27 tháng 2, 2010

Bí mật dinh dưỡng của hạt đậu

Các loại hạt nổi tiếng là giàu chất dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Hãy thử xem các loại đậu được dùng phổ biến nhất ẩn chứa những bí mật dinh dưỡng gì ?

Đậu đen

Có mùi vị thường được so sánh với các loại nấm. Đậu đen vị ngọt, tính hàn, có tác dụng bồi bổ thận, gan, bổ máu. Với hàm lượng chất xơ cao, ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn nên chúng rất thích hợp với người bị bệnh tiểu đường.

Đậu đen còn có thể gia tăng năng lượng cho bạn bằng cách cung cấp nguồn chất sắt dồi dào. Nhờ vậy mà chúng rất được các bà nội trợ yêu thích.

Đậu xanh

Theo Đông y, loại đậu này có vị ngọt mát, hơi tanh. Đây là loại thuốc có tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, chữa phù thũng, lở do nhiệt, giải cảm nóng, giải độc cơ thể, bổ khí huyết...

Đây là loại đậu cung cấp nhiều vitamin C, vitamin K và ma-giê khá dồi dào. Người thường xuyên ăn những chất giàu vitamin C, folate và Beta-carotene sẽ giảm đáng kể nguy cơ ung thư ruột kết. Nhờ chứa một lượng đáng kể riboflavin, đậu xanh còn là loại thực phẩm bổ trợ việc điều trị chứng đau nửa đầu.

Đậu phộng

Xuất hiện rất nhiều trong các món ăn của người Việt. Đây là loại hạt được chế biến thành nhiều món ăn chơi nhất: luộc, rang, nấu chè...

Nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên ăn đậu phộng ít có nguy cơ bị các bệnh lý tim mạch hơn. Đậu phộng có nguồn proteon dồi dào hơn bất cứ loại rau, đậu nào khác. Chính vì vậy, đây là loại thực phẩm rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ em, cân bằng dinh dưỡng cho những người ăn chay và người có chế độ ăn ít thịt.

Đậu Hà Lan

Theo Đông y, đậu Hà lan có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, tiêu ung độc. Loại đậu này thường được dùng để trị các chứng ăn uống khó tiêu, tiểu đường...

Đậu Hà lan là nguồn dồi dào vitamin, giúp xương chắc khỏe. Chúng còn chứa rất nhiều a-xít folic và vitamin B6 giúp hỗ trợ trao đổi chất trong cơ thể. Chúng là loại thực phẩm cần phải có trong bữa ăn để giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Đây cũng chính là nguồn sắt và vitamin nhóm B dẽ hấp thụ cho cả gia đình bạn.

Đậu nành

Đậu nành chứa tới 40% protein. Chúng xuất hiện trong món ăn của rất nhiều nước ở châu Á. Nó có đủ lượng protein hoàn hảo, chất béo carbohydrate, các khoáng chất và vitamin.

Đậu nành chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan giúp giảm lượng cholesterol, điều chỉnh lượng đường trong máu. Chất xơ không hòa tan chống ung thư ruột kết và giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Theo Xã Luận

25 tháng 2, 2010

6 nhóm dinh dưỡng bổ ích dành cho phái đẹp

Mới đây, các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng đưa ra khuyến cáo bổ ích với 6 nhóm dinh dưỡng cần thiết dành cho phái đẹp nếu muốn thân hình luôn được cân đối, khỏe mạnh, nước da đẹp, hồng hào.

50 năm trước, các chuyên gia về dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng cũng đã đưa ra những khuyến cáo bổ ích về chế độ ăn hợp lý dành cho cả nam và nữ. Cho đến nay, ngày càng nhiều các chuyên gia, các nhà dinh dưỡng tiến hành nghiên cứu trên lĩnh vực này, đặc biệt là chế độ ăn dinh dưỡng dành cho nữ giới.

Vậy 6 nhóm dinh dưỡng bổ ích dành cho nữ giới đó là gì?

1. Nhóm Vitamin tổng hợp nhóm B

Đây là loại vitamin rất cần thiết và bổ dưỡng dành cho những người đang mang bầu: nếu thiếu loại vitamin này trong quá trình mang thai có thể sẽ gây ra các khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi. Loại vitamin này rất cần thiết để hình thành các tế bào mới trong cơ thể, điều này có nghĩa là nếu không đủ loại vitamin này thì ngay lập tức nó sẽ thể hiện trên da, tóc và móng tay, móng chân.

Ngoài ra, loại vitamin này còn có khả năng chống hình thành các loại axit khác gây ra các loại bệnh như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, suy nhược trí tuệ ở những người già và một số loại bệnh mãn tính khác. Các nhà khoa học khẳng định rằng, bổ sung thường xuyên loại vitamin này với liều lượng 400 mg/ngày (mg – microgram) đêm sẽ giúp ngăn chặn bệnh trầm cảm.
Loại vitamin này thường có trong bánh mỳ, mỳ ống, rau bina, bắp cải, đậu…

2. Nhóm Canxi

Đây là một trong những thành phần có nhiều nhất trong cơ thể con người, chủ yếu là trong xương và răng. Nó tạo nên cái khung cơ bản của mỗi người, thúc đẩy quá trình phát triển của xương cốt, đồng thời ngăn chặn sự hao mòn xương. Cùng với thời gian, bệnh loãng xương sẽ đe dọa tới mọi người, nhưng chủ yếu là ở nữ giới. Có thể dễ dàng nhận ra sự thiếu canxi trong cơ thể thông qua biểu hiện bất thường của tóc và móng tay, móng chân.

Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng, canxi có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, đồng thời đưa ra lời khuyên với chị em nên bổ sung 1000 mg canxi/ngày trước khi mãn kinh và 1200 mg/ngày sau khi mãn kinh. Một điểm lưu ý là với số lượng nêu trên thì cơ thể sẽ không thể hấp thụ hết trong một lần mà phải chia liều lượng ra thành hai lần, tức là 500 mg/lần/ngày. Đồng thời hãy chú ý đến hàm lượng canxi trong các loại dược phẩm trước khi sử dụng, đặc biệt là đối với phụ nữ khi mang thai và những người ngoài 40 tuổi.
Canxi thường có nhiều trong các sản phẩn sữa bột, bắp cải trắng, cây cải xanh,…

3. Nhóm Vitamin D

Vitamin D cũng là một trong những thành phần không thể thiếu trong cơ thể của mỗi người, đặc biệt là phụ nữ. Nó giúp cho cơ thể của chúng ta hấp thụ được nhiều hơn canxi từ thức ăn. Ngoài ra, loại vitamin này còn giúp cơ thể chống chọi lại với một số loại bệnh nghiêm trọng, trong đó có ung thư (ung thư vú, ung thư cổ tử cung). Đồng thời loại vitamin này cũng rất cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của tuyến giáp, chống làm tổn hại và nhiễm trùng da. Các chuyên gia nghiên cứu khuyến cáo nên bổ sung 2,5 mg/ngày đêm, riêng đối với phụ nữ khi mang thai và những người mẹ khi nuôi con cần 10 mg/ngày đêm.

Loại vitamin này thường có trong sữa và trứng.

4. Nhóm Sắt

Sắt đóng vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung tế bào cho cơ thể. Gần 2/3 thành tố sắt trong cơ thể chúng ta có trong huyết cầu tố. Nó góp phần bổ sung và duy trì năng lượng cũng như hoạt động của các chức năng khác trong cơ thể. Nếu cơ thể thiếu sắt sẽ có biểu hiện là mệt mỏi toàn thân, chân tay dã rời. Lời khuyên của các chuyên gia là nên bổ sung 18 mg/ngày trước thời kỳ mãn kinh và 8 mg sau khi mãn kinh. Trong thời kỳ mang thai nên bổ sung nhiều hơn, 27 mg/ngày.

Sắt thường có trong rau bina và các loại củ.

5. Nhóm chất xơ

Mặc dù cơ thể của chúng ta không thể hấp thụ loại xenluloza này, song nó lại rất quan trọng trong hệ thống tuần hoàn máu và hệ thống tiêu hóa. Nó có khả năng hút các chất cholesterol (chất béo gây xơ cứng động mạch) và ngăn chặn không cho chất này thấm vào thành dạ dày. Bên cạnh đó, xenluloza lại tiêu hóa rất chậm, mà các thực phẩm có chứa các chất này lại rất ít hàm lượng dinh dưỡng. Các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung 30 g/ngày chia đều cho các bữa ăn. Nếu bạn đang ăn rất ít loại thực phẩn có chứa chất xenluloza này thì nên tập ăn dần dần, bắt đầu từ 15g là tốt nhất.

Loại chất xơ này thường có trong ngô, bánh mỳ, mỳ ống, táo, đậu đỗ, cây bông cải xanh, …

6. Nhóm Axit béo Omega-3

Đây là loại axit béo rất tốt cho cơ thể. Cơ thể không thể hấp thụ chất axit béo này thông qua các loại axit béo khác, do đó tốt nhất là hấp thụ loại axit bổ dưỡng này qua thức ăn. Thường xuyên sử dụng loại axit béo này có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim tới 3 lần. Loại axit béo này rất hữu hiệu đối với những người ngoài 45 tuổi. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng chứng tỏ rằng, loại axit béo này còn có khả năng chống viêm nhiễm, giảm các triệu trứng của các loại bệnh khác như viêm khớp.

Loại axit béo này tốt nhất là nên bổ sung ở tịnh lượng 1,1 g/ngày. Nó có nhiều nhất trong walnut (hạt óc chó), flax seed và dầu flax seed .

Theo Newsland

23 tháng 2, 2010

Dưa rau muống

Rau muống là một món ăn không thể thiếu trong bữa cơm người Việt. Từ rau muống, người ta có thể chế biến thành rất nhiều món khác nhau: rau muống luộc, rau muống xào tỏi, xào thịt bò, nộm rau muống, canh rau muống... Có một món lạ từ rau muống mà chưa chắc bạn đã biết: dưa rau muống.

Dưa rau muống ăn chua chua. giòn giòn, thơm mùi tỏi, ớt rất hợp cho những bữa cơm có những món nhiều dầu mỡ. Dù chỉ dùng để ăn kèm với các món chính nhưng dưa rau muống vẫn có sức hút rất riêng đối với người thưởng thức.


1 mớ rau muống cọng to (dùng loại này thì dưa mới co độ giòn)

Tỏi, ớt

Giấm, đường, muối, nước sôi


Rau muống nhặt rửa sạch, bỏ phần lá, lấy phần cọng, cắt khúc dài.

Đun sôi nước, pha đường và chút muối, trần sơ rau, vớt ra cho vào nước đá để rau giữ màu xanh và độ giòn. Vớt ra để ráo nước.

Pha nước + muối + đường + giấm theo tỉ lệ vừa phải (khoảng 4 bát nước nguội, 1/2 bát giấm, 2/3 bát đường, 1 thìa nhỏ muối).

Cho rau muống, tỏi, ớt cắt lát vào âu nhỏ, đổ nước vừa pha vào, ngâm khoảng 1 ngày là được.

theo MonngonHanoi

19 tháng 2, 2010

7 loại "siêu" gia vị và thảo dược

Mỗi loại gia vị và thảo dược đều mang lại những ảnh hưởng tích cực nhất định nhưng theo quan niệm của các nhà dinh dưỡng châu Âu, có 7 loại gia vị và thảo dược được cho là tốt nhất cho sức khỏe và nên nêm vào món ăn hằng ngày.

Các loại gia vị và thảo dược được xếp vào nhóm thực vật giống như hoa quả và rau xanh. Và vì chúng không chứa nước và là những gì tinh túy nhất của các loại tươi ngon nên chúng hàm chứa lượng chất chống ôxy hóa rất cao. Thêm vào đó, gia vị và thảo dược cũng rất giàu chất phytonutrients chẳng hạn như carotenoid, flavonoid và các phenolic khác, tất cả đều có tác dụng cải thiện sức khỏe.

Quế vàng

Quế rất dễ sử dụng, nhiều tác dụng, hương vị lại thơm ngon.

Chỉ cần một nửa thìa quế vào cốc cà phê hay trà mật ong; trộn bột quế vào sữa chua hay rắc nhẹ lên món cháo yến mạch; có thể trộn với bí ngô hay cho vào các loại kem… là đủ mang lại giá trị dinh dưỡng tuyệt vời.

Theo các chuyên gia, ngoài các chất chống ôxy hóa, nghiên cứu cho thấy quế đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết mức đường huyếtgiảm cho cholesterol trong cơ thể.

Lá thơm Oregano

Đó là một loại sa lát mini. Chỉ cần 1 thìa bột lá oregano là đủ đảm bảo lượng chất chống ôxy hóa tương đương với việc ăn 3 tách súp lơ xanh thái nhỏ. Tuy nhiên, đừng vì thế mà không ăn súp lơ xanh đấy nhé!

Oregano giàu chất chống ôxy hóa nhất trong các loại thảo dược khô.

Các chuyên gia y tế khuyên nên thêm bột oregano vào các loại pasta, sốt pizza hay thậm chí là có thể cho vào món bánh sandwich phô mai nướng.

Gừng

Bạn ngạc nhiên ư? Nhưng đúng là 1 thìa cà phê gừng sẽ có lượng chất chống ôxy hóa tương đương với 1 cốc rau chân vịt.

Để làm tăng vị ngọt nên rắc loại gia vị cay này vào các lát quả tươi hoặc trộn cùng sữa chua lạnh hay kem.

Với các món ăn mặn, gừng tươi có thể cho vào canh rau họ cải hay các loại nước sốt.

Các nhà khoa học cũng nhận thấy các hợp chất trong ngừng có tác dụng giảm buồn nôn… cũng giúp giảm đau.

Ớt đỏ khô

Loại gia vị có nguồn gốc từ ớt đỏ tươi này có thể giúp tăng thêm vị cay, làm cho món ăn trở nên ngon miệng và dễ ăn hơn.

Ớt đỏ cũng giúp nâng cao khả năng chuyển dưỡng của cơ thể, tăng cảm giác no và cũng giúp “đốt cháy” chất béo.

Các chuyên gia cũng khuyến nghị dùng ớt khô cho các món ăn để làm món ăn thêm hấp dẫn.

Lá hương thảo ( RoseMary )

Các hợp chất trong lá hương thảo giúp giảm sưng viêm trong cơ thể và các chứng viêm là các yếu tố khởi phát và gián tiếp gây ra nhiều bệnh mãn tính.

Nghiên cứu về lá hương thảo cho thấy nó rất tốt cho sức khỏe tim mạch.

Nên ướp với lá hương thảo; sốt khoai tây, bánh mỳ, bánh cuộn cũng nên bổ sung gia vị này.

Lá cỏ xạ hương ( Thymus )

Các nghiên cứu cho thấy các hợp chất có trong lá cỏ xạ hương có khả năng hỗ trợ cho chức năng hô hấp.

Để thêm nhiều lá cỏ xạ hương vào chế độ ăn, hãy rắc nó lên món sa lát và các loại kem, các món rau nấu, và trộn ướp cả các món rán.

Củ nghệ

Loại gia vị có màu vàng sáng này là thành phần chính của bột cari. Các nhà nghiên cứu nhận thấy nghệ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe bộ não và giúp chống suy giảm nhận thức do tuổi tác. Thêm vào đó, cari còn là một gia vị tốt cho tim.

Trộn nghệ vào các món trứng ... thêm cari vào các món canh khoai.

Để có thể tận dụng được các giá trị dinh dưỡng trong gia vị và thảo dược, hãy cho nửa thìa 1 trong 7 loại siêu gia vị, thảo dược trong mỗi bữa ăn. Hãy thực hiện đều đặn mỗi ngày hoặc mỗi tuần!

17 tháng 2, 2010

Thực phẩm trị bệnh loét dạ dày

Ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, kể cả loét dạ dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều

Xôi bắp là một trong những món ăn tốt cho những người bị viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày gồm các cơn đau do viêm hoặc loét dạ dày hoặc tá tràng.Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng đầy bụng, ăn khó tiêu, đau vùng thượng vị, có thể đau lan ra hông sườn, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn. Ở một số người, có thể do ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, tiêu hóa kém dễ sinh ra hàn thấp hoặc thấp nhiệt ở dạ dày.

Cảm xúc tiêu cực hại dạ dày

Trong thời đại công nghiệp, cuộc sống nhiều áp lực, con người thường phải gánh chịu nhiều căng thẳng, lo âu. Những cảm xúc tiêu cực kéo dài tác động xấu lên hệ thần kinh thực vật làm rối loạn hoạt động tiết dịch và vận động ở dạ dày.

Điều này cũng làm rối loạn tiêu hóa, ăn kém, ăn không tiêu, thức ăn ứ đọng cũng dễ dẫn đến viêm loét dạ dày.Ngày nay, những cảm xúc tiêu cực, thường gọi là stress, là một yếu tố quan trọng gây bệnh.

Theo y học hiện đại, bên cạnh một số trường hợp loét gây ra do dùng lâu dài những loại thuốc kháng viêm non-steroid như aspirin, ibuprofen, tác nhân chính gây ra viêm loét dạ dày hoặc tá tràng là loại vi khuẩn HP.

Mặt khác, y học hiện đại cũng đề cập hội chứng rối loạn tiêu hóa liên quan đến những yếu tố tâm lý. Người bệnh cũng có một số triệu chứng tương tự như viêm loét dạ dày như đầy bụng, ăn kém, đau vùng thượng vị...

Tuy nhiên, qua xét nghiệm, người ta không thấy loét hoặc không tìm được HP trong ống tiêu hóa. Nếu không được giải quyết, rối loạn khí hóa ban đầu sẽ dẫn đến tổn thương thực thể.

Ăn thực phẩm thô

Ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, kể cả loét dạ dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt.

Hạt thô có nhiều chất xơ, sinh tố và chất khoáng, nhất là những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa các chất, cho việc tiêu hóa thức ăn. Hạt thô có nhiều chất chống ôxy hóa quan trọng để bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.

Ăn ngũ cốc thô còn làm giảm tỉ lệ CRP (C-reactive protein), yếu tố biểu thị tình trạng viêm trong các chứng viêm nhiễm mãn tính.

Ăn thực phẩm thô không chỉ giúp kích thích tiêu hóa, kháng viêm, tăng cường sức đề kháng mà còn có thể chống stress, dễ tạo tâm lý cân bằng do hàm lượng những sinh tố nhóm B, sinh tố C, E, chất khoáng magnesium, selenium có nhiều trong ngũ cốc thô hoặc rau quả.

Ngoài ngũ cốc thô, người bệnh có thể ăn thêm một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt hạnh nhân để được cung cấp thêm chất đạm và nhiều acid béo omega 3 hữu ích cho hoạt động của não và sự ổn định tâm lý.

Ngoài ra, thường dùng chuối xanh dưới hình thức rau trộn trong các bữa ăn cũng là một liệu pháp bổ sung tốt cho trị viêm loét dạ dày. Chuối xanh có những hoạt chất có tác dụng kích thích sự phát triển của những tế bào màng nhầy ở thành trong dạ dày.

Lớp tế bào này tăng sinh nhanh chóng để chống loét hoặc hàn gắn vết loét đang tồn tại.Đông y có cách dùng chuối xanh trị bệnh dạ dày như sau: Chuối xanh phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp, tán bột, bỏ vào lọ đậy kín. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 8 g.

Không nên uống nước súp trong bữa ăn

Để tránh làm loãng các loại dịch tiêu hóa cũng như các vi chất dinh dưỡng có sẵn trong hạt thô, không nên uống nhiều nước súp, nước canh trong bữa ăn. Bù lại, cách xa bữa ăn có thể uống thêm nước trái cây hoặc ăn thêm canh súp.

Uống nước ép hoa quả có tác dụng điều hòa sự co bóp ở dạ dày và kích thích sự tái tạo các tế bào màng nhầy để chữa vết loét. Người bị loét dạ dày không nên ăn quá no, tránh ăn nhiều thịt hoặc những thức ăn chiên, xào có nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa.

Ăn thức ăn nhanh hoặc thực phẩm công nghiệp có lượng chất béo bão hòa cao có thể làm gia tăng ngay các triệu chứng bệnh lý liên quan đến stress như khó tiêu, đầy bụng, căng thẳng, tim đập nhanh.

Lương y Võ Hà

15 tháng 2, 2010

Dưa hấu siêu nặng 59.25kg


Tại Hội chợ Chế biến và lưu thông nông sản Trung Quốc 22/11/2009, quả dưa hấu vua đã thu hút sự chú ý của tất cả khách tham dự bởi kích thước và cân nặng vô cùng ấn tượng.

Thông thường dưa hấu chỉ nặng khoảng hơn 3kg, nhưng quả dưa hấu của bác nông dân Zeng Fansheng nặng những... 59.25kg. Không những thế, kích thước của nó cũng thuộc hàng khổng lồ.

Trong 3 ngày diễn ra hội chợ, rất nhiều loại nông sản đặc biệt cũng như những kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực trồng trọt chăm sóc cây trồng đã được trình làng. Và bác Zeng, chủ nhân của trái dưa siêu bự cũng có cơ hội giới thiệu với các vị khách về kỹ năng trồng trọt của mình (mà thành quả là những loại quả nặng "khủng khiếp" như quả dưa hấu này).

Theo K14

13 tháng 2, 2010

Món đơn giản : RAU CỦ CẢI XÀO HỖN HỢP



Thay vì những món ăn cầu kỳ, tốn nhiều thời gian, bạn hãy vào bếp thực hiện vài món xào đơn giản, dễ làm nhưng vẫn đảm bảo được nguồn dinh dưỡng cho bữa cơm gia đình.

RAU CỦ CẢI XÀO HỖN HỢP

Nguyên liệu:

● Ngô bao tử ( baby corn - tươi tốt nhất ) : 150g, giá đỗ: 150g, củ cải:150g, bắp cải:100g, ớt đỏ: 1 quả, hành lá: vài cây, tỏi khô: 1 củ.

● Dầu ăn, hạt nêm.

Cách làm:

Ngô bao tử rửa sạch, miếng to chẻ dọc làm đôi, chần qua nước sôi; giá đỗ rửa sạch, để ráo; củ cải cạo vỏ, thái khoanh; bắp cải rửa sạch, thái vụn; ớt đỏ bỏ cuống, thái lát vòng; hành lá nhặt rửa sạch, thái đoạn; tỏi khô bóc vỏ, giã dập.

Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm tỏi, cho củ cải và ngô bao tử vào xào trước, sau đó cho lần lượt bắp cải và giá đỗ vào xào cùng.

Nêm gia vị vừa ăn, rắc hành lá, tắt bếp, dọn món xào ra đĩa và bày vài khoanh ớt đỏ lên trên đĩa xào.

11 tháng 2, 2010

Mắm ruốc xào chay 1 + 2 và Ruốc xả chay

Mắm ruốc xào chay 1

Vật liệu :
1 hủ tương hột nhỏ
1/2 hủ tương hột xay
3 muỗng đầy bơ đậu phọng
1 củ gừng nhỏ băm nhuyễn
vài cây xả + ớt trái tươi đỏ bằm chung cho nhuyễn
đường cát
cách làm :
Cho dầu vào nồi phi vàng xã + ớt bằm thì cho gừng vào xào cho đến khi xả ớt vàng thơm cùng với mùi gừng thì cho 2 loại tương hột vào trộn đều với lửa nhỏ,cho nhiều đường vào nếm mặn ngọt vừa khẩu vị,đợi sôi cho hỗn hợp trên đặc và đường thấm vào tương,sau cùng cho bơ đậu phọng vào trộn đều lên,nêm nếm lại lần nữa ,nấu khoảng thêm 10'''' nữa thì tắt lửa.
Để thật nguội cho vào hủ để trong tủ lạnh ăn dần. Khi ăn kèm dưa leo + đậu phọng rang nguyên hột rất ngon.

Mắm ruốc xào chay 2

Vật Liệu :
1 hủ chao chùa nhỏ
1 hủ tương hột nhỏ xay nhuyễn
xả + Ớt trái bằm
poireau băm nhuyễn
Sauce cà chua một muỗng canh
Gia vị : dầu ăn,tiêu,đường,bột ngọt
Cách làm :
Bắc chảo dầu khử poireau ( tõi tây ) cho vàng thơm,xong cho xả + ớt bằm nhuyễn vào xào cho vàng thơm thì cho tương hột xay nhuyễn + Chao tán nhuyễn vào + sauce cà chua + chút nước lã cho đừng đặc quá, nêm nhiều đường + chút bột ngọt cho vừa ăn , xào một chút là xong.
Món này ăn kèm dưa chuột với cơm nóng là hết xẩy

Ruốc xả chay

Vật Liệu :
5 miếng đậu phụ loại cứng chưa chiên
3 cây xả lớn
200gr đậu phọng khô hoặc tươi
1 hủ chao chùa nhỏ
2 muỗng canh vun đường
2 muỗng canh dầu ăn
1 muỗng canh xì dầu
gia vị : Tiêu,ớt bằm,bột ngọt, tỏi tây ( củ leek phần trắng )
Cách Làm :
- Xã rửa sạch bỏ đuôi bằm nhuyễn
- đậu phọng khô ngâm nước cho nở rồi đâm nát ( đậu tươi thì không cần ngâm )
- đậu phụ luộc sơ để ráo nước rồi bóp nhuyễn
Cho dầu ăn vào nồi đợi nóng thì cho tỏi tây bằm nhuyễn vào xào thơm,kế đến cho xả + ớt bằm vào đảo cho vàng ,xong cho đậu phọng rồi đến đậu phụ bóp nhuyễn vào + 1 hủ nhỏ chao chùa + xì dầu + đường + bột ngọt vào, xào cho đến khi khô là được . Món này ăn với cơm nóng hay nguội đều ngon.


Theo CuocSongSo.Com

10 tháng 2, 2010

Ăn dâu tây giúp giảm mỡ máu


Các nhà nghiên cứu của trường ĐH Toronto đã công bố một nghiên cứu mới về tác dụng của dâu tây đối với cholesterol.

28 người có mức cholesterol trong máu cao đến mức phải thực hiện chế độ ăn kiêng đã tham gia vào nghiên cứu. Một nửa trong số này uống 3 tách dâu tây tươi mỗi ngày trong 30 ngày liên tục và một nửa còn lại ăn bánh mỳ lúa mạch.

Kết thúc quá trình ăn kiêng, nhóm ăn dâu tây duy trì được mức cholesterol thấp và cũng giảm được lượng cholesterol LDL bị ôxy hóa. Nếu thừa, cholesterol LDL (xấu) sẽ gây hại cho các mạch máu và sẽ còn nguy hiểm hơn nữa nếu nó bị ôxy hóa. Các chất chống ôxy hóa trong dâu tây đã giúp giảm các gốc tự do gây ôxy hóa trong cơ thể.

Phát hiện này một lần nữa chứng minh rằng dâu tây, một trong những loại quả mọng giàu chất chống ôxy hóa, rất quan trọng đối với chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tật.

Theo MonNgon

9 tháng 2, 2010

Hành trình món dưa hành trên mâm cỗ Tết của người Việt


Bên cạnh những món ăn ngon và hấp dẫn, trên mâm cỗ Tết của người Việt còn có một món dân dã- giản dị, đó là món dưa hành. Trải qua thời gian lịch sử hàng nghìn năm, bằng hương vị khó quên của mình, dưa hành đã qua tay bao nhiêu thế hệ các bà, các mẹ trở thành món ăn mang hồn dân tộc Việt.

Hành trình đầy ý nghĩa của món dưa hành

Dưa hành, món ăn tưởng chừng giản dị lại là một trong những yếu tố địa- văn hóa của dân tộc Việt. Nước ta thuộc xứ nhiệt đới nóng ẩm, đã tạo nên nền ẩm thực đặc trưng của cộng đồng người Việt trên đất nước Việt Nam ưa thích những món ăn chua, mát ít nhiều có tác dụng giải nhiệt, trong đó có những món như dưa muối hay canh chua.

Tùy thuộc nguyên liệu chính và cách chế biến, mà có hàng trăm kiểu loại dưa muối, nhưng xét về phương thức muối, dưa muối thường được làm theo hai dạng chính là dưa muối xổi (dưa góp) thời gian ngắn, tương đối ít chua thậm chí vẫn còn cay, hăng, thường được sử dụng ngay trong ngày; và loại dưa muối mặn (dưa ghém hay dưa muối nén) có thời gian muối lâu hơn và sử dụng dài hạn hơn.

Dưa muối sử dụng rất đa dạng các loại rau, củ, quả được trồng hoặc mọc hoang dại, phối trộn với muối theo một tỉ lệ nhất định theo kinh nghiệm của người ẩm thực không quá mặn (khiến dưa bị khú hỏng, không chua), cũng không quá nhạt (khiến sản phẩm bị chua quá nhanh và chóng hỏng).

Trải qua thời gian lịch sử hàng nghìn năm, bằng hương vị khó quên của mình, dưa hành đã qua tay bao nhiêu thế hệ các bà, các mẹ trở thành món ăn mang hồn dân tộc Việt.

Những biến thể của dưa hành

Một số vùng miền Trung Việt Nam (như Nghệ An) còn sử dụng xơ và múi mít xanh để làm món nhút, một sản phẩm dạng dưa muối chua, nổi tiếng là nhút Thanh Chương.

Ẩm thực Miền Nam Việt Nam lại rất thịnh hành các loại quả chua (như xoài xanh, cóc xanh) bằm, trộn với ớt bột hoặc ớt tươi, đường, tỏi v.v. để tạo món tương tự như dưa chua, dùng rất ngon trong các bữa ăn như một đồ nhắm rượu.

Ngoài ra, một số vùng miền ở Việt Nam còn làm các loại mắm với sự kết hợp của các nguyên liệu như củ kiệu hoặc đu đủ xanh xắt lát mỏng, trút vào lu, hũ để tạo chua.

Món kim chi cải thảo, một trong số hàng trăm món kim chi của nền ẩm thực Triều Tiên cũng được làm theo kiểu Việt để trở thành một biến thể của dưa muối chua.

Cà pháo muối chua ăn kèm với canh rau ngót hay rau muống luộc chấm tương. Xu hào, đu đủ xắt lát thật nhỏ trộn chua là thành phần không thể thiếu của món bún chả Hà Nội. Bông điên điển muối chua nấu canh , dưa chua cải bẹ hầm v.v.

Dưa muối chua có thể được ăn như một trong những món rau trên mâm cơm thường nhật. Ngoài ra, nhiều loại dưa chua được sử dụng ăn kèm với một món ăn khác hoặc sử dụng trong những ngày lễ đặc biệt: Tết Nguyên Đán thường có dưa hành củ; các loại cà rốt, xu hào tỉa hoa muối xổi.

Theo Vitinfo

8 tháng 2, 2010

Quả dâu tây tình yêu ( Ngày tình yêu năm nay 2010 vào ngày mồng 1 Tết ... chúc các bạn thật nhiều hạnh phúc )



Để chuẩn bị cho ngày lễ tình nhân năm nay, những người nông dân tại Autralia sắp tung ra thị trường những quả dâu tây hình trái tim đầu tiên trên thế giới.

Josh Engwerda, một kỹ sư tốt nghiệp từ Melbourne, đã có ý tưởng sử dụng một khuôn hình trái tim để gắn vào những quả dâu tây. Ông đã hợp tác với một nông dân ở Hillwood, phía bắc Launceston, để thực hiện ý tưởng này.

Theo Engwerda, ý tưởng lãng mạn này nảy sinh khi ông đang làm vườn. “Tôi đọc báo thấy những quả dưa hấu hình vuông tại Nhật bán rất chạy. Và khi chăm sóc những quả dâu tây, tôi nghĩ rằng mình có thể áp dụng. Tôi thử làm một quả dâu tây hình trái tim để gây ấn tượng với bạn gái, nhưng lúc đó chưa thực hiện được”, Engwerda cho biết.

David Warren, chủ nông trang dâu tây tại Hillwood cho rằng đây là một ý tưởng hay và những quả dâu tây hình trái tim sẽ thu về nguồn lợi nhuận lớn.

David Warren nói: “Tôi nghĩ rằng những quả dâu tây hình trái tim chắc chắn sẽ thu hút khách hàng vào ngày lễ tình nhân sắp tới. Những quả dâu này là món quà các bạn gái rất thích”.

Tạo ra những trái cây có hình dạng theo ý muốn là ý tưởng đầu tiên tại Nhật Bản với những quả dưa hấu hình vuông. Năm ngoái, một nông dân ở Trung Quốc đã giới thiệu những quả lê có hình giống hệt đức Phật đang ngồi thiền.

Theo ABC

7 tháng 2, 2010

Chả quế chay




Cách làm nhen, cảm ơn tracy trần

- 1 package đậu hủ ky kho^ cắt nhỏ xuống cở độ bàn tay.

- 1-1/2 muối

- 3 Tbsp dầu ăn (cho tí poireau vô phi cho dầu thơm - gạn ra lấy dầu thôi)

- 1 tsp muối (hay bột nêm chay)

- 1 tsp đường

- 1/2 tsp bột quế (thích đậm bột quế như hình minh họa của ròm thì cho 1 tsp)

- tiêu sọ trắng để nguyên hột và ít tiêu đen giả hạt to

1) Cho 1 nồi nước cở 5 cups + 1-1/2 tsp muối cho sôi lên trên bếp. Tắt lữa, cho đậu hủ ky vào, dùng đũa quậy cho ngâm hẵng vào nước nóng. Để đó 15 phút cho đậu nở.

2) Đổ đậu hủ ky ra 1 cái rá dùng thìa chà cho ra nước. Và để cho rỉ tiếp nước 15 phút. Sau đó đem ra trộn dầu, muối, đường, và bột quế, tiêu cho vừa ăn. Dầu nhiều hơn 3 muỗng cũng được vì làm cho món chả khỏi bị khô.

3) Gói: kéo 1 miếng nylon wrap để xuống bàn, lót lên 1 miếng lá chuối sạch sớ ngang, và thêm 1 miếng lá chuối nữa sớ dọc lên. Nếu không có lá chuối dùng giấy nhôm thay thế vậy. Chia đậu hủ ky ra làm 2 phần (khoảng 12 oz. each) để lên lá chuối (giấy nhôm) nén, cuộn chặt, túm 1 đầu, đầu kia mình nén đậu hủ ky xuống xếp cho đẹp rồi quay làm đầu kia, cũng nén rồi xếp. Dùng dây nylon tước ra cột hay là dùng dây cotton chỉ cũng được.

4) Cột chặt xong là dùng tăm nhọn xăm chung quanh 1 đầu cây chả, bắt đầu nén bóp cho ra nước bên trong. Xoay đầu kia cũng xăm và nén.

5) Tiếp bọc tháo dây ra bọc thêm 1 lần nylon wrap kỳ này lại chặt tay hơn, lại tiếp tục cột rồi xăm và bóp cho ra nước. Cứ thế gói 3 lần nylon wrap...Lần cuối bó thật chặt cho vào xửng hấp 40 phút.

6) Đem ra để rổ dựng đứng cây chả lên. Qua đêm rồi mới cho tủ lạnh ngày hôm sau qua nữa buổi trong tủ lạnh chả sẽ chắc cứng mới ngon.

Theo Tu Dang's Mummy site

6 tháng 2, 2010

Bánh Chưng Chay ( theo GócBếp.Net )


Nguyên liệu:

Ruột Bánh:
- 5 cân Anh (10 chén) nếp dẻo (có thể dùng hiệu Hoa Hồng của Nhật)
- 2 muỗng cà-phê muối
- 10 giọt màu thực phẩm xanh lá cây (tùy thích)

Gói bánh:

- 3 xấp lá chuối (nếu không có lá tươi, có thể mua loại đông lạnh)
- Dây cột bánh
- Khuôn bánh vuông (bằng gỗ hay bìa cứng, có 4 thành nhưng không có mặt 2 bên) – Có thể dùng hộp kem vuông, lấy 4 thành, chiều cao khoảng 6 phân. Nếu bạn khéo tay có thể gói vuông đều được thì không cần khuôn.

Nhân:
- 2 gói (4 chén) đậu xanh không vỏ
- ½ chén dầu ăn (cho béo)
- 1 muỗng cà-phê muối
- 1 muỗng cà-phê bột nêm thảo mộc
- 1 muỗng cà-phê tiêu (quan trọng)

Chuẩn Bị:

{Nếp vo sạch, ngâm 6 tiếng đồng hồ cho mềm. Khi nếp nở, vớt ra cho ráo nước. Trộn 2 muỗng cà-phê muối, xốc cho thật đều. Có thể pha màu thực phẩm để có màu cho đẹp (nhưng không cần thiết).

{Đậu xanh ngâm 2 tiếng đồng hồ, nấu chín, tán nhuyễn. Trộn đều với dầu ăn, muối, bột nêm thảo mộc, tiêu. Chia làm 12 phần, nắn thành hình vuông, mỗi cạnh khoảng 6 phân, bề dày khoảng 1 phân.

{Lấy lá chuối xả đá, rửa sạch, dùng khăn lau khô. Cắt bỏ những chỗ héo, đen. Cắt thành những miếng như tờ giấy học trò (khoảng 25 phân – 30 phân mỗi chiều). Cắt sẵn 12 sợi dây cột bánh, mỗi sợi dài khoảng 1 thước.

Cách Làm:

{Xếp lá chuối lên mặt bàn sạch (mặt màu đậm phía dưới). Đặt khuôn lên lá chuối. Lót thêm lá chuối chính giữa lòng khuôn, sao cho phủ kín đáy và chung quanh thành khuôn. Cho 1 lớp nếp vào khuôn (khoảng ⅔ chén), trải đều khắp 4 góc. Sau đó, cho 1 phần nhân đậu xanh lên. Cuối cùng, cho 1 lớp nếp lên trên, phủ kín. Ép bìa lá ngoài thành khuôn để bánh không hở chỗ nào. Lấy khuôn ra bằng cách nhẹ nhàng và từ từ kéo khuôn về phía vai, chận nếp lá để lá không bong. Xếp lá bên ngoài thành khuôn lại. Dùng dây cột lại thật chặt 4 chiều như gói quà. (Nhớ đừng cột chặt quá vì nếu vậy, khi bánh nở ra sẽ có dấu ấn vào dây, không được đẹp.)

{Xếp bánh vào nồi nước. Kê sẵn nhiều lớp lá trong nồi để có mùi thơm, vặn lửa cao. Nước xăm xắp. Khi nước sôi thì bớt lửa. Lúc nào cũng giữ cho nước sôi đều và phải đậy nắp. Khoảng 2 tiếng lại mở ra thêm nước sôi vào để nước trong nồi luôn được xăm xắp. (Dùng nước sôi để bánh được chín đều; nếu dùng nước lạnh thì bánh sẽ sượng.)

{Theo kinh nghiệm, bánh nhỏ nấu khoảng 6 – 8 tiếng là chín. (Nếu là bánh lớn, cần phải nấu lâu hơn, từ 8 đến 10 tiếng đồng hồ.) Sau khi bánh chín, vớt ra. Rửa bánh trong 1 nồi nước lạnh cho lớp nhựa hết dính vào lá, để bánh có thể giữ được lâu. Để bánh lên mặt phẳng, ép 1 – 2 tiếng cho nước ra hết, bánh sẽ ráo và giữ được lâu. Không nên ép lâu quá, bánh sẽ cứng. Bánh chưng chay có thể giữ được hàng tháng nếu rửa sạch và ép cho ráo nước.

5 tháng 2, 2010

Bánh chưng lá sen chay


Trong tiếng mõ gõ lốc cốc buổi sớm mai, thấy sắc hồng của đào, vàng cam của quất, và trắng tinh khiết của mai. Sân sau, vườn lan trổ một vài nhành khoe sắc. Trong ban thờ chính, giữa khói hương nghi ngút bày mâm ngũ quả bên hộp mứt Tết. Đã nghe phảng phất hương xuân Việt.

Đón năm mới, các ngôi chùa lúc nào cũng đông vui nhộn nhịp khách thập phương đến lễ bái và vãn cảnh. Các nhà sư không được tĩnh tại ngày 3 buổi tụng kinh mà cũng bị cuốn vào chuỗi ngày tất bật với một loạt công việc chuẩn bị đón khách thập phương lên chùa lễ Phật đầu năm.

Ngày 24 âm lịch, theo phong tục chung, nhà chùa cũng gói bánh chưng, nhưng là bánh chưng chay. Cũng gạo nếp vo kĩ trắng tinh, đỗ xanh xát vỏ đãi cẩn thận. Nhưng bí quyết món bánh chưng chay của nhà chùa lại nằm ở nhân bánh. Đỗ xanh đồ chín tới, vàng tơi trộn với nấm hương được xao tẩm kĩ.

Xin giới thiệu cùng độc giả cách thức làm "bánh chưng lá sen chay" thêm chút gia vị cho mâm cơm thờ cúng gia tiên ngày tết.

Nguyên liệu: 1kg nếp, 1/2 lon nước cốt dừa, 1 gói hột sen trắng, 1 gói hạt dẻ, 1 chén đậu xanh không vỏ, 1 cái bông rong biển trắng, 5-6 nấm đông cô, ít gừng , muối, tiêu, ngũ vị hương và nước tương, dầu mè, tí dầu hào chay,- 6 lá sen cắt bỏ cuống.

Cách Làm:
- cho 1 tí ngũ vị hương vào dầu nóng cho bốc mùi thơm, muối, nước cốt dừa, trộn điều với nếp ngâm 1 đêm cho thấm gia vị
- hột sen, hạt dẻ, đậu xanh ngâm 1 đêm
- cho hạt dẻ vào nồi hấp nấu xôi khoảng 15 phút, cho hột sen vào nấu chung cho tới chín, trong khi đó cho đậu xanh vào nôì hấp lên trên, khi hạt dẻ chín thì đậu xanh củng vừa chín.
- bông tuyết bỏ cùi, tách ra từng miếng nhỏ
- đông cô cắt sợi, đậu chín, chất bỏ nước
- cho vào chảo 4 muỗng dầu ăn cho, chờ nóng cho ít gừng, 1/2 muổng cafe ngũ vị hương vào cho thơm, cho đông cô xào sơ, cho hạt dẻ, hạt sen, bông tuyết vào xào chung cho nóng, nêm muối, tiêu, nước tương, tí dầu hào chay , dâù mè. nêm lại cho vừa ăn, hơi mặn thì vị ăn ngon hơn.
- cho nước sôi vào nồi lớn để luộc bánh chưng, cho lá sen luộc sơ cho mền lá, mổi lá cắt làm hai
- thoa dầu lên phía mặt lá, cho 1 lớp nếp trên mặt lá sen, kế tiếp cho nhân hạt thập cẩm xào vào và đậu xanh, cuối cùng là một lớp nếp lên trên mặt nhân.
- xếp lại thành bốn góc đều đặn, dùng dây cuộc chặt bánh lại cho vào nồi nước sôi luộc khoảng 50- 60 phút.
- bánh chín là để nguội, ăn vừa dẻo và thơm thơm lá sen với mùi mặn mà của hạt nhân, nhai sần sực giòn giòn của bông rong biển trắng
Đem nếp ướp xong gia vị, thì trước khi gói thì cho nếp xào xơ với dầu thì còn thơm ngon nửa và lẹ chín hơn.... muốn hấp dẫn hơn nửa thì cho ham chay hoặc thịt bò chay ( ăn sần sực ) nhớ kho với nước tương cho hơi mặn.
Hương thơm của nấm quyện với hương thơm của đỗ bốc lên ngào ngạt. Chính những sợi nấm hương vừa thơm vừa đằm làm cho chiếc bánh chưng không thịt mỡ dưa hành tuy nhã đạm nhưng vẫn có một nét duyên riêng đậm đà hương vị.

(VITINFO biên tập)

4 tháng 2, 2010

Gói Bánh Chưng Chay ( Tác Giả: CHANTHIEN MY )


Nguyên Liệu:
9 chén nếp
3 gói đậu xanh cà
1 cây ham chay
4 café bột nêm chay
4 café muối
3 café đường cát
2 café nước mắm chay
3 tép tỏi (bầm nhuyển)
2 cái cũ hành hương (bầm nhuyển)
1 café tiêu
2 talbespoon dầu ăn
2 xấp lá chuối (rữa sạch lau khô)

Cách Làm:

Vo sạch nếp ,cho 2café muối ngâm 24 hrs , xả nứơc lạnh , để lên rổ cho ráo nuớc , trộn đều với 1 café muối

Đậu xanh vo sạch ,ngâm qua đêm rồi xã nước ,cho 1 café muối vô đậu để 30 phút ,rồi đem xã nước cho hết bọt , hấp đậu chín , tán nhuyển lúc đậu còn nóng , cho 3 café bột nêm,2 café đường , 2 tablespoon dầu ăn trộn cho đều

Ham chay thái độ dày 3/4 in ướp vói cũ hành ,tỏi,tiêu , 1café bột nêm, 1 café đường ,nước mắm chay để qua đêm , bắt chảo nóng chiên ham sơ qua cho thơm , đừng chiên vàng

CTM xài khuôn 5x5x 2.5 loại khuôn đóng xôi .(Thanks sis LTC cách gói bánh chưng )

Cắt lá chuối vừa khuôn , xếp góc lót vào khuôn , cho 1/2 chén nếp ,1/2 ché đậu , một miếng ham chay , 1/2 chén đậu,sau cùng 1/2 chén nếp ( nếu muốn ăn đậu nhiều thì cho 3/4 chén đậu )

Dùng dây nylon cột lại ,thêm một lớp giấy foil ở ngoài .

Nấu nước sôi ,cho bánh vào nấu , nhớ châm nước sôi vô bánh cách khoảng 2 hrs , nấu 10 hrs là bánh chín . vớt bánh ra ,thả vô thau nước lạnh , lấy bánh ra sắp lên tấm thớt rồi dằn bằng thau nước nặng khoảng 6hrs là được

Công thức này gói đuợc 9 cái bánh chưng chay ,một cái nặng 2 1/2 pound .

Chúc làm bánh chưng chay thành công trong dịp đón Xuân về

3 tháng 2, 2010

Bắp cãi làm chua + Bắp Cãi Muối Xổi + Gỏi Bắp Cải


- 1 Bắp cải khoảng 300g
- 2 hay 3 cũ cà rốt
- Nếu thích 1 bó hẹ, hay hành lá ( rữa sạch cắt khúc độ 3 cm )
- Muối, dấm trắng, đường ( 1 phần dấm 6 phần nước lạnh)
- 1 củ gừng nhỏ
- 1 củ hành tím
- Bạn chỉ cần tách từng lá bắp cải, rửa sạch, vẩy ráo, xếp chừng hai ba lá chồng lên nhau, cắt ngang thành dạng sợi nhỏ.
Thêm gừng củ cắt sợi, hành tím cắt lát mỏng với phân lượng chừng
300gr bắp cải
+ 1 muỗng súp gừng cắt sợi
+ 2 muỗng súp hành. Nếu thích vị hăng nồng nhẹ thì dùng thêm lá hẹ cắt khúc ngắn, thích vị ngọt thì thêm cà rốt cắt sợi với phân lượng 4 phần bắp cải
+ 1 phần ớt xắt sợi

- Pha dấm đường:
Tùy chất luợng và độ chua của dấm mà bạn đang có, pha loãng một phần dấm với 5 - 6 phần nước lạnh hoặc ít nhiều tùy khẩu vị cho hỗn hợp vừa chua nhẹ rồi thêm ít đường vào từ từ, khuấy đều cho có thêm chút ít vị ngọt thôi, sau cùng cho vào chừng góc muỗng cà phê muối. Ngâm bắp cải trong hỗn hợp dấm đường qua chừng 2 giờ ăn được, sau đó cho vào tủ lạnh có thể để qua 3 ngày, khi ăn vớt ra để ráo dấm đường. Ăn kèm trong các món mặn như là món rau rất ngon và bắt cơm nhé

Theo Nusinh.Com

Muối Xổi:

Cách làm chua nhanh những loại rau củ tươi thân mềm như bắp cải, hẹ, giá, cần, rau muống… Sử dụng chỉ một loại rau củ hoặc phối hợp hai, ba loại khác nhau tùy khẩu vị riêng. Tuy nhiên đã có những cách phối hợp có thể gọi là “kinh điển” của bếp Việt, dễ thích hợp mọi khẩu vị như dùng bắp cải chung với cần – giá, hẹ và cà rốt...

1. Bắp cải, cần: Bắp cải cắt sợi ngắn, ngang chừng nửa phân, nếu lấy cả cuống lá thì cắt mỏng phần cuống. Gỡ cho tơi lá bắp cải ra chứ đừng để dính lại. Cần lấy phần cọng cắt khúc ngắn chừng 5 phân, tùy thích dùng lá cần hay không. Nếu thích thì dùng thêm cà rốt cắt sợi ngắn. Sử dụng 5 phần bắp cải, 1 phần cần , ½ phần cà rốt là vừa.

2. Giá, hẹ lá: Giá tùy ý ngắt bỏ rễ, lá hẹ cắt bỏ gốc cứng, cắt ngắn chừng 3 phân. Tùy thích dùng thêm cuống lá của lá rau muống và phần ngọn non ngắt khúc ngắn hoặc cà rốt cắt sợi.

Lưu ý cà rốt dùng dao mỏng cắt thành lát mỏng rồi cắt lại thành dạng sợi thì cà rốt mới giòn, nếu dùng bàn bào để bào sợi, cà rốt sẽ rất mềm.

3. Hỗn hợp giấm đường: Muối xổi cho ra thành phẩm chỉ dùng ăn trong khoảng nửa ngày cho đến 1 ngày sau là nhiều cho nên các bà nội trợ Việt Nam thường chỉ làm mỗi lần với một ít vật liệu và dùng một cái tô, cái thố để lường. Thí dụ: ¼ cái bắp cải khoảng nửa kí, 50 gram cần. Sau khi cắt nhỏ chứa được 1 tô thì chỉ cần 1/3 tô hỗn hợp giấm đường là đủ. Nên chọn giấm gốc thực vật như giấm nho, thơm, giấm gạo…Tùy độ chua của giấm bạn đang có – điều này không thể hàm thụ được – pha từ từ nước lọc với giấm - thí dụ: ½ lít nước lọc, cho giấm vào từng ít một cho đến khi có độ chua phải hơi đậm một chút, nếu không sẽ khó thấm vào rau củ - rồi cho vào 1 đến 2 muỗng cà phê đường sẽ có tác dụng làm cho hỗn hợp giấm nước vẫn chua nhưng không nồng gắt, sau cùng là thêm vào ¼ muỗng cà phê muối sẽ làm cho hỗn hợp đậm đà hơn. Tưới đều hỗn hợp vào bắp cải, cho vào tủ lạnh nếu thích, cứ nửa giờ lại đảo đều tay, qua khoảng 2 -3 giờ sau là có thể dùng được.Khi ăn, nhấm thử xem vị chua có thấm sâu vào bắp cải không để rút kinh nghiệm gia giảm giấm nước cho lần sau. Nên sử dụng chỉ một loại giấm để có thể pha cho quen tay.

Nói thêm:

Những hàng quán, tiệm cơm bình dân ở Sài Gòn chẳng hạn. Để kinh doanh cho có lợi, họ thường dùng nước muối pha loãng chỉ vừa nhân nhẩn mặn là chính rồi mới thêm vào ít giấm để có thêm vị chua nhẹ và ngâm rau củ chìm hẳn trong hỗn hợp này. Cách làm này giúp cho các thứ giá, hẹ, bắp cải… chỉ qua nửa ngày là chua nhanh nhờ giấm và có thể để lâu qua đến 3 - 4 ngày nhờ muối. Hoặc dùng nước vo gạo, pha loãng ra với nước lọc, đậy kín, để qua 2 đến 3 ngày cho trở chua rồi thêm muối và dùng nước này để ngâm. Nhưng nói chung các loại rau củ thân mềm thì dù có muối cách gì đi nữa, qua ngày sau là không còn giòn ngon nữa cho nên nếu dùng trong gia đình, với những loại rau củ này, nên chọn cách muối nhanh nhất, dễ chế biến theo khẩu vị riêng của mình nhất. Việc thêm bớt những loại rau trái có vị cay như ớt, tỏi, tiêu xanh…vv…làm chua chung với những loại rau củ thân mềm là tùy riêng của mỗi người.

Theo EmVaTho.Com

Gỏi Bắp Cải
Vật liệu:

1 bắp cải lấy phần lỏi non bên trong
2 miếng tàu hủ trắng
½ củ hành tây
1 trái chanh lớn
2 muỗng canh đường cát
½ muỗng cà-phê muối
100 g đậu phộng
2 muỗng canh dấm
2 muỗng nước cam
Ớt đỏ, rau thơm

Thực hiện:

Bắp cải lấy phần thật non bên trong, bào mỏng, ngâm nước rửa sạch, rồi vớt ra để ráo nước
Tàu hủ chiên vàng rồi xắt lát
Củ hành bào mỏng bỏ vào dấm ngâm với ít nước, rồi vớt ra để ráo
Trộn cả 3 thứ trên (bắp cải, tàu hủ, củ hành) lại với nhau, rồi cho ra đĩa lớn.
Ðậu phộng rang hơi vàng, đâm dập dập, rắc lên mặt cùng với rau thơm.
Nước chua trộn gỏi:

Chanh vắt lấy nước, cho đường, muối, ớt bầm nhuyễn, và nước cam vào; tất cả khuấy cho tan đều.
Trước khi ăn mới rưới lên đĩa gỏi rồi trộn đều.

theo WebTreTho.com

1 tháng 2, 2010

Ăn nấm Cordyceps để giữ thon thả ở tuổi trung niên



Lần đầu tiên, y học phương Tây đã công nhận tính năng bổ dưỡng của một loại nấm có tên là Cordyceps, được người Trung Quốc phát hiện cách đây 1.500 năm. Chiết xuất từ thảo mộc này có thể giúp người trung niên lấy lại sự cân đối sau nhiều năm phải ngồi nhiều do công việc.

Phát biểu tại một hội thảo của Hiệp hội Sinh lý học Mỹ, các nhà khoa học thuộc trung tâm Pharmanex, California, đã khẳng định nấm Cordyceps có thể nâng cao sức luyện tập, khả năng chịu đựng và làm giảm mệt mỏi ở những người trong độ tuổi 40-70. Nhóm đã phát triển một loại thuốc có tên là CordyMax chứa chiết xuất của nấm Cordyceps và thử nghiệm trên 131 người tình nguyện trong 12 tuần.

Qua đánh giá khả năng luyện tập, sức chịu đựng và những thay đổi trong chuyển hóa của số người này vào các giai đoạn trước, trong và sau khi thử nghiệm, các chuyên gia nhận thấy lượng tiêu thụ oxy ở nhóm dùng CordyMax tăng lên 5,5%, trong khi nhóm dùng giả dược chỉ là 2,2%. Huyết áp tâm trương ở nhóm CordyMax cũng giảm 3,2%. Đồng thời, khoảng thời gian đi bộ quãng đường 1,6 km của nhóm CordyMax cũng giảm 29 giây, trong khi nhóm kia lại tăng nhẹ. Tất cả đều chứng tỏ rằng đã có sự gia tăng về năng suất luyện tập ở những người dùng CordyMax.

Nấm Cordyceps đã được y thuật Trung Quốc coi là một vị thuốc quý cách đây 1.500 năm, sau khi những người chăn gia súc trên dãy Himalaya phát hiện ra sức khỏe và sự nhanh nhẹn của những con vật ăn loại nấm này tăng lên đáng kể. Vị thuốc này trong Đông y được gọi là đông trùng hạ thảo. Vào năm 1993, huấn luyện viên của một đội tuyển nữ đã lập nên một vài kỷ lục mới cũng khẳng định, năng lực thi đấu của các vận động viên tăng lên là nhờ sự luyện tập cao độ và việc sử dụng một loại thuốc bổ có nguồn gốc từ nấm Cordyceps. Y sử Trung Quốc đã nhấn mạnh tác dụng cải thiện chức năng phổi và thận của loại nấm này. Ngày nay, Cordyceps đã có mặt ở hầu hết các nước phương Tây.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Y dược cổ truyền Trung Quốc, tiến sĩ Jidong Wu, công trình của các nhà khoa học Pharmanex rất có giá trị vì vì từ trước đến nay chưa có thử nghiệm khoa học nào chứng minh hiệu quả của nấm Cordyceps.

theo BBC