31 tháng 7, 2009

Bí rợ hầm dừa (kiểm chay)


Mồng một thiên hạ ăn chay
Còn anh chẳng biết nấu gì đầu năm
Đồ chay mình chẳng biết làm
Chỉ kiểm là món nấu tàm tạm thôi.

Hôm nay thử lại em ơi
Nếu không vừa miệng cứ coi chuyện thường!
Khoai môn, bí cắt cục vuông
Khoai mì cắt nhỏ bỏ luôn vô nồi

Cho nước chưa ngập đun sôi
Mộc nhĩ, ngâm rửa sạch rồi để bên
Bắc xoong nước khác đun lên
Bột khoai mình luộc cho mềm sẵn nha

Bí/khoai gần chín rồi à
Thả vào mộc nhĩ thế là sắp xong
Cốt dừa dùng hết nguyên lon
Nêm đường, chút muối thơm ngon tuyệt vời!

Bột khoai xuýt nữa quên rồi!
Cho vào bắc xuống, có nồi kiểm chay.
Mình ơi, rảnh mượn một tay
Múc giùm ra mấy chén nầy đi em

Đậu phộng rang rắc lên thêm
Tụi mình ăn trước khỏi thèm đợi ai…

Trọng Văn ( theo MYE.net )

30 tháng 7, 2009

Khử vị đắng của măng tươi


Măng tươi là món ăn nhiều người ưa thích. Nhưng nếu măng tươi mới hái mà bạn chế biến luôn thì sẽ rất độc. Bạn phải khử hết vị đắng của măng thì mới đảm bảo an toàn.

Để khử vị đắng này, bạn có thể thực hiện một trong những cách sau:

Cách 1:

Măng tươi hái về phải bóc bỏ vỏ, đem luộc nhiều lần và mỗi lần luộc phải xả lại bằng nước sạch.

Khi thử thấy măng mền, đã bớt chất đắng thì dùng chế biến món ăn.

Cách 2:

Măng tươi để cả vỏ xếp gọn trong nồi.

Cho vài trái ớt đã lấy hết hạt, rồi đổ nước vo gạo vào xâm xấp.

Đem nấu với lửa vừa, khi thử thấy măng mềm thì tắt lửa, chờ măng nguội vớt ra lột vỏ, rồi xả lại vài lần bằng nước sạch.

Lúc này măng sẽ không còn vị đắng nữa mới đem chế biến món ăn.

Cách 3:

Măng hái về phải bóc vỏ, cắt thành lát nhỏ (bào măng) rồi tiến hành luộc.Tùy theo từng loại măng (măng trồng như măng Tàu, măng Tông….).

Bạn chỉ bỏ nắm lá bồ ngót vào nồi, đổ nước luộc qua một lần.

Khi thử măng đã chín, nhấc xuống chắt hết nước rồi đổ nước lạnh vào, lúc này mới vớt bỏ lá bồ ngót và xả lại với nước lạnh một lần nữa là đem chế biến món ăn.

Với măng rừng cần luộc theo cách trên 2 lần mới dùng chế biến món ăn.

Theo VnEtips

28 tháng 7, 2009

Hột Khổ Qua Tương Xả & Khổ Qua Kho


Hột Khổ Qua Tương Xả

Thường thì chúng ta ăn khổ qua: nấu canh, hầm, luộc, xào v.v.và đều bỏ hột và ruột thật uổng phí, nay chia sẻ với món chay: Hột khổ qua

Cách Làm: Thường làm khổ qua mình móc ruột và hột ra vất bỏ, nay giữ lại rửa sạch cho vào chảo dầu nóng chiên lên, khi hột khổ qua vàng và giòn thì cho xả bầm vào.

chờ cho xả vàng và thơm thì cho tương hột +đường nêm vừa ăn và bắt xuống, xong!

Chấm chung với khổ qua luộc, cơm nóng...

Thông thường ăn chay kiểu nầy, nhanh gọn lẹ..
Chúc các bạn may mắn và ngon miệng với món "hột khổ qua tương xả"

Khổ Qua Kho

Vật Liệu:

* Liều lượng thì tùy theo số người ăn mà chuẩn bị nhen, thường thường

thì ít ít hiếm hiếm ăn mới thấy ngon ...hi hi hi ...*

- Khổ qua
- Nấm đông cô
- Carrots
- Gừng
- Nửa miếng đậu hũ chiên vàng.
- Nửa miếng đậu hũ tươị
- Bún tàu, nấm mèo cắt nhỏ bán sẵn trong bịch ở chợ VN, ngâm nước cho mềm, Rửa sạch, vớt ra rổ cho ráọ

- Boa-rô(leek) phần trắng bầm nhỏ(Chia làm 2 phần), phần xanh cắt nhỏ để dành ướp với đậu hũ tươi, bún tàu, và nấm mèo lam` nhân cho khổ qua.

- Nước tương ngon, đường, muối, bột ngọt nấm, tiêu .
- Dầu Olive
- Một lon nước dừa tươị

2. Chuẩn bị:

- Đậu hũ chiên vàng xắt miếng vuông, bỏ vào tô, ướp tí đường, bột ngọt nấm,

muối, nước tương ngon, tiêu, và leek bầm nhỏ, để khoảng nửa giờ.

- Xắt nhỏ bún tàu và nấm mèọ

- Đậu hũ tươi quết nhuyễn, cho tí dầu Olive vàọ Trộn chung với nấm mèo và bún tàụ

Nêm tí muối, bột ngọt nấm, tiêu và phần xanh của leek cho vừa ăn.

- Khổ qua, cắt ra từng khúc nhỏ vừa, moi ruột, rửa sạch để ra rổ cho ráọ

Nhồi nhân đậu hũ tươi vào từng khúc khổ qua, ém cho thật chặt.

- Nấm đông cô ngâm cho thật mềm(Lựa nấm đông cô loại có đường chẻ trắng trắng,

vắt một tí nhưng ngon hơn, vả lại cũng hổng cần nhiều, chỉ cần khoảng 2, 3 cái là đủ để kho rồi),

rửa sạch . Bắt nồi nước sôi, cho vài lát gừng vào, thả nấm đông cô vô luộc sơ, cho hết mùi hôi,
xả lại nước lạnh để cho ráo . Xắt miếng vuông khoảng bằng ngón tay cái của đàn ông, để qua một bên .

- Carrots gọt vỏ, rửa sạch, xắt cục tròn vừa phải, để ra rổ cho ráọ

3. Cách làm:

- Bắt soong lên bếp, cho dầu olive vào, dầu nóng bỏ phần leek bầm còn lại phi cho vàng thơm,

cho từng khúc khổ qua nhồi vào chiên vàng sơ, vớt ra để một bên. Cho carrots vào chiên sơ,

kế cho nấm đông cô và đậu hũ chiên ướp sẵn vào đảo sơ, sau đó mới xếp khổ qua khúc vàọ

_ Đổ nước dừa tươi vào soong, nêm nếm vừa ăn, vặn lửa nhỏ kho cho mềm cho thấm là xong.

* Lúc múc ra dĩa dọn lên bàn, nhớ cho vài cọng ngò lên trên mặt cho đẹp há.

Nguồn: quangduc.com

27 tháng 7, 2009

Viagra tự nhiên : Rau hẹ & Quả óc chó

Nổi tiếng vì tác dụng khá hấp dẫn với nam giới, Viagra đã trở thành sản phẩm “hot” trong thời gian gần đây. Nhưng thực ra, không nhất thiết phải sử dụng thuốc, bạn vẫn có thể tìm được Viagra trong những thực phẩm hàng ngày.

Rau hẹ

Trong rau hẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng như carbonhydrate, chất xơ thực phẩm, protein thực vật, vitamin C, carotene, và lượng nguyên tố vi lượng như phốt pho, kẽm, sắt… trong đó hàm lượng vitamin và nguyên tố vi lượng cao hơn hẳn so với các loại rau xanh khác.

Rau hẹ trong đông y được gọi là “khởi dương dược”, có công hiệu bổ thận, trợ dương, cố tinh và ấm khớp hông, đầu gối, thường được dùng trị chứng liệt dương, di tinh, phóng tinh sớm. Trong dân gian, rau hẹ thường được dùng để nấu các món:

- Cháu rau hẹ

- Hạt óc chó xào rau hẹ
Quả óc chó

Còn gọi là quả hồ đào, hạnh đà. Y học hiện đại đã chứng minh, quả óc chó có công hiệu điều trị bổ khí dưỡng huyết, nhuận táo hóa đờm, ôn phế nhuận tràng, xẹp sưng tiêu độc, có thể dùng trị các bệnh liệt dương, di tinh…

Người xưa coi quả óc chó là “Mỹ nhân chi bảo” (Vật quý của người đẹp), cùng là loại thức ăn hàng đầu của người muốn có cơ thể cường tráng.

Ngoài ra trong Đông y còn có Canh mộc nhĩ liệu bổ thận.

Theo Phụ nữ

26 tháng 7, 2009

Súp nấm



Nấm bào ngư, nấm tuyết… nấu cùng đậu hũ, ngô non. Món súp này mang hương vị như món chay, rất lạ miệng.

_ 100g nấm hoạt tử
_ 50g nấm bào ngư
_ 25g nấm tuyết
_ 1 cây đậu hũ dinh dưỡng
_ 50g bắp non
_ một lá tàu hũ ky non.
_ 1,5 lít nước dùng
Gia vị : muối, đường, tiêu, ngò cắt nhỏ.

_ Nấm hoạt tử cho ra rổ xả nước, xóc ráo.
_ Nấm tuyết ngâm nước nở mềm, rửa, vẩy ráo, bỏ gốc, xé nhỏ.
_ Nấm bào ngư cắt gốc rửa, vắt ráo, tai nấm xé sợi, chân nấm cắt hạt lựu.
_ Tàu hũ ky tươi rửa nước ấm, để ráo, cắt sợi nhỏ.
_ Đậu hũ dinh dưỡng bóc bỏ bao bì, cắt hạt lựu, cho vào rổ thưa, để ráo nước.
_ Bắp non rửa, bỏ cuống, cắt hạt lựu.

_ Nấu sôi nước dùng, cho bắp non + tai nấm và chân nấm bào ngư + nấm hoạt tử + nấm tuyết vào nấu sôi 5 phút , nêm muối + đường + chút bột ngọt cho vừa ăn , cho tiếp đậu hũ dinh dưỡng + tàu hũ ky tươi vào, để sôi trên lửa nhỏ 5 phút, nhấc xuống.
_ Múc súp vào tô, rắc tiêu + ngò cắt nhỏ, trang trí vài lá ngò, dọn dùng nóng

25 tháng 7, 2009

Nhận Biết Một Số Rau Qủa Lạm Dụng Hoá Chất

Ngày nay do thị hiếu của người tiêu dùng thích các loại rau quả non tơ mỡ màng, to mập, không có vết sâu bệnh hại... nên người trồng rau đã lạm dụng các loại hoá chất nông nghiệp để bón và phun cho các loại rau quả thiết yếu trong tiêu dùng hàng ngày.

Dưới đây là vài đặc điểm để nhận biết một số loại rau không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do lạm dụng quá nhiều các loại hoá chất nông nghiệp:

Rau muống

Khi dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá thì thân rau thường to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen.

Khi luộc rau, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen. Những loại rau này khi ăn xong, nếu tinh ý ta nhận thấy có vị chát.

Giá đỗ

Người tiêu dùng thường thích mầm giá to, trắng, giòn và ít rễ. Để làm được giá đỗ như vậy một phần rất ít do kinh nghiệm của người làm giá nhưng chủ yếu khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn với các loài thuốc trừ cỏ có tính hướng gốc (để diệt phần rễ cây mà phần mầm cây không bị ảnh hưởng) pha loãng, sau đó tưới lên giá đỗ và ủ lại. Những loại giá đỗ này khi làm nộm hoặc xào tái ta thấy nước mầu nhờ đục từ giá đỗ chảy ra đĩa.

Rau bí (ngọn và lá của cây bí ngô)

Khi nhìn thấy ngọn dài và non, khoảng cách giữa các lóng xa nhau, tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ, ngọn bí mầu xanh nhạt, lá mầu xanh đen... là những loại rau bí bón thừa đạm, phun nhiều phân bón lá và chưa đủ thời gian cách ly.


Rau cần

Khi thấy thân rau to, ngó rau trắng ngần, rau nhanh bị héo, nếu để đến ngày hôm sau thì rau héo úa, thân khô tóp lại nhăn nheo, khi xào nấu lá rau biến mầu xanh đen... là loại rau cần phun quá nhiều thuốc trừ sâu (nhóm lân hữu cơ) và phân bón qua lá.


Các loại quả đậu (gồm đậu đũa, đậu cô ve, đậu Hà lan, đậu ván...)

Khi nhìn quả bóng nhẫy, ít lông tơ là do người trồng đậu đã bón nhiều đạm hoặc phun quá nhiều phân bón lá. Nếu quả đậu không có vết sâu bệnh là do người trồng đã phun quá nhiều thuốc trừ sâu bệnh và không đảm bảo thời gian cách ly.


Theo Gia Đình

24 tháng 7, 2009

Chuối lát nướng quà quê dân dã


Chuối lát nướng là một thức quà bình dân, thường được bày bán chung với các loại bánh kép, bánh tráng mạch nha, bánh bông lan, bò bía ngọt... mà các mẹ, các chị gánh đi khắp nơi trên những con đường Sài Gòn.

Việt Nam là nước nhiệt đới nên được thiên nhiên ưu đãi một thế giới trái cây cực kỳ phong phú. Trong đó, riêng chuối đã có hơn chục giống khác nhau. Nào chuối sim, chuối sứ, chuối ngự, chuối cao... tuy tên gọi và hình dáng khác nhau nhưng đều là những loại trái cây rất lành và bổ dưỡng. Vì vậy, người Việt Nam từ lâu đã sáng tạo ra nhiều món ăn ngon từ chuối để thưởng thức hết hương vị ngọt ngào của loại trái cây này đồng thời bảo quản chúng được lâu hơn. Nhìn chung, có thể kể ra những món ăn ngay như chè chuối, bánh chuối hấp, chuối chiên, chuối đập... và những món dự trữ được lâu như chuối khô, chuối ngào đường, chuối xào gừng và không thể không kể đến chuối lát nướng.

Chọn chuối cũng lắm công phu

Nếu chỉ nghe tên gọi, chuối lát nướng thường bị nhầm với món chuối đập chấm nước cốt dừa. Chuối sim sắp chín, vỏ còn xanh nhưng một phần ruột hơi ửng hồng được bổ làm đôi, đập cho dẹp, nướng lên chấm với nước cốt dừa pha mỡ hành béo ngậy và thơm phức, đó là món chuối đập. Chuối lát nướng cũng dùng chuối sim, nhưng là loại vừa chín tới để có độ dẻo và dính. Vì vậy, chọn chuối cũng lắm công phu, chuối xanh quá làm bánh sẽ bị cứng và có vị chát, chuối chín quá sẽ cho ra những miếng bánh mềm nhũn và hơi chua.

Ngoài ra, những người thợ bánh khéo tay phải biết cách xắt chuối vừa đủ mỏng để khi nướng lên bánh có độ giòn, ăn không thấy ngán, vừa phải đủ dày để không bị rách khi kết thành từng miếng bánh lớn. Chuối vốn thơm và ngọt nên không cần phải thêm bất cứ một loại gia vị nào. Sau đó, những miếng chuối tươi này được đem phơi "sương sương" ngoài nắng cho khô ráo. Thời gian phơi bao lâu còn tuỳ thuộc vào thời tiết của từng ngày, khi nào xếp các miếng chuối chồng lên nhau mà không bị bết dính là mẻ chuối đã đạt chất lượng. Chuối đã khô được cất nơi khô ráo, khi nào ăn mới lấy ra nướng cho dậy mùi thơm. Gọi là nướng nhưng chỉ cần lật qua, trở lại vài lần trên bếp than nóng là có thể dùng được. Do miếng chuối khá mỏng, nên phải trở đều và nhanh tay để bánh lên màu vàng ngả nâu tự nhiên, nhìn "đã con mắt"! Cũng do đặc điểm này mà bánh chuối lát chỉ có thể nướng trên bếp than hồng chứ không thể nướng bằng ngọn lửa "hỗn" của bếp ga.

Thức quà giản dị

Do được bày bán ở các gánh quà nho nhỏ nơi góc phố, trước cổng trường, vỉa hè... nên có nhiều người nướng chuối lát sẵn rồi để trong túi ni lông như bánh tráng, bánh kẹp, bông lan. Thế nhưng, nhiều người vẫn thích cái thú được ngồi ghế con, vừa tán gẫu cùng bạn bè, vừa đợi cô bán hàng nhanh tay trở bánh trên bếp than hồng. Nhờ được nướng tại chỗ nên miếng bánh bao giờ cũng nóng hôi hổi, đúng kiểu "vừa thổi vừa ăn". Chuối lát sau khi nướng lên vừa dẻo vừa giòn, cắn vào một miếng nghe vị ngọt thanh tao tan dần nơi đầu lưỡi. Món ăn giản dị này vì thế mà được nhiều người ưa thích, không riêng gì học trò mà các bà nội trợ, nhân viên văn phòng cũng thường tranh thủ lúc đi ăn trưa, tạt qua gánh hàng mua dăm ba miếng chuối lát nướng mang về cả phòng cùng ăn.

Chuối lát nướng có thể giữ được lâu nếu bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát. Vì thế, có nhiều người mua chuối lát nướng sẵn đem về nhà, cất trong keo sành hoặc keo nhựa, để dành mỗi sáng đem ra nhâm nhi với tách trà, hay ngày cuối tuần ngồi nhà xem phim ăn cho vui miệng. Thỉnh thoảng, có khách đến chơi nhà, pha bình trà ngon, mời dùng miếng chuối lát nướng thơm phức, giản dị mà thân mật.

Theo tintuconline

23 tháng 7, 2009

Những Thực Đơn Cần Tránh Khi Bị Loãng Xương

Đối với người bị loãng xương, nhất là phụ nữ sau mãn kinh, một chế độ ăn uống hợp lý luôn là điều cần thiết. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, có 3 thực đơn mà bạn cần hạn chế…

Loãng xương là căn bệnh thường gặp ở nhóm trung cao tuổi nhưng ở phụ nữ, nhất là khi mãn kinh lại càng tăng cao. Việc cung cấp đủ can-xi và vitamin D cho cơ thể đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng tốt, đặc biệt là 3 thực đơn dưới đây là những thực đơn người bị loãng xương cần tránh.

1.Thực đơn nhiều muối

Theo nghiên cứu của các chuyên gia ở Đại học Washington và theo Hướng dẫn về ăn uống (DGA) mới nhất áp dụng tại Mỹ, thực đơn nhiều muối được xếp là mối nguy hiểm hàng đầu gây bệnh loãng xương. Theo đó, những phụ nữ mãn kinh nếu ăn nhiều muối sẽ tăng nguy cơ gây tổn thất các khoáng chất cao hơn so với những người còn trẻ và cũng do ăn mặn nên nhiều phụ nữ trung cao tuổi phải bổ sung rất nhiều can-xi. Theo hướng dẫn DGA thì mọi người chỉ nên giới hạn 2.300mg muối/ ngày là đủ, mức này tương ứng với 1 thìa cà phê nhưng trong thực tế có nhiều người ăn tới 4.000mg/ngày. Nếu tiêu thụ 2.300mg natri thì mức tổn thất can-xi qua đường nước tiểu ước khoảng 40mg/ngày.

Mức khuyến cáo về bổ sung can-xi và vitamin D như sau:
Can-xi: Đối với nhóm từ 50 tuổi là 1000mg can-xi/ngày, nếu cao tuổi hơn tăng lên 1.200. Vitamin D: 200 đơn vị quốc tế (IU)/ngày cho nhóm đến 50 tuổi và 400 IU (trên 50-70 tuổi); 600 IU/ngày cho nhóm sau 70 tuổi. Riêng các loại thực phẩm đã chế biến cung cấp khoảng 75% mức cần thiết về muối cho cơ thể. Khi dùng thực phẩm đã chế biến, đóng hộp cần đọc kỹ nhãn mác.

2.Thức uống có gas
Một số loại thức uống như nước ngọt có gas, các loại nước soda... là thức uống chứa nhiều acid phosphoric, làm tăng quá trình bài tiết can-xi vào trong nước tiểu và hầu hết những loại nước ngọt đều không chứa can-xi nên không có lợi cho cơ thể. Để khắc phục, có thể thay bằng những thức uống khác có lợi như nước ép hoa quả tăng cường vitamin và can-xi hay sữa đã tách mỡ.

3.Thực đơn chứa nhiều caffein

Nhóm thực phẩm này chủ yếu là thức uống, nó có thể làm nghèo can-xi của xương và qua nghiên cứu, người ta phát hiện thấy mỗi ngày tiêu thụ 100mg caff ein sẽ làm mất đi khoảng 6mg can-xi. Mức tổn thất này không bằng tác hại của muối nhưng ở phụ nữ khi không cung cấp đủ can-xi thì caffein lại càng gây hại. Cà phê là thức uống chứa nhiều caff ein nhất, ví dụ 1 tách cà phê 500g chứa tới 320mg caff ein, một lon soda có tới 80mg caff eine. Riêng chè cũng có chứa caffein nhưng lại không gây hại, thậm chí còn có lợi, làm tăng tỷ trọng xương cho phụ nữ. 50% thành phần cấu tạo của xương trong cơ thể là protein, nên xương cũng rất cần protein, bên cạnh can-xi và vita- min D để phục hồi và phát triển, nhất dưới dạng acid amin. Đại đa số chúng ta đều được cung cấp đủ nguồn protein nhưng nhóm trung cao tuổi lại thiếu hụt nguồn dưỡng chất này. Theo nghiên cứu, nhu cầu protein đối với nhóm trên 19 tuổi thì cứ 1 kg trọng lượng cần khoảng 0,8g protein, mức này tăng lên 55g/ngày đối với những phụ nữ nặng trên 67kg và tăng tiếp lên 64g ở người nặng trên 78kg. Có thể ăn sữa chua không đường, sữa tách mỡ và trứng.

Thực đơn ăn uống cân bằng

Dựa vào các nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm thực tế, các chuyên gia ẩm thực và dinh dưỡng của Mỹ cho rằng để tăng cường sức khoẻ cho xương, hạn chế bệnh loãng và giòn xương thì cách tốt nhất là ăn uống cân bằng, khoa học, ăn ít muối, tăng cường rau xanh hoa quả, hạn chế thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, thực phẩm nhiều mỡ, thức uống có gas, thức uống ngọt và có hàm lượng caff ein cao.

Theo Net/WM

22 tháng 7, 2009

Những Thực Phẩm Có Lợi Cho Người Cao Tuổi

Các nhà khoa học khẳng định, thực phẩm không chỉ nuôi sống con người mà còn có giá trị nhất định trong phòng, chữa bệnh. Những loại thực phẩm sau đây được khuyến cáo nên dùng cho người cao tuổi.

Cà chua

Theo nghiên cứu của Đại học Havard (Mỹ) cho thấy, những người dùng nhiều cà chua (từ 2 đến 4 lần mỗi tuần) sẽ giảm được 35% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Theo các nhà khoa học, tác dụng kể trên của cà chua là do chất Lycopen (thành phần tạo nên màu đỏ) mang lại. Chất này sẽ được hấp thu tốt nếu được chế biến, hoặc nấu với một loại chất béo.

Súp lơ, bắp cải

Hai loại rau này có tác dụng chống ung thư bàng quang-loại ung thư phổ biến ở nam giới.

Một nghiên cứu kéo dài 10 năm trên 50.000 nam giới cho thấy, ở những người dùng súp lơ hay bắp cải hơn 5 lần/tuần, tỷ lệ ung thư bàng quang thấp hơn 50% so với người ít khi dùng loại thực phẩm này.

Lạc

Lạc có khả năng giúp phòng bệnh tim mạch bằng cách giảm cholesterol xấu (Low-density lipoproteins gọi tắt là LDL) và lượng mỡ trong máu, nhưng không làm giảm cholesterol tốt (High-density lipoproteins gọi tắt là HDL).

Đậu phụ

Đậu phụ có hàm lượng protein cao, có khả năng làm giảm cholesterol, giảm tình trạng bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh. Nó cũng giúp phòng chống bệnh loãng xương ở phụ nữ, vì chất isoflavone trong đậu nành có cấu trúc tương tự như oestrogen.

Theo một số nghiên cứu, việc tăng cường chất isoflavone cho cơ thể với lượng 90 mg/ngày sẽ giúp xương (đặc biệt là xương hông) vững chắc hơn. Liều 50-70mg/ngày có thể làm giảm các cơn bốc hoả.

Mỗi cốc sữa đậu nành chứa khoảng 20-35 mg isoflavone. Như vậy, chỉ cần dùng 2 cốc/ngày là đủ.

Cải xoăn

Không chỉ có canxi và vitamin D mà cả vitamin K cũng có tác dụng hữu hiệu trong việc bảo vệ xương.

Các loại rau xanh thường là nguồn cung cấp vitamin K, trong đó cải xoăn là một trong những nguồn cung cấp dồi dào nhất. Cải xoăn có tác dụng chống loãng xương, một căn bệnh phổ biến ở phụ nữ đứng tuổi.

Theo TQ

21 tháng 7, 2009

Món ngon: Ngó sen trộn roi

Món salad này có thể ăn kèm với các món chính cho mát ruột, lại rất lạ miệng.

Nguyên liệu:

400g ngó sen, 4 quả roi, 50g cải mầm, 1/2 quả dưa chuột, 1/2 củ cà-rốt, 1/4 thìa cà-phê ớt khô, 2 thìa cà-phê nước tương, 1/4 thìa cà-phê muối, 1 thìa cà-phê dấm nuôi, 1 thìa cà-phê tỏi băm.

Thực hiện:

Ngó sen thái khúc, chẻ làm đôi đem ngâm rửa với nước chanh khoảng 15 phút cho trắng, vớt ra để ráo. 3 quả roi thái sợi có chiều dài bằng chiều dài ngó sen. Quả còn lại thái lát. Cải mầm rửa sạch, để ráo.

Cà-rốt, dưa chuột thái sợi. Cho ngó sen, roi thái sợi, cải mầm, cà-rốt, dưa chuột, nước tương, muối, dấm, tỏi băm nhuyễn, ớt khô vào thố, dùng đũa trộn đều, nêm cho vừa ăn.

Thưởng thức:

Cho ra đĩa xếp sẵn roi thái lát, dùng ngay.

Bí quyết:

Không nên mua loại ngó sen đã làm trắng sẵn bởi loại này thường dùng thuốc tẩy rất độc đối với cơ thể.

Khi trộn nhớ đừng mạnh tay, cải mầm nát sẽ mất ngon.

Theo giadinh.net

20 tháng 7, 2009

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Người Sắp Già


Các thực phẩm có vai trò đặc biệt trong phòng chống lão hóa thường gồm các thực phẩm ăn hằng ngày hoặc được bổ sung, bao gồm:

Trái bơ: chứa nhiều acid béo chưa bão hòa giúp cơ thể giảm được cholesterol xấu. Vitamin E trong bơ giúp da chậm lão hóa, giảm chứng “bốc hỏa” thời kỳ mãn kinh. Thành phần kali cao trong bơ còn ngăn ngừa bệnh cao huyết áp.

Các loại trái mọng nước (berries): tất cả các loại trái mọng nước có màu đen hoặc màu xanh chứa các chất phytochemical là chất chống oxy hóa, và bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương do các gốc tự do và lão hóa.

Các loại rau thuộc họ hoa thập, hoa cải: bao gồm bắp cải, bông cải, broccoli, củ cải, rau dền, xà lách xoong. Các loại rau này giúp cơ thể chống lại độc tố và ngăn ngừa ung thư. Tốt nhất nên sử dụng dạng tươi hơn là nấu chín.

Tỏi: ăn ít nhất một nhánh tỏi hằng ngày giúp cơ thể chống ung thư và bệnh tim. Phụ nữ ở độ tuổi 55-69 ăn tỏi ít nhất một lần trong tuần sẽ giảm 50% sự phát triển của ung thư ruột kết. Tỏi còn làm giảm hàm lượng cholesterol và giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Gừng: thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, chống oxy hóa rất mạnh nên có tác dụng chống lão suy, còn giúp cơ thể giảm bệnh đau và thoái hóa khớp.

Các loại hạt: hầu hết các loại hạt chứa nhiều chất khoáng như kali, ma-giê, sắt, kẽm, đồng và selen. Hạt giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và hệ thống miễn dịch, bảo vệ da, ngăn ngừa ung thư và kiểm soát cholesterol. Tuy nhiên không ăn những hạt đã bị ôi hóa do nguy cơ cao của bệnh ung thư từ các gốc tự do sinh ra từ quá trình oxy hóa hạt.

Đậu nành: có thể giúp phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh duy trì được hormon sinh dục, giúp chống các triệu chứng “bốc hỏa” và bảo vệ cơ thể chống bệnh Alzheimer, chứng loãng xương và bệnh tim. Các sản phẩm đậu nành lên men dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên chỉ nên ăn ít nước tương do hàm lượng muối khá cao trong đó.

Gạo lứt: chứa nguồn carbohydrate phức tạp, chứa hàm lượng lớn chất xơ và vitamin nhóm B.

Dưa hấu: cả trái tươi và hạt dưa đều là thành phần dinh dưỡng. Trái tươi chứa nguồn vitamin A, B và C. Hạt dưa chứa nhiều selenium, chất béo cần thiết, kẽm và vitamin E giúp cơ thể chống tổn thương từ các gốc tự do và lão hóa.

Nước: uống ít nhất tám ly nước hằng ngày giúp cơ thể loại bỏ độc tố và các chất không cần thiết. Cũng có thể uống các loại thức uống dinh dưỡng khác như nước rau quả 100%, sữa ít béo, nước có gas và trà. Ngoài ra còn có thể lấy nước từ các loại rau quả, xúp, yaourt…

Sôcôla: có thể giúp bảo vệ mạch máu, giảm nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường type 2, các bệnh về thận và chứng mất trí nhớ.

Dầu hạt Flax seed: là nguồn chất béo omega-3, giúp ngăn ngừa cholesterol, xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch.

Rượu vang: vang đỏ có tính chất kích hoạt gen và làm chậm tiến trình lão hóa.

Dầu ôliu: chứa chất béo chưa bão hòa tốt cho bệnh nhân tim mạch và cholesterol, giảm ung thư do chứa các chất polyphenol là những chất chống oxy hóa mạnh và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến sự lão hóa.

Sữa chua: giàu canxi, là nguồn thức ăn tốt cho các vi khuẩn đường ruột có ích, giúp ruột khỏe và loại trừ các bệnh đường ruột liên quan đến sự lão hóa.

Duy trì trọng lượng cơ thể dưới 5-10% trọng lượng lý tưởng cũng là mục tiêu tốt cho việc làm chậm quá trình lão hóa.

TS NGUYỄN MINH THỦY

19 tháng 7, 2009

Lẩu chay


Lẩu chay trước chỉ quanh quẩn ở món lẩu chua, lẩu nấm. Bây giờ có đủ món lẩu chay từ nội đến ngoại

Ngay cả lẩu chay Việt cũng đã có những thay đổi nhiều. Nếu là lẩu chua thường được nấu bằng me, thơm khá gần với món canh chua Nam bộ thì bây giờ lẩu chua được đa dạng bởi vị chua của lá giang, măng chua, sấu… rồi thêm vị chua của lẩu Thái, vị chua của giấm đỏ theo gu món Hoa.

Còn lẩu chay ngọt, thường nước dùng được nấu trên nền của rau củ thì bây giờ người ăn được nếm thêm hương vị và màu sắc của món lẩu trái cây kèm với nước dùng nấu bằng tuyết lê và tuyết nhĩ. Còn lẩu hải sản chay giống như mùi lẩu hải sản mặn nhờ vào những lá rong biển làm dậy hương. Chay, nhưng theo thị hiếu người dùng nên phải kèm theo lẩu là cá, tôm, mực (chay) thì mới đúng gu của món lẩu miệt biển. Những món lẩu chay ngoại nhập như lẩu nấm kiểu Nhật, lẩu kim chi chay Hàn Quốc, lẩu chua cay Thái, lẩu chay Indonesia… cũng đang ngày càng góp phần quốc tế hoá cho món lẩu chay ở Sài Gòn.

Nhưng lẩu mắm và rau miền Tây mới thật sự là món lẩu hàng đầu của các loại lẩu chay. Để có cái mùi đặc trưng y như lẩu nấu bằng mắm thứ thiệt, người nấu phải tìm cho được mắm đậu nành ủ đúng độ. Phi dầu nóng xào với boa rô, sả, ớt, chao vừa vàng, cho tiếp mắm đậu và hắc xì dầu vào. Trong chốc lát mùi mắm dậy thơm nức mũi. Riêng hắc xì dầu là thứ gia vị giúp nước lẩu mắm lên đúng màu. Lẩu sôi, thả thêm cá, tôm, mực, thịt ba rọi chay vào là đủ bộ của món lẩu mắm. Chan nước lẩu với bún và rau ghém vừa thổi vừa ăn, cắn thêm trái ớt hiểm cay xé lưỡi là đúng điệu.

Theo SgTt

18 tháng 7, 2009

Công dụng bất ngờ của trái dâu tây : duy trì vẻ đẹp cho da

Một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí “Dinh dưỡng” của Mỹ chỉ ra rằng, những người bổ sung nhiều vitamin C từ quả dâu tây sẽ hạn chế được quá trình tạo nếp nhăn và khô da do tuổi tác.

Theo đánh giá của các chuyên gia thẩm mỹ, quả dâu tây chứa nhiều vitamin C chống lão hóa hơn cả cam và bưởi.

Collagen là một thành phần trên da giúp da căng mịn, bổ sung nhiều dưỡng chất cho da, chống lão hóa. Những tế bào gốc tự do ngăn không cho da tiếp tục tổng hợp collagen, do đó da sẽ bị khô, nứt nẻ và nhanh bị lão hóa.

Dưỡng chất vitamin C trong quả dâu tây sẽ giúp tiêu diệt các tế bào gốc tự do này, quá trình tổng hợp collagen lại được tiếp tục để duy trì vẻ đẹp cho da.

Các chuyên gia thẩm mỹ hàng đầu tại New York đưa ra lời khuyên: Để da căng mịn hơn và tươi trẻ hơn, hãy đắp mặt nạ bằng dâu tây một đến hai lần một tuần, và ăn những thức ăn giàu vitamin C mỗi ngày.

Bạn có thể dùng những loại quả khác cùng họ với dâu tây như quả mâm xôi hay quả việt quất, thái miếng và trộn đều với một hộp vani hay sữa chua, thêm 1 nửa thìa cà phê mật ong (giữ độ ẩm cho da rất hiệu quả). Như vậy, bạn đã có một cốc hoa quả dầm hấp dẫn, thơm ngon mà rất tốt cho làn da. Đừng quên để thừa lại một chút để đắp mặt nạ nhé.

Đắp nhẹ nhàng hỗn hợp dâu tây lên mặt, nhớ vỗ nhẹ để các dưỡng chất thấm đều lên da. Ban đầu bạn sẽ có cảm giác trơn, ướt rất vướng víu, nhưng rồi hồn hợp sẽ nhanh chóng bám trên bề mặt da. Để khoảng 8 đến 10 phút rồi rửa mặt thật sạch bằng nước mát. Bạn sẽ có một làn da căng mịn và đầy sức sống.

Theo Web MD

17 tháng 7, 2009

Thú dữ cũng biết mang ơn.....và một cái ôm ghì xiết thực cảm động !!!!

This woman in the video found this lion injured in the forest ready to die.

She took the lion with her and nursed the lion back to health. When the lion was better, she made arrangements with a zoo to take the lion and give it a new and happy home.

This video was taken when the woman after some time went to visit the lion to see how he was doing.

Watch the lion's reaction when he sees her!

It's truly amazing!!!




Một phụ nữ tìm thấy một con sư tử đực bị thương và đang nằm chờ chết trong một khu rừng .. Bà đem về con thú dữ về nhà và chăm sóc tận tình .. Khi con sư tử hồi phục, bà giao cho một vườn thú ... Đây là đoạn video quay cảnh bà đến thăm "chú mèo to" này !!!!

Cứu vật , vật trả ơn .... Ở đời nhiều khi còn vật còn biết trọng tình nghiã không thua con người ....

16 tháng 7, 2009

Thảo mộc trị bệnh viêm xoang


Sử dụng thảo mộc trong điều trị viêm xoang cũng mang lại hiệu quả mà nhiều người chưa biết tới.

1. Vitamin C

Vitamin C có nhiều trong các loại rau như rau chân vịt, bông cải xanh và trà có tác dụng giúp thông mũi nên rất có ích với những người bị viêm xoang.

2. Tỏi

Trong tỏi có chứa allicin giúp chống lại các vi rút và vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm, ăn tỏi tươi hoặc cho vào trà hoặc canh đều rất tốt cho sức khoẻ.

3. Quả đậu ván

Quả đậu ván có tác dụng ngừa chứng viêm xoang và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

4. Cam, chanh

Nước ép chanh hoặc cam giúp chống lại các mầm bệnh và giảm đáng kể lượng nước nhầy trong mũi. Dùng nước cam chanh 2 - 4 lần mỗi ngày để mang lại hiệu quả tối ưu.

Theo ENA

15 tháng 7, 2009

Vị ngọt cam thảo : Chè đậu cam thảo

Bề ngoài khô cứng, xù xì, chẳng có gì đẹp mắt, nhưng cam thảo lại mang một vị ngọt lạ lùng mà độc đáo. Vị ngọt thật nhẹ, thanh, nhưng sâu vào tận cuống lưỡi, phải tinh tế lắm mới nhận ra được. Chính vì thế, nhiều người gọi vị lạ này là "vị cam".

Theo Đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, điều hòa các vị thuốc. Đây là một trong những thảo dược được con người sử dụng từ lâu đời. Giới y học đã chứng minh cam thảo có những tác dụng như: giúp điều trị chứng viêm loét dạ dày, các bệnh đường hô hấp, chống viêm, chống sốt, điều chỉnh cân nặng...

Dưới đây là món ăn được chế biến cùng cam thảo đem lại hiệu quả tốt cho sức khỏe, chúng ta hãy cùng thực hiện.


Nguyên liệu

100g đậu đen, 100g đậu đỏ, 100g đậu xanh, 6g cam thảo, 150g đường , muối.

Thực hiện

Rửa sạch các loại đậu. Nếu có thời gian, bạn nên ngâm qua đêm cho đậu nở mềm. Cam thảo rửa sạch, chặt hành khúc ngắn hay lát xéo. Đun sôi khoảng 1 lít nước, cho đậu vào nấu đến khi vừa chín, cho lửa liu riu, tránh sôi bùng.

Khi đậu vừa chín tới, cho cam thảo, đường, 1/2 thìa cà -phê muối vào nấu đến khi đậu nở mềm, vừa ăn. Thêm nước nếu chè quá đặc. Chè này có thể dùng nóng hoặc thêm đá, tùy thích. Món này có tác dụng giải nhiệt khi tiết trời nắng nóng.

Bí quyết: Chè không được quá đặc cũng không nên quá loãng. Nêm đường vừa phải, không gắt để cảm nhận được vị thanh và ngọt nhẹ của cam thảo.

14 tháng 7, 2009

Nhớ về một miền quê bên bát canh khổ qua chay mát dịu, đĩa khoai môn bùi bùi và hoa kim châm thanh khiết.

Bữa cơm chay thanh đạm gợi nhớ về một miền quê xa vắng, bên bát canh khổ qua mát dịu, đĩa khoai môn bùi bùi và hoa kim châm thanh khiết.

Một thoáng trầm lặng, thanh tịnh giữa những tất bật, hối hả chốn đô thị.

1. Khoai môn om

Nguyên liệu:

400g khoai môn cau, 1 thìa đậu phụ, 2 viên chao trắng, 100g nấm rơm, 2 nhánh hành boa-rô, 1 bát nước dừa tươi, 2 thìa súp tương đậu nành, 1 thìa súp đường, dầu ăn.

Thực hiện:

Khoai môn, đậu phụ cắt quân cờ. Chao đánh nhuyễn. Nấm rơm cắt bỏ gốc. Boa-rô cắt khúc, đập giập. Phi thơm boa-rô với dầu, vớt boa-rô ra, cho khoai môn vào chiên sơ, trút ra. Dùng lại chảo, cho đậu phụ vào chiên vàng đều, vớt ra để ráo dầu.

Cho khoai môn, đậu phụ, nấm rơm, chao vào nồi, trút nước dừa tươi vào, nêm tương đậu nành và đường vừa ăn. Nấu cho sôi bùng lên thì đậy kín nắp, để nhỏ lửa om đến khi tất cả chín mềm, tắt bếp.

Mách nhỏ:

Khoai môn rất dễ nát, vì vậy cần chiên sơ trước khi um, nên um nhỏ lửa để chao thấm đều vào khoai và nấm.

2. Canh khổ qua

Nguyên liệu:

3 quả khổ qua, 1 bìa đậu phụ, 10g bún tàu, 10g nấm mèo, 2 nhánh hành boa-rô, 2 thìa cà-phê muối, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê tiêu.

Thực hiện:

Khổ qua rửa sạch, chẻ đôi, cạo bỏ ruột, chần sơ qua nước sôi. Đậu phụ trụng qua nước sôi, bóp nhuyễn, vắt ráo nước. Bún tàu, nấm mèo ngâm nước khoảng 10 phút, vớt ra thái nhỏ. Hành boa-rô rửa sạch, băm nhỏ. Cho đậu phụ, bún tàu, nấm mèo, hành boa-rô vào tô, nêm vào 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê đường, một ít tiêu, trộn đều.

Dồn nhân vào khổ qua, lấy dây lạt buộc ngang quả. Bắc nồi nước sôi, cho khổ qua vào hầm khoảng 20 phút cho mềm, nêm muối, đường vừa ăn. Múc canh ra tô, dùng nóng với cơm.

Mách nhỏ:

Chỉ nên chẻ 2/3 quả khổ qua để khi dồn đậu phụ vào, khổ qua không bị nứt mà vẫn giữ được hình dánh tròn, đẹp. Đậu phụ nên vắt ráo nước để không bị rã khi nấu.

3. Hoa kim châm xào cần tây

Nguyên liệu:

1 bìa đậu phụ, 300g hoa kim châm, 200g nhánh cần tây, 100g nấm rơm khô, 3 nhánh hành boa-rô, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa súp nước tương, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu, 1 thìa súp dầu ăn.

Thực hiện:

Đậu phụ chiên vàng, thái lát. Hoa kim châm rửa sạch, luộc chín, vớt ra để ráo. Cần tây rửa sạch, cắt khúc xéo. Nấm rơm khô ngâm nước, rửa sạch, vắt thật ráo. Boa-rô rửa sạch, băm nhỏ.

Phi thơm boa-rô với dầu ăn, cho nấm rơm, đậu phụ vào, nêm muối, tiêu vừa ăn. Xào thấm gia vị, cho tiếp hoa kim châm, cần tây vào xào nhanh tay, nêm thêm 1 thìa súp nước tương. Cho ra đĩa, dùng nóng với cơm.

Mách nhỏ:

Hoa kim châm có ướp chất chống ẩm mốc nên khi sơ chế cần rửa thật sạch. Nên dùng nấm rơm khô để xào, món ăn sẽ có vị ngọt đậm đà hơn.

Theo Món Ngon

13 tháng 7, 2009

Sức khoẻ: Ăn rau xanh để chống đau đầu

Rau xanh không chỉ cung cấp nhiều vitamin mà còn giúp bạn giảm thiểu nguy cơ đau đầu...

Thường xuyên bổ sung vitamin Bfolate có thể giúp chống lại các triệu chứng của bệnh đau nửa đầu.

Đây là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Griffith (Úc) sau 6 tháng nghiên cứu ở 50 người mắc chứng đau nửa đầu, theo báo Telegraph.

Kết quả cho thấy vitamin B và folate giúp giảm đáng kể các cơn đau nửa đầu, nôn mửa ở những tình nguyện viên.

Những thực phẩm chứa nhiều vitamin B và folate là rau xanh nhiều lá như rau diếp, các loại đậu như đậu đỏ, đậu đen, đậu Hà Lan hoặc hạt hướng dương và một số loại hoa quả.

Theo TNOnline

12 tháng 7, 2009

Xôi vò miền Nam

Mỗi lần nấu món xôi này lại nhớ những kỳ nghỉ hè ở miền Tây. Chỉ cần ra đầu ngõ thôi thì cơ man nào là xôi, và mình thích nhất xôi vò.

Những hạt rời nhau như gạo sống, nhưng ăn thì dẻo quẹo, thơm mùi đậu, béo vị nước cốt dừa…

Nguyên liệu:

500g gạo nếp cái
250g đậu xanh cà vỏ, ngâm mềm
Chút muối, đường, nước cốt dừa (tùy khẩu vị)

Cách làm:

Đậu xanh ngâm qua đêm, nấu chín với chút muối

Dùng chày giã nhuyễn

Rồi nắm lại thành từng nắm để qua một bên

Gạo nếp vo sạch, ngâm qua đêm, để ráo nước

Bốc khoảng 1/5 số gạo bỏ vào giữa một chiếc khăn sạch

Lau nhẹ nhàng cho khô hết nước

Lau cho hết chỗ gạo, rồi đổ vào một cái dĩa lớn. Bào đậu xanh nắm lên gạo đã lau ráo nước

Vò cho đậu bám đều xung quanh hạt gạo, dùng khoảng 3/4 lượng đậu

Đổ gạo vào chõ hấp xôi khoảng 20 phút là xôi chín, đổ ra dĩa lớn (nhớ mở vung dốc nước đọng để xôi không bị nhão. Nếu muốn thêm nước cốt dừa và đường thì cho vào lúc xôi đã hấp được 15 phút)

Nhanh tay dùng đũa xới đều xôi với lượng đậu xanh bào còn lại cho xôi thật tơi
Và đây là thành phẩm xôi rời từng hạt, nguội ăn vẫn dẻo
Chúc mọi người có một mẻ xôi thật ngon!

Theo aFamily

11 tháng 7, 2009

Cơm rượu miền Nam

Nguyên liệu:
1 kg nếp ngon
3-5 viên men giã nhuyễn
Lọ hoặc nồi thủy tinh có nắp

Cách làm:
Gạo nếp vo sạch, ngâm qua đêm rồi đổ nước xâm xấp mặt, nấu như nấu cơm nếp với chút muối



Cơm chín tới, đổ ra đĩa lớn, dùng đũa dàn cơm ra cho nguội. Khi cơm nguội, rắc đều men đã giã nhuyễn lên


Chuẩn bị lưng chén nước đã nấu chín, đeo găng tay nylon, nhúng vào chén nước cho tay đủ ẩm, vo viên cơm nếp rắc men rồi xếp vào thố sạch


Cắt một miếng giấy theo hình thố, đục lỗ, đặt lên trên, xếp tiếp lớp kế tiếp

Làm tiếp tục cho đến hết cơm, đậy nắp kín, đem ủ chỗ ấm.
Ngoài ra còn có cách ủ cơm rượu cho những ai ở nơi thiếu ánh nắng mặt trời và có lò nướng tốt. Đem thố cơm đặt vào giữa lò nướng, bật đèn pilot, đóng lò để đó

3 ngày sau có thố cơm rượu ngòn ngọt thế này


Múc nhẹ từng viên ra chén nhỏ, thêm xôi vò nếu thích

Chúc mọi người có những chén cơm rượu ngọt lịm, say say!

Theo aFamily

10 tháng 7, 2009

Bún bắp An Dân

xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên có một thứ đặc sản mà đi khắp trong nam ngoài bắc khó mà tìm thấy: bún bắp. Món bún vừa ngon ngọt ở đầu lưỡi, vừa thơm thơm lên mũi, vừa bắt mắt vì cái mầu vì cái mầu vàng ngậy trên lá chuối xanh... Như tên gọi, bún được làm từ bắp, mà phải là bắp của vùng Phú Yên mới cho cọng bún dai và khi ăn mới có cảm giác ngọt ngào. Không có nhiều để bỏ thành thúng, thành rổ, bún bắp được "bắt" thành từng khoanh tròn để lên lá chuối xanh. Bún bắp ăn với nước chấm gì cũng ngon.... Người ăn chay lại ăn bún với xì dầu hoặc xào chung với nhiều thứ khác thành một món ăn thập cẩm mà trong đó bún vẫn là chủ đạo. Trong ký ức của những người ở tuổi bốn mươi, năm mươi thường có hình ảnh của bà hay mẹ đi chợ về, bao giờ trong rổ cũng có một gói kẹo ú thơm phức và một khoanh mấy lá bún bắp cuộn tròn. Có người đi xa lâu năm trở về thăm quê, đứng đầu trong bảng thực đơn nhờ con cháu đi mua về dọn vẫn là món bún bắp giản dị, chân chất nhưng đậm hồn quê...

Xóm Bún (An Dân) ra đời cách đây từ rất lâu, thời cực thịnh có đến 12 lò bún bắp cùng hoạt động. Nhưng đến nay hầu hết đã chuyển sang làm bún gạo, duy nhất gia đình bà Nguyễn Thị Ít (thường gọi là bà Năm) thì vẫn giữ nghề bún bắp. Bà Năm bảo: "Ngày xưa vùng đất này trồng nhiều bắp, giờ thì người ta chuyển sang trồng mía hết, vì thế hiếm có bắp để làm. Hơn nữa, làm bún bắp thì nhọc công, bán lại ít có lời như bún gạo".

Chỉ bán thật "chạy" trong ngày mùng một âm lịch và ngày rằm mỗi tháng, còn lại "cầm chừng" trong 6 phiên chợ Ngân Sơn, nhưng gia đình bà Năm hầu như ngày nào cũng phải lo cho có bún bắp. Ông Năm nói gọn: "Tính ra để có bún bắp "thành phẩm" mang ra chợ phải mất đúng một tuần, chú ạ!". Rồi ông mô tả các công đoạn làm bún, thật là công phu. Hạt bắp khô được bỏ vào cối đá trộn với một ít vỏ trấu và nước, giã cho nát rồi sàng lấy "kiều ngựa" (phần gạo bắp), loại bỏ mày bắp và cám. "Kiều ngựa" sau khi được đãi sạch, đem ngâm trong nước đúng một giờ (mùa lạnh thì chừng 30 phút, nếu sớm hoặc trễ thì bún sẽ sượng) rồi vớt ra, mang ủ trong thúng một ngày đêm. "Kiều ngựa" ủ xong được cho lên nia, phun nước giữ ẩm, rồi để ba ngày sau lại đem ngâm nước thêm một ngày nữa để loại bỏ mùi chua hăng trước khi được đem vào cối giã nhuyễn thành bột. Bột bắp được bỏ vào túi vải, nén thành cục rồi cắt ra, cho vào nước sôi "luộc tái" chừng 15 phút trước khi được quết nhuyễn lần cuối cùng; sau đó bỏ vào thau nhồi với nước ấm. Khi nước ùng ục sôi, bà Năm cho bột vào khuôn vải có lỗ tròn, nặn chặt tay để bột chảy thành cọng vào nước sôi. Bún chín, nổi lên mặt nước thì vớt ra, "bắt" thành những khoanh tròn trên nền lá chuối xanh.

Để có được món bún bắp ngon phải qua nhiều công đoạn, nhưng thu nhập cho gia đình ông bà Năm xóm Bún An Dân chẳng được là bao, 1 kg bắp khô được "chế" thành 25 khoanh bún, bán được 5.000đ, những ngày bán chạy nhất chỉ làm tối đa chừng 10 kg mà thôi. "Nhưng chuyện tiền nong, thu nhập chỉ là việc phụ" - bà Năm nói - "tôi theo nghề này vì là nghề cha truyền con nối bao năm nay ở đất An Dân, điều đáng lo là lũ trẻ nhà tôi giờ không chịu theo nghề, e rằng rồi bún bắp sẽ không còn tồn tại được lâu".

theo Hương Vị Quê Hương

9 tháng 7, 2009

Dùng đậu hũ có thạch cao, có sao không?

Lâu nay tôi thường ăn đậu hũ, còn gọi là đậu khuôn, đậu phụ, được biết trong đậu có chứa thạch cao. Vậy, liệu ăn đậu hũ có thạch cao có hại cho sức khỏe không?

Đậu hũ là sản phẩm chế biến từ đậu nành (đậu tương) bằng cách ngâm hạt đậu tương trong nước cho trương nở ra rồi tách vỏ và xay với nước và lọc nhiều lần để lấy được khối casein (anbumin) tươi gần như nguyên chất. Sau đó người ta đun sôi và cho kết tủa casein, lọc ép qua khuôn vải sẽ cho những bánh đậu phụ ngon lành, với hàm lượng đạm cao, ăn ngon, bổ và mát. Với quy trình sản xuất truyền thống, để có kết tủa casein, người ta thường làm chua bằng nước đậu phụ của mẻ trước. Ngày nay, để tăng tỷ lệ thu hồi và làm cho đậu phụ mịn hơn, một số cơ sở sản xuất đậu phụ còn cho thêm thạch cao vào trong quá trình sản xuất.

Thạch cao là chất khoáng thiên nhiên có thành phần chủ yếu là can-xi sunfat (CaS04) ngậm 2 phân tử nước (H2O). Thạch cao được dùng trong y học cổ truyền có công dụng thanh nhiệt, tả hỏa, trừ phiền, chỉ khát để điều trị nhiệt bệnh do ngoại cảm với sốt cao và phiền khát, ho suyễn do phế nhiệt, nhức đầu, đau răng do vị hỏa quá mạnh, quá thịnh. Dùng sắc uống, có thể dùng liều 15–60g mỗi ngày. Trong y học hiện đại, thạch cao dùng làm tá dược để làm thuốc viên, dùng làm bột bó để cố định xương, dùng làm khuôn răng... Thạch cao không phải là chất độc hại, nhưng không nên dùng nhiều, việc lạm dụng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Đậu phụ tốt và an toàn phải bảo đảm các trạng thái cảm quan và chỉ tiêu chất lượng như sau: phải có mùi thơm đặc trưng, không có mùi khê khét, ôi thiu, chua, hôi, phải béo, không được có vị chua hoặc vị gì khác; hàm lượng nước trong đậu phụ không vượt quá 80%; hàm lượng protein (chất đạm) không dưới 10%; hàm lượng lipit (chất béo) không dưới 4%; hàm lượng can-xi sunfat (thạch cao) không quá 1g/1 kg đậu phụ.

Theo BacSi.Com

8 tháng 7, 2009

CÁCH LÀM MẮM CÀ PHÁO express

PHA 10 PHẦN NƯỚC 1 PHẦN MUỐI ,NGÂM CÀ 48 TIẾNG NHƯNG NẾU MẤY SIS THÍCH BỔ ĐÔI THÌ NGÂM CÀ 12 TIẾNG THÔI
SAU 48 TIẾNG MYLE TRÚT CÀ RA RỖ CHO RÁO HẾT NƯỚC MUỐI MYLE CẮT SỢI 50 GR CỦ RIỀNG VÀ 50 GR CỦ GỪNG
TỚI ĐÂY MYLE LƯỜI NÊN MYLE CHO CÀ VÔ KEO XONG MYLE DÙNG CHAI NƯỚC SỐT ỚT CHUA NGỌT ( SWEET AND CHILI SAUCE ) LOẠI NÀO CŨNG ĐƯỢC. MYLE CHO NƯỚC SAUCE NGẬP CÀ MYLE CHO THÊM 2 TBSP ỚT BẰM VÔ NẾU MẤY SIS THÍCH ĂN LIỀN THÌ BỔ ĐÔI TRÁI CÀ NHA
MYLE ÉP CHẶT CÀ KO CHO NỔI LÊN CÀ SẼ BỊ ĐEN NHÌN KO NGON MYLE ĐẬY KÍN ĐỂ NGOÀI KHOẢNG 1 TUẦN LẤY RA NẾM THỬ
CHÚC MẤY SIS VUI VẺ VÀ HẠNH PHÚC
Theo ChợtNhớ

7 tháng 7, 2009

Cách chọn, nấu, và bảo quản gạo lứt

Gạo lứt là loại gạo đặc biệt giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, nhiều người vẫn chưa biết cách chế biến đúng loại gạo này để tận dụng tối đa lợi ích của nó.

Giá trị dinh dưỡng vượt trội

Gạo lứt là loại gạo chỉ vừa mới bóc đi lớp vỏ trấu, vẫn còn lớp cám bao bọc bên ngoài. Nếu giã sạch lớp cám này sẽ cho ra gạo trắng, loại chúng ta ăn hàng ngày. Lớp cám của hạt gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như: vitamin E, vitamin B1, B3, B6, ma-giê, man-gan, chất xơ, sắt...

Ở gạo trắng, qua quá trình xay, giã, 67% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, một nửa lượng man-gan và hầu hết chất xơ đã bị mất đi.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một lon gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84mg ma-giê, so với 9mg ở gạo trắng. Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng trong lớp cám của gạo lứt chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa qua các bệnh về tim mạch.

Gạo lứt đặc biệt tốt đối với phụ nữ. Nó làm giảm nguy cơ ung thư và ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau mãn kinh.

Đồng thời, với nguồn chất xơ dồi dào, gạo lứt giúp chống lại bệnh xơ vữa động mạnh, ung thư vú, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, chất xơ còn có tác dụng giúp no lâu nên khi ăn cơm gạo lứt, bạn sẽ không bị tăng cân. Đặc biệt, gạo lức nếu ngâm trong vòng 22 tiếng đồng hồ sẽ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì lúc này gạo lức chuyển sang trạng thái nẩy mầm, làm cho các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng.

Gạo lức nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác động vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo.

Cách mua và bảo quản gạo lứt

- Gạo lứt có thể để khoảng 4 - 5 tháng. Nếu để lâu, chất dầu trong lớp cám sẽ bị hư, gạo sẽ có mùi, không thể sử dụng được nữa nên khi mua gạo, bạn nhớ kiểm tra ngày sản xuất và thời hạn sử dụng thật kỹ, chọn mua gạo mới với số lượng vừa phải.

- Cất gạo ở nơi thoáng mát.

Cách nấu gạo lứt

Nếu không ngâm gạo trong 22 tiếng, trước khi nấu, bạn cũng nên ngâm gạo từ 25 đến 30 phút để làm mềm lớp cám bên ngoài.

Sau khi nấu chín, cơm gạo lứt không nở như gạo trắng. Nó hầu như vẫn giữ được cấu trúc nguyên hạt. Khi ăn, bạn sẽ có cảm giác hơi xạm, không mịn như cơm gạo trắng. Tuy nhiên, nếu ăn quen, bạn sẽ nhận thấy cơm gạo lứt có hương vị thơm ngon rất đặc trưng.

Cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện:

Rửa sơ gạo xong cho vào nồi cơm điện, cho nước ngập gạo khoảng 1 lóng tay và nấu như thường, ăn với mè rang, giã ra với 1 tí xíu muối. Nấu theo kiểu này cơm sẽ không dẻo nhưng nhai cơm kỹ sẽ có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Cách nấu gạo lứt bằng nồi thường:

Nấu nước sôi, đổ gạo vào và ¼ muỗng cà phê muối hầm vô nước sôi, khuấy đều. Đậy nắp, nấu cho sôi bùng lên rồi tắt lửa. Nhắc nồi xuống, vẫn đậy nắp để 15 phút. Sau đó, nhắc nồi lên bếp, nấu tiếp lửa nhỏ cho đến khi chín.

Cách nấu gạo lứt bằng nồi áp suất:

Bạn đong gạo/ nước theo tỷ lệ: một gạo + một rưỡi nước (đong bằng lon sữa bò) + ¼ muỗng cà phê muối hầm, cho gạo, nước, muối vô nồi một lượt. Khi nồi xì hơi, tắt lửa, để yên 15 phút. Sau đó nấu tiếp, lửa nhỏ, cho đến khi chín.

Chưng cách thủy bằng nồi áp suất - cách nấu tốt nhất

- Một chén gạo lứt nấu với hơn một chén nước và chút muối hầm (1 kg gạo lứt + 1 muỗng cà phê muối hầm). Gạo lứt +nước+ muối để vô tô và đặt tô này vào nồi áp suất có nước. Nước trong nối áp suất vừa đủ để khi nấu sôi lên không bị tràn nước vào tô gạo. Bật lửa, chưng cách thủy tô gạo lứt đã có nước, đến khi nghe xì hơi đợt đầu 30 phút, tắt lửa, để yên đó. Sau 15 phút , bật lửa lên nấu tiếp, nghe xì hơi đợt 2, 10 phút thì tắt lửa. Để 30 phút sau là chín cơm.

- Hoặc bạn cũng có thể dùng loại nồi áp suất bên trong có một nồi nhỏ bằng sành có nắp đậy. Khi nấu, lấy gạo ra cũng rửa sơ, xong cho vào nồi bằng sành, đổ nước ngập chừng bằng 1 lóng tay. Lấy 5 ly nước lạnh đổ vào nồi áp suất, cho nồi sành vào trong, đậy lại thật chặt và nấu trong 1 tiếng đồng hồ. Nấu kiểu này gạo lức ăn như cơm nếp, dẻo và rất ngon. Nếu nấu với đậu đỏ càng bổ và ăn bùi.

Nấu cơm gạo lứt bằng cách chưng cách thủy trong nồi thường: một chén gạo lứt nấu hơn với một chén nước và 1 chút muối hầm (1 kg gạo lứt + 1 muỗng cà phê muối hầm). Nếu cơm khô, thêm nước, nếu cơm nhão bớt nước. Gạo lứt + nước + nuối bỏ vô tô và đặt tô này vào nồi nước sôi nước trong nồi vừa đủ để khi nấu lên sôi không bị tràn nước vào tô gạo. Bật lửa, chưng cách thủy tô gạo lức đã có nước, tới khi nghe sôi kêu nồi đợt đầu 15 phút, tắt lửa để yên đó, sau 20 phút , bật lửa lên nấu tiếp, nghe sôi kêu nồi đợt 2, 5 phút thì tắt lửa. Để 30 phút sau đó là chín cơm.

Cách rang gạo lứt dùng để ăn: nấu cơm gạo lứt chín bình thường. Xới cơm ra mâm phơi khô. Khi phơi cơm, phải trở cơm thường xuyên mới khô đều và cơm rang được dòn. Mỗi ngày phơi cơm, chiều mang vô, mai phơi tiếp, không nên phơi ban đêm ngoài sương. Nhớ đậy cơm phơi bằng vải mỏng để tránh bụi bẩn và các con vật nhỏ không bám vào cơm. Phơi cơm 3 nắng gắt, đến nắng thứ 3 , lấy gạo đang phơi nắng đổ vô chảo đang nóng để rang thì gạo mới dòn và xốp, rang tới khi hạt gạo vừa vàng và thơm thì tắt lửa và đổ gạo vừa rang vào một lon sạch, đậy nắp liền, gạo sẽ thơm.

Đậy nắp khoảng 30 phút trở lên, khi sờ tay thấy gạo còn ấm, không phỏng tay, cho muối hầm vào (lượng muối hầm bao nhiêu cũng được), đậy nắp lại. Khi gạo nguội hoàn toàn, bỏ ra vợt dây, bỏ muối lấy gạo. Chú ý, nếu khi cho muối hầm vào gạo còn nóng thì gạo sẽ hút muối nhiều, không được. Nếu cho muối vào gạo đã nguội thì gạo sẽ không thấm được muối. Nếu răng yếu, có thể xay gạo rang thành bột và cho nước nóng vào để ăn: hoặc không xay thành bột thì có thế ngậm gạo lứt trong miệng cho mềm, rồi nhai cho đến thành nước.

Như gạo trắng, cơm gạo lứt có thể ăn với nhiều loại thức ăn, từ món canh, xào, kho, rán đến salad trộn cà-ri.

Những lưu ý với gạo lứt

Cách giữ cơm gạo lức không thiu: không đậy nắp kín mà dùng rá để đậy nồi cơm, không được để cơm trong tủ. Cơm gạo lức nếu ăn không hết có thể để trong tủ lạnh dùng trong khoảng một tuần lễ. Nếu muốn để lâu hơn, nên chia ra từng phần rồi bỏ vào ngăn đông lạnh, khi ăn chỉ việc cho vào lò vi sóng.

Cách hâm cơm gạo lứt: khóe một lỗ tròn trong nồi cơm cho đến đụng đáy nồi đổ nước vô (lượng nước đủ để tráng đáy nồi để cơm không bị khét khi hâm). Đậy nắp nồi cơm, nấu cho nước bốc hơi lên, mở nắp nồi cơm khuấy đều. Dùng muỗng ép cơm cho bằng mặt và cứng. Đậy nắp nồi, để lửa liu riu khoảng 5 phút là tắt lửa.

Cách rang mè (vừng): mè vàng còn vỏ, đổ vô thau nước đầy, đãi vớt lấy mè nổi trên mặt nước và bỏ sạn cát chìm xuống dưới thau. Phơi khô mè sạch đã vớt, đựng trong hộp đậy nắp. Nếu mua mè sạch, không phải đãi nữa.

Khi rang mè nhúng tay cho ướt để bóp mè cho thấm nước mới rang thì mè thơm hơn là khi rang khô rang lửa đều và nhỏ, khuấy đều mè, đến khi nghe mè nổ lách tách, rang thêm một chút nữa là mè chín.

Đổ mè chín ra thau, phải đậy kín liền. Mười phút sau, mè nguội bỏ vô cối nghiền chung với muối hầm (nghiền, không phải giã). Một muỗng cà phê muối hầm nghiền với 12 muỗng mè. Phần lượng này thay đổi tùy theo tuổi tác và loại bệnh. Mè trộn muối rồi chỉ sử dụng 4 ngày. Ăn tiếp phải rang mè mới.

www.VnEtips.com tổng hợp

6 tháng 7, 2009

Rau Càng Cua

Càng Cua là loại rau mọc phát tán tự nhiên ở nơi đất ẩm. Gặp mưa, Càng Cua phát triển càng nhanh, thân to mập, mọng nước. Trong điều kiện gia đình, có thể dùng bất kỳ chậu cây cảnh nào để cây Càng Cua vào và chỉ cần chăm tưới nước là có rau Càng Cua tươi và sạch để ăn. Biết cách chăm sóc sẽ có rau ăn quanh năm.

Nếu ngày trước rau Càng Cua chủ yếu có mặt trong các bữa cơm gia đình thì giờ đây, Càng Cua lại được các nhà hàng chế biến thành các món ngon. Tuy mọc tự nhiên nhưng rau Càng Cua không rẻ so với các loại rau sống khác. Có lúc giá lên đến 15.000 - 20.000đ/kg.

Rau Càng Cua có tính sinh tân, giải nhiệt, nhiều chất bổ, vị hơi chua chua và mọng nước có tác dụng giải khát tuyệt vời. Rau Càng Cua có tác dụng chữa trị bệnh ngoài da rất tốt, nhất là bệnh ghẻ lở. Giã nát rau Càng Cua, vắt lấy nước, bổ sung chút muối và chấm vào vết thương là da sẽ mau lành, liền miệng.

Đơn giản , dầu giấm và đậu phụ cắt miếng nhỏ chiên giòn tạo nên món Càng Cua ngon miệng, đủ chất dinh dưỡng. Làm thành một món chay hấp dẫn.

5 tháng 7, 2009

3 Công Thức làm Chả lụa chay

Chả lụa chay cách 1

Nguyên liệu:
- 2 gói tàu hủ ky loại khô 200gr mổi gói
- 2 muổng vun cà phê Baking-Soda (thuốc muối -hay còn gọi là thuốc tiêu mặn)
- Muối ,đường ,bột ngọt hay bột nêm
- Hành, tỏi hoặc Boa rô (hành leek), tiêu...
- Lá chuối để gói.
- 2-3 muổng súp Dầu ăn

Cách Làm:

- Cho tàu hủ ky vô thau nước nóng + baking soda ngâm vài giờ cho mềm. Hay bỏ nguyên đêm củng được. Sau đó đem xả bỏ hết nước vàng đi. Xả lại nước chót bằng nước sôi. Xả sạch thì chả trắng hơn.Đổ ra rổ.Không cần chờ ráo.
- Lấy cái nồi NON STICK (sẽ không dính), cho dầu vô, phi hành tỏi hoặc Boa rô cho thơm. Trút tàu hủ ky vô xào lửa trung bình. Nêm muối đường, tiêu, bột nêm cho vừa ăn. Thỉnh thoảng phải trộn, cho tới khi tàu hủ ky quện cục cục lại là được. Nếu trong lúc xào, bị khô quá thì cho thêm tí nước. Xào cho nước rút vô hết là xong.
- Chuẩn bị lá chuối, để trên miếng plastic, múc chả đổ lên. Cuộn lại gói như kiểu gói bánh tét. Cột dây cho chặc. Chả phải gói khi còn nóng hoặc còn ấm, chứ gói khi nguội chả sẻ không dính.
- Recipe này có thể gói thành 2 đòn chả, hoặc chia làm 3 đòn chả nhỏ.
- Bắt nồi nước sôi, cho chả vô luộc 40 phút. Lấy ra để ráo nước. Cất vô tủ lạnh. Chả phải lạnh khi xắt mới không bể.

Note:
Có thể dùng lá Nori (rong biển để làm shusi) trải lên miếng plastic để gói chả, tạo nên cá chay.
Hoăc trộn thêm nấm mèo, bún tàu, hành tỏi, tiêu hột để làm Giò Thủ chay.

Chúc các bạn thành công.
http://www.chanphuocliem.com/Trang_GiaChanh/GiaChanhMonChay

Chả Lụa Chay cách 2
Ưu điểm của recipe này là thời gian làm không lâu. Chả rất dính với nhau,và có thể xắt ra ăn được khi mới vừa hấp xong, còn nóng.

Nguyên liệu:
- 1 gói tàu hủ ky frozen khoảng 400 gr
- vật liệu đi kèm: muối, bột nêm chay
(mushrooms seasoning), tiêu
- lá chuối để gói

Cách Làm:
1. ngâm tàu hủ ky trong nước cho mềm với 1 ít muối
2. xã tàu hủ ky bằng nước muối nhiều lần
3. cho ra rỗ để ráo nước
4. cắt tàu hủ ky thật nhuyễn
5. trộn vào đó 1/2 cà phê muối, 1 tsp bột nêm chay, tiêu hột (nếu muốn đậm đà hơn thì cho 1 tsp muối và 2 tsp bột nêm chay)
6. dùng lá chuối gói lại từng đòn như đòn bánh tét
7. mang đi hấp 1 tiếng, thật ra nấu 1/2 tiếng cũng ok rồi, nhưng nấu lâu thì chả mịn hơn.

Cũng có người làm chả lụa chay thì phi leeeks vào cho thơm, tuy nhiên chả lụa mặn thì không cần thiết có tỏi ngoại trừ chả huế, nên nếu ai thích thì có thể cho leeks vô tùy ý.

Note: nếu muốn chả trắng thì khi ngâm tàu hủ ky vô nước, cho 1 chút Baking Soda vào.

Chúc các bạn làm chả lụa chay thành công!

Chả lụa chay cách 3
Nguyên liệu
2 gói tàu hủ ky đông lạnh .(gói 8.oz )
1/2 café muối .
1/4 café tiêu sọ (tiêu trắng)
1 café bột nêm nấm .
1/2 café đường (option)
1/2 café baking soda .
3 lit nước sôi .

Cách làm
Tàu hủ ky để tan đá ,ngâm vào nước nóng độ 1 hr , rữa 2 lần nước cho sạch ,vắt ráo .
Nấu nước sôi cho muối và baking soda ,bỏ tàu hủ ky vào sôi 5 phút rồi đổ vô cái rổ lót tấm vải , quấn chặt lại dằn bên trên đồ nặng , để ráo nước khoảng 2 hrs , mang bao tay bóp nhỏ tàu hủ ky , cho bột nêm , tiêu , nêm cho vừa ăn

Gói chả :
Trải platic wrap bên ngoài bên trong lá chuối , gói như đòn bánh tét , cột bằng dây thun hay dây nylon cũng được , rôi lấy cây tăm đâm vài chổ ở đòn chả để nước thoát ra , bên ngoài gói bằng giấy foil , bắt xững nước sôi , hấp 1 hr là chả chín , để vài giờ cho chả nguội cho vào tủ lạnh ngày hôm sau ăn mới ngon .

Chúc bạn làm thành công .

Theo NhaBepVietLangDu