón cơm mới rất tưng bừng thì ở quê tôi nghi lễ đó vẫn tồn tại những giản đơn hơn nhiều. Cơm mới bắc lên, đơm một bát rồi thắp hương mời ông bà tổ tiên về thưởng thức, vừa để thông báo vụ mùa thắng lợi cũng là cầu mong vụ tới mùa màng bội thu.

Mùa này đang vụ thu hoạch, khắp các cánh đồng một màu vàng óng, ngân vang tiếng cười. Tôi trở về quê trong một ngày cuối tuần giữa cái nắng cháy da cháy thịt. Mới từ đầu làng, mùi rơm mới ngào ngạt như thôi thúc hơn về thật nhanh ăn bát cơm gạo mới của mẹ.

Theo MonngonHanoi.com

16 tháng 8, 2009

Bún riêu chay


-500ml sữa đậu nành
-2 trái cà chua
-Tàu hủ chiên
-Hai viên soup chay
-Màu hột điều
-gia vị :muối tiêu đường bột ngọt
-1 chút boa rô
-2 viên chao
-Bún ,giá ,ớt,rau….
-Cà chua rửa sạch ,cắt miếng làm 6 hoặc làm 8
-Boa rô xắt khoanh nhuyễn phần cọng trắng
-Lấy một cái nồi ,cho dầu ăn và boa rô xắt nhuyễn vào khử cho thơm. Kế đến cho cà chua vào xào cho mềm,cho nước lạnh vào (lượng vừa đủ cho hai tô bún riêu) và để hai viên soup chay vào nấu đến khi thấy cà chua mềm thì cho tàu hủ chiên vào .
-Lấy một cái xoong khác cho sữa đậu nành vào nấu sôi ,tắt lửa,cho chút xíu gia vị vào trong nồi sữa .Lấy chừng hai muỗng soup giấm quậy với hai viên chao cho nát rồi để vào nồi sữa (không có chao cũng được),chờ 1 chút sẽ thấy riêu nổi lên.Vớt riêu qua bên nồi nước soup,nêm nếm lại cho vừa ăn.
-Phi chút màu hột điều để vào nồi nước soup cho có màu đẹp.
Sắp bún ra tô,chan nước soup vào. Món này ăn nóng .

Theo Trinh Doan Opera

15 tháng 8, 2009

'Bới cỏ tìm rau' ở xứ người

nước Nga, xứ sở 6 tháng mùa đông, 9 tháng lạnh lẽo này, đến người còn chẳng chịu nổi thì cây cối làm sao mà mọc được. Thương thay những kẻ đã quen với rau muống, rau cải, rau ngót, rau dền! Nhiều khi nằm mơ thấy mẹ nấu cho bát canh rau đay mồng tơi mà đầm đìa nước mắt. Thế mới có chuyện “bới cỏ tìm rau”.

Một ngày đầu hè nắng nhẹ, hai cô gái Việt mảnh mai, dễ thương chúng tôi thảnh thơi dạo bước bên những bông bồ công anh vàng tươi rực rỡ. Bỗng khung cảnh nên thơ ấy bị phá tan bởi những tiếng chân huỳnh huỵch của mấy bạn trai người châu Phi đuổi nhau, dẫm nát cả cỏ. Chợt khựng lại vì một mùi gì đó vừa lạ vừa quen lắm. “Ê, mùi này giống mùi lá ngải nhỉ”, cô bạn tôi hỏi. Tôi chợt ngờ ngợ: “Ừ… hình như thế”. Không biết có đúng lá ngải không nhưng hai đứa ra sức hái mang về.

Ngày ở nhà, mẹ tôi bảo, lá ngải ăn với trứng rất tốt. Thế là, hì hụi, mấy đứa chúng tôi vừa nấu vừa hít hà. Thơm, nhưng ban đầu chẳng đứa nào dám thử. Cuối cùng, vẫn là cô bạn tôi hùng dũng đưa thìa lên miệng. Một miếng, rồi miếng thứ hai, nó làm mấy đứa còn lại phát thèm. Thôi, liều sống chết với với món giống trứng rán ngải cứu quê nhà vậy. Ăn xong, chúng tôi hò nhau ngày mai đi… dạo tiếp. Thế là, phát hiện ngẫu nhiên mang tính lịch sử của hai đứa tôi đã góp phần cải thiện đáng kể bữa ăn hằng ngày của ốp (nhà trọ).

Mùa hè nối tiếp mùa hè, sinh viên chúng tôi sang Nga, mang theo những tiếng cười xung quanh cây ngải cứu.

Theo Nuocnga.net

14 tháng 8, 2009

Cách làm rổ Bánh canh, Bún bò như ý

Chỉ với một cái ép khoai tây, khoảng nửa giờ đồng hồ bạn đã có thể có ngay một rổ bánh canh hoặc bún bò rất ... chất lượng.

Cách làm này mình học được từ nhỏ chị em bạn dâu (Chín) và chị Loan vợ anh Đặng - bạn của chồng mình (loằng ngoằng nhỉ). Mình đã tận mắt chứng kiến trọn gói cách làm nên ghi ra đây để nhằm chia sẻ với mọi người để có được rổ bánh canh như ý. Cám ơn chị Loan với Chín nhiều ạ!

Và mặc dù mình cũng đã hướng dẫn tận tình tỉ mỉ nhưng thỉnh thoảng các em cứ tâm sự là: "chị ơi, bỏ dầu vô khi nào, muối bao nhiêu?..., nước sôi chế vô liền hả..., nhồi xong cục bột thế nào, sao em phải dùng hết công lực đến muốn gãy cái đồ ép mới ép được... tằng tằng tằng" và rất nhiều câu hỏi xung quanh cái sợi Bánh canh với sợi Bún bò. Hôm nay mình post thật tỉ mỉ, tỉ mỉ hết mức để mong các em làm ra được rổ Bánh canh và Bún bò ưng ý mình

Vật liệu:
- 1 gói bột gạo hoặc 1 gói bột để làm Bánh cuốn hiệu Vĩnh Thuận (hiệu khác cũng không ảnh hưởng) 400gram. Kinh nghiệm của mình là bột bánh canh hiệu VT làm ra không ngon bằng bột bánh cuốn. Tin đi!

- 1 muỗng canh muối
- 2 muỗng canh dầu ăn

Nếu làm Bánh canh thì dùng bột Bánh cuốn, làm Bún bò thì 100% bột gạo.

Cách làm:

Bột gạo, muối, dầu ăn bỏ vô thau.
300ml nước sôi chế vô thau.

Dùng cái hook của handmixer để số nhỏ nhất nhồi đều cho ngấm bột. Tiếp theo, chế 150ml nước sôi để nguội (khoảng 70 độ C) vào thau bột, bật máy để số lớn và tiếp tục nhồi cho đến khi thấy khối bột mịn, dẽo (không còn vón cục)---> Dough, nếu không thì khi ép ra sợi bún sẽ sần sùi, không được bóng láng.

Trong lúc nhồi bột thì nấu nồi nước sôi (đổ nước cao gần tới miệng nồi). Dùng nồi có chiều cao để khi ép sợi bún sẽ không bị dính chùm. Tốt nhất là dùng nồi dùng để luộc spaghetti.

Múc bột vô đồ ép và ép xuống nồi (nước phải thật sôi). Phải ép mạnh liên tục xuống để sợi bún được dài. Xong nhúng đồ ép xuống mặt nước sôi để sợi bột đứt rời ra khỏi đồ ép. Chờ cho sợi bún nổi lên, lấy rổ vớt ra bỏ ngay vào thau nước lạnh.

Tiếp tục để nước sôi làm tiếp cho đến hết. Tổng cộng khoảng 4 lần là xong.

Đem bún đổ ra rổ rồi xối nước lạnh lên để rửa lần nữa. Trộn một muỗng canh dầu ăn vô để bánh canh thật lâu sẽ không bị dính lại với nhau. (mình không bỏ dầu vì hạn chế vòng eo)

Bên phải là miếng khuôn để ép Bánh canh. Bên trái dùng ép Bún bò
Dùng cái này thì sợi Bánh canh được dài nhất
Khối bột sau khi đã nhồi
Múc bột vô dụng cụ ép
Để đồ ép lên mặt nước sôi
Sợi Bún chín tự nổi lên mặt nước
Dùng rổ vớt ra bỏ vô thau nước lạnh
Thành phẩm rổ Bún bò
Rổ bánh canh

Theo http://my.opera.com/vanhkhuyen

13 tháng 8, 2009

Mùa Roi đầu hạ

Trái gì trồng khắp quê ta/Trắng, xanh, hồng, đỏ, ngoài da láng ngời”. Tạm dời xa cái ồn ào, náo nhiệt nơi Hà Thành, tôi trở về với làng quê yêu dấu trong những ngày đầu hạ, cũng là những ngày đầu mua roi.

Lần này, về quê đúng dịp mấy cây roi trong vườn cho quả chín. Cầm từng trái cây bình dị, thân thuộc chín mọng trên tay, chợt thấy trong mình dâng lên một thứ cảm xúc khó tả. Quả roi mà nhiều nơi còn gọi là quả bồng bồng, trong miền Nam thường gọi là trái mận. Roi là thứ cây đậu quả, đời thường rậm lá, tốt cành và có những bông hoa vô cùng thanh khiết.

Chợ làng tôi mùa này đầy ắp những rổ roi, mẹt roi quê nhà. Giá bán chẳng đáng là bao nhưng dường như cả người mua và bán đều rất vừa lòng, bởi thứ quả cây quê mùa ấy không bao giờ bị quên lãng và bỏ qua mỗi khi hè về.