27 tháng 9, 2008

Nấu cơm ngon và các chất bổ dưỡng trong gạo ( vitamin B1 ) không thất thoát nhiều cũng cần có cách ?


Thời đại "ấn nút" có ai lại không biết thổi cơm!? Song để có nồi cơm ngon và các chất bổ dưỡng trong gạo không thất thoát nhiều, việc phải làm không chỉ là ấn nút. Thổi được nồi cơm ngon cũng cần phải có cách.

Chọn gạo

Gạo mới thu hoạch vừa dẻo, thơm, ngon cơm và nhiều chất dinh dưỡng. Hạt gạo to hay nhỏ không quan trọng vì kích thước của gạo tuỳ thuộc vào từng giống lúa. Gạo ngon là gạo được phơi kỹ, già nắng, đều hạt, sóng hạt, mượt mà, trong đều.

Không nên chọn những loại gạo được sát kỹ (hạt gạo trắng, ít cám) bởi các chất dinh dưỡng quý như protein, lipid, canxi và vitamine nhóm B đều ở lớp ngoài cùng của hạt gạo và trong mầm hạt.

Trong ngũ cốc, chất lượng protein của gạo là tốt hơn cả vì tỉ lệ các axit amin cân đối hơn. Gạo càng được xay sát kỹ các dưỡng chất quý trên càng không còn được là bao nhiêu.

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có nhiều loại gạo, chúng ta có thể dễ dàng lựa chọn tuỳ theo giá cả và sở thích của từng gia đình.

Nấu cơm

Để có nồi cơm ngon và độ dẻo vừa phải, thơm và ráo cơm. Nhiều gia đình đã dùng cách phối trộn với nhau như trộn các loại gạo có độ dẻo nhiều như tám Thái Lan, Bắc Hương, Si hay dẻo... với những loại gạo khô, đậm cơm như tám Hải Hậu, Dự Hom...

Công đoạn đầu tiên của quá trình nấu cơm là vo gạo. Ở công đoạn này, nhiều người thường vo gạo đến khi nước trong mà không biết rằng như thế đã làm mất 40 - 50% vitamin B1 có trong cám gạo. Công đoạn 2 là cho gạo vào nồi nấu. Hiện nay các gia đình phổ biến dùng nồi cơm điện, do đó nhiều người cho rằng chỉ cần cho gạo vào nồi, đổ nước cắm điện, bấm nút là "xong nhiệm vụ".

Tuy nhiên, nấu cơm bằng nước lạnh mất nhiều vitamin B1 hơn (10 - 15%) cho gạo vào nước sôi, cho gạo qúa nhiều rồi chắt bớt nước bỏ đi có thể mất tới 60% vitamin B1 đã hoà tan trong nước.

Như vậy, có thể thấy chất bổ đã thất thoát khá nhiều trong quá trình nấu cơm nếu bạn không làm đúng cách. Nấu bằng nồi thường cần chú ý không để trào nước cơm ra ngoài khi cơm còn đang sôi. Cơm sau khi nấu chín cần ăn ngay để đảm bảo nóng sốt, ngon miệng.

Bảo quản gạo

Nếu gạo không được bảo quản tốt, chất lượng bị suy giảm, sẽ bị mốc meo và sinh các độc tố vi nấm như mycotoxin, aflatoxin gây độc hại cho cơ thể. Để tránh mốc gạo cần để gạo nơi khô ráo và ăn đến đâu mua đến đấy, không nên dự trữ gạo.

Lưu ý

Để bảo toàn lượng chất bổ ở mức cao nhất, nên làm như sau: Nhặt sạch sạn và thóc ở gạo chưa vo - vo gạo nhanh để loại bỏ chất bẩn ở bên ngoài; Cho gạo vào nước đang sôi với lượng vừa đủ, đậy vung, cắm điện. Khi cơm gần cạn, dùng đũa đảo đều để tránh tình trạng chỗ nát chỗ khô.

Làm như vậy, tỉ lệ vitamin B1 bị mất đi chỉ là 40%, nếu không có thể mất đến 65 - 70%.

21 tháng 9, 2008

Thức uống sinh tố : Chuối và dứa


Sinh tố hỗn hợp có vị ngọt của chuối và thoảng vị chua nhẹ từ dứa, có thể dùng để giải khát.


- 1/2 quả chuối già
- 1/4 ly dứa
- 1 thìa cà phê nước chanh
- 3 thìa cà phê đường


- Chuối cắt lát, dứa cắt miếng
- Cho chuối vào máy sinh tố, thêm nước chanh và ít đá, xay mịn
- Tiếp tục cho dứa, đường và 1/2 ly đá vào, xay mịn
- Rót thức uống ra ly
- Trang trí lát dứa

Bí quyết giảm nguy cơ ung thư do sử dụng điện thoại di động


ĐTDĐ có nguy cơ gây ra căn bệnh ung thư hay không ? Điều này vẫn là điều đang gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, khi kết luận cuối chưa được đưa ra thì chúng ta cũng vẫn nên phòng tránh nguy cơ gây ra bởi sóng bức xạ điện từ phát ra từ chiếc điện thoại di động mà chúng ta sử dụng hàng ngày.

Lo ngại về những nguy cơ đối với sức khoẻ do ĐTDĐ gây ra, tuần trước tiến sĩ Ronald Herberman, nhà nghiên cứu căn bệnh ung thư tại Trường đại học Pittsburgh Cancer Institute đã đưa ra một số điều lưu ý nên khi sử dụng ĐTDĐ để tránh những tác động không tốt. "Dùng ĐTDĐ liên tục có thể dẫn đến các căn bệnh, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ" - Herberman viết - "ĐTDĐ và điện thoại không dây thường phát ra sóng bức xạ điện từ có thể thậm nhập vào não bộ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ".

Cho đến khi kết luận cuối cùng được đưa ra vào hai năm tới thì điều thận trọng nhất là nên coi ĐTDĐ là có ảnh hưởng đến sức khoẻ. Herberman cho biết, những cuộc đàm thoại bằng ĐTDĐ thông minh có thể giảm sự bức xạ hơn ĐTDĐ thông thường.

Hạn chế sử dụng ĐTDĐ thì sẽ giảm nguy cơ bị ảnh hưởng điện từ. Nhận ra mối đe doạ này, một số nước như Pháp, Đức, Canada đã khuyến cáo người dân nên hạn chế sử dụng ĐTDĐ. Nhưng đối với phần đông trong chúng ta thì ĐTDĐ không thể tách rời khỏi cuộc sống hàng ngày. Nhận ra điều đó tiến sĩ Herberman đã đưa ra một số lời khuyên nhằm giảm sự tác động của sống điện từ khi sử dụng ĐTDĐ.

Ông đưa ra lời khuyên rằng người dùng nên mua những loại ĐTDĐ có sự phát xạ thấp. Người dùng có thể nhìn vào các chữ cái SAR (tỉ lệ hấp thụ điện từ) trên ĐTDĐ. Tại đây hiển thị con số hấp thụ năng lượng tần số radio của cơ thể khi sử dụng loại ĐTDĐ đó. Theo Uỷ ban truyền thông liên bang Mỹ thì tỉ lệ SAR cao nhất có thể chấp nhận được là 1.6.

Theo danh mục SAR của CNET thì ĐTDĐ phát ra tần số bức xạ thấp nhất là Motorola Razr V3x, với tỉ lệ SAR chỉ có 0.14. V195s của Motorola có SAR cao nhất là 1.6.

Dưới đây là một số lời khuyên đượcHerberman đưa ra với người dùng khi sử dụng ĐTDĐ để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ:

- Chỉ cho trẻ em sử dụng ĐTDĐ trong trường hợp khẩn cấp.

- Hạn chế mang điện thoại trong người. Sử dụng tai nghe không dây ( wireless ) là lựa chọn tốt nhất trong trường hợp này.

- Hạn chế sử dụng ĐTDĐ khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng để tránh việc phát ra bức xạ hấp dẫn đối với những người xung quanh.

- Khi đàm thoại trong thời gian dài nên sử dụng điện thoại cố định thay vì sử dụng ĐTDĐ.

- Khi đàm thoại nên chuyển liên tục qua hai tai để tránh một bên người bị ảnh hưởng bởi sự phát xạ.

- Sử dụng SMS.

Theo VTV

20 tháng 9, 2008

Bông cải xanh xào tỏi


Bông cải xanh dòn và ngọt, khi xào cùng các gia vị cay nồng sẽ cho bạn món ăn hấp dẫn. Trước khi xào nên luộc qua nước sôi để cải xanh và mau chín.



Cho 4 phần ăn

500 g bông cải xanh
2 muỗng dầu ăn
2 tép tỏi bằm
1 ít muối
Tiêu, ớt,
Giấm (hoặc chanh)



Gọt lớp vỏ cứng ngoài thân bông cải, cắt khúc vừa ăn.

Trụng bông cải trong nước sôi trong 4 phút cho tới khi cải chuyển sang màu xanh sáng.

Đun sôi dầu trong chảo, phi tỏi thơm, cho bông cảo vào đảo với ớt và gia vị trong 4 phút nữa.

Tắt bếp, cho 1 thìa giấm vào trộn đều. Nêm muối vừa ăn. Dùng chung với cơm và món thịt kho mặn.

Tỏi và kali giúp điều trị bệnh huyết áp cao


Mới đây các nhà nghiên cứu cho biết tỏi và kali giúp những người bị huyết áp cao điều trị bệnh hiệu quả.

Bạn bị huyết áp cao? Đừng vội nghĩ tới việc dùng thuốc tân dược ngay, hãy chú ý tới thức ăn hàng ngày của bạn. Hai nghiên cứu mới đây của Úc và Mỹ cho biết tỏi và kali cũng hữu hiệu như các loại thuốc tân dược khác trong việc làm giảm áp sức mạch máu.

Để có được kết quả trên, nhóm nghiên cứu người Úc đã tiến hành nghiên cứu trong vòng 11 năm tác dụng của tỏi . Họ tiến hành so sánh hiệu quả của tỏi và những thực phẩm khác đối với những người bị huyết áp cao. Nhóm ăn tỏi được đề nghị ăn từ 600 - 900mg tỏi mỗi ngày tương ứng với 3,6 - 5,4mg chất allixin có trong tỏi. Nói cách khác 1 giọt nước tỏi chứa từ 5 - 9mg chất này.

Kết quả cho thấy hệ mạch của những người ăn tỏi đã giảm được áp lực máu. Tác dụng của tỏi được ghi nhận không kém gì những loại thuốc tân dược đang được dùng điều trị căn bệnh này.

Nhóm nghiên cứu người Mỹ đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của kali với căn bệnh này. Họ khẳng định chất khoáng này không thể thiếu đối với sức khoẻ tim mạch. Sau khi tiến hành nghiên cứu trong nhiều năm về tác dụng của chất này với bệnh cao huyết áp, họ đi đến kết luận tăng cường ăn những chất chứa kali hàng ngày sẽ giúp bệnh nhân huyết áp cao giảm tới 10% áp lực đối với mạch máu.

Tác giả nghiên cứu cũng nhấn mạnh chất này có rất nhiều trong hoa quả và rau xanh. Ngoài ra bệnh nhân huyết áp cao cũng cần giảm lượng muối trong bữa ăn.

Theo Santé

Món ngon từ đậu hũ



Không chỉ là món ăn của người chay tịnh mà ngày càng có nhiều người, nhiều nhà chọn dùng để bảo vệ sức khoẻ, thanh lọc cơ thể.

Đối với lớp người trẻ hiện đại trong cuộc sống ngập tràn các món ngon vật lạ, thức ăn nhanh tiện dụng thì có vẻ món đậu hũ mang một nét gì đó rẻ tiền, nhạt thếch và chán phèo. Một món ăn mà chỉ được nghía đến trong những dịp mùng Một và ngày Rằm. Tuy nhiên chỉ một hai năm gần trở lại đây, món ăn này đã được nhìn dưới ánh mắt khác.

Sứ giả dinh dưỡng

Hiện nay, hiện tượng béo phì, thừa cholesterol khiến cho không ít người lo lắng, các khẩu phần được chấn chỉnh lại hợp lý hơn với tiêu chí “thêm rau, giảm thịt và nói không với mỡ béo”. Đồng thời, phong trào yoga và ăn uống dinh dưỡng bảo vệ cơ thể đang thu hút sự quan tâm từ nhiều giới. Đậu hũ bỗng có dịp tìm lại ngôi thứ của mình trong danh sách những thực phẩm có nhiều ích lợi.

Ra đời từ rất lâu tại Nhật Bản, đậu hũ nhanh chóng được truyền bá đến Trung Quốc, Hàn Quốc… và Việt Nam. Được làm từ đậu nành, nên đậu hũ có nhiều dưỡng chất, như phong phú về protêin, muối khoáng, tinh bột…, ít béo, không cholesterol. Đậu hũ cho vị ngon thanh mát, mềm mại và dễ chịu. Khi ăn không gây cảm giác ngán ngấy, dễ tiêu hoá nên thích hợp với mọi người, mọi lứa tuổi.


Truyền thống & hiện đại

Miếng đậu hũ truyền thống ra đời qua biết bao nhiêu công đoạn và tốn rất nhiều sức lực của người làm. Đậu phải ngâm nở mềm, xay nhuyễn mịn, nấu thành sữa đậu nành, sau đó trộn với muối hay giấm tuỳ theo cách làm rồi cho vào khuôn có lót vải, ép cho ráo nước để đậu hũ thành hình. Vất vả là thế nhưng đậu hũ vẫn là một món ăn với giá rẻ. Thời hiện đại hoá, miếng đậu hũ bắt đầu được sản xuất bằng máy móc hiện đại, đóng vào hộp hay đóng thành cây tròn và được xuất hiện chễm chệ trên các quầy hàng trong siêu thị.

Đậu hũ sẽ không còn nhạt thếch và chán phèo nếu như bạn biết cách chế biến. Tùy theo món ăn mà có cách chế biến và những tuyệt chiêu riêng.

Đậu hũ thường ngon nhất là chiên trong chảo dầu nóng già cho đến khi vừa vàng mặt. Lớp vỏ bên ngoài giòn nhẹ, dai dai nhưng bên trong vẫn tươi nguyên vị đậu hũ thanh tao. Tuỳ thích kết hợp với sả ớt để thành món đậu hũ muối sả hay các loại xốt hấp dẫn như xốt chua ngọt. Hoặc nhồi nhân vào đậu hũ, chiên lên, xốt cà là có ngay một món mặn dùng kèm với cơm. Nhiều người còn dùng chúng để kho với nấm rơm, nấu canh hay cho vào các món mì, hủ tiếu. Nhất là trong các món chay, đậu hũ luôn chiếm vị trí quan trọng và không thể thiếu.

Bên cạnh đó, loại đậu hũ non, đậu hũ trứng mềm mịn đang là con cưngcủa các vị bếp trưởng để họ sáng chế thành các món ăn lạ miệng. Miếng đậu hũ non mềm thật mềm được mặc áo với một lớp bột mỏng tang, thả vào chảo dầu chiên vàng trong tích tắc, vớt ra ngay. Không cần cầu kỳ, chỉ cần chấm với ít muối tiêu nước tương hay tương ớt, ăn ngay. Cắn vỡ lớp áo ngoài giòn ruộm bên ngoài, thì khối đậu hũ non mềm bên trong như chực chờ tan ngay trong vòm miệng, thanh thoát lạ lùng. Nhưng có người bảo, đậu hũ non ngon nhất là phải dùng để nấu canh hay cho vào nước dùng lẩu. Khi ấy, thưởng thức một miếng đậu hũ sẽ mang đến cho người ăn một cảm giác êm đềm, khác lạ và tương phản hoàn toàn so với cảm giác giòn ngọt khi ăn rau, dai dai vị thịt hay ngọt lừ hải sản. Vì vậy chẳng trách sao mà đĩa đậu hũ vừa cho vào nồi lẩu nghi ngút luôn bị “mất tích một cách nhanh chóng.

Chưa hết, nhiều người còn sáng tạo ra món tráng miệng hấp dẫn từ miếng đậu hũ non. Khi không tìm được chén đậu hũ nước đường chính hiệu, họ liền mua ngay một hộp đậu hũ non về, sau đó thái lát mỏng hay khối vuông, rồi cũng nấu nước đường và gừng sóng sánh, rưới lên rồi ăn ngon lành.



Đậu hũ là món lành tính và dễ chịu. Khéo léo một chút, sáng tạo một chút là bạn đã có thể tạo ra một món ăn ngon và mới lạ từ khai vị, món chính cho đến tráng miệng với thành phần chính là đậu hũ

Theo SGTT

19 tháng 9, 2008

Đậu hũ - Sứ giả dinh dưỡng


Không chỉ là món ăn của người chay tịnh mà ngày càng có nhiều người, nhiều nhà chọn dùng để bảo vệ sức khoẻ, thanh lọc cơ thể.
*
Đối với lớp người trẻ hiện đại trong cuộc sống ngập tràn các món ngon vật lạ, thức ăn nhanh tiện dụng thì có vẻ món đậu hũ mang một nét gì đó rẻ tiền, nhạt thếch và chán phèo. Một món ăn mà chỉ được nghía đến trong những dịp mùng Một và ngày Rằm. Tuy nhiên chỉ một hai năm gần trở lại đây, món ăn này đã được nhìn dưới ánh mắt khác.

Sứ giả dinh dưỡng

Hiện nay, hiện tượng béo phì, thừa cholesterol khiến cho không ít người lo lắng, các khẩu phần được chấn chỉnh lại hợp lý hơn với tiêu chí “thêm rau, giảm thịt và nói không với mỡ béo”. Đồng thời, phong trào yoga và ăn uống dinh dưỡng bảo vệ cơ thể đang thu hút sự quan tâm từ nhiều giới. Đậu hũ bỗng có dịp tìm lại ngôi thứ của mình trong danh sách những thực phẩm có nhiều ích lợi.

Ra đời từ rất lâu tại Nhật Bản, đậu hũ nhanh chóng được truyền bá đến Trung Quốc, Hàn Quốc… và Việt Nam. Được làm từ đậu nành, nên đậu hũ có nhiều dưỡng chất, như phong phú về protêin, muối khoáng, tinh bột…, ít béo, không cholesterol. Đậu hũ cho vị ngon thanh mát, mềm mại và dễ chịu. Khi ăn không gây cảm giác ngán ngấy, dễ tiêu hoá nên thích hợp với mọi người, mọi lứa tuổi.
Truyền thống & hiện đại

Miếng đậu hũ truyền thống ra đời qua biết bao nhiêu công đoạn và tốn rất nhiều sức lực của người làm. Đậu phải ngâm nở mềm, xay nhuyễn mịn, nấu thành sữa đậu nành, sau đó trộn với muối hay giấm tuỳ theo cách làm rồi cho vào khuôn có lót vải, ép cho ráo nước để đậu hũ thành hình. Vất vả là thế nhưng đậu hũ vẫn là một món ăn với giá rẻ. Thời hiện đại hoá, miếng đậu hũ bắt đầu được sản xuất bằng máy móc hiện đại, đóng vào hộp hay đóng thành cây tròn và được xuất hiện chễm chệ trên các quầy hàng trong siêu thị.

Món ngon từ đậu hũ

Đậu hũ sẽ không còn nhạt thếch và chán phèo nếu như bạn biết cách chế biến. Tùy theo món ăn mà có cách chế biến và những tuyệt chiêu riêng.

Đậu hũ thường ngon nhất là chiên trong chảo dầu nóng già cho đến khi vừa vàng mặt. Lớp vỏ bên ngoài giòn nhẹ, dai dai nhưng bên trong vẫn tươi nguyên vị đậu hũ thanh tao. Tuỳ thích kết hợp với sả ớt để thành món đậu hũ muối sả hay các loại xốt hấp dẫn như xốt chua ngọt. Hoặc nhồi nhân vào đậu hũ, chiên lên, xốt cà là có ngay một món mặn dùng kèm với cơm. Nhiều người còn dùng chúng để kho với nấm rơm, nấu canh hay cho vào các món mì, hủ tiếu. Nhất là trong các món chay, đậu hũ luôn chiếm vị trí quan trọng và không thể thiếu.

Bên cạnh đó, loại đậu hũ non, đậu hũ trứng mềm mịn đang là “con cưng” của các vị bếp trưởng để họ sáng chế thành các món ăn lạ miệng. Miếng đậu hũ non mềm thật mềm được “mặc áo” với một lớp bột mỏng tang, thả vào chảo dầu chiên vàng trong tích tắc, vớt ra ngay. Không cần cầu kỳ, chỉ cần chấm với ít muối tiêu nước tương hay tương ớt, ăn ngay. Cắn vỡ lớp áo ngoài giòn ruộm bên ngoài, thì khối đậu hũ non mềm bên trong như chực chờ tan ngay trong vòm miệng, thanh thoát lạ lùng. Nhưng có người bảo, đậu hũ non ngon nhất là phải dùng để nấu canh hay cho vào nước dùng lẩu. Khi ấy, thưởng thức một miếng đậu hũ sẽ mang đến cho người ăn một cảm giác êm đềm, khác lạ và tương phản hoàn toàn so với cảm giác giòn ngọt khi ăn rau, dai dai vị thịt hay ngọt lừ hải sản. Vì vậy chẳng trách sao mà đĩa đậu hũ vừa cho vào nồi lẩu nghi ngút luôn bị “mất tích” một cách nhanh chóng.

Chưa hết, nhiều người còn sáng tạo ra món tráng miệng hấp dẫn từ miếng đậu hũ non. Khi không tìm được chén đậu hũ nước đường chính hiệu, họ liền mua ngay một hộp đậu hũ non về, sau đó thái lát mỏng hay khối vuông, rồi cũng nấu nước đường và gừng sóng sánh, rưới lên rồi ăn ngon lành.

Đậu hũ là món lành tính và “dễ chịu”. Khéo léo một chút, sáng tạo một chút là bạn đã có thể tạo ra một món ăn ngon và mới lạ từ khai vị, món chính cho đến tráng miệng với thành phần chính là đậu hũ.

16 tháng 9, 2008

Nấm đông cô nhồi bắp non


- 10 tai nấm đông cô
- 1 củ khoai tây
- ½ củ cà rốt
- 100g hạt bắp non
- 50g đậu Hòa Lan xanh
- 1 thìa cà phê nước tương
- 1 thìa cà phê đường
- 1/2 thìa cà phê tiêu
- 1 thìa súp dầu mè
- 1 nhánh ngò
- Nõn boa-rô, ngò
- Nấm đông cô lựa tai to, ngâm nước cắt bỏ cuống
- Khoai tây luộc chín nghiền nát
- Đậu Hòa Lan luộc chín
- Cà rốt thái hạt lựu
- Bắc bếp, phi thơm nõn boa-rô, cho khoai tây vào xào chung với hạt bắp non, cà rốt, đậu. Nêm nước tương, tiêu , đường cho vừa ăn, nhắc xuống
- Nhồi hỗn hợp này trên mặt nấm đông cô, hấp cách thủy khoảng 10 phút là chín.

Dương Văn/Hoàng Thụy

14 tháng 9, 2008

Cà chua nước giải khát bổ dưỡng


Cà chua 200g, mía 150 g, ép lấy nước. Đây là loại nước giải khát giúp kích thích tiêu hóa, phòng chống trúng nắng, trúng nóng, chảy máu chân răng…


Cà chua có thành phần dinh dưỡng rất cao. Từ cà chua, người ta còn có thể chế ra nhiều thứ nước giải khát vừa bổ dưỡng vừa có công dụng phòng chống bệnh tật hết sức độc đáo:

Cà chua 1.000 g, đường trắng 100 g. Cà chua rửa ép lấy nước rồi hòa với đường, đun sôi một lát, để nguội, chia uống vài lần trong ngày. Đây là một loại nước giải khát có khả năng phòng chống bệnh cao huyết áp và thanh nhiệt, giải độc.

Cà chua 150 g, dứa 150 g (ngâm trong nước muối nhạt chừng 10 phút), nước ép quả chanh 15 ml. Cà chua và dứa gọt ép lấy nước rồi hòa với nước chanh. Loại nước giải khát này ngoài công dụng bổ dưỡng còn phòng chống cao huyết áp, đái tháo đường và béo phì.

Cà chua 500 g, rau cần 250 g, chanh 80 g. Cà chua và rau cần ép lấy nước rồi vắt thêm nước chanh, hòa đều. Loại nước này rất giàu sinh tố và chất khoáng, thúc đẩy chuyển hóa các chất trong cơ thể, bổ dưỡng và giải trừ mệt mỏi, dự phòng cao huyết áp và xơ vữa động mạch.

Cà chua 150 g, khổ qua 100 g, ép lấy nước uống trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, phòng chống tích cực tình trạng viêm nhiễm, làm đẹp da và hạ đường huyết.

Cà chua 80 g, rau mùi 25 g, lô hội 8 g, rau cần 60 g, táo tây 80 g, . Tất cả ép lấy nước, hòa thêm mật ong 5 ml, nước ép quả chanh 15 ml. Nước có tác dụng tăng cường chức năng gan.

Cà chua 200 g, táo tây 150 g, chanh quả 80 g, chuối tiêu chín 100 g, cải bắp 100 g. Chanh vắt, chuối đánh nhuyễn, các thứ khác ép lấy nước trộn đều. Thứ nước giải khát này mùi có tác dụng bồi dưỡng rất tốt, làm đẹp da và kích thích tiêu hóa.

Phụ chú : thành phần ( trọng lượng ) cà chua và các thứ cho vài ba người uống một lần. Nên uống ngay vì để lâu bị oxy hóa mất bớt phẩm chất. Để tủ lạnh nều dùng không hết.

Theo Sức khỏe & Đời sống

13 tháng 9, 2008

Nước ép trái cây có khả năng chống lão hóa, phòng bệnh tim, giảm mất trí nhớ và chống ung thư rất cao


Uống nhiều nước trái cây ép sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (mất trí nhớ), bệnh tim và ung thư. Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Glasgow (Scotland).

Hãng tin BBC dẫn lời các nhà khoa học cho biết các loại nước nho, táo, bưởi... có chứa nhiều chất chống ô-xy hóa có tên gọi là polyphenols, góp phần vô hiệu hóa những phân tử ô-xy di chuyển tự do có thể làm tổn hại các tế bào.

Do đó, các loại nước ép trái cây kể trên có khả năng chống lão hóa, phòng bệnh tim và chống ung thư rất cao. Nghiên cứu trước đó của các nhà khoa học Mỹ cũng cho thấy, ở những người uống nước hoa quả ép hơn 3 lần/tuần, nguy cơ mắc bệnh Alzheimer giảm 76% so với những ai dùng nước trái cây ép dưới 1 lần/tuần.

Phụ chú : mùa đông uống nhiều dể bị lạnh nên hạn chế, mùa hè thoải mái hơn. Uống lúc bụng đói dể hấp thụ hơn. Uống cách xa bữa ăn cho dể tiêu hóa. Nếu ngọt quá như nho thì có nhiều đường nên hạn chế cân đo liều lượng hợp lý.

12 tháng 9, 2008

Đậu xanh là người bạn tốt cho người hoạt động trí não nhiều


Đậu xanh là người bạn tốt cho sĩ tử đang mệt mỏi vì dốc sức ôn thi trong cái nóng mùa hè. Nó giúp thanh nhiệt, tăng cường sức khỏe và trí nhớ.

Theo Đông y, đậu xanh tính mát lạnh, vị ngọt, có công năng thanh nhiệt, chống khát, lợi tiểu, giải tất cả các chất độc. Về công hiệu chữa bệnh thì đậu xanh được coi là “loại hạt cứu đời”. Các y thư cổ đều cho rằng, mùa hè biết chọn đậu xanh để ăn là khôn ngoan.

Theo Tây y, đậu xanh rất giàu đạm và các yếu tố vi lượng quan trọng như caroten, các vitamin A, B1, PP, B9, B6, C; canxi, magiê, sắt. So với thịt gà, đậu xanh cung cấp năng lượng lớn gấp 3 lần, lượng sắt gấp 4 và camxi gấp 7 lần.

Trong đậu xanh có chất isoflavone, giống như oestrogen. Hoóc môn thực vật này giúp điều chỉnh sự mất cân bằng kích thích tố, làm tăng sinh lực.

Đậu xanh cung cấp carbon hydrat hấp thu chậm để duy trì nguồn sinh lực kéo dài. Do vậy, nó rất có ích cho sĩ tử và những người hoạt động trí não nhiều.

Các nhà khoa học ở Southamton đã chứng minh được hoạt chất nằm trong vỏ đậu xanh giúp khống chế vi khuẩn gây bệnh sống trên thành ruột thừa nên có tác dụng phòng ngừa viêm ruột thừa.

Lưu ý: Do đậu xanh tính lạnh nên người lạnh bụng, đang tiêu chảy không nên ăn nhiều.

Theo Sức khỏe & Đời sống

11 tháng 9, 2008

6 lý do nên ăn dưa hấu


Những miếng dưa hấu mát lạnh trong ngày hè oi bức không những làm bạn thoả cơn khát mà còn có nhiều công dụng hữu ích nữa đấy. Hãy xem dưa hẫu có những tác dụng gì nhé!

1. Khoẻ hơn
Dưa hấu chứa nhiều lycopene - chất chống ôxy hoá có tác dụng chống lại các bệnh tim mạch và ung thư tuyến tiền liệt. Cà chua cũng vốn là loại quả có chứa lượng chất lycopene, nhưng nó chỉ được “phát huy” khi nấu chín với một ít dầu ăn. Dưa hấu không cần phải nấu, và ngoài ra lượng lycopene có trong dưa hấu nhiều hơn 40% so với lượng lycopene trong cà chua.

2. Cung cấp vitamin C
Một miếng dưa hấu to (tương đương với 2 cốc nước ép) cung cấp một nửa lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể.

3. Chống nhiễm trùng
Hai cốc nước ép dưa hấu cũng cung cấp cho cơ thể ¼ lượng beta carotin cần thiết hàng ngày. Cơ thể sử dụng chất này để tạo ra vitamin A. Cơ thể thiếu beta carotin dễ bị virus xâm nhập, dễ bị nhiễm trùng và thị lực bị ảnh hưởng.

4. Lành vết thương nhanh chóng
Dưa hấu là một trong những loại thực phẩm hiếm hoi cung cấp chất citrulin, một loại chất axit amin có tác dụng làm lành vết thương. Chất này có nhiều hơn ở phần vỏ của dưa nhưng mọi người thường hay bỏ đi.

5. Giảm stress
Dưa hấu là nguồn cung cấp kali dồi dào, giúp kiểm soát huyết áp của cơ thể. Trong những buổi sum họp gia đình, dưa hấu là thức ăn hợp lý khiến mọi người thư giãn, không căng thẳng.

6. Thoả cơn khát
Chỉ có khoảng 96 calo trong 2 cốc nước ép dưa hấu, còn lại là hàm lượng chất lỏng cao giúp bạn thoả cơn khát. Vì thế hãy coi dưa hấu là một giải pháp tuyệt vời khi cổ họng bạn đang khát khô.

10 tháng 9, 2008

Rau câu trộn tàu hũ ky


- 10g rau câu sợi
- 200g tàu hũ ky
- 20g nấm mèo
- 3 bìa đậu phụ chiên
- ½ trái ớt chuông đỏ
- 1 cọng cần tây
- 5 củ kiệu
- Mè vàng, húng lủi

- Làm nước tương trộn: Hòa 1 thìa canh tương hột với ½ trái tắc, thêm 1 thìa cà phê đường, trộn đều.
- Rau câu ngâm nước ấm rửa sạch cắt ngắn. Nấm mèo ngâm nước thái sợi trụng sơ Tàu hũ ky chiên vàng, bẻ khúc ngắn tùy ý. Đậu phụ chiên xắt sợi
- Ớt chuông đỏ, cần tây rửa sạch xắt sợi. Húng lủi thái rối, kiệu thái sợi phi vàng Rưới nước tương trộn lên rau câu, nấm mèo, cần tây, ớt chuông đỏ, rau húng lủi, trộn đều
- Khi gần ăn, cho tàu hũ ky, đậu phụ, củ kiệu, mè vào trộn đều. Dùng với bánh tráng mè

9 tháng 9, 2008

Chả giò trái cây


- 100g táo đỏ
- 100g lê
- 100g thơm
- 100g dưa hoàng kim
- 100g bánh tráng
- Bột xù, dầu chiên


Xốt trộn:
- 200ml xốt mayonnaise
- 1 thìa cà phê sữa đặc có đường
- 1 trái chanh
- Muối tiêu vừa đủ

- Táo, lê gọt vỏ, xắt hạt lựu, ngâm nước muối cho trắng đẹp. Thơm và dưa hoàng kim cũng gọt vỏ, xắt hạt lựu
- Trộn xốt mayonnaise với sữa đặc, chanh, nêm muối tiêu vừa ăn
- Cho trái cây vào chung với xốt đã trộn Trải bánh tráng ra, cho hỗn hợp trái cây vào cuộn lại cho chặt - Bắc chảo dầu nóng. Lăn cuốn chả giò qua bột xù, thả vào chiên vàng, vớt ra để ráo dầu là được

8 tháng 9, 2008

Làm sạch ruột bằng nước rau quả


Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo dạ dày cần được tiêu độc và nghỉ ngơi hoàn toàn mỗi tuần một lần. Để thực hiện cuộc "tổng vệ sinh" này mà vẫn đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể, liệu pháp rau quả chính là lời giải.

Mỗi loại rau và quả đều có tính năng phòng và chữa bệnh đáng kinh ngạc. Chúng sẽ lấy đi "rác" và các độc tố sinh ra sau quá trình chuyển hóa, thay thế vào đó là nước, vitamin, khoáng chất, protein, chất xơ và rất nhiều vi chất quan trọng khác.

Dưới đây là một số mẹo phòng chống bệnh bằng hoa quả:

- Giải độc: đu đủ, cam, chanh, quả lựu

- Bảo vệ da: táo, cà rốt, dưa hấu, chanh

- Ngăn ngừa hen suyễn: cà rốt, quả lựu

- Trị sốt: cam, lựu

- Chữa tiêu chảy: dứa, táo, lựu

- Trị táo bón: ổi, táo

- Hỗ trợ tiêu hóa: rau bina

- Kiểm soát tiểu đường: mướp đắng

- Trị tiêu chảy: cà rốt

Một số liệu pháp trị bệnh bằng hoa quả kết hợp với rau:

- Bệnh đục nhân mắt: nước ép từ lá rau dền

- Bệnh tiểu đường: nước mướp đắng với quả amla (một loại quả mọng của Ấn Độ, giúp làm sạch máu, gan, thận và kiểm soát cholesterol). Uống vào mỗi sáng để làm giảm lượng đường huyết.

- Bảo vệ gan và túi mật: nước củ cải đường

- Đau răng: nước ép từ quả cà dái dê

- Loét dạ dày: nước bắp cải

- Một tách nước cà rốt mỗi ngày sẽ cải thiện thị giác và ngăn ngừa bệnh đục nhân mắt. Nước cà rốt còn trị bệnh ỉa chảy, mất nước và viêm ruột kết cấp ở trẻ nhỏ. Thêm một chút mật ong vào nước cà rốt sẽ gia tăng hiệu quả trị sốt, suy nhược, rối loạn thần kinh, thiếu máu, mệt mỏi. Nước cà rốt bôi vào vết bỏng giúp mau lành.

- 1-2 thìa cà phê nước rau mùi hòa với 1 tách sữa nguyên kem, uống 2-3 lần mỗi ngày để trị viêm gan, khó tiêu và buồn nôn.

- Nước rau mùi có thể dùng để nhỏ mũi khi bị chảy máu cam

- Trị mụn đầu đen và trứng cá: bôi nước rau mùi hằng ngày

- Hỗn hợp nước gừng, chanh, bạc hà và mật ong uống thường xuyên giúp chống khó tiêu, buồn nôn, vàng da, ốm nghén và trĩ.

- Trị ho lâu ngày: nước gừng nên dùng với mật ong 2-3 lần/ngày

- Nước chanh làm sạch máu tốt nhất.

- Chống béo phì: vắt một quả chanh vào nước ấm, uống vào mỗi buổi sáng.

- Bệnh hen suyễn có thể thuyên giảm nếu uống một nửa thìa cà phê nước chanh trước bữa ăn và trước khi đi ngủ.

- Trị ho và cảm lạnh: nước chanh uống 3-4 lần ngày cùng với tỏi.

- Trị sốt thấp khớp, đau nhức khớp, đau lưng và đau thần kinh tọa: uống nước chanh hằng ngày

- Chống rối loạn tiêu hóa: nước lá bạc hà

- Dư axit: một tách nước táo ép mỗi ngày

- Sỏi thận: nước bí ngô chín uống hằng ngày

- Vàng da: nước củ cải với một ít đường, uống 2 lần/ngày

- Làm sạch đường tiêu hóa và hệ hô hấp: pha tỷ lệ thích hợp nước củ cải, dưa chuột và ớt, uống một lần/tuần.

- Giảm lượng đường huyết: nước rau bina uống hai lần/ngày trước bữa ăn

- Viêm họng: nước rau bina uống mỗi ngày

- Làm sạch hệ tuần hoàn và chống xơ chứng động mạch: một cốc cà chua mỗi ngày. Nước cà chua còn giúp giữ kiềm trong máu, do đó làm tăng sức kháng bệnh.

- Nước củ cải, bắp cải hoặc cà rốt uống hằng ngày sẽ làm tiêu nhầy, rất hiệu quả trong điều trị bệnh hen suyễn, viêm cuống phổi và viêm họng.

(theo 101lifestyle)

7 tháng 9, 2008

Vài thực phẩm giảm cân khoẻ mạnh


Sử dụng điều độ các loại thực phẩm có lợi cho sức khoẻ và việc giảm cân sẽ giúp cơ thể luôn khoẻ mạnh và duy trì cân nặng hợp lý.

1. Trà xanh

Trà xanh được biết đến với tác dụng giảm cân do có chất chống ôxy hoá catechin giúp tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể và giảm lượng cholesterol LDL có hại cho sức khoẻ

2. Lê và táo

Trong lê và táo có chứa chất xơ và pectin có tác dụng giảm lượng đường máu và điều chỉnh khẩu phần thức ăn nên rất thích hợp cho giảm cân.

3. Rượu táo và giấm

Rượu táo và giấm giúp giải độc cho gan - bộ phận quan trọng hỗ trợ giảm cân, giấm giúp điều chỉnh lượng đường máu tăng sau mỗi bữa ăn.

4. Bưởi

Thành phần hoá học trong quả bưởi giúp giảm lượng insulin - tiến trình chuyển calo sang năng lượng của cơ thể. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bưởi giúp giảm cân rất tốt.

5. Quế

Không những có tác dụng giảm cân, quế còn giúp điều chỉnh lượng insulin trước bữa ăn. Nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra rằng dùng ¼ thìa quế mỗi ngày giúp giảm lượng đường máu, giảm cholesterol và lượng triglyceride với người bị tiểu đường tuýp 2.

6. Yến mạch

Yến mạch giàu chất xơ giúp tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể, hỗ trợ việc giảm cân và được chứng minh có nhiều lợi ích khác với sức khoẻ như: giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư, giảm lượng LDL có hại.

Sử dụng điều độ ngũ cốc giàu chất xơ cũng là lựa chọn tốt cho sức khoẻ và việc giảm cân.

Theo Dân Trí

6 tháng 9, 2008

Cách làm món chay đơn giản hiệu quã của ĂN CHAY ÁI HỮU HỘI

Theo Trái Tim Online


Trang 1
Đậu phụ rán tẩm hành
Sung om tương
Canh dưa nấu lạc
cá kho chay (mướp đắng kho tương)
Đậu phụ trộn giá chua ngọt
Cà hấp xì dầu
Cà kho tộ
Khoai tây xào nấm
Cháo chay
http://www9.ttvnol.com/forum/Amthuc/864530/trang-2.ttvn
2
Ruốc sả
Mắm ruốc xào
Cá chiên giòn và nước mắm gừng
Tôm rim
(Một số link về món chay tham khảo)
Cà dê tẩm bột chiên
Chả chiên giòn
Canh chua miền Nam
http://www9.ttvnol.com/forum/Amthuc/864530/trang-3.ttvn
3
Bắp cải làm chua
Mắm Thái
Chao chùa
Xôi dừa
Thịt Đường Tăng
Làm mì căn
Xá xíu
Mì căn chiên sả ớt
Mì căn kho tiêu
http://www9.ttvnol.com/forum/Amthuc/864530/trang-4.ttvn
4
Lẩu chua cay
Giò lụa
Kho thập cẩm
http://www9.ttvnol.com/forum/Amthuc/864530/trang-5.ttvn
5
Bánh bèo
Sắn giòn bì
Bún bò Huế
Bánh bèo
Bì trộn
http://www9.ttvnol.com/forum/Amthuc/864530/trang-6.ttvn
6
Bún bì + Chả giò
Bì cuốn
Bánh mì hấp bì
Cơm tấm bì chả
Bún riêu
http://www9.ttvnol.com/forum/Amthuc/864530/trang-7.ttvn
7
Hủ tiếu thập cẩm (hủ tiếu nam vang)
Cơm chiên Dương Châu
http://www9.ttvnol.com/forum/Amthuc/864530/trang-8.ttvn
8
Cháo nấm
http://www9.ttvnol.com/forum/Amthuc/864530/trang-9.ttvn
9
mỳ xào nấm
10
Xalat bắp cải tía với nho khô
Gỏi bưởi
Nấm đông cô chiên xù
11
Chả viên (chả lá lốt)
Mắm tôm
12
Bắp cải cuốn
Xíu mại
13
Đậu phụ nướng kiểu Nhật (Miso)
14
Bơ vừng
15
Rau trộn thập cẩm
Đậu hũ xào Tứ xuyên
Ragu thập cẩm
Hăm bơ gơ
Mì vằn thắn
Đậu tẩm bột chiên giòn
Riêu chay bằng sữa đậu nành
16
Nộm su hào
Nem rán
Bún Huế
Bánh khoái
17
Bánh bao
Cà tím nấu đậu
Bánh mì hấp bì
Tương chấm bánh
Gỏi cuốn
Chè đậu đỏ hạt sen
18
Tương Hoisin
Hủ tíu bò kho
Su hào xào thì là
Miến măng chay
Tam tạng tây trúc thỉnh kinh
19
Bánh mì hấp
Nem chạo
21
Tàu hũ ki lá (váng đậu) phết chao chiên
Lạc quay
22
Lạc chưng
Canh lạc nấu mướp
Gỏi đậu hũ Tứ Xuyên
Đậu phụ sốt bắp cải cà chua
23
Súp rau + Bánh mì
Tuyết nhĩ chua ngọt
Mực cắt khoanh chiên giòn
24
Giải thích một số tên thực phẩm chay
26
Hủ tíu
Đậu phụ hấp
Cách làm nước dùng chay căn bản
Cách làm nước mắm chay
Hủ tíu chay (nữa)
Mì giò
Bún Huế
Cháo thập cẩm
27
Thịt bò khô chay
Đậu phụ nghiền chiên giòn
28
Đậu phụ ngũ vị hương
Đậu hũ hấp nấm sốt dầu hào
Mapo Tofu (Đậu tứ xuyên)
Bún xào
29
Rong biển rán
30
Khoai tây kiểu Shantung
31
Xôi gấc nấu bằng củ dền
Bánh chuối nướng
Kungpao Tofu
32
Shushi đậu hũ
33
Tự làm Đậu phụ
Ớt nhồi đậu phụ
34
Cơm vàng dâng hương và cary đậu hũ
Đậu phụ - Cà tím kho tương
Bánh Socôla Chip
Bánh Bông lan chay hấp
35
Phù chúc cuốn củ đậu chiên giòn
Bánh Plan chay (ca-ra-men chay) nhưng béo ngậy và rất ngon
36
Bánh Putding vanila
Bánh Putding So-co-la
Bánh bông lan chay
Giò thủ chay của Thiền viện Trúc Lâm
37
Bánh mì kẹp giò thủ chay và biến tấu quanh giò chủ chay
38
Sữa đậu nành Express
Shushi chay
39
Rau củ nấu canh đậu
Rau củ trộn gỏi
Cơm nâu hấp ngải cứu
40
Mỳ Ý chay
Mỳ Ý nấu nấm và gia vị
41
Phở xào rau củ và tương Miso
Bánh mì sữa chua Express
Bánh mè chiên
42
Canh khoai nấu nước cốt dừa
Phù chúc chiên
Cá cơm chiên chay

5 tháng 9, 2008

Sushi chay


- 3 tách gạo Nhật
- 1/3 tách giấm gạo
- 3 thìa súp đường
- 1 thìa cà phê muối
- 50g đậu cô-ve
- 50g củ cải trắng
- 50g cà rốt
- 50g trái bơ
- 3 lá rong biển
- Nước tương Nhật, wasabi
- Mành tre cuốn cơm



- Bơ gọt vỏ bỏ hột, cắt que dài
- Đậu cô-ve tước xơ, rửa sạch, cắt khúc
- Củ cải trắng và cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt que
- Chần chín đậu, củ cải và cà rốt
- Vo gạo trước 30 phút, để ráo, sau đó ngâm trong nước lạnh khoảng 1 giờ và đem hấp hay nấu Trộn giấm, đường và muối, đun trên lửa nhỏ cho tan đường rồi để nguội
- Khi cơm chín, rưới hỗn hợp giấm đường lên trên rồi đảo đều lên, mở vung, để nguội
- Đặt lá rong biển lên trên mành tre. Trải một lớp cơm mỏng lên rồi xếp đậu cô-ve, củ cải trắng, cà rốt và trái bơ vào giữa làm nhân. Cuộn chặt lại
- Xếp ra đĩa. Dùng kèm nước tương Nhật và wasabi.

4 tháng 9, 2008

Cách làm đậu hủ


1. Đậu nành phải được ngâm với nước ít nhất là 8 tiếng

2. Sau đó rửa đậu và đem ra xây thành nước:

Giai đoạn này, nếu ai có máy xây đậu thì rất đơn giảm, vì máy xây đó tự động đưa ra 1 bên là nước và 1 bên là xát. Nếu ai không có máy xây đậu thì có thể dùng máy xây sinh tố để xây rồi sau đó dùng khăn vắt lại để lấy xát đậu ra ...

3. Sau khi xây xong thì đem nước đậu đi nấu. Nấu vừa xôi là tốt nhất. Xôi quá thì làm đậu bị cứng, còn chưa xôi thì đậu không đong

4. Sau khi nước đậu vừa xôi thì tắt lò, nhưng vẫn để nồi trên lò, sau đó dùng nước chanh, dắm, v.v.. pha với nước cho loãng bớt tính chua, sau đó dùng vá, vừa quậy vừa đổ nước chua vào nồi. Đây là gian đoạn rất quan trọng, đậu ngon hay không là do ở chổ này. Khi đổ nước chua vào nồi và quậy lên thì hãy canh chừng, đừng đổ nhiều nước chua quá, vì nhiều nước chua quá đậu sẽ bị cứng, còn ít nước chua thì đậu không đong. Canh làm sao khi thấy đậu bắt đầu đong lại và nước trong nồi vẫn còn đụt, nếu nước trong nồi đã bị trong rồi thì coi như là đã đổ lố nước chua ... Cái này cần phải nhiều lần làm mới kinh nghiệm được.

Ở phần thứ 4, khi pha nước với nước chanh, dắm v.v.v.. không cần phải đo lường gì cả, mục đích là làm loãng bớt tánh chua của chanh, dắm v.v... vì khi đổ nước chanh, dắm v.v.. đã được pha với nước rồi thì mình phải canh, đổ cho đến khi nào đậu đông lại thì thôi. Nếu như pha ít nước thì tánh chua còn nhiều, lúc đó đổ vào đậu thì đậu sẽ mau đong lại hơn, còn nếu như đã pha nhiều nước, tánh chua còn ít thì khi đổ vào đậu, đậu lâu đong hơn.

Có nghĩa là không cần biết tánh chua còn nhiều hay ít sau khi pha với nước, quan trọng là khi mình đổ vào trong đậu, cứ đổ rồi canh, đổ rồi canh .. cho đến khi đậu đong lại là xong thôi ...


5. Sau đó đổ nước vô khuông rồi dằng/ép .. khi nước ráo thì ta sẽ được những miếng đậu ngon ...

3 tháng 9, 2008

Giảm huyết áp nhờ bổ sung kali có rất nhiều trong quả chuối

Tăng hàm lượng kali trong chế độ ăn hằng ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc chứng huyết áp cao, đồng thời cũng có thể giảm huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp.

Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Vanderbilt (Mỹ) do Tiến sĩ Mark C. Houston làm trưởng nhóm, theo hãng tin Reuters. Theo các chuyên gia, việc hấp thu nhiều kali là một lý do lý giải vì sao những người ăn nhiều hoa quả và rau củ hiếm khi mắc bệnh tim. Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã kêu gọi người dân nước này nên bổ sung 4,7g kali mỗi ngày. Một số nghiên cứu trước đây cũng cho thấy chế độ ăn cung cấp ít nhất 500-1.000mg ma-giê/ngày và hơn 800 mg canxi/ngày có thể giúp giảm huyết áp cũng như giảm nguy cơ mắc chứng huyết áp cao.

Theo Reuters

2 tháng 9, 2008

Lời hay ý đẹp ( danh nhân )


1. If a man aspires towards a righteous life, his first act of abstinence is from injury to animals."

-- Leo Tolstoy

"Nếu người muốn sống một cuộc sống thánh thiện, việc đầu tiên người đó làm là ngưng tổn hại đến loài vật.

2. The more we come in contact with animals and observe their behavior, the more we love them."

-- Immanuel Kant (1724-1804, German philosopher)

"Càng giao tiếp với loài vật nhiều chừng nào và quan sát hành động của chúng, chúng ta càng yêu quí chúng."

3.The greatness of a nation can be judged by the way its animals are treated."

"Nothing will benefit human health and increase chances for survival of life on earth as much as the evolution to a vegetarian diet."

-- Albert Einstein

"Không có lợi ích gì cho sức khoẻ của loài người và tăng thêm cơ hội sống còn của mọi sinh vật trên trái đất bằng sự Tiến Hoá của Ăn Chay.

4." Animals are my friends and I don't eat my friends."

-- George Bernard Shaw

"Loài vật là bạn của tôi và tôi không ăn bạn bè của tôi

5.The greatness of a nation can be judged by the way its animals are treated."

-- Mahatma Gandhi

"Sự vĩ đại của một quốc gia có thể đánh giá qua cách đối sự với loài vật."

1 tháng 9, 2008

Muối dưa



Công thức muối dưa: (ước lượng thôi nhé)

*** Tùy khẩu vị của từng gia đình, nhà rùa không ăn hành nên không cho hành vào khi muối, cũng như không tỏi và riềng khi muối cà pháo)

1- 1kg rau cải bẹ, rửa sạch, phơi cho héo (nếu là mùa hè, để ráo nếu là mùa đông), cắt miếng vừa ăn.

2- Cứ mỗi 1 lít nước thì pha thêm 50g muối + 10g đường. Nhiều dưa thì tăng liều lượng. Đun sôi nước muối đường, để nguội.

3- Cho cải và nước muối đường. Đổ nước ngập cải. Mùa hè 2 ngày là ăn được, mùa đông thì 3.

và nếu muốn dưa nhanh chua thì cho thêm một chút dấm sau khi hỗn hợp nước (2) nguội hẳn.

Chỉ thế thôi, mùa đông sẽ lâu vàng hơn do thời tiết lạnh. Có thể để gần bếp, gần lò nướng để dưa mau chín. Mùa hè thì chỉ mong nó chín chầm chậm để còn kịp ăn kẻo chua quá. Bữa cuối cùng bao giờ cũng cho vào nấu canh dư

Theo Bếp Nhà Khai Tâm