Rau dền có nhiều loại. Loại lá lớn có màu đỏ tía là dền đỏ, thân mọng nước. Loại có màu xanh, lá lớn là dền trắng hay dền xanh, thường bài bán chung với dền đỏ ở các chợ. Hai loại dền này được trồng đại trà vì cho năng suất cao.
Loại mọc hoang có dền cơm: cây thấp, lá nhỏ, màu xanh, mọc nhiều ở miệt vườn miền Tây Nam bộ; dền gai: thân nhiều gai, lá lớn, mọc nhiều ở vùng miền Đông, các bạn sinh viên từng ở ký túc xá Thủ Đức sẽ không bao giờ quên loại dền gai này.
Theo Đông y, rau dền nói chung có tác dụng bổ dưỡng và phòng trị một số bệnh thông dụng, dân gian thường dùng cả thân, lá, rễ, hột của cây dền để làm thuốc.
Cây dền tía được thổ dân châu Mỹ dùng làm rau ăn cách nay hàng ngàn năm, ngày nay, dền tía được trồng bạt ngàn trên các cánh đồng ở châu Mỹ, như dân ta trồng lúa và được xem là một loại thức ăn thông dụng.
Dền tía có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, sát trùng, trị nhiễm nọc ong và rắn rết, dị ứng mẩn ngứa, kiết lỵ, vàng da vì viêm gan. Sản phụ sau khi sinh, dùng dền tía nấu canh hoặc xay lấy nước nấu cháo ăn bổ dưỡng và phòng ngừa một số bệnh hậu sản.
Rễ cây rau dền được dùng làm thuốc trị sốt xuất huyết, buồn nôn. Người Nhật còn dùng các sản phẩm được chiết xuất từ dền tía để tẩy rửa chất phóng xạ.
Rau dền cơm dùng luộc, nấu canh ngọt hơn dền tía, vị bùi khó quên. Để trị bệnh táo bón, huyết áp cao, nhức đầu, chóng mặt: lấy 250 g dền cơm luộc sôi 3 phút, vớt ra trộn với dầu vừng hoặc bột vừng đen, ăn với cơm. Hột dền cơm có vị ngọt, tính lạnh, trừ phong nhiệt, chữa mắt kém: bột hột dền sắc với 12 g hột muồng ngủ (thảo quyết minh), uống nhiều lần trong ngày. Hột dền còn có ích cho khí lực, thông tiểu, trừ giun đũa.
Rau dền gai chỉ dùng lá và đọt non nấu canh hoặc luộc. Có người thích loại này vì nó có mùi vị đậm đặc biệt. Dền gai luộc chấm vừng cũng là món ăn ngon bổ, phòng trị các bệnh đường ruột. Lá dền gai đâm nát, đắp lên chỗ rết cắn, ong đốt sẽ khỏi.
Dẫu có tên gọi mộc mạc, dân dã nhưng rau dền là món ăn được ưa chuộng từ nông thôn đến thành thị. Rau dền cơm là một ưu đãi của thiên nhiên dành cho người miệt vườn, là món ngon của mọi nhà:
Trời mưa cho ướt lá dừa
Cho tươi lá cải cho vừa lòng em
Cho em hái đọt rau dền
Nấu tô canh nấm dâng lên mẹ già
Loại mọc hoang có dền cơm: cây thấp, lá nhỏ, màu xanh, mọc nhiều ở miệt vườn miền Tây Nam bộ; dền gai: thân nhiều gai, lá lớn, mọc nhiều ở vùng miền Đông, các bạn sinh viên từng ở ký túc xá Thủ Đức sẽ không bao giờ quên loại dền gai này.
Theo Đông y, rau dền nói chung có tác dụng bổ dưỡng và phòng trị một số bệnh thông dụng, dân gian thường dùng cả thân, lá, rễ, hột của cây dền để làm thuốc.
Cây dền tía được thổ dân châu Mỹ dùng làm rau ăn cách nay hàng ngàn năm, ngày nay, dền tía được trồng bạt ngàn trên các cánh đồng ở châu Mỹ, như dân ta trồng lúa và được xem là một loại thức ăn thông dụng.
Dền tía có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, sát trùng, trị nhiễm nọc ong và rắn rết, dị ứng mẩn ngứa, kiết lỵ, vàng da vì viêm gan. Sản phụ sau khi sinh, dùng dền tía nấu canh hoặc xay lấy nước nấu cháo ăn bổ dưỡng và phòng ngừa một số bệnh hậu sản.
Rễ cây rau dền được dùng làm thuốc trị sốt xuất huyết, buồn nôn. Người Nhật còn dùng các sản phẩm được chiết xuất từ dền tía để tẩy rửa chất phóng xạ.
Rau dền cơm dùng luộc, nấu canh ngọt hơn dền tía, vị bùi khó quên. Để trị bệnh táo bón, huyết áp cao, nhức đầu, chóng mặt: lấy 250 g dền cơm luộc sôi 3 phút, vớt ra trộn với dầu vừng hoặc bột vừng đen, ăn với cơm. Hột dền cơm có vị ngọt, tính lạnh, trừ phong nhiệt, chữa mắt kém: bột hột dền sắc với 12 g hột muồng ngủ (thảo quyết minh), uống nhiều lần trong ngày. Hột dền còn có ích cho khí lực, thông tiểu, trừ giun đũa.
Rau dền gai chỉ dùng lá và đọt non nấu canh hoặc luộc. Có người thích loại này vì nó có mùi vị đậm đặc biệt. Dền gai luộc chấm vừng cũng là món ăn ngon bổ, phòng trị các bệnh đường ruột. Lá dền gai đâm nát, đắp lên chỗ rết cắn, ong đốt sẽ khỏi.
Dẫu có tên gọi mộc mạc, dân dã nhưng rau dền là món ăn được ưa chuộng từ nông thôn đến thành thị. Rau dền cơm là một ưu đãi của thiên nhiên dành cho người miệt vườn, là món ngon của mọi nhà:
Trời mưa cho ướt lá dừa
Cho tươi lá cải cho vừa lòng em
Cho em hái đọt rau dền
Nấu tô canh nấm dâng lên mẹ già