Người mắc bệnh cao huyết áp luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống và vận động để duy trì sức khoẻ. Nguyên tắc “ba ít vốn nhiều” dưới đây sẽ giúp bạn có được chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, giúp cải thiện bệnh
1. “3 ít”
- Ít uống cà phê: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 2 cốc cà phê mỗi ngày có thể làm áp lực máu trong cơ thể tăng lên từ 2-3 lần do chất kiềm có trong thành phần của cà phê có thể làm cho mạch máu co lại, từ đó càng làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh. Hãy thay thế cà phê bằng các nước khoáng hoặc các loại nước ép hoa quả giàu dinh dưỡng khác.
- Ít căng thẳng mệt mỏi: Khi bạn căng thẳng, mệt mỏi, hoạt động của các dây thần kinh cũng trở nên đình trệ. Tim đập nhanh khiến cho áp lực máu cũng như lượng máu lên não tăng nhanh. Nếu căng thẳng quá độ hoặc bị xúc động mạnh, bệnh nhân cao huyết áp rất dễ bị xuất huyết não hoặc đột quỵ.
- Ăn tối ít: Bệnh nhân tiểu đường nên giảm lượng thức ăn vào bữa tối, đặc biệt là các thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ và tinh bột để làm giảm “gánh nặng” cho hệ tiêu hoá cũng như ngăn ngừa việc hình thành lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Nên ăn các loại rau xanh, hoa quả và các đồ ăn dễ tiêu hoá khác.
2. “4 nhiều”
- Ăn nhiều tỏi: Mỗi ngày ăn từ 2-3 nhánh tỏi là biện pháp hữu hiệu nhất giúp làm giảm huyết áp. Nghiên cứu được thực hiện trên 415 người đã cho thấy, nếu ăn tỏi hàng ngày (đạt tới mức 600-900gram tỏi) có thể làm giảm 15mm thuỷ ngân áp lực máu.
- Vận động nhiều: Đây là điều bắt buộc trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân cao huyết áp. Vận động sẽ giúp cho hệ tim mạch, hô hấp, tiêu hoá hoạt động dễ dàng, từ đó làm giảm áp lực lên các thành mạch máu. Các loại hình vận động không yêu cầu nhiều sức lực như: đi bộ, chạy bộ, thái cực quyền, bơi… rất thích hợp cho những người mắc bệnh cao huyết áp.
- Ản nhiều chuối và sữa chua: 2 loại thực phẩm này chứa nhiều kali, có tác dụng tốt trong việc ổn định huyết áp.
- Ăn nhiều cam: Cam có chứa nhiều vitamin C. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy, hàm lượng vitamin C trong cơ thể càng cao thì áp lực lên các thành động mạch càng giảm. 60mg vitamin C mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.
Theo heart
1. “3 ít”
- Ít uống cà phê: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 2 cốc cà phê mỗi ngày có thể làm áp lực máu trong cơ thể tăng lên từ 2-3 lần do chất kiềm có trong thành phần của cà phê có thể làm cho mạch máu co lại, từ đó càng làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh. Hãy thay thế cà phê bằng các nước khoáng hoặc các loại nước ép hoa quả giàu dinh dưỡng khác.
- Ít căng thẳng mệt mỏi: Khi bạn căng thẳng, mệt mỏi, hoạt động của các dây thần kinh cũng trở nên đình trệ. Tim đập nhanh khiến cho áp lực máu cũng như lượng máu lên não tăng nhanh. Nếu căng thẳng quá độ hoặc bị xúc động mạnh, bệnh nhân cao huyết áp rất dễ bị xuất huyết não hoặc đột quỵ.
- Ăn tối ít: Bệnh nhân tiểu đường nên giảm lượng thức ăn vào bữa tối, đặc biệt là các thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ và tinh bột để làm giảm “gánh nặng” cho hệ tiêu hoá cũng như ngăn ngừa việc hình thành lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Nên ăn các loại rau xanh, hoa quả và các đồ ăn dễ tiêu hoá khác.
2. “4 nhiều”
- Ăn nhiều tỏi: Mỗi ngày ăn từ 2-3 nhánh tỏi là biện pháp hữu hiệu nhất giúp làm giảm huyết áp. Nghiên cứu được thực hiện trên 415 người đã cho thấy, nếu ăn tỏi hàng ngày (đạt tới mức 600-900gram tỏi) có thể làm giảm 15mm thuỷ ngân áp lực máu.
- Vận động nhiều: Đây là điều bắt buộc trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân cao huyết áp. Vận động sẽ giúp cho hệ tim mạch, hô hấp, tiêu hoá hoạt động dễ dàng, từ đó làm giảm áp lực lên các thành mạch máu. Các loại hình vận động không yêu cầu nhiều sức lực như: đi bộ, chạy bộ, thái cực quyền, bơi… rất thích hợp cho những người mắc bệnh cao huyết áp.
- Ản nhiều chuối và sữa chua: 2 loại thực phẩm này chứa nhiều kali, có tác dụng tốt trong việc ổn định huyết áp.
- Ăn nhiều cam: Cam có chứa nhiều vitamin C. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy, hàm lượng vitamin C trong cơ thể càng cao thì áp lực lên các thành động mạch càng giảm. 60mg vitamin C mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.
Theo heart