31 tháng 3, 2010

Nguyên tắc “ba ít bốn nhiều” với người bị cao huyết áp


Người mắc bệnh cao huyết áp luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống và vận động để duy trì sức khoẻ. Nguyên tắc “ba ít vốn nhiều” dưới đây sẽ giúp bạn có được chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, giúp cải thiện bệnh

1. “3 ít

- Ít uống cà phê: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 2 cốc cà phê mỗi ngày có thể làm áp lực máu trong cơ thể tăng lên từ 2-3 lần do chất kiềm có trong thành phần của cà phê có thể làm cho mạch máu co lại, từ đó càng làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh. Hãy thay thế cà phê bằng các nước khoáng hoặc các loại nước ép hoa quả giàu dinh dưỡng khác.

- Ít căng thẳng mệt mỏi: Khi bạn căng thẳng, mệt mỏi, hoạt động của các dây thần kinh cũng trở nên đình trệ. Tim đập nhanh khiến cho áp lực máu cũng như lượng máu lên não tăng nhanh. Nếu căng thẳng quá độ hoặc bị xúc động mạnh, bệnh nhân cao huyết áp rất dễ bị xuất huyết não hoặc đột quỵ.

- Ăn tối ít: Bệnh nhân tiểu đường nên giảm lượng thức ăn vào bữa tối, đặc biệt là các thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ và tinh bột để làm giảm “gánh nặng” cho hệ tiêu hoá cũng như ngăn ngừa việc hình thành lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Nên ăn các loại rau xanh, hoa quả và các đồ ăn dễ tiêu hoá khác.

2. “4 nhiều

- Ăn nhiều tỏi: Mỗi ngày ăn từ 2-3 nhánh tỏi là biện pháp hữu hiệu nhất giúp làm giảm huyết áp. Nghiên cứu được thực hiện trên 415 người đã cho thấy, nếu ăn tỏi hàng ngày (đạt tới mức 600-900gram tỏi) có thể làm giảm 15mm thuỷ ngân áp lực máu.

- Vận động nhiều: Đây là điều bắt buộc trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân cao huyết áp. Vận động sẽ giúp cho hệ tim mạch, hô hấp, tiêu hoá hoạt động dễ dàng, từ đó làm giảm áp lực lên các thành mạch máu. Các loại hình vận động không yêu cầu nhiều sức lực như: đi bộ, chạy bộ, thái cực quyền, bơi… rất thích hợp cho những người mắc bệnh cao huyết áp.

- Ản nhiều chuối và sữa chua: 2 loại thực phẩm này chứa nhiều kali, có tác dụng tốt trong việc ổn định huyết áp.

- Ăn nhiều cam: Cam có chứa nhiều vitamin C. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy, hàm lượng vitamin C trong cơ thể càng cao thì áp lực lên các thành động mạch càng giảm. 60mg vitamin C mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.

Theo heart

29 tháng 3, 2010

Video Xem trực tuyến Nấu Chay - Gà Chay Nấu Hạt Điều



27 tháng 3, 2010

Công dụng của ớt tây ( capsicum )


Ai cũng cho rằng cam là loại quả giàu vitamin C nhất nhưng thực ra có một loại trái cây mà lượng vitamin C còn có thể “đánh gục” cam đó là ớt tây (ớt chuông).

Nếu ớt ta chỉ là một loại gia vị thì ớt tây còn gọi là ớt ngọt hay ớt Đà Lạt lại là một loại rau xanh nhiều vitamin cần thiết trong bữa cơm gia đình.

1. Một loại quả giàu vitamin
Gọi ớt tây là ớt ngọt vì nó không có vị cay gắt như ớt ta, ớt quả to, màu sắc sặc sỡ thường được trồng nhiều ở Đà Lạt nên còn gọi là ớt Đà Lạt.
Ớt tây có ba màu: xanh, vàng, đỏ. Đây là loại quả có lượng vitamin C kỉ lục. Cứ 100 g ớt có chứa 120 mg vitamin C. Lượng vitamin C này gấp 2,5 lần so với cam. Thực tế, chỉ cần 50g ớt tây đã chứa 60g vitamin C tương đương với 75% lượng vitamin C cơ thể cần mỗi ngày.
Ớt ngọt thường được dùng trong các món salát hoặc nấu chín. Nếu dùng salat bạn chỉ cần chưa đến 100g ớt tây là đủ lượng vitamin C trong ngày. Nếu nấu chín sẽ mất đi khoảng 60 % lượng vitamin, nhưng cũng chỉ cần 200 g ớt tây là cung cấp 200 mg vitaminC, đủ lượng vitamin C cho cả ngày.
Ngoài vitamin C, ớt tây cũng rất giàu vitamin A. Cứ 100g ớt tây có chứa khoảng 3,5mg vitamin A, có thể cung cấp từ 15 đến 50 % lượng vitamin A cần thiết trong ngày.
Ớt tây màu xanh còn chứa khá nhiều protid, đường, canxi, phospho, sắt, beta-caroten, vitamin B1, B2,…

2. Loại rau xanh nhiều chất xơ và ít kalo:
Ớt ngọt là loại thực phẩm được những người ăn kiêng lựa chọn vì đây là loại rau giàu chất xơ mà lại ít kalo. Vì vậy, ăn ớt tây sẽ giúp tăng cường chất xơ, mà không làm dư thừa lượng calo hấp thụ vào cơ thể.
Tuy nhiên, cũng vì chứa nhiều chất xơ nên ớt tây khó ăn với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, hoặc mắc bệnh về đường ruột. Với những người này thì không nên ăn sống mà nên gọt vỏ, nấu chín, ăn với một lượng vừa phải. Để tiêu hóa dễ hơn có thể cắt nhỏ, nướng qua trước khi chế biến sẽ làm ớt tây không dai và rất dễ ăn.

3. Ớt tây làm đẹp da
Ớt tây cả ba màu đều có tác dụng làm da mịn màng, chống lão hóa da hữu hiệu. Ớt tây màu đỏ có lượng vitamin C nhiều nhất có tác dụng chống nhăn da. Ớt tây màu đỏ còn có nhiều beta carotin giúp chống lại sự tấn công của các gốc tự do, ngăn ngừa quá trình lão hóa da.
Ớt vàng và ớt xanh giúp bảo vệ màng collagen và nuôi dưỡng da tốt nhất. Vitamin A và vitamin C có nhiều trong ớt tây chống lại quá trình oxy hóa giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa sớm của tế bào, ung thư da hoặc các bệnh tim mạch.

4. Ớt tây giúp bảo vệ sức khỏe:
Tác dụng phòng tránh ung thư và các bệnh tim mạch là do ớt tây có chứa nhiều chất liuteolin.
Ngoài ra ớt tây màu xanh còn có tác dụng tốt với những người mắc bệnh béo phì trong việc ngăn chặn các rối loạn tiêu hóa, làm giảm nguy cơ tiểu đường.
Dùng ớt tây như một loại sinh tố có tác dụng tất tốt trong việc kích thích tuyến dịch vị, gia tăng bài tiết, tăng cường tiêu hóa. Uống sinh tố ớt tây hàng ngày có thể kích thích tim đập nhanh, tăng tuần hoàn máu…
Ớt tây vẫn là một loại ớt với tính nóng, vị nồng, có tác dụng tán hàn, kiện vị, tiêu thực, trị đau bụng do lạnh, nôn ói, tả lỵ
Theo những nghiên cứu mới nhất, ớt tây còn có tác dụng tăng cường trí nhớ, tăng tính đàn hồi của các mạch máu não.

5. Bảo quản ớt tây
Trước mùa hết ớt tây, có thể dùng dao rạch quả ớt tây lấy hạt ra, ngâm vào nước đã đun sôi để hơi ấm, sau đó sấy khô. Lúc ăn chỉ cần lấy ra ngâm lại vào nước ấm một lúc, ớt tây lại tươi như ban đầu và có thể dùng quanh năm.

(Theo Mỹ Phẩm)

25 tháng 3, 2010

An chay

23 tháng 3, 2010

Cách Làm Nước Mắm Chay theo gu miền Trung và một theo gu miền Nam của hai chuyên gia ẩm thực chay Nguyễn Thị Phiên và Nguyễn Thị Loan

Nhiều người vẫn quen gọi các loại nước chấm dùng trong các món chay là nước mắm chay. Mà cũng đúng thôi! Bởi nước mắm chay dù không dùng nước mắm cá để pha chế nhưng vẫn có hương vị nước mắm.

Đi theo từng loại món ăn, nước mắm chay qua pha chế cũng đa dạng không kém nước mắm dùng cho món mặn. Để làm nên hương vị nước mắm trong nước mắm chay phổ biến có hai cách: một theo gu miền Trung và một theo gu miền Nam. Dưới đây tham khảo cách làm của hai chuyên gia ẩm thực chay Nguyễn Thị Phiên và Nguyễn Thị Loan.

Gu miền Trung, theo cách làm của bà Phiên là dùng tương bần cho thêm muối vào ủ khoảng hai tuần. Sau đó vắt lấy nước, lọc lại, mang đi nấu sôi rồi hạ lửa liu riu và vớt thật sạch bọt để nước mắm trong và nêm lại cho đúng độ mặn để dùng làm nước mắm nền. Theo gu miền Nam, cách của bà Loan thì dùng trái điều (đào lộn hột) để làm nước mắm. Trái điều được ủ với muối hột khoảng hai tuần cho ra nước. Lọc nước mang nấu thật kỹ, nêm lại bằng muối thành nước mắm nền. Nước mắm ủ bằng tương bần có hương vị cứng hơn nước mắm ủ bằng trái điều nhưng nước mắm làm theo hai cách trên đều cho mùi vị khá giống với nước mắm làm bằng cá.

Trong các siêu thị cũng có bán nước mắm chay đóng chai dùng làm nước mắm nền. Nhưng, nếu chỉ dùng nước mắm chay bán trong siêu thị để pha chế thì mùi không đậm đà bằng. Nên, theo bà Loan, khi pha nước mắm từ chai bán sẵn nên dùng một trái điều vắt nước vào nấu chung sẽ giúp dậy mùi, nước mắm sẽ ngon hơn.

Pha nước mắm cũng tuỳ món. Nếu ăn với bì cuốn, bánh xèo thì có thể theo công thức 1 phần nước mắm, 1 phần đường, 3 phần nước, chanh thì tuỳ ý thích ăn chua nhiều hay ít. Nếu ăn với bún chả giò, bún nấm nướng, bún chả chay nướng… thì bớt 1 phần nước. Nước mắm chay đóng chai dùng kho quẹt thì có thể cho nhiều nước trái điều để mùi kho quẹt đậm đà.

Theo http://chuatambaoutah.org/

21 tháng 3, 2010

Thực phẩm nên ăn khi chạy bộ

Bạn thường chạy bộ để nâng cao sức khỏe. Hãy ăn hàng tuần hoặc mang theo trong ngườinhững thực phẩm sau mỗi khi chạy bộ nhé. Hiệu quả sẽ không ngờ đấy.

Hạnh nhân

Rất giàu chất chống ôxy hóa vitamin E, loại hạt này giúp ngăn ngừa tình trạng đau nhức cơ.Protein và chất xơ sẽ giúp cho dạ dày bớt “sốc” do bị lộn tùng phèo trong quá trình chạy.

Bạn có thể để trong túi áo/quần để nhấm nháp khi chạy bộ mỗi sáng.

Cam

Chạy tác động tới các múi cơ và cam là nguồn vitamin C tuyệt vời, dưỡng chất giúp giảm đau cơ hiệu quả.

Vitamin C cũng có thể giúp tăng khả năng hấp thụ chất sắt, một khoáng chất quan trọng giúp ngăn ngừa mệt mỏi và suy giảm năng lượng.

Ăn cam nguyên quả hoặc uống 200g nước cam vắt mỗi ngày.

Khoai lang

Loại củ có vị ngon ngọt này cung cấp chất đường bột với giá trị năng lượng cao, chất betacaroten, các khoáng chất như kẽm, magie, giúp người chạy bớt mất nước qua đường mồ hôi.
Một củ khoai lang cỡ vừa sẽ cung cấp khoảng 100 calo, nên ăn 2/3 lần/tuần, mỗi lần 1 củ.

Theo Living

19 tháng 3, 2010

Nhớ mùi khoai nướng : khoai lùi bếp nóng, ngon hơn là vàng

Cuối thu, khi những cơn gió se se lạnh lặng lẽ quay về sau những tháng ngày mải miết rong chơi đâu đó, cũng là lúc mùa đông mon men gõ cửa. Năm nào chẳng có mùa đông. Dẫu mùa đông ở miền Trung không buốt tái như mùa đông ở miền Bắc nhưng cũng vừa đủ lạnh để dập dìu áo ấm khoe sắc, để đôi má thiếu nữ thêm hồng.

Trong cái khung cảnh lãng mạn và rất thơ ấy, một chiều ngang qua góc phố – nơi có cây bằng lăng hoa tím – bất chợt một mùi khoai lang nướng thơm lựng quyện theo gió heo may xộc vào mũi người đi đường. Trời ơi mùi khoai nướng, cái mùi đồng quê rơm rạ tưởng như đã vĩnh viễn ở lại với một thời xa vắng nay bỗng nồng nàn tái ngộ nơi phố phường.

Những củ khoai lang mật da đỏ au, mập mạp như những chú chuột đồng, lăn qua trở lại trên bếp than hồng và khi vừa chín tới, tỏa ngát ra một mùi thơm khó diễn tả thành lời – một mùi thơm đánh thức tất cả các giác quan, gợi nhớ gợi thương, sục sạo vào tận thẳm sâu ký ức, như đưa ta trở về với nguồn cội. Ôi cái mùi quê hương mộc mạc theo suốt dặm đường tuổi thơ ta.

Nhớ những ngày lẽo đẽo theo lũ trẻ chăn trâu nghịch ngợm rủ nhau nhổ trộm khoai, trốn vào hóc núi vun lá khô để nướng. Vừa ăn vừa thổi xuýt xoa, rồi cười như nắc nẻ khi miệng đứa nào cũng đen thui vì dính lọ.

Nhớ sớm mùa đông mẹ luộc một nồi khoai để ăn lót dạ đi học, củ cầm trên tay, củ chia cho bạn, củ nhét túi quần nóng rát cả đùi.

Nhớ sao là nhớ mùi khói đốt đồng vào cuối mỗi mùa gặt…

Không phải chỉ khi trở về già người ta mới quắt quay nhớ về quê cũ, mà khi cuộc sống phát triển đến một mức nào đó, người ta lại thèm những món ăn ngày cũ – những món ăn dân dã đơn sơ nhưng đậm đà hồn quê, thấm đẫm chất quê, thảo thơm rơm rạ, như khoai nướng, như cơm cháy, như rau lang luộc …

Hình như trong tâm thức mỗi người, dù sống ở đâu nhưng cũng vẫn luôn diễn ra một hành trình khép kín. Từ quê ra phố, từ phố về quê. Như bất chợt chiều nay qua góc phố có cây bằng lăng hoa tím gặp mùi khoai lang nướng mà một trời ký ức cứ miên man ùa về.

Ôi cái mùi gợi nhớ gợi thương!

17 tháng 3, 2010

Gỏi Trái Xu

Trái xu bào mỏng cho chút muối vô, vắt ráo nước. Đậu hũ chiên xắt mỏng, nấm rơm xắt mỏng, vắt ráo nước, đậu phộng bóc vỏ giã hơi nát, xào cho kiệu tươi, thơm, nấm rơm vào xào khoản 5 phút, cho đậu hũ vào xào cho đều, ớt tỉa hoa ngâm nước nở cho đẹp.

Vật liệu:
- 800g trái xu
- 150g nấm rơm búp
- 100g đậu phộng
- Nước tương, giấm, chanh, đường, bột ngọt, dầu ăn, muối.

Cách làm:
- Trộn chung trái xu với 1/2 đậu hũ chiên, 1/2 nấm rơm lại cho đều, nêm nước tương, chanh, đường, bột ngọt, ớt giã nhỏ, cho gỏi được vừa ăn, gỏi chua ngọt ngọt là được.
- Cho gỏi ra dĩa, để 1/2 đậu hũ chiên, nấm rơm, còn lại lên mặt gỏi, cho rau sống, đậu phộng, lên trên cùng, giữa dĩa cắm ớt tỉa hoa cho đẹp.
- Gỏi này dùng chung với nước tương, chanh, đường.

Theo SỔ TAY NỘI TRỢ

15 tháng 3, 2010

Món chay: Cà tím bung

Chồng mua cho cà tím trong tủ, dặn là em ăn chay nên ăn đi anh không ăn đâu vì vậy làm theo em Ngân món cà tím bung

Nguyên liệu cho 1 người ăn:

- 1 trái cà tím lớn.
- 2 trái cà chua
- 5 miếng nấm bào ngư (oyster mushroom)
- Rau tía tô, bột nghệ, tương cà (tui không biết tiếng Việt là gì nên xài tomato puree)

Cách làm:

1) Cà tím để luôn vỏ, rửa sạch, cắt bỏ cuống sau đó chẻ đôi theo chiều dọc rồi xắt xéo xéo miếng vừa ăn.

2) Cà chua xắt múi cau

3) Nấm xắt nhỏ xào với tí boaro, nêm gia vị vừa ăn

4) Bắt nồi xào cà cho cà dập dập, cho tý nước, bột nghệ và tomato puree vào, thấy nó dốt dốt thì cho cà chua vào. Đảo đều và bắt đầu nêm bột nêm nấm, xíu đường, xíu muối và cho nước vào vừa ăn. Chờ cà gần chín thì cho nấm đã xào vào.

5) Cà sôi nhìn mềm đều lúc ấy tắt bếp cho ra tô cùng tía tô xắt nhỏ. Tía tô xin của lão bà bà

6) Ăn với cơm hay bún, bánh mì gì ngon hết cả. Ròm ăn thử với 3 thứ luôn hahaah




Chụp có Flash

Mời mọi người nhé

Theo http://my.opera.com/hocnauan

13 tháng 3, 2010

Món Ăn Dân Dã : Khoai tây rán bột đậu xanh


Món khoai rán này làm theo kiểu Ấn Độ, có tên là Chana Na Bhajia. Chana là tên loại bột làm từ hạt đậu còn Na Bhajia có nghĩa là hình dạng của miếng khoai, tròn tròn viên mãn như giọt nước

Nguyên liệu: 4 củ khoai tây, 4 thìa bột đậu xanh, muối tiêu, một chén nhỏ nước. Bạn có thể tự làm lấy bột đậu xanh bằng cách rang đậu xanh lên rồi cho vào máy xay nhỏ ra.


Cách làm:

- Cho một chút muối tiêu vào bột đậu xanh, từ từ cho nước vào bột, vừa cho vừa ngoáy đều để bột không vón, hỗn hợp bột phải sánh không quá đặc hoặc loãng.

- Khoai tây gọt vỏ, cắt thành lát mỏng. Bạn nên cho khoai vào ngâm nước để không bị thâm.

- Vớt khoai ra để ráo rồi cho vào bát bột đậu. Trộn đều để tất cả các miếng khoai đều được bao bột.

- Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn rồi nhẹ nhàng cho các lát khoai tẩm bột vào. Rán khoai ở nhiệt độ trung bình đến khi có màu vàng ruộm là được.

- Lấy khoai đã chín ra, để ráo dầu hoặc cho lên trên đĩa có giấy thấm dầu. Khoai rán đã xong, vị thơm bùi rất lạ miệng.

Theo Afamily.Vn

11 tháng 3, 2010

Xem Video Nấu Chay trực tuyến : Bông bí nhồi chay


Chuẩn bị: 15’ Thực hiện: 15’ Giá tiền: 25.000đồng Khẩu phần: 4 người Nguyên liệu: -250g bông bí, xẻ bỏ ruột, cắt cuống ngắn khoảng 3cm, tước bỏ lớp vỏ nhám ngoài cuống, rửa sạch, trụng nước sôi, để ráo. -2 củ khoai tây, luộc chín, tán nhuyễn. -100g đậu hủ tươi. -50g nấm rơm, lau khô, băm nhuyễn. -1 tép boa rô, bỏ lá, rửa sạch, băm nhuyễn -4 muỗng bột chiên giòn -½ chén nước lạnh -1 muỗng cà phê bột nghệ -1 muỗng bột mì -1 chén dầu ăn Thực hiện : -Luộc đậu hủ, vắt cho ráo nước rồi xay hoặc tán nhuyễn. Cho vào tô, trộn đều với khoai tây, nấm rơm băm nhuyễn, boa rô, muối, đường, tiêu, bột mì, để 10 phút cho thấm gia vị. Vo thành từng viên nhỏ nhồi vào ruột bông bí. -Trộn đều 4 muỗng canh bột chiên giòn vào 1/2 chén nước lạnh, 1 muỗng cà phê bột nghệ và một chút đường. -Dầu nóng, nhúng từng cái bông bí vào chén bột chiên giòn, chiên vàng, vặn lửa nhỏ cho nhân chín đều, vớt ra cho vào giấy thấm dầu. -Dùng nóng với xốt xí muội/tương cay, hoặc với cơm trắng, nước tương

9 tháng 3, 2010

Xem Video Nấu Chay trực tuyến : Khổ qua hầm chay



Các bạn thân mến, trái khổ qua hay còn gọi là mướp đắng được biết đến như một nguyên liệu "đa năng" có thể dùng để chế biến từ những món ăn chay, mặn cho đến phơi khô làm trà, thuốc Nam và cả làm mứt. Bên cạnh sự phong phú về cách chế biến, khổ qua còn được biết đến như một bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp sáng mắt, nhuận trường.. Và hôm nay, đến với SSM, chị Kim Ngọc - một trong những khán giả thường xuyên của chương trình SSM sẽ giới thiệu với quý khán giả món Khổ qua hầm chay nhân dịp rằm tháng tư

7 tháng 3, 2010

Chả Cá Chay Chiên Mè


- 2 củ khoai tây đỏ lớn, rửa sạch
- 1 chén ham nhảo trắng, để tan đá
- Dầu để chiên
Gia vị:
- ½ muỗng cà-phê muối
- ⅓ muỗng cà-phê bột nêm nấm
- ⅓ muỗng cà-phê đường cát trắng
- Một ít tiêu
- 4 muỗng canh mè rang
- 1 tép hành lá, thái nhỏ
- ⅓ muỗng cà-phê dầu mè
- 1 muỗng canh bột năng - Khoai hấp khoảng 25 phút cho chín, rồi lột vỏ. Khi khoai còn nóng, tán nhuyễn rồi để nguội.
- “Ham” nhão trắng trộn với các gia vị kể trên. Khi thấy “ham” chay dẻo, cho khoai tây vào trộn một lần nữa. Nếu hỗn hợp còn hơi mềm, có thể cho thêm chút bột năng vào. Sau đó, nêm lại cho vừa ăn.
- Ðem hỗn hợp này vo thành viên tròn và ép xuống cho dẹp. Rắc mè hai mặt chả.
- Cho dầu canola vào chảo và đặt trên bếp lửa trung bình. Khi chảo dầu nóng, cho chả vào chiên vàng hai mặt. Gắp chả ra và đặt trên khăn giấy cho thấm bớt dầu.
Trình bày:
- Chả chiên xong bày ra đĩa. Món này dùng như món khai vị, hoặc có thể dùng chung với bánh mì hay cơm

Theo VietFun

5 tháng 3, 2010

Nấm và trà xanh: thần dược giảm ung thư vú

Các nhà khoa học trường Đại học Tây Australia vừa công bố một kết quả nghiên cứu cho thấy việc ăn nấm và uống trà xanh hàng ngày là cách đơn giản mà hiệu quả nhất nhằm giảm thiểu nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.

Nghiên cứu trên được thực hiện theo các công thức thực phẩm ăn kiêng truyền thống của Trung Quốc - nơi có tỷ lệ ung thư thấp hơn 5 lần so với các quốc gia phương Tây. Kết quả cho thấy nấm là chìa khoá quan trọng để đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh ung thư nói chung.

Ăn trung bình 10 gam nấm mỗi ngày có thể chống đỡ hiệu quả mầm mống của bệnh ung thư vú nguy hiểm. Những phụ nữ thường xuyên ăn nấm tươi sẽ giảm được khoảng 2/3 nguy cơ phát triển tế bào ung thư so với những người ít khi hoặc không bao giờ ăn loại thực phẩm bổ ích này.


Các nhà khoa học cũng phát hiện thấy để giảm nguy cơ ung thư, phụ nữ nên thường xuyên uống trà xanh. Đây là thực phẩm thiên nhiên có chứa các thành phần giống như nấm, có tác dụng giảm nguy cơ ung thư vú.

Mặc dù việc chứng minh nguyên nhân và tác dụng của nấm và trà xanh chưa được công bố chi tiết, song từ nghiên cứu trên, các nhà khoa học khuyên chị em nên ăn nấm thường xuyên và dùng trà xanh mỗi ngày để giảm thiểu tối đa nguy cơ phát triển ung thư vú.

Công dụng của trà xanh

Bệnh tim hiện là một trong những căn bệnh có tỉ lệ tử vong hàng đầu. Nguyên nhân là do lớp chất béo đã làm hẹp thậm chí “bít” chặt, gây “tắc” động mạch khiến huyết áp gia tăng gây áp lực phá vỡ các mạch máu.

Chỉ cần 2 tách trà mỗi ngày là đủ. Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy tác dụng tuyệt vời này của trà xanh”, các nhà khoa học Hy Lạp cho biết.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Phòng và trị các bệnh tim mạch EU hôm thứ 5 vừa qua.

Nghiên cứu đã cung cấp thêm những bằng chứng mới về một loại trà vốn đã mang lại rất nhiều lợi ích như giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư cũng như một số bệnh khác.

“Nghiên cứu cho thấy, trà xanh giúp tăng cường tuần hoàn máu cũng như làm dãn nở các thành mạch, giúp máu lưu thông dễ dàng”, BS chuyên khoa tim Charalambos Vlachopoulos, trường Y Athens (Hy Lạp), nói.

14 tình nguyện viên khỏe mạnh đã tham gia vào nghiên cứu. Họ được uống lần lượt trà xanh, cà phê loãng hay nước nóng vào các thời điểm khác nhau và tại mỗi thời điểm, hệ mạch luôn được theo dõi chặt chẽ.

Khi các động mạch dãn nở, máu sẽ lưu thông dễ dàng hơn. “Điều thú vị là những tác động tuyệt vời này của trà xanh diễn ra rất nhanh, chỉ trong vòng 30 phút”, BS Vlachopoulos cho biết.

Bệnh tim hiện là một trong những căn bệnh có tỉ lệ tử vong hàng đầu. Nguyên nhân là do lớp chất béo đã làm hẹp thậm chí “bít” chặt, gây “tắc” động mạch khiến huyết áp gia tăng gây áp lực phá vỡ các mạch máu.

Nhiều nghiên cứu khác cũng từng chỉ ra rằng trà đen cũng rất có lợi cho hệ tim mạch. Nhưng nhóm nghiên cứu của BS Charlambos tin tưởng rằng trà xanh tốt hơn trà đen bởi vì trà xanh giàu hợp chất flavonoid hơn hẳn trà đen, do thành phần này trong trà đen thường bị mất đi khi tiếp xúc với không khí (bị ôxy hóa).

Chất flavonoids cũng tìm thấy trong các loại quả, hạt như hạt ca cao, cà chua và nho.

theo TraNgon.Com

3 tháng 3, 2010

Thức ăn giúp bài trừ độc tố trong cơ thể, bảo dưỡng làn da và làm đẹp

Chất dinh dưỡng trong rau quả có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa các chất, bài trừ độc tố trong cơ thể, bảo dưỡng làn da và làm đẹp.

Dưới đây là một số loại thức ăn giúp tẩy độc cho cơ thể bạn:

Tỏi

Giúp hạ cholesterol, dự phòng hình thành huyết khối.

Hẹ

Chứa nhiều xơ và nguyên tố vi lượng, có tác dụng nhuận trường thông tiện, giúp bài trừ những thức ăn và chất béo thừa trong đường ruột.

Hành tây

Làm sạch mạch máu, giảm huyết áp và mỡ máu, dự phòng xơ hóa động mạch.

Củ cải

Xúc tiến chuyển hóa các chất, tránh tích mỡ dưới da, hiệu quả giảm béo thấy rõ.

Dưa chuột

Ức chế các hydratcacbon trong thức ăn chuyển hóa thành chất béo, phòng ngừa chất béo dư thừa tích tụ phân giải chuyển thành độc tố.

Măng

Là thức ăn giàu kali, hàm lượng của chất xơ, các vitamin, acid amino cũng cao hơn so với các rau cải khác, giúp nhuận trường thông tiện.

Cà rốt

Giúp chuyển hóa vitamin A và pectic cacbonic, trong đó các pectin sẽ kết hợp với thủy ngân, làm giảm nồng độ ion thủy ngân trong máu, giúp tăng tốc bài trừ ion thủy ngân.

Rau cần

Năng lượng thấp, giàu xơ, xúc tiến nhu động đường ruột, tăng nhanh bài tiết, là sản phẩm giảm béo tốt nhất; thường xuyên ăn rau cần có thể kích hoạt các chức năng của gan, xúc tiến máu huyết tuần hoàn, đạt công hiệu tạo máu, lọc máu, cân bằng huyết áp.

Cà chua

Thành phần xơ và pectin trong cà chua làm giảm hấp thu năng lượng, kích thích bài tiết dịch vị, xúc tiến nhu động đường ruột; trong đó các chất dinh dưỡng như Bêta-caroten, vitamin P có sự hỗ trợ nhất định đối với việc điều trị xơ vữa động mạch, cao mỡ máu.

Nấm

Nấm đông cô, nấm bào ngư, nấm hầu thủ, nấm rơm…, chứa nhiều protid, acid amino, polysaccharide và các nguyên tố vi lượng cho cơ thể. Nhất là các thành phần có ích như “đường nấm”, “enzym nấm” về mặt phòng trị ung thư có tác dụng đáng kinh ngạc. Đặc biệt nấm chứa nhiều xơ thực vật, giúp phòng trị các chứng táo bón, tiểu đường và béo phì đạt hiệu quả.

Dứa

Sức phân giải men proteolytic mạnh, giúp tiêu hóa các đạm từ thịt, phòng ngừa hình thành chất béo, tuy nhiên, ăn nhiều thơm sẽ gây tổn thương dạ dày, nên ăn sau bữa ăn.

Chanh

Chứa acid citric xúc tiến chuyển hóa năng lượng, tiêu trừ mỏi mệt, xúc tiến nhu động đường ruột, ngừa tích tụ chất béo, chứa nhiều vitamin C giúp làm đẹp làn da, bởi vậy, chanh cũng là vật phẩm làm đẹp.

Đu đủ

Hàm lượng vitamin rất dồi dào, còn chứa men proteolytic và papain, trợ giúp tiêu hóa, thành phần pectin giúp tẩy sạch độc tố đường ruột.

Dưa hấu

Chứa nhiều kali, thanh nhiệt, lợi tiểu, làm giảm lắng đọng cholesterol, mềm hóa và giãn mạch, rất hiệu quả cho việc giảm béo vùng đùi, chứa thành phần đường có tác dụng tốt trong việc giảm huyết áp.

Táo

Mỗi ngày ăn 1 quả táo giúp ngừa được nhiều bệnh, chất xơ và acid hữu cơ trong táo xúc tiến nhu động đường ruột, trong đó acid lactonic tăng tốc giải độc, các pectin có tác dụng phòng ngừa thức ăn thối rữa trong đường ruột.

Hàng ngày bạn nên kết hợp lượng rau củ quả đều đặn vào bữa ăn vừa để bổ sung các loại vitamin, vừa có thể bài trừ các độc tố trong cơ thể.

Theo Vzone

2 tháng 3, 2010

Khuôn làm bánh canh ( Mold to make rice noodle )

Khuôn này hầu như ơ đâu cũng có bán hết BB@B, LNT, Ross, Marshalls etc ( USA )

Đừng mua cái có lổ bên hông ep ra tùm lum hết , cái của ngộ nó ngồi trên cái nồi vậy nè dùng it sức lúc ấn xuống. Làm 1 gói bột in 10 min . đồ ép bằng nhựa để lên cái nồi nước nóng khong bị truyền nhiệt như cái bằng nhôm.

Có thể mua nơi đây nè:

http://www.chefsresource.com/rsvp-potato-ricer.html

http://cheftools.com/prodinfo.asp?number=06%2D1119

Theo ChotNhoForum

1 tháng 3, 2010

Hương vị Quê Nhà : Thơm ngon bánh đúc miền Tây

Không giống như bánh đúc phía Bắc trắng trẻo mịn màng lại bùi bùi vị lạc, bánh đúc miền Tây Nam bộ lại mang một hương vị rất khác, rất đặc trưng đó là ăn với nước cốt dừa.

Cũng là bột gạo quấy với vôi cho giòn nhưng người miền Tây lại thêm chút nước cốt lá dứa cho màu bánh xanh lại có mùi thơm thoang thoảng. Có những người phụ nữ khéo tay lại thích đổ bánh theo màu cẩm thạch nhìn vừa đẹp lại vừa ngon. Người ta sẽ chọn loại bột gạo tẻ ngon, đem ngâm mềm rồi xay nhuyễn, sau đó hòa cùng nước vôi trong. Chuẩn bị hai cái nồi, một nồi sẽ quấy bột có pha lá dứa, một nồi sẽ quấy bột trắng, hai cái nồi đều được tráng mỡ sau đó đổ bột vào và quấy cho đều tay sao cho bột mịn và không vón cục. Khi bột quánh lại đổ cả hai vào một khuôn, cái khéo là đổ sao cho cả hai màu bột nổi thành vân trắng xanh xen kẻ như vân cẩm thạch thì đạt yêu cầu.

Những bà nội trợ ở quê không đổ bánh thành từng bát nhỏ mà làm thành những ổ to, khi ăn lại xắn thành những miếng nhỏ chan với nước cốt dừa và nước đường thắng kẹo hoặc mật ong lấy từ vườn nhà. Ngày nay ít có nhà nào quấy bánh nhưng ở chợ thì lúc nào cũng có, người bán thường ngồi ở đầu chợ hoặc gánh đi rong khắp hang cùng ngõ hẻm, vừa đi vừa rao "Ai bánh đúc ơ..ơ ơiiii!", chỉ cần nghe tiếng rao ấy vị ngọt mát đã lan vào tận đầu lưỡi.

Đến những thành phố lớn như Sài Gòn du khách chắc hẳn cũng sẽ thưởng thức được hương vị này vì miền Tây cách Sài Gòn không mấy xa, giờ đây nhiều món quà miền Tây cũng được mang lên bán ở đây. Nếu thích ăn lạnh, bạn có thể mua về để trong tủ lạnh một lúc, vị bánh sẽ giòn và ngon hơn, lại thêm phần ngọt mát nữa.

Theo NauNgon.Com