31 tháng 5, 2009

Cách làm sữa đậu nành theo kiểu express


Em thường làm sữa đậu nành theo kiểu express rất nhanh và để lâu cả hơn tuần lễ vẫn ngon , chị thử xem nhé ! rất đơn giản và không phải vất vả ngâm đậu rồi xay đậu ... mất nhiều thời gian .

Cách làm : mua gói đậu hũ của Nhật hiệu MORI-NU silken tofu
( loại solf hay firm đều được ) dùng một cái nồi Inox và là loại chưa xào nấu qua càng tốt , vì dùng nồi cũ đã nấu ăn qua sẽ có mùi dầu mỡ ám làm ra sữa mùi vị không được ngon ( cần lưu ý điều này ) .
- Cho đậu hủ vào máy sinh tố xay nhuyễn mịn với 1 cup nước trong vài phút , xong đổ vào nồi thêm nước cho đủ số lượng nấu sữa .Với lượng đậu hũ cũa 1 gói thì cho vào 10 cup nuớc ( tương đương 2,5 lít nước ) + 1 cup creamer ( loại crearm for coffee) và 1 cup đường , dùng muỗng gỗ khuấy đều cho tan đường , cho lên bếp với lữa nhõ riu riu và khuấy thường xuyên đễ đậu không bén nồi cho đến khi sôi lên là được ( đễ lữa riu riu vậy mới ra hết chất béo và rất ngon ) , nhớ cho vào nồi sữa chút vanilla hoặc lá dứa tươi cho có mùi thơm lừng .

- sữa uống nóng hay lạnh đều ngon và cho vào tũ lạnh uống dần , hợp vệ sinh và lại rất ngon .

Chúc chị luôn vui

30 tháng 5, 2009

Phụ nữ và sắc đẹp : Ăn gì đẹp da


Bạn có biết cách chọn lựa những thực phẩm vừa ăn ngon, vừa có thể giúp làn da đẹp hơn? Bạn có biết loại thực phẩm nào tốt cho loại da nào?

Với da khô:

1. Da khô thường hay bị thô ráp, nên nếu muốn làm mềm da thì bạn cần cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin A.Vitamin A làm giảm quá trình lão hoá và giảm nốt sần trên mặt.

Rau chân vịt, cà rốt hay những đồ ăn hằng ngày của bạn như bơ, pho mát, sữa, hạt vừng là nguồn cung cấp vitamin A rất tốt và dồi dào

2. Trong khi đó, những thức ăn cay có tính hút ẩm và làm giảm độ ẩm trên da, làm da trở nên khô ráp. Vì vậy với những người da khô nên hạn chế việc ăn thức ăn mặn, nóng cũng như quá nhiều thịt.

Hơn nữa, thịt mất rất nhiều thời gian trong quá trình tiêu hoá và làm cho các cơ và mạch máu phải làm việc rất vất vả trong quá trình tiêu hoá chúng.

3. Khoảng 70% cơ thể của chúng ta là nước, nếu thiếu điều đó thì da chúng ta sẽ xấu đi và xuất hiện những nếp nhăn không mong muốn. Vì vậy, uống nhiều nước và ăn trái cây tươi hằng ngày là biện pháp đơn giản mà hữu hiệu.

Với da dầu:

1. Với loại da này thì vitamin B rất có lợi. Tảo biển, sữa tươi, pho mát, gạo và lòng đỏ trứng cũng là những nguồn thực phẩm có chứa rất nhiều vitamin B.

Người ta dầu nên bổ xung vitamin B và sữa tươi là nguồn thực phẩm có chứa rất nhiều vitamin B

2. Những thực phẩm bạn nên tránh và hạn chế ăn, đó là những thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo. Cụ thể là những đồ ăn rán, chiên, hay bánh ngọt, bánh quy, kẹo và sôcôla chúng sẽ làm da bạn rất dễ bị nổi mụn trên má.

3. Giữ nếp sống đều đặn: Ngủ và ăn đúng giờ. Da dầu thường là do cấu tạo da từ đầu nhưng nếu bạn có một nếp sống không ổn định: ăn uống thất thường, ngủ không đủ và thường bị căng thẳng thì sẽ gây ra ảnh hưởng xấu lên làn da.

Với da thường:

Nếu được sở hữu một làn da thường thì bạn là người may mắn vì da thường không có quá nhiều vấn đề và nhiều sự chăm sóc tỉ mỉ như 2 loại da trên.

1. Với da thường thì thực phẩm như: chuối, trứng ... là loại thực phẩm có ảnh hưởng tốt nhất lên loại da này. Ăn quá nhiều đồ cay sẽ có kich thích lên da, làm da nóng và dễ nổi mụn, sần. Do vậy, bạn cần hạn chế những loại thức ăn như vậy.

2. Sử dụng một số loại trà xanh truyền thống sẽ rất tốt cho hoạt động của các mạch máu, đặc biệt là những người có mao mạch máu lưu thông yếu.

(Theo TOT)

29 tháng 5, 2009

Cách Pha Mắm Nêm Chay


Cách Pha Mắm Nêm 1

Nguyên liệu:

- 1 hộp khóm băm nhuyễn
- 1 chai tương cự đà
- 1 hủ chao
- 1 chai nhỏ tương ăn phở (hoisin sauce)
- 3 muỗng canh sả băm nhuyễn
- 1 muỗng canh dầu canola
- 1 muỗng cà-phê bột nêm nấm
- Vài nén đường thẻ
- 2 chén nước lọc (ít nhiều tùy thích)

Cách Làm:

Chao tán nhuyễn hoặc dùng máy xay nhuyễn.

Bắt chảo dầu lên bếp lửa. Khi chảo dầu bắt đầu nóng, cho sả băm nhuyễn vào phi vàng.

Sau đó cho khóm, tương cự đà, tương ngọt, chao, bột nêm nấm, đường thẻ, và nước lọc. Nêm nếm lại cho vừa ăn.

Nếu thích ăn cay có thể thêm ớt vào. Khi sôi nhắc khỏi bếp lửa.

Mắm nêm có thể cất vào tủ lạnh để dành ăn nhiều ngày.

Mắm nêm chay 2 :

Ðặt 1 nồi trung bình với dầu ô-liu lên bếp lửa trung bình. Chờ dầu nóng, cho sả vào xào hơi vàng. Cho khóm vào đảo sơ cho sắc lại. Lắc chai tương Cự Đà cho đều rồi cho vào nồi.

Vặn lửa cao lên cho tương sôi. Sau đó, vặn bớt lửa rồi cho nước dừa Coco Rico vào. Chờ sôi lại lần nữa, vớt bọt. Cho thêm bơ đậu phộng vào. Khuấy đều. Nhắc khỏi bếp cho nguội bớt. Có thể cho thêm ớt tươi thái lát mỏng vào để mắm nêm chay thêm hương vị.

Sưu tầm trên mạng

28 tháng 5, 2009

3 Cách Muối Dưa Cải Chua

Cách Muối Dưa Chua 1

Thật ra cải chua thấy rất đơn giản, nhưng thật sự không đơn giản đâu!
Cách pha nước muối rất quan trọng
Nước muối mặn quá thì cải sẽ không chua
Nước muối lạt quá dưa cải sẽ mềm nhũn, và sẽ bị khú
Khi pha nước muối (nước ấm ấm một chút lấy tay quậy đều, cho lên miệng nếm thử, đừng mặn quá và cũng đừng nhạt quá).

Vật liệu:
- Một bịch cải xanh (loại cải dùng để muối dưa) - cắt miếng vừa ăn
- Hành ta (hành tím củ nhỏ - ít nhiều tùy ý) - thái mỏng
- Hành lá (optional! cắt dài miếng bằng 1 đốt ngón tay)
- Muối
- Đường (optional! nếu muốn có vị ngòn ngọt - cho một tí mà thôi!)
- Giấm (optional!)

Cách làm:
Nấu ấm nước nóng.
Cải xanh sắt miếng vừa ăn, rửa sạch bỏ vào thau, đổ nước nóng vào thau cải rồi trộn qua trộn lại.

Đổ cải ra rổ, đừng để lâu quá, chỉ cần chụng sơ sơ, cải xanh hơi heo héo là được rồi.
Hành ta thái mỏng, trộn chung với cải xanh cho thơm. (nếu thích hành lá thì thêm vào trộn chung)

Bỏ cải xanh & hành vào thố muối dưa, nhấn cải xuống cho gọn gàng; Đổ nước muối đã pha sẵn vào thố ngập trên mặt cải xanh khoảng 1/2 inch.

Lấy dĩa nhỏ bỏ lên trên miệng thố dưa để dằn xuống, cải phải nằm dưới mặt nước ...
khoảng 3 hoặc 4 ngày cải dưa sẽ chua.

Nếu muốn ăn liền ngày thứ hai, dùng nước gạo, đổ vảo sẽ mau chua.
Nếu trời nắng, bưng hủ cải để ở ngoài cải sẽ rất ngon.

** Còn một cách nữa, Nếu muốn cải dưa chua nhanh thì cho thêm 1 chút giấm vào - optional !)

Dưa cải chua dùng để ăn thế rau sống, kho , xào , nấu canh chua... cũng rất ngon.

Cách Muối Dưa Chua 2

Vật liệu:
2 lbs cải để làm dưa
2 cups nước lọc
2 cups nước vo gạo (lấy nước lọc vo)
1 Tbsp + 1/4 tsp muối
1 Tbsp dấm
1 Tbsp đường
Hành lá hay là hành tây hay hành shallots tùy ý

Cách làm:

Cải mua về rửa sạch, cắt khúc, hành cắt khúc, mang đi phơi nắng cho héo. Lấy 1 cup 1/2 nước

nấu sôi cho muối và đường vào quậy cho tan, cho 1/2 cup nước lọc và 2 cups nước vo gạo và dấm vào quậy đều. Bỏ cải và hành vào cái keo, đổ nước muối vào ngay, để cho nguội rồi đậy nắp để ngoài nắng hay là trong nhà vài ngày là ăn được. Làm nhiều hơn thì cứ đong nước muối theo basic ở trên.

Cách Muối Dưa Chua 3

Vật liệu:

-3 lbs cải làm dưa chua, rửa sạch xắt khúc vừa ăn, để ráo nước bên ngoài 1 đêm cho hơi héo đi (nhớ đừng bỏ tủ lạnh, làm cải chua sẽ bị nhớt)
-1 bó hành lá, xắt khúc 2 inches
-4 tép tỏi lột vỏ
-8 Cups nước đun sôi, để nguội
-1/2 chén muối
-1/2 chén đường

Cách làm:

Trộn cải, tỏi và hành lá với nhau rồi xếp vào hủ.
Pha muối, đường vào trong nước (đun sôi, để nguội), quậy đều đổ nước vào hủ lấp xấp mặt cải.

Để hủ dưa nơi chổ thoáng mát, khoảng 3 ngày là ăn được.

Sưu tầm

27 tháng 5, 2009

Câu hỏi : Công thức để muối dưa cải ngon?


Câu trả lời hay nhất - Do người sử dụng bình chọn

Công thức chung là 3 muối - 1 đường (1 lít nước cho ba thìa súp muối bột và 1 thìa súp đường). Nấu hỗn hợp muối đường cho sôi và tan hết, sau đó để thật nguội và đổ vào hũ sao cho ngập nguyên liệu. Để từ 1 đến 3 ngày (tùy loại dưa), khi dưa có màu xanh ngả vàng là dùng được.

- Muối là nguyên liệu chính để muối dưa. Nếu nhiều muối, dưa sẽ mặn và lâu chua. Ít muối, dưa sẽ bị ủng và hỏng. Trong trường hợp này, bạn nên thêm muối và ít hành lá, nếu sớm, có thể chữa được.

- Đường giúp dưa vàng đẹp và mau chua, nhưng đừng cho nhiều quá.

- Mọi món dưa đều không thể thiếu hành. Hành nhiều, dưa sẽ thơm và không ủng.

- Nước dưa phải ngập mặt dưa. Nên gài bằng miếng nhựa cho dưa chìm dưới nước, nếu không, lớp dưa trên mặt sẽ bị thâm đen.

- Hũ đựng dưa phải sạch. Đồng thời, khi gắp dưa ra ăn, bạn cũng phải dùng đũa sạch, không dính thức ăn. Như vậy, phần dưa còn lại mới không bị hư khú, nổi váng trắng trên mặt. Nếu dưa bị khú, hãy vớt bỏ lớp váng trắng và thêm hành lá vào.

Bạn có thể gạn lấy riêng nước trong để làm dưa mới. Khi ấy, bạn chỉ cần nêm thêm muối cho vừa mặn, không cần thêm đường. Nêm nước dưa vừa chua mặn là được. Nhớ thêm hành cho dưa mới. Bạn có thể muối dưa rau muống, rưa củ cải... theo cách làm tương tự.

Dưa cần - bắp cải

Nguyên liệu: Cần nước (chọn loại màu xanh), bắp cải trắng, rau răm, ớt quả, hành lá, hành tím, nước muối dưa.

Thực hiện: Cần nhặt bỏ lá và rễ, rửa sạch, cắt khúc khoảng 5cm. Bắp cải xắt sợi hơi dày. Rau răm xắt nhuyễn. Hành lá cắt khúc. Ớt xắt khoanh. Cho tất cả vào hũ, đổ nước muối vào ngập mặt dưa.

Dưa giá

Nguyên liệu: Giá, hẹ, cà rốt, hành lá, nước muối dưa.

Thực hiện: Giá bỏ gốc. Hẹ rửa sạch, cắt khúc dài cỡ cọng giá. Cà rốt, gọt võ, thái mỏng rồi xắt sợi. Hành lá cắt khúc. Cho tất cả vào hũ, đổ nước muối vào ngập mặt dưa.

Dưa cải cay

Nguyên liệu: Cải cay, hành lá, hành tím, ớt sừng đỏ, nước muối dưa.

Thực hiện: Cải nhặt lá sâu, rửa sạch, cắt khúc khoảng 5cm. Hành lá xắt khúc. Ớt xắt khoanh. Cho tất cả các nguyên liệu gồm cải cay, hành lá, hành tím, ớt vào hũ, đổ nước muối vào ngập mặt dưa.

Theo Yahoo Hỏi & Đáp

Bạn kia nói cũng đầu đủ đấy nhưng cái món dưa cải này ngoài HN gọi là dưa cải sen ( để phân biệt với dưa cải củ ), trước khi rửa dưa để muối nên phơi nắng cho hơi héo một chút thì ăn mới dòn. Theo cách muối dưa của người HN thì người ta muối dưa như sau: dưa được muối bằng vại làm bằng đất nung, cứ xếp một lớp dưa xong rải rắc một lớp muối ( vừa phải ), cứ thế cho đến hết dưa thì thôi, sau đó dội nước đun sôi để nguội vừa sâm sấp mặt dưa sau đó lấy cái vỉ đan bằng tre nứa gì đó ép lên trên rồi lấu cái cối nặng chặn lên sau 2 ngày thì ăn được, nếu muốn nhanh chua thì cho thêm ít đường...mà ở ngoài Bắc người hay cho hành tươi có lá vào muối cùng với dưa chứ không dùng hành củ khô như của miền Nam...nước dưa muối đó còn có thể chan ăn với cơm rất ngon và để nấu canh dưa chua cũng rất ngon...hix...nói đến đã thèm...

26 tháng 5, 2009

Thay đổi khí hậu và trái đất nóng lên có thể khiến gấu trắng Bắc cực tuyệt chủng

Các nhà bảo tồn khuyến cáo rằng thay đổi khí hậu và trái đất nóng lên có thể khiến loại động vật gấu trắng này tuyệt chủng. Ăn chay là góp phần tích cực bảo vệ môi trường giảm nạn hâm nóng toàn cầu.

Gấu trắng cheo leo trên mỏm băng, lững thững trên mặt đất trắng xóa hay soi mình bên dòng sông đang tan.

Con gấu trắng đứng chênh vênh trên một mỏm băng ở Bắc Băng Dương.


Gấu trắng ôm băng ngủ ngon lành ở Nunavut, vùng lãnh thổ phía tây bắc Canada.


Hai con gấu trắng chơi đùa bên dòng sông băng ở Alaska.


Gấu mẹ và ba gấu con nằm trong tuyết ở Canada.

Trái đất nóng lên đang làm băng tan ở Bắc Cực và thu hẹp môi trường sống của loài gấu trắng.


Gấu mẹ âu yếm gấu con ở Mantioba, Canada.


Một con gấu đi lang thang trong khu bảo tồn động vật hoang dã ở Bắc Cực.


Phút thư giãn trên mặt đất đá lác đác vài bông tuyết ở Canada. Các nhà khoa học khuyến cáo rằng khu vực này có thể sẽ không có tuyết vào mùa hè vào năm 2013 đến 2040.

Theo TheGioiNguoiViet

25 tháng 5, 2009

Dồi sả Chay

Nguyên Liệu:
- 1 miếng đậu hũ trắng
- 1 miếng tàu hũ ky lớn
- boa rô băm nhuyễn
- 1 muỗng sả bằm
- nấm mèo ngâm mềm xắt nhỏ
- 2 muỗng dầu ăn phi thơm với boa rô
- Tiêu , muối , đường , bột ngọt , nước tương , bột mì

Cách Làm :
- Ðậu hủ trắng vắt ráo nước quyết nhuyễn . Tàu hủ ky ngâm mềm vắt ráo nước , lấy 1/2 đậu hũ ky xắt nhỏ và phần còn lại ướp chút gia vị cho thấm .
- Bắc chảo nhỏ lên bếp phi dầu với boa rô cho thơm cho tàu hủ ky xắt nhuyễn vào xào cho thơm + nấm mèo nêm xíu gia vị , chắt bỏ nước cho tàu hủ ky và nấm mèo ra thau nhỏ + đậu hủ bóp nhuyễn + xả băm + tiêu giã giập cho thơm + 2 muỗng dầu ăn phi thơm với boa rô + chút nước tương ngon và đường , bột ngọt chút xíu + 1 muỗng bột mì trộn đều hỗn hợp .
- Trãi miếng tàu hủ ky còn lại ra khay , cho hỗn hợp vào và cuốn tròn chặt tay , bên ngoài bọc nilong , xong cho vào nồi hấp 30' cho chín , đem ra để nguội sau đó thoa lên miếng dồi hấp chút hắc xì dầu cho đều , xong đem chiên vàng cho dòn bên ngoài là được , xắt ra ăn với cơm kèm rau thơm và đồ chua tỉa hoa , chấm kèm xì dầu ớt hoặc mắm tôm chay rất ngon .
Món này ăn kèm với cháo Nấm chay cũng ngon tuyệt vời !!!

Theo DacTrung.Net

24 tháng 5, 2009

Thực phẩm chay dể kiếm để tránh bệnh mùa đông

Mùa đông mọi người rất hay mắc những bệnh về đường hô hấp, bệnh cúm… Vậy làm sao để tránh đây?

Trong mùa lạnh, con người cần một nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt để chống lại sự khắc nghiệt của thời tiết và sự hoành hành của bệnh cảm cúm. Không nên bỏ qua 8 nhóm thực phẩm dưới đây nếu bạn muốn "trụ vững" trong tiết trời khắc nghiệt.

Quả thuộc họ cam quýt

Cam, quýt, bưởi là những trái cây giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C và bioflavonoid, những chất giúp chúng ta chống chọi với cái lạnh và đủ khả năng kháng cự lại sự tấn công của virus và sự xâm nhập của vi rút cúm trong mùa đông. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên ăn nhiều trái cây thuộc họ cam quýt để phòng chống bệnh tật trong mùa lạnh.

Bí ngô


Bí ngô còn được gọi là bí đỏ là quả có axít amin, arginene, asparagines, adenine, carotene, vitamin B1, vitamin C, chất béo, đường gluco, đường saccaro, được coi là vũ khí chủ lực của mùa Đông. Bí ngô có thể chữa sưng phổi, viêm khí quản mãn tính, bệnh đái tháo đường, huyết áp cao, viêm thận mãn tính, xơ gan, ... Chúng ta có thể nấu bí đỏ lên ăn, hoặc giã lấy nước, hoặc đắp ngoài da đều được. Tuy nhiên người bệnh sốt rét cũng không nên ăn loại quả này.

Thực phẩm lên men

Trong hệ tiêu hóa của chúng ta có cả triệu triệu con vi sinh vật có lợi và có hại cùng chung sống. Trong khi các vi sinh vật có hại lại là nguyên nhân gây bệnh thì các vi sinh vật có lợi lại mang nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Các thực phẩm lên men như sữa chua, kefir (một loại rượu lên men) rất tốt cho sức khỏe. Các vi khuẩn có lợi probiotic có trong yogurt mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, chúng giúp tạo sự cân bằng và bồi bổ cho những vi khuẩn tốt hiện hữu có sẵn trong ruột. Trong mùa Đông, chúng ta cần ăn nhiều hơn những thực phẩm lên men để làm chậm quá trình phát triển của các vi khuẩn có hại.

Tỏi

Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus mạnh, phòng chống viêm phổi rất hữu hiệu. Tỏi còn có hoạt tính làm hạn chế việc sinh ra phần tử tự do gây tổn thương tổ chức khớp, làm chậm quá trình lão hóa tế bào. Mỗi ngày ăn 10g tỏi sẽ giúp tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể. Tỏi dùng vào mục đích chữa bệnh có thể ăn sống, chế biến lẫn với thức ăn, ngâm với rượu hoặc ngâm với dấm … Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên trước khi chế biến tỏi nên thái lát mỏng rồi để ngoài không khí 15 phút để các chất kháng sinh có trong tỏi kết hợp với oxy ngoài không khí mới tạo ra chất chông ung thư hiệu quả. Những người đang sử dụng thuốc chống đông máu cần dùng tỏi theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nấm

Những nghiên cứu mới đây cho thấy ăn nấm rất tốt cho hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng. Mỗi loại nấm lại có những công dụng khác nhau. Nấm cung cấp ít năng lương, có thể ăn thoải mái mà không sợ tăng cân.

Trà

Uống trà xanh rất có lợi cho sức khỏe, giúp bạn sống khỏe, sống thọ. Một nghiên cứu mới đây cho biết nếu uống 3-4 cốc trà xanh mỗi ngày có thể cắt giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch tới 31% so với những người uống dưới 3-4 cốc trà xanh/ngày.

Theo Vzone

23 tháng 5, 2009

Canh và cháo cải cúc không đơn thuần là một loại thực phẩm mà còn là một vị thuốc dân gian mùa đông


Cải cúc ( tần ô ) không đơn thuần là một loại thực phẩm mà còn là một vị thuốc hữu dụng.

Cải cúc có vị ngọt, hơi đắng, the, thơm, rất giàu protein, các axit amin và các loại vitamin rất tốt cho phòng chữa bệnh do giá lạnh từ trong và ngoài cơ thể.

Dưới đây là một số bài thuốc trị các bệnh mùa đông:

- Ho ở trẻ em: Lá cải cúc 6g thái nhỏ, thêm ít mật ong hấp cách thủy cho ra nước để uống trong ngày.

- Đau mắt: Rau cải cúc nấu canh để ăn. Ngoài dùng lá rau cải cúc rửa sạch, hơ nóng chườm lên mắt (hoặc cho vào vải mỏng chườm) – rất kiến hiệu (thực liệu kỳ phương).

- Chứng nhức đầu kinh niên: Mỗi ngày uống 10-15g nước sắc rau cải cúc. Ngoài dùng lá cải cúc hơ nóng chườm đắp lên đỉnh đầu và hai bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc mỗi khi thấy nhức đầu.

- Cháo giải cảm cúm (đau họng, ho, sốt) rau cải cúc tươi, lượng vừa đủ cho vào bát to, đổ cháo đang sôi lên trên để 5-10 phút cho đỡ nóng thì trộn rau lên ăn.

- Ho ra máu: Lấy cải cúc, rửa sạch, cắt đoạn ngắn giã nát nhuyễn, thêm ít nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước cốt uống ngay.

- Đau bụng: Dạ dày ruột trong tình trạng lạnh, nếu ăn các loại rau cải nói riêng và rau thuộc loại hàn thì sẽ không thích hợp vì hàn sẽ ngộ hàn. Ở trường hợp đó nên chọn rau cải cúc để ăn. Sách viết “Cải cúc làm ấm bao tử bằng cách nấu nhừ cải cúc”. Tất nhiên nấu nhừ cải cúc sẽ làm mất thơm và giòn như khi ăn tái.

- Làm tỉnh táo đầu óc chống mỏi mệt, biếng ăn: Theo Đông y, sở dĩ có tác dụng đối với khí (đó là do thành phần dầu thơm). Ở trường hợp này nên ăn cải cúc tươi sống, ăn tái nóng và nếu ăn canh hoặc xào thì phải cho cải cúc vào khi nước đã sôi, khi canh sôi lại nhắc ra ngay.

Ở Ấn Độ, người ta dùng rau cải cúc phối hợp với hồ tiêu để chữa bệnh lậu và hoa cải cúc được dùng thay thế dương cam cúc (cúc trắng ngọt) như một chất thơm đắng làm lợi tiêu hóa. Còn dùng làm thuốc trị bệnh giang mai.

Ở Trung Quốc, cải cúc có tên đông khai (Chrysanthemun coronarium L. var. spasiosum Bailey) cho toàn cây hoặc hạt làm thuốc trị bệnh về can khí, bệnh thiên trụy (thoát vị bẹn và tiểu tiện bất lợi).

Canh cải cúc là món canh của những ngày giá lạnh ....

Theo Vzone.

22 tháng 5, 2009

Công dụng của gừng vào mùa đông

Gừng là một biện pháp chống lạnh và phòng chống cảm cúm phổ biến trong dân gian.

Ngoài ra, gừng còn có nhiều tác dụng chữa bệnh rất tốt trong mùa lạnh.

Mùa đông trước khi đi ra ngoài hay khi đi lạnh về, nên uống một cốc trà gừng nóng để làm ấm cơ thể và chống cảm lạnh rất hiệu quả.

Trong mùa đông, thường mắc phải các bệnh như: cảm cúm, đau họng, sổ mũi... Nếu cho ít muối vào nước gừng uống mỗi ngày 2-3 lần như uống nước trà có thể phòng chống viêm họng rất tốt. Mỗi ngày, vào buổi tối và buổi sáng trước khi ăn cơm uống một bát nước gừng nóng, nên kiên trì uống một thời gian sẽ có tác dụng tỉnh táo, cải thiện cho giấc ngủ. Những người bị loét miệng, nếu kiên trì mỗi ngày lấy nước gừng nóng xúc miệng 2-3 lần sẽ lành được chỗ bị loét.

Những người bị cao huyết áp khi huyết áp tăng lên, có thể ngâm chân vào chậu nước gừng nóng khoảng 15 phút. Cách này giúp máu lưu thông tốt hơn, có lợi cho bệnh huyết áp. Ngâm chân bằng nước gừng không những đỡ lạnh, mà đối với những người chân ra nhiều mồ hôi cũng rất tốt. Khi ngâm chân cho ít muối và dấm, ngâm xong lau khô chân, bôi ít phấn rôm sẽ không có mùi hôi.

Gừng còn có tác dụng điều hòa miễn dịch. Trong gừng có nhiều tinh dầu, trong đó có jamical có tính diệt nấm và mecin có tính diệt khuẩn. Vì thế, gừng được dùng làm thuốc chữa bệnh viêm đường hô hấp, dùng giảm đau kháng viêm. Khi bị chấn thương có thể giã nát gừng tươi với một ít muối, bó vào chỗ đau hoặc giã nát dùng để xoa bóp có tác dụng rất tốt.

Mùa đông, xương khớp cử động khó khăn do đó trong các vị thuốc của những người mắc bệnh này thường có vài lát gừng tươi. Bởi gừng làm giảm đau khớp, cải thiện sự hoạt động của khớp, giảm sưng, giảm cứng khớp vào buổi sáng.

Gừng không chỉ là gia vị đặc biệt làm món ăn đậm đà mà còn có tác dụng chữa bệnh rất hữu hiệu.

Theo Vzone

21 tháng 5, 2009

Tỏi - vệ sỹ của sức khỏe + một vị thuốc chữa bệnh kỳ diệu của thiên nhiên

Tỏi không chỉ là đồ gia vị làm cho các món ăn thêm phần hấp dẫn và ngon miệng, mà còn là một vị thuốc chữa bệnh kỳ diệu của thiên nhiên.

Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virut gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP, hydrat cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như: iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.

Loại gia vị này còn giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, giàu chất chống ôxi hóa giúp khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật, trong đó có cả các bệnh ung thư nguy hiểm.

Tỏi không những được sử dụng làm gia vị khi chế biến các món ăn mà nó còn làm thuốc chữa bệnh như: đau bụng, cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu, gan, tim mạch, thấp khớp, huyết áp, tim mạch, tiểu đường…

Trong y học, tỏi được dùng vào mục đích chữa bệnh bằng nhiều cách khác nhau như: ăn sống, chế biến lẫn với thức ăn, ngâm với rượu, ngâm với dấm… Mỗi ngày ăn 10gr tỏi sẽ giúp tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên trước khi chế biến tỏi nên thái lát mỏng rồi để ngoài không khí mới tạo ra chất chống ung thư hiệu quả.

Theo Vzone

20 tháng 5, 2009

Bento - không chỉ là cơm hộp



Người Nhật luôn tinh tế trong ẩm thực, họ đã đưa cả thế giới đầy màu sắc vào hộp cơm nhỏ đầy hấp dẫn.

Lịch sử ra đời

Xuất hiện từ thời Kamakura từ năm 1185, khi nghệ thuật chiên gạo hoshi-ii phát triển thì cơm gạo thường được đựng trong chiếc túi nhỏ cho đến năm 1568, những hộp sơn mài bằng gỗ đựng cơm được sản xuất. Thế là Bento ra đời và trở nên phổ biến, nhất là trong lễ hội Hanami (lễ hội ngắm hoa anh đào). Sau này, những hộp cơm bằng gỗ đắt tiền, những hộp kim loại được thay thế bằng những hộp Bento nhựa với đủ màu sắc và hình dạng.

Cho đến nay, cơm hộp Bento ngày càng được phát triển và tại các nhà ga, bến xe buýt, các trường học và công sở, các chuyến đi picnic du lịch hay thậm chí là trong các bữa tiệc chúng ta đều có thể thấy hộp cơm Bento.

Mỗi hộp cơm Bento đều đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho người thưởng thức nó. Cái hay của đồ ăn Nhật là dù được hâm nóng hay để nguội thì chất lượng không khác nhau là bao.

Sáng tạo Bento


Hộp đựng cơm có những hình dáng khác nhau, thường là hình chữ nhật, bầu dục hoặc tròn. Ngày nay các hộp Bento còn được làm theo hình các nhân vật hoạt hình, hình hoa lá nhiều ngăn rất đẹp và tiện dụng.

Sự sáng tạo phong phú là nét đặc trưng của nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản trong mỗi hộp cơm Bento. Bento thường được chuẩn bị rất tỉ mỉ và công phu; thông thường, thức ăn sẽ được sắp xếp theo hình dạng rất cầu kỳ, màu sắc hài hoà, đặc trưng cho từng mùa khiến cho mỗi lần mở nắp cơm hộp ra là một lần ngạc nhiên, thích thú.

Bento thường có rất nhiều loại rau. Những loại rau này thường được xé tơi ra, luộc, hoặc hấp hơn là rau tươi sống. Món tráng miệng là một quả táo, hoặc quýt. Tất cả đều được tạo hình hấp dẫn đến bất ngờ.

Trình bày đẹp và chất lượng cao. Đó là hai đặc điểm có thể kết luận ngay về hộp cơm Bento.

Văn hóa Bento


Đây được xem là một loại hình văn hóa độc tôn của Nhật Bản, được dùng cả trong các lễ hội trà đạo với ý nghĩa đặc biệt trang trọng.

Món cơm hộp Bento khi được người vợ chuẩn bị với tất cả tấm lòng, sẽ gửi gắm tình yêu, sự lãng mạn và những cảm giác hạnh phúc nơi người chồng, còn được gọi là “aisai bento” – món cơm do “vợ yêu” nấu. Có như vậy, dù là đi đến đâu người đàn ông cũng luôn nhớ về hơi ấm của những hộp cơm gia đình.

Bento là một trong những loại đồ ăn phổ biến ở Nhật Bản vì trẻ em nào cũng phải mang đến trường để ăn trưa. Việc chuẩn bị Bento khá cầu kỳ và nếu bạn chuẩn bị càng đẹp và ngon mắt thì con bạn càng tự hào.

Cũng có những cửa hàng bán Bento tại chỗ, chuyên giao Bento đến tận nơi, cho nhân viên văn phòng, nhưng Bento phổ biến hơn tại các ga tàu điện hay xe bus, dành cho những người đi tàu xe.


Với người Nhật, một hộp cơm văn phòng hay bữa trưa "cặp lồng" ở trường học cũng được chuẩn bị kỹ càng, trau chuốt như một tác phẩm nghệ thuật vậy. Không chỉ ngon miệng mà còn rất đẹp mắt và bạn sẽ thấy cuộc sống thú vị hơn.

Những lúc đi chơi xa, cắm trại hoặc đi làm thì cơm hộp mang theo rất cần thiết vì hợp khẩu vị, vệ sinh và tiết kiệm. Ngày nay, cơm hộp ko chỉ đơn giản là hộp cơm với đồ ăn mà đã trở thành một nghệ thuật mà ai cũng có thể làm chỉ phụ thuộc vào sự sáng tạo phong phú của bạn trong việc tạo hình thức ăn.

Theo Vzone

19 tháng 5, 2009

Khả năng kỳ diệu của củ gừng

nước ta Đông y gọi củ gừng là sinh khương, dùng trong nhà bếp coi là một thứ gia vị. Gừng rất dễ trồng, gí đình nào cũng sử dụng, có thể phòng và chữa các bệnh thông thường. Gừng đồng thời là nguyên liêu chủ yếu dùng trong công nghiệp chừng cất tinh dầu và là một vị thuóc quí trong dân gian.

Trong 100g gừng củ có: 7,2g protein, 20mg vitaminC, 28mg sắt....Ngoài ra còn có các loại tinh dầu dễ bốc hơi, chất cay, xơ và tinh bột. Tinh dầu dễ bốc hơi gồm có: zingiberol, zingerone...

Ở các nước phương Tây, người ta ít sử dụng gừng, nhưng trong một số năm gần đây các nhà nghiên cứu đã phát hiện khả năng kỳ lạ của củ gừng.

Ở Ấn Độ, Anh và Mỹ, có các công trình nghiên cứu về việc dùng gừng dể giảm bớt lượng cholesterol, ngăn chặn tắc mạch máu và hiện tượng tim đập nhanh sau khi gây mê trong phẫu thuật.

- Các nhà nghiên cứu ở Đại học bang Ohio và Yota (Mỹ) qua nghiên cứu kết luận gừng sử dụng chống say sóng, đi tàu xe.

- Các ngà nghiên cứu ở Đại học Ô-đen-xi (Đan Mạch) khẳng địng gừng có thể làm tiêu giảm chứng viên khớp mà không gây ra tác dụng phụ như các thuốc tây khác đã dùng. Nhóm nghiên cứu này đã cho 56 bệnh nhân viêm khớp sử dụng 315g gừng đưa vào cơ thể bằng thức ăn hàng ngày trong thời gian từ 3 - 36 tháng.

Kết quả: 75% bệnh nhân giảm rõ rệt, không có tác dụng phụ. số bệnh nhân nặng khác trước khi dùng gừng không đi lại được, sau khi dùng gừng đã có thể hoạt động bình thường. Giáo sư Takin trong nhóm nghiên cứu cho biết: chúng tôi tin rằng gừng có thể kiềm chế hai loại nấm gây nên hiện tượng sưng tấy và đau đớn khi khớp bị viêm.

Bác sĩ Roberto ở Học viện Y học Comberi (Milan - Italia) cho rằng: dùng gừng để chữa bệnh đã có lịch sử hàng ngàn năm, kết hợp với các thảo dược khác để chữa bệnh tả, dạ dày và một số bệnh dịch.

Tại các nước phương Tây và khu vực Bắc Mỹ có xu hướng sử dụng củ gừng thay cho viagra. Người ta cho rằng chỉ cần vài lát gừng tươi pha với trà nóng, sau khi uống sẽ cho sự hưng phấn cao độ ở cả hai giới. Điều đặc biệt là: uống trà gừng không những không gây tác dụng phụ nào mà còn tăng cường sinh lực cho cơ thể.

Người Ấn Độ từ lâu đã biết cách khơi dậy nguồn năng lượng đặc biệt này bằng việc xoa rượu gừng nơi cột sống khiến ông chồng cũng như bà vợ được tăng cường sự hưng phấn và khoái cảm.

Các nhà sản xuất dược phẩm hàng đầu của Pháp đã nghiên cứu chiết xuất các chất có trong gừng nhằm chế biến loại thuốc mới có thể thỏa mãn tính năng như một viên thuốc chống “bất lực”.

Một số thực nghiệm đã cho thấy nếu pha trộn tinh dầu tiêu sọ với tinh dầu gừng sẽ cho loại thực phẩm tuyệt vời giúp cải thiện triệt để khả năng sinh lý ở những cặpj vợ chồng gặp trục trặc trong vấn dề “chăn gối”.

Các thấy thuốc gia truyền Trung Hoa cũng cho rằng: kết hợp chế biến hai tinh dầu nêu trên sẽ cho ra đời loại dược phẩm tráng dương, bổ thận số 1, song phải sử dụng đúng liều lượng, nếu dùng quá mức quá mức thể lực sẽ bị suy kiệt.

Tác dụng của gừng rất đa dạng: Đông y dùng gừng coi như một vị thuốc quí, chữa được nhiều bệnh.

Ngay từ thời Trung cổ, người ta đã phát hiện chất cay của gừng có tác dụng dối kháng mạnh mẽ với đặc tính ôxy hóa của mỡ động vật. So với những dược phẩm chống ôxy hóa hiện nay thì tác dụng của gừng sống cũng có hiệu quả đáng kể.

Gừng sống có tính năng chống lão suy, kéo dài thuổi thọ. Gừng sống còn tươi nguyên có tác dụng tán hàn, chống nôn, trừ được cảm mạo, thương hàn, đồng thời cũng giải trừ được ngộ độc do ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn. Ngoài ra ăn gừng sống thường xuyên sẽ giúp phòng tránh được và chữa khỏi chứng sỏi mật. Tuy nhiên với những người mắc bệnh gan sử dùng gừng rất nguy hiểm.

Thực tế cũng cho thấy, những người bị cảm cúm chỉ cần uống vài ly trà gừng, kết hợp với xoa rượu gừng ở những huyệt đạo quan trọng trên cơ thể sẽ được êm dịu và bệnh giảm ngay.

Qua các công trình nghiên cứu nêu trên, gừng thực sự có những tác dụng:

- Giảm bớt lượng cholesterol trong cơ thể, giảm bớt sự mệt mỏi và mọi sự quá tải của tim, cải thiện hiệu quả của tim. Đặc biệt giảm sự đau đớn của viêm khớp gây ra.

- Chống ho.

- Chống say sóng và các chứng chóng mặt do những nguyên nhân khác.

- Gừng khô có thể phòng và chữa khỏi chứng kiết lỵ, hen suyễn khi trời trở lạnh.

- Rửa sạch gừng tươi, phơi khô, thái lát mỏng, ngâm với đường, mỗi ngày ngậm 2 - 3 lần, từ 3 - 5 lần sẽ giúp trừ được khuẩn lỵ.

Sử dụng gừng rất đơn giản, không cần qua khâu xử lý phức tạp, có thể dùng bằng cách nhai sống hoặc nghiền thành bột để uống khi đau bụng, cảm lạnh.

- Gừng còn dùng để chữa bệnh nứt nẻ da và chứng rụng tóc. Chữa nứt nẻ da bằng cách giã nát gừng và ngâm với rượu, sau 1 tuần bôi vào chỗ nứt nẻ. Chữa rụng tóc và bệnh hói rất hiệu nghiệm: lấy gừng tươi xát lên da đầu mỗi ngày 4 - 5 lần, tóc sẽ mọc lại.

Chú ý: những người âm hư, nội nhiệt, mắc bệnh trĩ không nên dùng.

Về mùa hè và mùa thu không nên ăn gừng nhiều.

Tóm lại: Gừng không những là một gia vị trong bữa ăn mà đồng thời còn là một vị thuốc qui được sử dụng trong dân gian từ xưa đến nay. Ngoài ra gừng còn dùng để pha chế làm mứt và bánh kẹo. Nếu có điều kiện gia đình nào cũng nên trồng gừng để phòng và chữa các bệnh thông thường khi cần thiết.

DS PHAN GIANG

18 tháng 5, 2009

Lẩu Nấm – món ăn siêu bổ dưỡng

Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, kháng ung thưkháng virus, giải độc và bảo vệ tế bào gan, hạ đường máuchống phóng xạ, thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch…

Điều quan trọng đầu tiên là chọn nấm. Mỗi loại nấm lại thường xuất hiện theo mùa, có hương vị đặc trưng và công dụng khác nhau. Một số loại nấm thường được dùng làm lẩu:

Nấm Hương: có tác dụng điều tiết chuyển hóa, tăng cường năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa…


Nấm Rơm: là thức ăn rất tốt cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tiểu đường, ung thư và các bệnh lý mạch vành tim.


Ngân Nhĩ (mộc nhĩ trắng): có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, nâng cao năng lực tạo máu của tủy xương, cải thiện chức năng của gan và thận, thúc đẩy quá trình tổng hợp protid trong gan, làm giảm cholesterol máu, chống phù và chống phóng xạ.


Mộc Nhĩ đen: có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản. Ngoài ra, còn có tác dụng chống lão hóa, chống ung thư và phóng xạ.


Nấm Mỡ: mũ tròn, chân ngắn, màu trắng. Nấm có tác dụng làm giảm lượng đường, cholesterol trong máu và phòng chống ung thư.


Nấm Kim Châm: màu trắng, thân dài khoảng 20cm, mũ nhỏ. Nấm Kim Châm chứa nhiều vitamin, acid amin. Đặc biệt, chất lysin giúp cải thiện chiều cao, trí tuệ của trẻ em.

Nấm Bào Ngư: mũ màu xám, sẫm nâu hoặc nâu nhạt. Thịt nấm dày, màu trắng. Thực phẩm này thích hợp cho người bị rối loạn tiêu hóa, giúp phục hồi chức năng của gan.


Chế biến và sử dụng lẩu nấm


Để làm thành công món lẩu nấm, các bà nội trợ sẽ yên tâm với giá cả hợp lý bởi đây là món ăn dùng tới 80% là từ thiên nhiên. Lẩu nấm không phải là món khó làm, chỉ khó trong việc mua các loại nấm. Để có lẩu nấm ngon bổ, bạn hãy ra chợ lớn hoặc vào siêu thị, tìm mua được nấm tươi ngon, càng nhiều loại càng tốt. Các loại nấm tươi như nấm Thủy Tiên, Đùi Gà, nấm Hương Tươi, nấm Rơm, nấm Mỡ, Kim Châm, Bào Ngư hay nấm Tràm, nấm Thông thì cắt chân rễ, cạo sạch lớp bụi đất bám trên mũ và thân. Nấm khô như Mộc Nhĩ, Đông Cô thì ngâm nước, xé làm đôi.

Nước lẩu nấm cũng có thể được chế biến thêm rất cầu kỳ từ các loại thuốc bắc và thảo dược như táo đỏ, hạt kỳ tử, rễ sâm tươi cắt khúc… Chính những thành phần này đã làm cho món lẩu nấm thiên nhiên dễ tiêu hóa và có chất bổ dưỡng cao hơn hẳn so với những loại lẩu khác. Nấm sẽ ngon hơn với bát nước chấm chuyên dùng cho nấm được pha chế với hương vị đặc biệt từ 12 loại nguyên liệu: vừng, lạc, gừng, ớt, hành, mùi… Thêm lẩu nấm vào thực đơn hàng tuần chẳng những giúp gia đình bạn có bữa ăn ngon miệng mà còn đảm bảo dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe cho cả gia đình.

Theo Vzone

17 tháng 5, 2009

Thực phẩm bổ dưỡng cho xương

Bổ sung những thực phẩm hợp lý trong chế độ ăn hàng ngày giúp xương chắc khoẻ và giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh loãng xương khi bước vào độ tuổi trung niên.

Sữa

Sữa và những chế phẩm từ sữa là nguồn bổ xung canxi cần thiết để ngăn ngừa loãng xương. Một cốc sữa gầy là lựa chọn tuyệt vời cho hầu hết các đối tượng bởi nó cung cấp 306mg canxi và bổ sung vitamin D giúp tăng sự hấp thụ canxi. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn sữa chua làm từ sữa không béo với hàm lượng 448mg canxi, hay một cốc sữa đậu nành bổ sung 300mg canxi và 130 calo. Nó cũng là loại thức uống ít béo, không cholesterol, rất có lợi cho phụ nữ và người già.

Mận khô

Vi chất đồng và boron trong quả mận khô tạo điều kiện cho canxi hấp thụ tốt hơn vào cơ thể, giúp tăng cường thể lực cũng như có tác dụng hữu hiệu trong việc phòng tránh viêm xương khớp. Do đó, loại quả này là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn trong việc phòng ngừa bệnh loãng xương.

Chuối

Chuối chứa toàn bộ RDA của kali, ngăn ngừa các thiệt hại do thiếu canxi gây ra cho cơ thể, nhờ đó duy trì một bộ xương khỏe mạnh. Nó cũng có tác dụng trong việc cân bằng trạng thái thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể hấp thu được nhiều chất đạm, vì thế nên bổ sung chuối vào thực đơn hằng ngày.

Cam, bưởi

Một cốc nước cam tươi , hay nước bưởi tươi mỗi ngày sẽ giúp tăng hàm lượng testosterone ở nam giới và gia tăng chất chống ôxy hóa ngăn ngừa tình trạng loãng xương hiệu quả. Nếu ăn được quả tươi thêm được chất sợi rất tốt.

Kiwi

Theo các nhà nghiên cứu, mỗi ngày cơ thể chúng ta cần tới 4700mg kali. Cũng như giống chuối, kiwi không chỉ là một loại thực phẩm tăng cường thể lực mà còn chứa nhiều kali giúp bảo vệ xương tích cực. Kiwi cũng rất giàu vitamin C và lutein làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Sẽ tốt hơn nếu bạn ăn kiwi cả vỏ và ăn ít nhất 2 lần/tuần.

Cải chíp

Từ lâu, cải chíp đã được người Trung Hoa sử dụng như một món ăn bổ dưỡng có thể ngăn ngừa được rất nhiều loại bệnh trong đó có loãng xương. Loại rau xanh này có hàm lượng canxi, vitamin A và C, acid folic, sắt, beta-caroten và kali rất phong phú có tác dụng giữ cho cơ bắp và hệ thần kinh của bạn hoạt động hài hòa.

Súp lơ xanh

Súp lơ xanh tập trung đầy đủ kali, phospho, magie, sắt và vitamin C là những tố chất quan trọng tạo nên một bộ xương cứng cáp. 200gr súp lơ xanh mỗi ngày là một lựa chọn lý tưởng cho khung xương của bạn ngày càng chắc khỏe hơn. Đây còn là món ăn số một chống ung thư tiến tiền luyệt cho nam giới tại các nước phương Tây ( prevent prostate cancer ).

Rau chân vịt (rau cải bó xôi)


Rau chân vịt từ lâu đã được người phương Tây ưa chuộng bởi những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe là rất lớn. Với lượng vitamin K dồi dào sẽ góp phần làm giảm nguy cơ rạn nứt xương. Ngoài ra, thành phần của rau chân vịt cũng chứa một lượng canxi, phospho, kali và kẽm cũng như selen, không chỉ có tác dụng bồi bổ cho xương mà còn bảo vệ cho gan và làm giảm nguy cơ mắc chứng Alzheimer.

Tỏi tây



Nếu nói đến các bài thuốc giúp xương chắc và dẻo dai thì không thể không nhắc đến tỏi tây. Chứa vitamin B và một lượng dồi dào acid folic, tỏi tây đánh bật homocystein một loại acid amin làm yếu xương. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, tỏi tây có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt.

Cà rốt

Cà rốt giúp cơ thể chúng ta hấp thu canxi trong các loại thức ăn và nước khoáng tốt hơn 40% so với bình thường. Do đó, để xương chắc khỏe hơn, hãy bổ sung cà rốt vào thực đơn hàng ngày. Với những bệnh nhân bị loãng xương, cà rốt cũng là thực phẩm không thể thiếu.

Atiso

Atiso không chỉ là một món ăn, nó còn là vị thuốc cổ truyền được sử dụng rộng rãi để phòng và trị bệnh trong dân gian. Chúng ta đều biết xương được tạo thành từ magie kết hợp với canxi dựa trên nền tảng của protein mà lượng magie và kali trong atiso nhiều hơn bất kỳ một loại rau quả nào. Bạn có thể sử dụng trà atiso hoặc dùng bông tươi nấu canh hằng ngày đều rất tốt.