27 tháng 5, 2011

23 tháng 5, 2011

9 tuổi chơi với cá sấu


Không giống với bạn bè cùng trang lứa, cô bé 9 tuổi Samantha Young có thú vui đặc biệt là chơi đùa với… cá sấu. Người bạn của cô bé là những “sát thủ đầm lầy” có răng sắc nhọn nguy hiểm mà không chỉ bé gái mới cảm thấy sợ sệt khi lại gần. Samantha cho hay em đã tiếp cận với cá sấu từ khi lên 6 và hiện tại vẫn thường xuyên được mời đến công viên Gators Reptile ở Colorado để biểu diễn các kĩ năng khi gặp nguy hiểm với cá sấu.


Growing up on a farm, with 350 alligators has made Samantha Young take up alligator wrestling at a very young age.

The 9-year-old was also inspired by her parents, both professional alligator wrestlers. Samantha began wrestling alligators when she was just 6 years old, but says her father beat her to it, starting the dangerous practice at age 5, after he was bit by one. She admits being scared, at first, but her dad was always there watching over her, ready to intervene if things got out of hand.

Now, this girly version of Crocodile Dundee teaches grown men how to tackle eight-foot alligators, at the Colorado Gators Reptile Park, and has even trained US marines, in this deadly art. She says all you have to do is position yourself on the alligator’s back, in such a way that you have its mouth and neck under your control, then pull its head back and voila, you have yourself a tamed alligator.

Erwin and Lynn Young started their alligator farm, in 1987, when they brought in 100 one-year-old reptiles. As the news spread, people began poking around the gators’ pools, and to avoid any accidents, the Young family began charging people to see the alligators. Nowadays, 25 of the original 100 are still around, and visitors pay $104 for the chance to see Samantha tackle them, and even try it themselves.



22 tháng 5, 2011

Trái cây Trung Quốc qua Việt Nam để cả năm không hư không thúi

Phơi bày 'đẳng cấp' của hoa quả mác 'ngoại' (kỳ 1)
Hầu hết các loại hoa quả bày bán trên địa bàn Hà Nội đều có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng qua những lời mời chào của chủ hàng, chúng lập tức biến thành hàng ‘made in Việt Nam’ hoặc nhập từ Mỹ, Australia...để "hét" gấp đôi, gấp ba giá gốc.

Khi cả thành phố yên giấc cũng là thời điểm chợ Long Biên bắt đầu sầm uất. Đây được coi là chợ đầu mối lớn nhất Hà Thành, nguồn cung cấp chính các loại nhu yếu phẩm cho người dân Thủ đô, đặc biệt là các hoa quả.

Kỳ 1: Đột nhập chợ đầu mối, truy vết hoa quả 'nhập ngoại'

Có mặt tại chợ Long Biên lúc 1h sáng 7/5 vừa qua, hiện ra trước mắt chúng tôi là khung cảnhmua bán huyên náo, nhộn nhịp. Hàng trăm chiếc xe có trọng tải lớn đến vài chục tấn chen nhau đỗ san sát trong khu vực giữa chợ, các loại hoa quả như cam, quýt, lê, táo, dưa... được bày bán la liệt. Phu khuân vác lố nhố đứng ngồi chờ đến phiên chở, số khác đang ì ạch kéo, đẩy chiếc xe cải tiến với những thùng hoa quả chất cao ngất ngưởng sang khu vực phía bên kia gầm cầu Long Biên. Tại đây, xe tải đeo biển các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh đang chất hàng để mang về khu vực tiêu thụ. Không chỉ cung cấp nguồn hàng cho Hà Nội, chợ Long Biên còn phục vụ số lượng lớn hoa quả cho các tỉnh này.
Đến khoảng 3 giờ sáng, những chủ hàng tại Hà Nội mới bắt đầu đi xe máy thồ tới khuân hàng.

Bao bì "chi chít" chữ Trung Quốc
Chỉ đến khi "đeo bám" chợ đầu mối này về đêm thì mới có thể "khám phá" hết sự thật về các loại hoa quả mà trên thị trường đang được gọi là "nhập ngoại". Theo quan sát của Đất Việt, hầu hết các loại quả từ lê, táo, nho, cam, dưa vàng... đều được đóng gói trong những thùng giấy cát tông theo trọng lượng 10 kg, 15 kg hoặc 20 kg. Phía ngoài những thùng này chi chít chữ Trung Quốc.

Description: cid:image002.jpg@01CC148C.A8D378B0

Xe chở hoa quả có trọng tải đến vài chục tấn đang "xả hàng" xuống khu vực chợ Long Biên.

Theo một chủ xe tên Tiến, người có thâm niên “giao thương” hơn 10 năm tại chợ này thì gần như 100% các loại hoa quả đang bán tại Hà Nội đều được lấy từ chợ Long Biên. Người này còn khẳng định, mỗi ngày có hàng trăm tấn hoa quả đổ về đây, nếu vào những ngày rằm, lễ, tết con số này còn lớn hơn nhiều và hầu hết hoa quả đều được nhập về từ Trung Quốc. “Thời buổi bây giờ chỉ buôn hàng Trung Quốc mới có lãi thôi em ạ, hàng miền Nam vừa đắt hơn lại nhanh hỏng, không để được lâu như hàng Tàu”, anh Tiến tiết lộ.

Description: cid:image003.jpg@01CC148C.A8D378B0

Hầu hết đều là hàng "nhập ngoại" từ Trung Quốc.

Vào vai một người muốn mua hoa quả về bán rong, tôi tiếp cận “làm giá” với một vài chủ hàng mới thấy, các loại hoa quả tại đây có giá khá “mềm”. Dưa vàng được bán phổ biến 22.000 đồng một kg, lê vàng 240.000 đồng một thùng 20 kg. Táo có hai loại, một loại 170.000 một thùng 15 kg và một loại có mẫu mã đẹp hơn đều được các chủ hàng ra giá 310.000 đồng một thùng 9 kg. Chị Thơ, một phu khuân vác tại đây cho biết, giá đó là còn khá cao, vì dịp này đang khan hàng, có nhiều thời điểm giá còn rẻ hơn nhiều.
Khi tôi hỏi những loại hoa quả này có phải được nhập về từ Trung Quốc hay không. Một chủ hàng cười khẩy: “Không hàng Trung Quốc thì hàng gì, cứ mua về mà bán, lúc bán thì nó thành hàng gì là do tài của người bán”.

Hóa kiếp thành hàng "xịn", hét giá ngất trời

Sáng hôm sau, dạo quanh các sạp hoa quả lớn nhỏ trên địa bàn Hà Nội, tôi giật mình khi những loại hoa quả Trung Quốc được bày là liệt tại chợ Long Biên tối qua lập tức được những người bán hàng biến thành hàng ‘made in Việt Nam’ hoặc "xịn hơn" là nhập từ Mỹ, Australia...để hét giá cao gấp đôi, gấp ba giá gốc.
Cùng một loại dưa vàng, chủ sạp hàng trên đường Hoàng Văn Thái “quảng cáo’ là dưa Mỹ, còn một chị trên đường Đại La lại một mực khẳng định với người mua là dưa miền Nam, Việt Nam nhưng đều được bán với giá 40.000 đồng một kg.
Loại táo có giá 170.000 đồng một thùng 15 kg (khoảng 11.000 đồng/kg) tại chợ Long Biên, khi ra các sạp hàng được “hét” 35.000 đồng/kg. Còn loại khoảng 32.000 đồng một kg tại chợ Long Biên lập tức trở thành táo “nhập ngoại” từ Mỹ, Úc được bán với giá 60.000 đồng một kg, có nơi 100.000 đồng một kg. Chủ hàng bán giá 60.000 đồng một kg còn kể khổ: “Loại này chị nhập vào đã 55.000 đồng/kg rồi, trời nắng nóng thế này chị mới bán giá đó, chứ bình thường phải 65.000 – 70.000 đồng/kg.

Lời thú nhận 'kinh hoàng' của lái buôn trái cây 'ngoại' (kỳ 2)
Vào vai một người đi lấy buôn trái cây về bán, phóng viên (tôi) hoảng hồn khi biết được tem, mác 'ngoại' mua 30.000 đồng cả 'xấp', còn hoa quả... cả tháng, cả năm vẫn 'tươi roi rói'.
Đúng 2h sáng 12/5, tôi tiếp cận xe tải chất đầy các thùng lê, táo "chi chít" chữ Trung Quốc ở ngay khu vực giữa chợ, thì bắt gặp người đàn ông đang ngồi trên xe hút thuốc, còn người phụ nữ khoảng trên 40 tuổi, nói giọng địa phương ngồi phía dưới, trước vài thùng lê, táo đã mở nắp để “chào hàng”. Trên mỗi loại hoa quả đều đã “niêm yết” giá: lê 240.000 đồng một thùng 20 kg và táo đường “xịn” 310.000 đồng một thùng 9 kg.
Trái cây ngoại... cả năm không thối

Khi tôi đặt vấn đề lấy lượng lớn hoa quả và tỏ băn khoăn về thời gian "ngâm" hàng, người phụ nữ đã nhanh chóng khẳng định: “Để thoải mái, đã có sẵn thuốc bảo quản nên để không bao giờ thối, hỏng”.

Description: cid:image004.jpg@01CC148C.A8D378B0

Nhiều chủ cửa hàng tiết lộ, có thủ thuật giữ cho các loại quả "tươi roi rói" cả năm.
Trong đây có hình, nếu các bạn không thấy hình thì nên dọc attachment.

Theo nữ lái buôn này, hàng hoa quả tại chợ Long Biên thường chia thành ba cấp theo ngôn ngữ của "dân buôn" là: hàng đầu, hàng chọn và hàng vai.

“Hàng đầu” là loại được đóng theo từng thùng bốc trực tiếp từ trên xe tải xuống. Người bán và mua loại này thường đã có sẵn mối quan hệ, người mua chỉ việc mở ra kiểm tra một thùng hàng, sau đó nói lấy số lượng, gọi phu khuôn vác tới chở hàng, người bán ghi sổ, tiền hàng sẽ được thanh toán theo từng đợt. Hàng loại này rẻ nhất nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cao nếu gặp phải thùng hàng bị thối.
“Hàng chọn” là loại có mẫu mã đẹp không bị thối hỏng đã được sàng lọc kỹ càng, đương nhiên có giá cao gấp đôi, gấp rưỡi “hàng đầu”. Tiếp đến là "hàng vai" hay còn gọi là hàng loại hai mẫu mã xấu, thường rẻ hơn từ 1 đến 3 giá so với "hàng đầu".
Khoảng 4 h sáng, tôi vào một ki ốt bán lê của một người phụ nữ khác (người này có ki ốt tại chợ nên thường lấy “hàng đầu” của các xe tải về tích trữ và bán lại cho dân buôn đến muộn), giá mỗi thùng lê tại đây cao hơn 20.000 đồng (do đã qua một khâu trung gian). Khi tôi vờ hỏi lê đã có sẵn thuốc chưa, lấy về có phải tưới thuốc bảo quản nhằm để được lâu hay không, tôi kinh hoảng hồn khi chị này cho hay: “Ai mà biết Trung Quốc họ bảo quản thế nào, nhưng lấy về để được nửa tháng là ít nhất, có thùng hàng còn để cả năm trời vẫn tươi roi rói, không bị thối hỏng”.
Tiếp cận thêm bốn, năm chủ hàng tại chợ này, hầu hết đều khẳng định với tôi loại lê và táo Trung Quốc có thể bảo quản ở điều kiện bình thường rất lâu. “Cứ yên tâm, lấy hàng chỗ chị về bán, em có để đến vài tháng vẫn okie”, một chủ hàng nói.
30.000 đồng cả “xấp” tem ngoại

Theo quan sát của Đất Việt, để kiếm được các loại tem, mác Mỹ, Australia, New Zealand hay Thái Lan dán lên trái cây Trung Quốc không hề khó, thậm chí còn dễ như "ăn kẹo" vì các loại tem, mác này thường được “tặng” kèm từ các chủ hàng khi mua hoa quả của họ, hoặc có thể mua riêng lẻ ngay trong chợ.

Để minh chứng, hỏi mua hai thùng dưa vàng, dưa lưới của chủ một ki ốt ngay đối diện lối vào cổng chính chợ Long Biên và đặt vấn đề có tem Mỹ để dán không thì chị chủ niềm nở: “Tem Mỹ, tem Thái, chị đều có cả, nhưng em phải lấy từ 25 kg trở lên chị mới tặng kèm”.
Đi lòng vòng quanh chợ, hỏi thăm một vài chủ hàng khác, tôi cũng dễ dàng tìm được nơi bán tem, mác “ngoại” cho trái cây Trung Quốc, tập trung tại hai ki ốt trong chợ. Ki ốt có tên M.A. nằm trên “đường một” (cách gọi cho từng lối của xe tải chở hoa quả khi vào chợ) của chợ bán vào ban đêm và một ki ốt khác của chủ hàng tên N., chỉ bán ban ngày. Cả hai ki ốt này đều bán các loại tạp hóa như túi nilong, băng keo, kéo…phục vụ cho việc mua bán hoa quả.
Tuy nhiên, khi tôi đến ki ốt M.A. thì chủ ki ốt là một nam thanh niên cho biết, có bán nhưng vừa hết hàng, hẹn mai quay lại. Các loại tem, mác “ngoại” tại đây có giá khá rẻ, chỉ cần 30.000 đồng mua được cả xấp các loại tem Úc, Mỹ, Newzeland…, thừa dán vài tạ hoa quả.

21 tháng 5, 2011

Vì Sao Ăn Chay ?


Bạn thân mến,

Tại sao người ta ăn chay?
1001 lý do ăn chay: Sức khỏe, bớt sát sanh, tâm linh, bảo vệ môi trường

WESTMINSTER - Muốn tìm ra bằng chứng là ngày càng có nhiều người ăn chay, người ta không phải đi đâu xa. Chỉ riêng tại khu Little Saigon, California, đã có ít nhất sáu nhà hàng chuyên nấu thức ăn chay: Âu Lạc, Bồ Ðề Tịnh Tâm Chay 1 và 2, Hoa Sen, Vạn Hạnh, và Zen. Ngoài ra, còn một tiệm bánh mì chay kiêm phòng trưng bày sản phẩm của hãng chế biến thức ăn chay Âu Lạc. Hai trong số sáu nhà hàng này, Bồ Ðề Tịnh Tâm Chay 2 và Hoa Sen vừa mới mở cửa trong vòng một năm qua.

Sự ưa chuộng thức ăn chay còn được thể hiện qua những món ăn chay xuất hiện nhan nhản trên thực đơn của những nhà hàng khác. Ðiểm đáng chú ý nhất là, đa số nhà hàng chay lúc nào cũng có khách, có tiệm khách đông đến nỗi, vào giờ cao điểm thường người ta phải chờ mới có chỗ ngồi. Nhưng quan trọng hơn cả, ở thời điểm mà nhiều nhà hàng bán thức ăn mặn giảm giá “50% off,” không nhà hàng chay nào phải hạ giá cả.

Nhìn ra xa một chút, nhà hàng Garden Fresh vừa mở thêm hai tiệm “Souplantation” nữa tại Encinitas, California và tại Naples, Florida vào cuối tháng 3 vừa qua. Và gần đây nhất, trong số báo hôm qua, tờ Orange County Register đưa tin là xe bán đồ ăn trưa dạo, có tên là Seabirds, sắp khai trương trong vùng Orange County, và sẽ bán món ăn chay.

Hiện tượng này cho thấy việc ăn chay không còn chỉ giữa các tín đồ Phật tử. Tại sao việc ăn chay ngày càng phổ biến? Và lý do gì đã thúc đẩy người ta ăn chay? Câu trả lời còn tùy vào đối tượng.

Anh Jimmy Liu, năm nay 35 tuổi, cho biết anh đã ăn chay khoảng 10 năm nay. Anh ăn một tuần bốn ngày, vì lý do sức khỏe. “Những ngày còn lại tôi ăn chút thịt cá, và tránh không ăn nhiều thịt bò, vì tôi biết công nghệ chăn nuôi thường bỏ ‘kích thích tố’ vào thức ăn cho bò mau lớn.”

Ðược hỏi ai là người “xúi” anh ăn chay, Jimmy chia sẻ là cả mẹ và vợ anh ăn chay khoảng 90%. Jimmy nói rằng trong vòng thân hữu của anh có một người bạn trước kia ăn rất nhiều thịt bò, nhưng khi bị ung thư màng óc thì bác sĩ khuyên bỏ hẳn thịt, và “hiện giờ tình trạng chữa trị rất khả quan.”

Anh Diệp Miên Khôi, 29 tuổi, cho biết mẹ anh ăn chay trường, và anh bắt đầu “tò mò về việc ăn chay của mẹ lúc lên 10.” Ðến năm 14 tuổi thì Khôi cũng bắt đầu ăn chay trường. Lý do là vì “tâm linh.” “Ðến một lúc nào đó, tôi hiểu về nghiệp chướng, và không muốn sát sanh nữa.” “Nhưng tôi ăn chay cũng vì lý do sức khỏe. Trong nhà tôi, nhờ ăn chay, tôi khỏe hơn hai người em trai rất nhiều.” Khôi cho biết.

Ký giả Kiều Mỹ Duyên, cũng là chủ nhân của Ana Funding Inc., cho biết bà ăn chay trường đã 20 năm nay. “Tôi bắt đầu ăn chay vì một lời hứa khi cầu nguyện, nhưng sau đó ăn luôn vì thấy rất khỏe người và ngon miệng.” Cũng theo bà, thì dù làm việc mỗi ngày 14, 15 tiếng, và bảy ngày một tuần, bà vẫn “khỏe mạnh ít ai bì.” “Tôi khuyến khích những người chưa ăn chay nên thử một lần cho biết!” Bà nói.

Những cuộc tiếp xúc với một vài chủ nhà hàng chay cũng làm sáng tỏ thêm một vài khía cạnh của lối ăn ngày càng lôi cuốn nhiều thực khách này.

Bà Lý Nga, chủ nhà hàng Zen, mở cửa được gần bốn năm nay, cho biết từ nhỏ đã ăn chay vì “mẹ ăn chay trường.” “Tôi mở nhà hàng vì đam mê nấu nướng và mê... ăn chay.” “Ngoài ra, tôi cũng mở tiệm ăn chay, vì thời gian đi làm việc tại Trung Tâm Quang Tuyến Magnolia, tôi thấy nhiều bệnh nhân được bác sĩ khuyên nên bớt ăn thịt đi.” Bà Lý Nga nói. Cũng theo bà, khách của nhà hàng Zen trước kia là những Phật tử lớn tuổi, nhưng giờ đây nhà hàng có “nhiều người trẻ, đa số là người ngoại quốc.” “Khách của chúng tôi mê nhất là món Mì Vịt Tiềm.” Bà khoe.

Cô Kathy Trần, là chủ nhân (cùng với mẹ) nhà hàng Bồ Ðề Tịnh Tâm Chay, cho biết họ có hai địa điểm, và mỗi địa điểm lôi cuốn khách hàng khác nhau. Ðịa điểm 1, với những món ăn chay cổ điển, không hành tỏi, được những người lớn tuổi, mộ đạo Phật chiếu cố. Ðịa điểm 2, thu hút nhiều người trẻ, và người ngoại quốc, với thức ăn đậm đà hơn, có hành có tỏi, và có các món ăn dùng nhiều rau tươi. Cô Kathy Trần cho biết: “Người ngoại quốc thích món bánh xèo, và phở áp chảo giòn. Các cụ thì thích các món bún riêu, bún bò Huế.” Ðặc biệt, giới trẻ từ 18 đến 25 tuổi, rất thích món Lẩu Hoa Tươi, là món rất nhiều rau quả, hoàn toàn tươi, với hoa bí, đủ loại nấm...

Cũng như bà Lý Nga, Kathy và mẹ cùng ăn chay trường: “Chúng tôi mở tiệm vì lý do Phật Pháp, và vui vì giúp người ta ăn uống khỏe mạnh, khỏi bệnh, bớt sát sanh.” “Làm nhà hàng thì rất mệt, nhưng vui, vì chúng tôi thấy hiện giờ nhiều người ngoại quốc trẻ đang bắt đầu ăn chay rất thường xuyên.”

Theo cô Kathy thì người trẻ ăn chay là vì lý do sức khỏe. Nhưng nói chuyện với một số khách hàng ngoại quốc, nhất là giới trẻ, chúng tôi được biết, ăn chay, với họ, là cả một “triết lý sống.”

Cô Dianne Wills, người bảo chúng tôi phải tiếp xúc với ông John Robbins, tác giả một cuốn sách nói về ăn chay, khẳng định: “Ăn chay, với chúng tôi không chỉ là vì muốn bảo vệ sức khỏe mà còn là vì muốn bảo vệ môi trường.” “Ðó cũng là lý do những người trẻ như chúng tôi ăn chay và dành thời giờ cổ võ ăn chay, một cách ăn uống mới.”

Sau nhiều cố gắng, chúng tôi mới tiếp cận được với tổ chức của ông John Robbins, và có lẽ đã khám phá ra lý do mạnh mẽ nhất để giải thích sự phát triển mạnh của khuynh hướng ăn chay ngày nay.

16 tháng 5, 2011

14 tháng 5, 2011

5 tháng 5, 2011

Lạ miệng món kim chi táo Hàn Quốc

Bạn nào đã quen thuộc với kim chi cải thảo, kim chi củ cải rồi thì hôm nay thử làm món kim chi táo xem sao nhé!

Nguyên liệu:

- 2 quả táo
- Tép khô
- Hẹ cắt khúc
- Ớt bột, vừng, tỏi, muối, đường.

Táo bổ ra, thái hạt lựu rồi ngâm vào nước lạnh pha với một chút muối để giữ cho táo được trắng, không bị thâm. Sau đó vớt ra, để ráo nước.
Hẹ rửa sạch, cắt khúc; tỏi đập dập, cà rốt thái sợi. Sau đó cho tất cả các nguyên liệu trên bao gồm: Muối tinh, đường, ớt bột, vừng, tỏi, tép khô vào tô đựng táo
Trộn đều cùng táo và chờ khoảng 30 - 40 phút là ăn được rồi. Món này vị giòn giòn, ngọt thanh của táo quyện với vị cay của tỏi ớt sẽ hấp dẫn bạn lắm đấy!

Theo Sea

3 tháng 5, 2011

Con ngựa đặc biệt của cô bé học trò Regina Mayer

Cô bé học trò Regina Mayer chẳng lo lắng chút nào khi cha mẹ cô không đũ tiền để mua một con ngựa cho cô. Cô đang sống cùng cha mẹ trong một nông trại ở Laufen nước Đức.

Cô bé đã huấn luyện được con bò Luna yêu quý có thể cởi đường trường với các chú ngựa khác và có thể nhảy qua các chướng ngại vật luôn. Điều đáng lưu ý là con bò này nghĩ nó là một con ngựa và hành xữ giống như ngựa .