30 tháng 9, 2009

Làm trang trí mâm Trung Thu : chó bông từ bưởi



1 quả cam

1 quả dưa bở bầu dục thuôn, ở VN thì dùng quả Bí cũng được, hay là thân chuối. Nhưng không được nhẹ quá, vì nhẹ thì khó kết thân chó lắm.

3 quả bưởi có tép khô, mọng ( khâu này quan trọng nha, con chó đẹp hay không là do múi bưởi)
1 hộp tăm tre hai đầu nhọn.

2 que tre nhọn dài chừng 15cm mỗi cái ( giốngnhư mấy cái que xiên đồ nướng ý)

2 hột nhãn làm mắt ( hay sáng tạo bằng cái gì thì tuỳ các bác, em ko có nhãn nên " đẽo" mắt bằng vỏ dưa bở)

1 cái mũi màu đen hoặc đỏ ( tự nghĩ nguyên liệu thôi)

1 cái lưỡi màu đỏ, có thể cắt từ giấy màu hoặc là quả ớt.

4 cái chân thì thường là 1 quả đu đủ cắt làm 4 rồi đắp bưởi lên. Nhưng không có cũng được, lấy 4 múi bưởi gập làm 2 và để vào vị trí thích hợp.

Hai cái tai và cái đuôi thường người ta làm từ tép bưởi, nhưng em thấy không nổi nên tự " đẽo" nốt bằng vỏ bưởi.

Quả dưa ( thân chó) cắt vát phần đầu cho tiện nối với quả cam( đầu chó). Đồng thời cắt phẳng phần đáy ngang để khi đặt thân trên đĩa, thân sẽ không bị bập bênh mà cố định.

Để ngay ngắn thân chó trên đĩa, lấy hai que tre dài, cắm song song vào quả cam và cắm vào phần vừa cắt vát ở đầu thân sao cho đầu quả cam cao hơn thân.

Sau khi đã định dạng được phần khung.

Tiến hành phần " lông chó".

3 quả bưởi là cho con chó Béo như con cún của em.

TRước tiên cứ gọt hai quả đã, thiếu thì gọt nốt quả thứ ba.

Lấy que tăm, tẽ từng tép bưởi xoè ra, nhưng phần dưới vẫn dính vào múi nhé. Rồi lấy kéo cắt phần vỏ múi hai bên. Để sẵn tép bưởi đó, , tép sẽ rụng nhiều nhưng không sao. Gom lại cho đồng chí con ăn hộ.

Ban đầu thì kết đầu chó và phần thân trên.

Để cho có độ rủ của lông chó và không tốn tép buởi. Thì phần đầu đặt tép từ đỉnh đầu xuống dưới, giống như đội mũ vậy.

Phần thân thì tết theo chiều ngang. Một hàng ngang ngay giữa trung tâm của lưng đến gần đuôi, sau đó là hai hàng ngang hai bên, cho đến khi tép bưởi rủ gần chạm khay. Nhưng phần đuôi
tức là " mông chó" thì kết xuôi xuống "mông nhé", đừng tết ngang như phần thân. Nghĩa là tết sao cho tép bưởi che rủ hết cả cái khúc bầu dục để làm thân con chó đó.


Nhớ là tép đẹp để lên cái đầu và phần trên thân, tép xấu hơn thì để phần dưới. Giống kiểu "" đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại ý".
Việc gắn tép là do bạn " tăm". Mỗi bạn tăm nhọn 2 đầu, bẻ làm hai. Như vậy 1 bạn tăm gắn được hai múi bưởi.

Xong cái đầu thì gắn mắt, mũi, miệng, tai theo deco của mình.

Xong thân thì lấy 4 múi bưởi thật đẹp, gập làm hai, cho nó hơi phồng và xoè ra , đặt ở bốn vị trí chân.

Cái đuôi có thể làm bằng tép bưởi. Nhưng em thấy không nổi. Nên cuốn cái vỏ bưởi gắn làm đuôi. Đuôi và tai cùng một collection

Vậy là xong một Con Cún, tặng nó thêm một cái nơ đỏ ở cổ

Theo AmThucVN.Com

29 tháng 9, 2009

Uống trà một cách khoa học - Những trường hợp nên uống trà

1. Sau khi thức dậy nên uống một tách trà thanh đạm

Vì sau một đêm dài cơ thể đã tiêu hao một lượng nước đáng kể, uống một tách trà thanh đạm vào buổi sáng, không những kịp thời bổ sung lượng nước mà còn có thể hạ huyết áp. Nhất là người cao tuổi, sau khi thức dậy vào sáng sớm, uống một tách trà thanh đạm, sẽ có lợi cho sức khỏe. Lý do phải pha trà thanh đạm, là để tránh màng lót dạ dày bị tổn hại.

2. Sau khi ăn nhiều dầu mỡ nên uống trà

Đản bạch chất trong những thức ăn nhiều dầu mỡ thường rất phong phú, thời gian tiêu hóa chậm khoảng bốn tiếng đồng hồ, vì thế sau khi ăn sẽ không thấy đói. Thức ăn tồn tại quá lâu trong dạ dày, sẽ làm cho chúng ta cảm thấy khát nước. Lúc này uống trà đậm sẽ có lợi trong việc nhanh chóng đưa thức ăn vào đường ruột, làm cho dạ dày dễ chịu hơn. Nên uống trà nóng và không quá nhiều, nếu không sẽ làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa.

3. Sau khi ăn mặn nên uống trà

Ăn mặn không có lợi cho sức khỏe, nên nhanh chóng uống trà để lợi tiểu, bài tiết lượng muối dư thừa. Uống trà, nhất là loại trà xanh có hàm lượng catechins cao, có thể ức chế sự hình thành những chất dẫn đến ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch.

4. Sau khi ra nhiều mồ hôi nên uống trà

Lao động thể lực quá sức và làm việc trong nhiệt độ cao, sẽ tiết ra lượng mồ hôi rất lớn, lúc này uống trà có thể nhanh chóng bổ sung lượng nước cho cơ thể, giảm nồng độ của máu và sự đau nhói của bắp thịt, từng bước loại trừ cảm giác mệt mỏi.

5. Làm việc trong hoàn cảnh bức xạ nên uống trà

Công nhân khai thác quặng mỏ, bác sĩ y tá làm việc trong bộ phận chụp X quang, người làm việc thường xuyên trước máy tính hay ngồi xem tivi trong một thời gian dài và những ai làm việc với máy photocopy nên uống trà. Vì những công việc trên ít nhiều bị tác dụng bức xạ, trà có tác dụng chống bức xạ nhất định, uống trà thường xuyên có lợi trong việc phòng hộ.

6. Những người làm việc về khuya và lao động trí óc nên uống trà

Trong trà có caffeine, giúp cho đầu óc tỉnh táo, vì thế nhà văn, học giả và người hoạt động trí óc vào ban đêm nên uống trà, sẽ có lợi cho hoạt động tư duy, tăng cường trí nhớ, nâng cao hiệu quả công việc.

7. Ca sĩ và người thuyết trình nên uống trà

Làm việc một thời gian dài với cổ họng của mình, nên nhấp những ngụm trà để dưỡng cổ họng và thanh quản, cũng có thể phòng chống bị khàn giọng và xảy ra tình trạng viêm họng.

8. Người hút thuốc nên uống trà

Người hút thuốc nên thường xuyên uống trà, chủ yếu có bốn lợi ích:

(1) Giảm nguy cơ bị ung thư do hút thuốc: Hàm lượng catechins trong trà có thể ức chế chất Freeradical do thuốc lá gây ra, phòng ngừa khối u.

(2) Có thể giảm nhẹ ô nhiễm bức xạ do hút thuốc: Chất catechins và lipoxygenase trong trà có thể giảm nhẹ sự gây hại của bức xạ đối với cơ thể con người, có tác dụng bảo vệ chức năng tạo máu. Kết quả của những lần thí nghiệm cho thấy, dùng trà để trị bệnh bức xạ nhẹ do phóng xạ gây ra hiệu quả của nó đạt đến 90%.

(3) Phòng chống bạch nội chướng phát sinh do hút thuốc: Hút thuốc là kẻ thù lớn trong việc làm tổn hại mắt, thúc đẩy phát sinh bạch nội chướng. Carrotere trong trà cao hơn gấp nhiều lần so với rau cải và trái cây thông thường, Carrotere không chỉ có tác dụng phòng chống bạch nội chướng và bảo vệ mắt, đồng thời còn có thể ngừa ung thư, giải độc thuốc lá.

(4) Bổ sung vitamin C bị tiêu hao khi hút thuốc: Vitamin C trong trà khá phong phú, nhất là trà xanh, người hút thuốc uống trà xanh có thể hấp thu lượng vitamin C thích hợp, đặc biệt là khi bạn kiên trì dùng trà xanh, hoàn toàn có thể bổ sung sự thiếu hụt vitamin C do hút thuốc gây ra, duy trì được trạng thái cân bằng, loại trừ chất Freeradical, tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể.

9. Người bị bệnh tiểu đường nên thường xuyên uống trà

Triệu chứng của bệnh tiểu đường là đường huyết quá cao, khát nước, mất sức. Uống trà có thể hạ đường huyết một cách hiệu quả, có tác dụng giải khát và tăng cường thể lực. Bệnh nhân thông thường nên uống trà xanh, lượng trà có thể tăng dần một ít và pha uống mấy lần trong một ngày.

10. Khi tháo dạ (tiêu chảy) nên uống trà

Tháo dạ rất dễ làm cho cơ thể thiếu nước, uống nhiều trà đậm, hóa chất hỗn hợp trong trà có thể kích thích màng lót dạ dày, giúp hấp thu lượng nước nhanh hơn so với uống nước thông thường, nhằm nhanh chóng bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể.

Theo TRANGON.COM

28 tháng 9, 2009

Quả táo hai màu kỳ lạ

Một quả táo đặc biệt với hai màu xanh đỏ đã được ông Ken Morrish ở Devon, Anh tìm thấy trong khu vườn nhà mình. Quả táo với hai màu xanh, đỏ đẹp mắt khiến nhiều người không tin vào mắt mình. Ông Ken Morrish, 72 tuổi, chia sẻ: “Lần đầu tiên khi nhìn thấy quả táo hai màu, tôi nghĩ nó đã được ai đó sơn màu vào”. Sau khi kiểm tra kỹ, ông đã nhận ra rằng màu xanh và đỏ chia đôi quả táo là tự nhiên. Ông Morrish đã trồng táo được 45 năm nay. Ông đã mang quả táo tới một trường đại học gần đó để các chuyên gia thực vật nghiên cứu.

Các chuyên gia thực vật học nhận định, hai màu xanh đỏ là kết quả của hiện tượng đột biến gene. Trong tự nhiên, khoảng 1 triệu quả táo may ra mới có 1 quả khác thường như vậy.


Với quả táo kỳ lạ này, ông Morrish quyết định sẽ không ăn và lưu giữ cẩn thận trong tủ lạnh để mọi người có thể đến chiêm ngưỡng.

Ông Morrish cũng trở nên nổi tiếng khắp vùng vì rất nhiều người tìm đến xếp hàng để xin chụp ảnh cùng quả táo.

Theo Dailymail

27 tháng 9, 2009

Dưa cà muối mặn một đời

Mặn một đời mẹ tần tảo nuôi con trên trời đều đổ dồn xuống mái nhà nhỏ bé này. Mưa rào xối xả dưới mái hiên. Bên ngoài trời đất mù mịt, u ám. Cố căng mắt mà chẳng nhìn thấy gì. Giữa màn nước trắng đục như vừa chợt thấy bóng mẹ ngày xưa vẫn đứng đó...

Tay mẹ xanh gầy cầm bát cơm hứng dưới giọt gianh. Nước mưa trong vắt và lạnh. Hạt cơm thì đỏ quạch. Mấy quả cà trắng cứ lập lờ nổi lên, chìm xuống như đời mẹ. Cả đời mẹ quanh quẩn chỉ có cơm cà chan nước mưa, nước vối. Bây giờ được đủ thì mẹ đã khuất xa...

Quả cà nho nhỏ lăn theo gót chân

Vào cữ nắng hè ong ong, ủ lửa là lúc nắng già. Ngoài trời, hơi nóng bốc lên ngùn ngụt hoa cả mắt. Người ta bảo đấy là " hoa nắng". Trời đứng gió, lá cây lặng ngắt. Nắng đổ lửa thế cà sai quả lắm. Quả cà nho nhỏ thu hết nắng vào trong. Quả nào quả nấy tròn vo, da căng bóng. Trong bấy nhiêu loại cà, mẹ chỉ kén cà đất quê mình. Là vì quả vừa phải, trăm quả đều tăm tắp như những viên cuội. Cùi thì dầy mà ruột lại ít hạt.

Từ sáng sớm mẹ đã trở dậy, lập cập cắp thúng ra chợ. Tại đấy, người nhà quê ngược tàu mang về chẳng thiếu thứ gì. Nào khoai sọ, khoai lang, cà pháo, cà bát và cơ man là đỗ. Theo chân mẹ mỏi chân khắp chợ may ra mới mua được mẻ cà vừa ý. Đến xế chiều, nắng xiên khoai lọt qua dàn thiên lý, mát hẳn. Từng chùm hoa chín vàng, thoang thoảng mà lại thơm lâu. Mẹ nhẩn nha pha một ấm chè đặc, hai mẹ con cặm cụi cắt cà. Dao phải sắc như dao cau mới không "ăn" vào thịt cà. Như thế thì nén cà mới không bị ủng, không kháng. Vại muối cà phải là sành Hương Canh, đen nhánh, đanh lì. Qua mỗi mùa hè muối cả chục mẻ nên lớp vỏ sành đã thấm ngấm mấy lần nước muối mặn. Chẳng khác gì ấm pha trà ngấm dầy cao chè. Đá nén cũng phải kén đá cuội to, trơ lì và nhẵn thín. Nước muối mặn mấy cũng không thể ngấm vào. Các loại đá khác khi ngập chìm trong nước muối sẽ thôi ngấm ra, nước đục là cà có vị ngái. Ngay đến vỉ nén cũng phải đan bằng giang đã ngâm kỹ, gác trên gác bếp cho ngấm bồ hóng. Kỹ lưỡng đến thế rồi mẹ mới rải từng lớp cà. Cứ một lớp lại quải đều một lớp muối trắng. Nước đổ vừa xâm xấp mặt cà rồi thả dăm nhát giềng. Xong xuôi đặt vỉ, nén rõ chặt. Mẹ dặn, cứ vài ngày phải xem nước có ngót không. Cốt sao lúc nào cà cũng phải ngập nước. Đến khi vớt ra, để bao lâu cà vẫn trắng phau, không bị thâm tái...

Trong bếp có vại cà, cả nhà đủ sống qua ba tháng hè. Rau đay, rau ngót cũng một tay mẹ trồng trên mảnh vườn nhỏ sau nhà. Bên bờ rào, mồng tơi rậm rì xanh ngắt. Mùa hè nắng nôi, có bát canh rau với dăm quả cà là xong bữa. Lúc tối lửa tắt đèn, hàng xóm chạy sang xin dăm quả. Cả xóm thành ra nghiện cà mẹ muối. Ai cũng bảo muối cà tưởng là đơn giản. Hoá ra phải có " tay " thì cà nén mới giòn, trắng nõn và tuyệt nhiên không có vị chua...

Của ngon vật lạ, mâm cao cỗ đầy rồi cũng chuội đi, có đọng lại gì. Sao vẫn nhớ , nhớ đến xót xa quả cà mẹ muối ngày nào. ....

Gã nhà quê

26 tháng 9, 2009

Những mẹo vặt để nấu khoai tây ngon + Để cơm có vị thơm ngon

Muốn khoai tây chiên trông đẹp, không bị nhăn, co, trước khi chiên, bạn nên trộn khoai tây với dầu ăn, để dầu ăn thấm lên toàn bộ bề mặt của khoai.

Vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn chế biến khoai tây đảm bảo dinh dưỡng, thơm ngon, đẹp mắt.

- Gọt khoai tây, để tránh bị mất lượng dinh dưỡng phong phú ở vỏ, càng gọt mỏng vỏ càng tốt. Bạn ngâm khoai tây vào nước nóng một lúc rồi cho vào nước lạnh, khi vớt ra, khoai sẽ dễ gọt vỏ hơn nhiều.

- Khi gọt khoai tây (hoặc khoai lang), muốn khoai không bị đen hoặc dễ bở, rã khi nấu, chiên, bạn nên ngâm qua nước có pha chút muối.

- Trong trường hợp bạn dùng khoai tây đông lạnh bán ngoài siêu thị, để khử mùi, đầu tiên, nên ngâm khoai tây vào nước lạnh trước khi cho vào nước sôi có pha một thìa cà phê dấm, ngâm cho đến lúc nước nguội thì vớt ra chế biến. Nhờ đó, khoai khi xào sẽ không còn mùi.

- Để khoai được trắng, mùi vị lại ngon khi luộc, bạn nên cho vài giọt chanh vào nồi nước luộc khi bắt đầu sôi. Cũng theo cách đó, nếu như bạn muốn khoai tây được trắng khi chế biến các món ăn khác nhau, ngay khi gọt khoai xong, bạn hãy ngâm ngay vào nước lạnh đã có vắt vài giọt chanh.

- Khi luộc khoai tây, nếu bạn cho vào nồi một ít sữa bò, khoai luộc xong vừa thơm mà lại không bị vàng.

- Xào khoai tây đúng cách: Khi xào, bạn nên đợi khoai chuyển màu rồi mới cho muối và vặn bếp lửa to, tránh cho lớp bên ngoài miếng khoai bị cứng, nước khoai chảy ra dính với dầu, khoai xào xong dễ bị nát, hương vị kém ngon, món ăn kém đẹp.

Chú ý: Bạn không nên để chung khoai tây với khoai lang, vì nếu khoai lang không bị cứng ruột, khoai tây cũng dễ bị nảy mầm, có hại cho sức khỏe.

Theo VNExpress


Để cơm có vị thơm, ngon

Không hẳn cứ dùng loại gạo ngon, đắt tiền là bạn sẽ có 1 nồi cơm ưng ý. Dùng nước chè nấu cơm không những giúp cơm có vị thơm, ngon mà lại có màu sắc đẹp mắt.



Ăn cơm được nấu bằng nước chè vừa có thể giảm bớt lượng mỡ dư thừa, sạch miệng, giúp phòng tránh các bệnh về đường tim mạch.

Những người ở độ tuổi trung niên, thường xuyên ăn cơm nấu bằng nước chè còn có thể làm mềm các tĩnh mạch, từ đó giảm các nguy cơ suy nhược thần kinh thể tim mạch.

Theo Dan Tri

25 tháng 9, 2009

Bánh dầy (làm bằng xôi)

Hôm truớc đã làm bánh dày bằng bột nếp, ăn cũng rất dẻo và ngon nhưng mình thấy bánh không có mùi thơm như bánh dầy mình ăn ở VN. Nhớ đến lần làm xôi chiên phồng, mình nghĩ là mình có thể làm bánh dầy từ xôi nên mình quyết tâm làm thử, kết quả bánh rất thơm, dẻo và rất ngon. Kết luận của mình sau khi làm qua 2 cách:

•Cả hai lọai nếu ăn ngay đềm dẻo và ngon, nhưng bánh làm bằng xôi thơm hơn nhiều
•Bánh làm bằng bột không có mùi thơm nhưng để qua ngày hôm sau ăn vẫn dẻo (không để tủ lạnh)
•Bánh làm bằng ăn ngay thì "tuyệt" nhưng để qua ngày thì không còn dẻo, bánh hơi bị chai
•-->>nếu làm bánh dầy bằng xôi nên ăn hết ngay trong ngày

Còn đây là cách làm:

Nguyên liệu
- 500gr gạo nếp
- 1/2 muỗng cà phê muôí (tsp)
- 5-7 muỗng canh dầu ăn (tbsp)

Thực hiện:
- Nếp vo sạch, ngâm khoảng 4 đến 6 tiếng cho mềm xốc muối, bỏ vào xửng hấp. Hấp khoảng 10 phút thì mở nồi cho từng muỗng dầu ăn vào đảo đều. Hấp thêm khảong 10-12 phút cho đến khi xôi chín & mềm dẻo.

- Xôi chín còn nóng bỏ luôn vào mixers, rồi dùng chân quay dẹp quay khỏang 8 phút tốc độ số 6. Thấy nếp mịn là đuợc.
- Xôi đã thành bột dẻo, lấy ra nặn thành bánh dầy thôi ( vê miếng bột trò rồi nặn dẹp ra, lớn nhỏ tùy thích)

Chú ý: Xôi nấu có dầu ăn nên khi đánh thành bột và nặn bánh không bị dính tay đâu! Chúc mọi nguời có món bánh dày như ý

Theo NgườiQuenBlog

24 tháng 9, 2009

Các món ăn khoái khẩu : Rau Muống Trộn Giá + Rau muống xào tỏi + Rau Muống Xào Chao

Để làm món ăn này được ngon nên chọn loại dừa tươi, khi ăn hương vị sẽ càng thơm và ngọt hơn. Món ăn này có thể là trước rồi cất vào tủ lạnh, dùng lúc nào tùy thích.

Nguyên liệu:
- Nửa bắp cải (loại nhỏ).
-160g đậu đũa và rau muống.
- 120g giá.
- 1 muỗng canh ớt đỏ băm.
- 1 chén dừa tươi thái sợi.

Gia vị:
- 2 muỗng cà phê ớt bột.
- 2 muỗng canh đường.
- Một ít muối.
- 1 củ hành thái mỏng.

Cách làm:
- Cải bắp rửa sạch, cắt sợi, đậu đũa bỏ cuống và đường gân 2 bên, cắt khúc, rau muống bỏ lá già, cắt khúc.
- Cải bắp, đậu đũa, rau muống đem luộc chín, giá trụng sơ qua nước sôi.
- Cho dừa thái sợi vào các loại rau luộc, cho gia vị vào, trộn đều, bày ra đĩa và cuối cùng dùng ớt băm trang trí cho món ăn.


Rau muống xào tỏi 1

Nay không làm món canh mà là món rau muống xào.
Lúc ở Huế trước nhà có Hồ Tịnh Tâm trồng rau muống, nay đi xa vẫn không quên được 5 món (canh, xào, gỏi, luộc, ăn sống) được chế biến từ rau này.

Chuẩn bị : rau muống nhặt lá sâu và phần già, đừng bỏ lá (ai không thích ăn lá cứ nhặt bỏ), rửa sạch.
1 muỗng nước mắm chay
Tỏi lấy chày đâm dập
Muối, bột ngọt, hạt nêm và dầu.

Thực hiện: bắt chảo đổ đầu vào, bỏ 1 múi tỏi đâm dập khử dầu cho tỏi vàng vớt ra bỏ đi.
Bỏ rau vào chảo đảo đều (không nên luộc rau trước nó sẽ ko giòn và thơm)cho đến khi rau xìu xuống.
Tiếp đó bỏ ít nước mắm chay đánh đều đổ vào chảo
Nêm ít bột ngọt, muối or hạt nêm vừa ăn.
Sau khi thử rau đủ mềm vừa ăn, trước khi bắt xuống bỏ phần tỏi đâm dập vào và bắt xuống bếp. Cái thơm tươi của tỏi chỉ phát huy khi nó được bỏ vào lúc bắt xuống, nếu bỏ trước nó sẽ không thơm.
Múc ra đĩa và nhăm nhi đỡ nhớ nhà.
Note: lúc xào phải để lửa thật lớn. Nếu lửa nhỏ rau sẽ ngả màu vàng đen và không ngon.


Rau muống xào tỏi 2

Nguyên liệu:

4 bó rau muống [dành cho 5 người]
2 tép tỏi
đường, muối, bột ngọt
dầu ăn

Cách làm:

1) Rau muống lặt sạch, cắt thành từng miếng vừa ăn, và sau đó đem rữa sạch. Cho chúng ra rỗ để ráo.

2) Bắt bếp lên chảo, để nóng, sau đó cho dầu vào. Khi dầu đã nóng, cho tỏi vào, và phi tỏi cho vàng, hoặc có mùi thơm vẫn được.

3) Khi bước hai đã xong, cho rau muống vào nồi, cùng với đường, muối, bột ngọt, trộn đều cho đến khi rau chín và tắt bếp [nhưng cũng phải niêm vừa ăn]

4) Dọn rau ra đĩa
Có thể dùng với cơm hoặc ăn ko [ nếu màh mặn ăn ko chắc chít ]


Rau Muống Xào Chao

Vật Liệu
•2lbs rau muống
•Xì dầu, bột ngọt, tiêu, đường
•2 viên chao
Cách làm

1.Lặt rau muống, rửa sạch.

2.Chao tán nhuyễn, trộn với đường, xì dầu.

3.Cho dầu vào chảo chờ thật nóng rồi cho rau muống vào xào đều tay cho rau giữ màu xanh. Khi thấy rau đã xanh đều, cho chao vào, xào cho chín.

4.Nêm lại cho vừa ăn.

5.Làm nước tương chanh, chua, ngọt ăn với rau muống xào, cơm trắng.

Theo RauSach.Com

Để rau muống sau khi nấu không ngả màu:

Bát canh bún luôn nổi bật bởi màu xanh rờn của rau muống và màu đỏ của riêu cua. Muốn rau vẫn giữ nguyên màu xanh tươi, bạn phải có bí kíp. Nên luộc rau muống trong nước thật sôi có thêm chút đường. Sau khi vớt rau ra, bạn cho ngay vào nước lạnh. Đợi rau nguội mới vớt để ráo. Như thế rau sẽ không bị ngả màu.

Rau muống xào

Rau muống xào là một món ăn quen thuộc. Thế nhưng chỉ thêm một chút nước tương trong khi xào, bạn sẽ có một món ăn mới, quen mà lạ.

Thời gian chuẩn bị và chế biến 15 phút
Dành cho 4 người ăn

Nguyên liệu:

- 1 bó lớn rau muống
- 3 muỗng canh dầu ăn
- 1 muỗng canh nước tương
- Tỏi bằm nhỏ
- Tiêu, đường, bột nêm

Cách làm

1. Rau muống ngắt lấy phần non, rửa sạch, để ráo nước, sau đó cắt đôi phần ngọn và phần cọng để riêng.
2. Để chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn. Khi dầu ăn đã nóng già cho tỏi bằm nhỏ vào phi thơm.
3. Cho cọng rau vào chảo xào trước, đảo đều đến khi rau gần chín thì cho nốt phần lá còn lại vào.
4. Nêm bột nêm, nước tương, tiêu cho vừa, thêm chút đường tùy theo khẩu vị. Tiếp tục đẩo đều cho rau chín trong khoảng 3- 4 phút. Bày ra đĩa và dùng nóng.

Rau muống chẻ dùng ăn sống

23 tháng 9, 2009

Bài thuốc chữa hô hấp từ quả lê


là thức ăn quý đứng đầu trăm quả (bách quả chi tông) về tư âm nhuận táo, thanh nhiệt tiêu đờm, chữa chủ yếu gần hết các bệnh ở bộ máy hô hấp.

Lê còn có tên khoái quả, ngọc nhũ, mật văn... Theo y dược học cổ truyền, lê tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, thanh tâm giáng hỏa, dưỡng huyết, sinh tân dịch, nhuận trường, tiêu độc.

Theo Bản thảo huyền tông thì lê để sống có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo cho lục phủ và nếu nấu chín thì bổ âm cho ngũ tạng. Sách khác viết: “Lê để sống giảm ho tiêu đờm, lê nấu chín dưỡng âm bổ dịch”.

Quả lê rất giàu chất dinh dưỡng. Cứ 100g lê có 86,5g nước, 0,1g chất béo, 0,2g protein, 11g carbohydrat, 1,6g xơ, 14mg canxi, 13mg phospho, 0,5mg sắt, 0,2mg vitamin PP, các vitamin nhóm P, C, betacaroten, 1mg acid folic. So với các thức ăn thực vật, lê là loại có nhiều chất xơ có vai trò quan trọng trong tiêu hóa và chuyển hóa.

Sau đây là một số công thức dễ làm

Lê ép hoặc xay: uống tươi nguyên chất hoặc cho thêm đường hoặc sữa. Lê phải gọt vỏ, bỏ lõi. Để giải khát, chữa khô miệng, họng, ho khản tiếng.

Cao lê: lấy 1,5kg lê bỏ lõi và hạt, ninh nhừ, cho mật ong lượng vừa phải, trộn đều, đánh nhuyễn. Cho vào lọ ăn dần. Mỗi lần 2 thìa cà phê hòa vào nước sôi. Có thể dùng khi bị ho đờm lẫn máu, họng khô, khản tiếng.

Lê - gừng: Có thể đơn giản hóa công thức trên, chỉ có lê, gừng, mật ong, cách dùng như trên. Chữa ho có đờm đặc vàng.

Nước lê - ngó sen: Lê 500g gọt vỏ bỏ hạt, vắt lấy nước. Ngó sen 500g bỏ đốt, lọc vỏ, thái vụn vắt lấy nước. Trộn 2 thứ với nhau, uống thay nước, chữa ho khan, họng khô khát.

Lê - la hán: lê 1 quả, la hán 1/2 quả thái nhỏ sắc lấy nước uống. Có thể dùng thường xuyên đối với các ca sĩ, thầy cô giáo, người có âm hư nội nhiệt.

Lê - củ cải: Lê 1kg (bỏ hạt), củ cải trắng 1kg, gừng sống 250g, sữa đặc 250g, mật ong 250g. Cả lê, củ cải, gừng vắt nước riêng từng thứ, cho nước củ cải vào nồi nấu sôi mạnh rồi dịu xuống cho chín nhừ sền sệt như keo thì cho nước gừng, sữa nóng, mật ong khuấy đều, đun tiếp nhỏ lửa cho đến khi sôi thì bắc ra, để nguội cho vào bình. Thích hợp với chứng phế âm hư nhược, sốt về chiều, ho kéo dài, đờm ít và đặc, táo bón, tiểu tiện vàng và ít, suy nhược.

Lê - trần bì: 2 quả lê ép lấy nước sắc với 20g vỏ quýt khô lâu năm. Uống chữa ho khản tiếng, viêm họng mạn.

Lê - bách hợp: Lê 1 quả to, bách hợp 10 - 15g đều thái nhỏ, đường phèn vừa đủ. Tất cả đun sôi kỹ, ăn cái uống nước. Công thức này đơn giản, người xưa vẫn dùng trong trường hợp lao phổi thuộc âm hư (sốt nhẹ về chiều, má đỏ, ra mồ hôi, ho tức ngực, mạch vi).

Lê – hoa hồng – ngân nhĩ: Lê 2 quả, hoa hồng bạch 3 bông, ngân nhĩ 50g, bối mẫu 5g, đường phèn 100g. Lê thái miếng, hoa hồng rửa sạch, ngân nhĩ ngâm mềm, bối mẫu ngâm giấm. Cho nước nấu lê, ngân nhĩ, bối mẫu đường phèn trong 1/2 giờ. Sau đó cho hoa hồng nấu thêm chút nữa. Chủ trị phế hư, ho khan, khó thở, đoản hơi.

Lê – củ ấu: Nước lê, nước củ ấu, nước rễ cỏ tranh, nước ngó sen, nước đại mạch. Nấu lên uống nóng hoặc nguội. Tiêu đờm. Thông đại tiện.

Mứt lê thập cẩm: Lê 20 quả, ngó sen 1kg, cà rốt 1kg, mạch môn 100g, sinh địa 100g, rễ cỏ tranh 100g, mật ong 250g, mạch nha 150g, gừng tươi 50g. Luộc kỹ mạch môn, sinh địa, rễ cỏ tranh, lấy nước bỏ bã, lê bỏ vỏ hạt, ngó sen, cà rốt, gừng tươi giã vắt lấy nước. Tất cả trộn quấy đều cô đặc cho mật ong, mạch nha vào, cô quánh cho vào lọ dùng dần. Ngày sáng tối ngậm lần một thìa. Trị ho lao, đờm có máu, sốt về chiều, thổ huyết, ho lâu ngày mất tiếng...

Lê đường phèn: Cắt ngang phần núm, khoét bỏ lõi hột, cho mật ong hoặc đường phèn vào rồi chưng cách thủy chín, ăn cái uống nước. Dùng trường hợp “háo phổi” ho khan do phế nhiệt, phụ nữ có thai hay bị nôn.

Lê-đậu đen: Chọn trái lê to, cắt nắp, khoét bỏ hạt nhồi đầy đậu đen (đã ngâm mềm), đường phèn đậy nắp, om nhừ. Ăn tiêu đờm, hết ho hen khó thở.

Lê-xuyên bối: Lê gọt vỏ bỏ hạt, cắt núm, khoét bỏ lõi, cho 10g, bột xuyên bối mẫu, đường phèn 30g cho vào trong lê. Hấp ăn trong 1-2 lần sáng tối. Ho kéo dài, khan hoặc đờm đặc.

Lê-hà-sâm-hạnh: Vỏ lê 15g, hạnh nhân 5g, sa sâm 5g, lá dâu 10g, đường phèn 10g. Cho tất cả vào nồi nấu sắc lấy nước bỏ bã. Uống ngày 1 thang thay trà. Thường dùng chữa viêm phế quản (hạnh nhân bỏ mầm, vỏ lụa).

Lê-mía: Vỏ lê 10g, vỏ mía 15g. Sắc kỹ uống thay nước hằng ngày. Chữa viêm họng mạn.

Cháo lê: Lê 3-5 quả, gạo 60g. Lê thái nhỏ ép lấy nước cho vào cháo đã nấu nhừ, đánh đều, đun sôi lại. Ăn nóng, nếu nhiều nước lê, thêm nước đủ nấu cháo từ đầu. Chữa ho, suy nhược ở trẻ em, người già.

Thường xuyên ăn lê phòng chữa được chứng hay mệt, sưng đau họng, lợi, lưỡi, đi tiểu vàng, táo bón, mắt sưng đỏ, phòng chữa bệnh tăng huyết áp thể can thượng cang hoặc hỏa thượng viêm...

Theo Giadinh

Cách nấu cháo mau nhừ




Bạn đã thử cách này chưa:

Bỏ gạo vào nước nấu sôi, đậy vung tắt bếp khoảng 15 phút rồi nấu sôi lại để nhỏ lửa, cháo nấu mau nhừ hơn bình thường rất nhiều. Cũng bằng cách này áp dụng cho các món hầm rất hiệu qủa.

Nhà mình cũng đã áp dụng phương pháp này rồi, đúng là nhanh hơn thật đấy, vừa đỡ tốn ga tốn điện

Em thì lại làm hơi khác 1 chút xíu nhưng cũng thấy hiệu quả lắm. Cho gạo vào nồi nấu sôi lên 1 lúc, đậy vung thật kín, tắt bếp đi, 1 lúc sau lại bật bếp cho sôi lại rồi tắt bếp, làm thế vài lần đảm bảo cháo nhừ tơi, kể cả các món hầm khác.

Mình thì "chuyên trị" nấu cháo bằng bình thủy ... nhừ tử luôn chứ đừng nói là cháo nhừ


Buối tối trước khi đi ngủ bỏ gạo vào nước sôi trong bình thủy đậy nắp lai.. đến sáng hôm sau đổ ra nồi thì cháo đã nhừ ngon lành, không cần phải chờ đơi. Chuẩn bị phần "nhân" gồm rau củ xong cho vào nồi quấy khoảng 5 phút để cháo và nhân sánh lại, nêm nếm vừa ăn, tắt bếp cho dầu mè vào và múc ra tô thưởng thức

Sáng nào mình cũng áp dụng kiểu này và chia làm 2 tô cháo để sẵn ở nhà, đến giờ ăn người nhà chỉ cần cho vào microwave hâm lại là đươc.

Chị em cũng nấu cháo như bình thủy như chị 1 thời gian, đúng là tiện lợi nhưng thấy cháo nấu như vậy không ngon vì quá nhừ , thôi miễn không ai chê là được rồi

Theo LamChaMe.com

22 tháng 9, 2009

Công Thức Làm Mì Tươi/Bún Tươi

Isabella,
Làm bún coi bộ không khó lắm đâu, miễn có đủ dụng cụ.

Bột gạo pha với nước nấu cho đặc lại
để cục bột trên cái rổ có lỗ tròn
dưới rổ có nồi nước thật sôi
dùng cái gì nặng chà cho bột lọt qua rổ
vừa rơi khỏi rổ, gặp nước nóng chín thành bún.

Còn mì tươi thì Isa hay làm như vậy nè:

1 1/2cup bột mì
1 hột gà
3 tablespoons nước
1/2 teaspoon nước tro tàu

đổ bột ra bàn, lấy tay làm thành một cái vũng giữa đống bột. Cho trứng, nước, nước tro tàu vào chỗ vũng, bắt đầu nhồi cho tới khi bột mịn đều. Lấy máy cán thât mỏng nhiều lần xong cắt thành sợi nhỏ. Nước tro tàu làm cho mì dai

Hongmai

Vật liêu và vật dụng để làm bún
1 kg gạo cũ( để bún nở nhiều sau khi làm ) .
Khuôn làm bún, có bán sẵn ở các nơi bán khuôn bánh .
Ngâm gạo 1 đêm , đem xay nhuyễn( không có nước ) . Sau khi có bột, hòa bột với nước ngâm thêm 2 ngày nữa , bột lóng hết dưới đáy thau , đổ hết nước trong , cho nước vào quấy đều , lại lóng nước trong, đổ đi, thêm nước mới. Cứ như thế khỏang 3 lần .
Ðổ kết nước trong, cho bột vào túi vải , ép hết nước, nhồi bột rồi vo tròn, luộc trong nước sôi khỏang 15 phút , bột chỉ chín bên ngòai, bên trong chưa chín hẳn , cho vào cối giã mịn , sau đó nhồi lại lần nữa cho thật mịn .( dùng máy nhồi cũng được )
Ðặt khuôn lên một nồi nước thật sôi .Cho bột vào khuôn, ép mạnh. Bột sẽ chảy thành dòng vào nồi nứơc sôi , luộc khoảng 1 phút là chín . Vớt bún ra một thau nứơc lạnh , xả bún bằng vòi nứơc lạnh càng tốt , cho vào lá chuối , dùng được ngay khi bún nguội .
Làm theo cách này có thể dùng trong 2 ngày .

Vyvy

Mỳ sợi
300 g bột mì
2hột gà
3 tsp nước tro tàu
15 tbs nước
Một ít màu vàng
* đánh trứng cho nổi, hòa nước, nước tro, màu vàng cho thật đều.
Cho bột vào food processor, đổ cho hổn hộp trứng nước vào từ từ cho máy nhồi cho tới khi đều, mịn là được (dùng dough blade). Lấy bột ra, lấy khăn ướt vắt ráo đệy ủ bột khỏan 15 phút. Cắt từng khoanh cho vào máy cán mỏng và máy cắt từng sợi. Lúc cán bột nhớ cho thêm bột bột áo để cho khỏi dính nhau.
- Nếu ăn liền thì luộc trong nước sôi khoảng 25 phút. Muốn cất thì chỉ hấp khoảng 10 phút cho ra khay phơi hoặc xấy cho hơi khô khô rồi cất vào tủ lạnh giống như người ta bán.


nước tro là lye water đó RT,,,thông thường thì nó nằm kế bên mấy chai rượu cooking wine , v,v cũa mấy tiệm bán thực phẫm Á Đông đó.

Theo kinh nghiệm cũa mình nha,,,nấu ăn,,,làm bánh mà bõ nhiều nước tro vô,,,chẵng hạn như mình làm cái bánh đúc cũa Người Phi đó,,,bõ hớ tay chút ăn cái bánh nó bị có vị đắng đắng nuốt ko vô.

Mình nghĩ ăn gì mà có nước tro với xố lượng nhiều thì mới bị ngộ độc chứ lâu lâu ( 1 tuần chĩ dùng 1 -2 lần) thì đâu có sao.

Còn RT ăn mì tươi chĩ trụng nước sôi ,,,đâu được ,,,bị Tào Tháo rượt thì phãi rồi.

Mì tươi,,,phãi nấu lại trong nước sôi,,,mới được. Nước đang sôi,,,thã mì vô lấy đũa quậy cho rã ra kẽo mì dính lại 1 cục ,,,đợi cho nước sôi lên trỡ lại ,,,khi nước được sôi lên,,,đễ cho nó sôi thêm 2 - 3 phút rồi trút ra xã vào nước lạnh liền, đễ stop nó cooking further kẽo khi bõ vô tô chan nước lèo vô nó mềm quá mức hết muốn ăn luôn.

sau khi xã nước lạnh rùi bõ mì vô rỗ cho nó ráo, ăn nhiêu thì làm bấy nhiêu.

Nếu không muốn dùng nước tro tàu, nhồi bột lâu hơn mì sẽ chắc. Nước tro tàu ăn không tốt.

Nước tro tàu ăn NHIỀU không tốt.

What is lye solution?

Lye solution is a water solution of dissolved pot ash (tro) which is mainly a potassium hydroxide solution (KOH). When using at the small amount in cooking, it is harmless, especially in the making of dough, dumplings, noodles.

To make lye solution at home:

* use the ash of hardwood from your fireplace or the ash of straw. Ash of SYNTHETIC fireplace logs MUST NOT be used.

* dissolve the ash in good water, by equal volume, stir well, let sit, then decant the clear portion liquid for preparing the dough.


Theo ChotNho

21 tháng 9, 2009

Bồ Đề Tịnh Tâm Chay 2 ( Cali ) địa điểm lý tưởng cho những buổi liên hoan tụ họp gia đình, bè bạn ấm cúng


Cali đang chuyển vào mùa thu, mặc dù thời tiết mấy ngày qua nóng hắt và khô. Những cơn gió thoảng nhè nhẹ cũng đã len lõi giữa khu phố Tiểu Sài Gòn phồn thịnh. Cũng là thời điểm thích hợp để quý vị ghé sang Bồ Đề Tịnh Tâm Chay 2 cho vị giác của mình trải nghiệm sự mới lạ và thanh tịnh của ẩm thực chay, để trí lực được phục hồi thư giản và cũng như tận hưởng cuộc sống vào những ngày đầu thu sắp đến.

Với lối bài trí đẹp, bắt mắt thể hiện hình ảnh khu phố xá Saigon cùng với sự chuyên nghiệp, tận tình và thân thiện của đội ngũ nhân viên, Bồ Đề Tịnh Tâm Chay không chỉ là địa điểm lý tưởng ở các cuộc gặp gỡ đối tác làm ăn mà còn là địa điểm thoáng cho những buổi liên hoan tụ họp gia đình, bè bạn ấm cúng. Dù là bữa trưa công sở hay bữa tô ngọt ngào tình cảm thì phương châm của quán vẫn luôn là “không có thịt, chỉ có vị.”


Thực khách đến đây vừa được thưởng thức một bữa ăn ngon thanh lịch trong không gian lịch sự lại vừa có cảm hứng trò chuyện tâm sự để các mối quan hệ càng thêm gắn bó. Thực đơn của Bồ Đề Tịnh Tâm Chay đã khéo léo thể hiện sự linh hoạt và đẳng cấp của “chuyên gia nội trợ” về món chay với sự thông minh trong cách kết hợp tài tình những món ăn phong phú và đa dạng để chiều lòng khẩu vị của thực khách.

Không nhàm chán. Không đơn điệu. Bên trong quán tiếng nước chảy réo rắt và những tàn tre, cây nêu, tượng Phật khiến người đến đây cảm thấy nhẹ nhàng với cuộc sống bận rộn bên ngoài. Trải qua hàng chục năm có mặt tại Little Saigon, quán đã khẳng định được đẳng cấp và sự chuyên tâm của mình.

Khác biệt với những nơi khác, đồ ăn tại Bồ Đề Tịnh Tâm Chay giàu dinh dưỡng được chế biến kết hợp với những bài thuốc đông y trong ẩm thực, rau cải giúp người ăn bồi bổ sức khỏe. Ngày nay những món chay đã trở nên phổ biến nhiều hơn trước với số người hâm mộ ngày một tăng. Lý do ăn chay của mỗi người đều khác nhau. Có người thích vị chay, người ăn vì lý do tôn giáo, có người ăn cả đời, có người ăn vài ngày, nhưng dù bạn là ai những món ăn tại Bồ Đề Tịnh Tâm Chay vừa thơm, ngon bổ dưỡng đi kèm với những loại sốt đặc biệt của nhà hàng từng in sâu vào tâm trí giới sành ăn chay.

Với mong muốn dành cho thượng khách một không gian lớn hơn, thanh lịch ấm cúng và không kém đặc tính “quê nhà” quán gần đây vừa mở thêm một tiệm nữa trên đường Beach với thực đơn trên 100 món chay khác nhau. Những thực khác mới trong quá trình lạ lẫm tìm hiểu các món chay Việt đã nghĩ rằng các món đều giống nhau, nhưng kỳ thực không phải vậy. Một trong những ký giả của LA Times cũng đã vô tình đi cùng một người bạn đến quán và sau đó đã bị hút hồn bởi sự lạ lẫm và đa dạng của món chay nên đã viết một bài khen ngợi. Cũng chính điều này đã bắt được sự chú ý của nhiều độc giả bản xứ, khiến họ tìm đến quán ngày một đông. Những món tuyệt vời như bánh xèo, nước chấm hay bánh mì cà-ri, bún nem nướng, mì căn xả ớt, bún riêu, bún Huế được làm ngon không kém gì những món có thịt. Nhiều năm qua quán đã khéo léo kết hợp và hoàn thiện những tiêu chí chuẩn mực để làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất.


Cũng như Bồ Đề Tịnh Tâm Chay 1, quán mới mở không theo kiểu thể hiện hùng hậu về số lượng như các món Trung Hoa, hương vị cũng không quá nồng và cay như các món Thái, Hàn món chay tương đối thanh tao, nhẹ nhàng, nhỏ nhắn để thực khách dùng bữa.


Phong cách chế biến những món ăn dân giã hay hải sản chay của Bồ Đề Tịnh Tâm Chay thật độc đáo và khác lạ với những nước chấm thơm ăn kèm. Giá cả hợp túi tiền, phong cảnh sang trọng và đồ ăn dĩ nhiên được chế biến qua công thức chuẩn và bàn tay tài hoa của đầu bếp chuyên nghiệp nên luôn tạo được sự hấp dẫn riêng.

Bồ Đề Tịnh Tâm Chay 2
15352 Beach Blvd.
Westminster CA 92683
714-891-4455


Theo Việt Báo

20 tháng 9, 2009

Bánh bò nuớng mình mới họcđuợc của Girl2Us (công thức gốc đây nhé)


Bánh bò nuớng mình mới họcđuợc của Girl2Us (công thức gốc đây nhé) ,cách làm đơn giản và nhanh, ăn lại rất ngon. Ai muốn xin mời làm thử nhé!

Tuy nhiên khâu nuớng bánh mình hơi bị trục trặc, thay vì núơng 350 độ F trong 30 phút như huớng dẫn, mình làm như vậy bánh vẫn không chín nên mình phải chỉnh lại lò nuớng và thời gian.

Mình đã làm lại thêm hai lần và đây là thời gian va dộ nóng của lò chính xác: Mở lò sẵn 350 độ khi bắt đầu trộn bột. Khi bột trộn xong, bỏ vào lò nuớng thỉ giảm xuống 300 độ và núơng 80 phút!!!!

Công thức ghi lại nha cả nhà:

Nguyên liệu:
1 cup đường
6 trứng lớn ( nếu nhỏ thì 7 trứng)
4oz coconut milk (hoặc 4oz sữa tuơi nếu không có nuớc cốt dừa)
1 1/4 cup bột năng
2 1/2 tsp bột nổi (muỗng cà phê)
1 gói vanilla (hoặc dùng nuớc lá dứa + chút màu thực phẩm)
khuôn tròn 9 inches
Lò nướng mở sẵn 350 độ F

Cách làm :
Trộn trứng va đường cho tan, dùng mixer (or handmixer) quay 10 phút tốc độ số 2
Sau đó bỏ bột năng, bột nổi, nước dừa vào, trộn đều, vẫn dùng mixer or hand mixer đánh 15phút tốc độ số 2. Sau đó cho vanilla (hoặc nuớc lá dứa và chút màu xanh) vào trộn đều lên
Dùng cooking spray xit vào khuôn, nếu ko có thì dùng dầu ăn hoặc bơ quét vào khuôn.
Dùng cái lược (hoặc cái rổ có lỗ nhỏ) đổ bột qua đó vào khuôn. Cách này thứ nhất là bỏ hết phần lợn cợn của trứng và bột, thứ hai là làm cho bánh nuớng lên có nhiều rễ tre.
Bỏ khuôn bánh vào lò nuớng, giảm nhiệt độ lò xúông 300 độ F và núơng 80 phút, hoặc đến khi dùng tăm thử bánh thấy khô là đuợc!

Bonus tấm hình con trai ăn bánh
Theo Bếp Nhà Người Quen Blog

19 tháng 9, 2009

Cà Ri gà chay


Đầu năm mồng một ăn chay
Nấu gì chả biết nghĩ hoài chưa ra!
Để xem nhà có gì nha
Đậu bắp, tàu hủ, khoai, gà chay thôi!

Làm cà ri nị em ơi
Chần chờ tới xế thế rồi đói meo!
Mọi thứ gọt/cắt một lèo
Cục lớn hay nhỏ cứ theo ý mình.

Tàu hủ, khoai chiên thơm kinh
Mớ nầy nói thiệt chỉ nhìn muốn ăn
Ướp cà ri hết giùm anh
Phi gừng/ngò/sả... Bỏ nhanh vô xào

(Đậu bắp mình giữ lại sau)
Nước dão dừa đó cho vào hầm chung
Khi khoai vừa mềm nhe cưng
Đậu bắp em thả vô cùng nếm/nêm

Chín tới đổ cốt dừa thêm
Tắt lửa bắc xuống đi em sẵn sàng
Bà con cô bác mời sang
Thử món mình nấu y chang trên chùa

Trọng Văn ( theo MYE.net )

18 tháng 9, 2009

Gỏi dưa hấu

Món tiết kiệm đây cả nhà ơi! Dưa hấu cắt xong còn phần vỏ chế biến thành món gỏi ăn cũng mát ruột lắm:

Làm đơn giản lắm, bà con nhìn là biết cách làm rồi hén! Mình ghi lại cách mình làm nếu ai cần tham khảo thêm nha:

•1 trái dưa hấu -phần vỏ
•dấm, đuờng, nuớc, muối
•trứng chiên mõng xắt lát hay tàu hũ miếng mõng chiên dòn sắt lát nếu không dùng trứng
•đậu phộng rang
•rau răm/rau thơm? (mình chưa thử vì khi có dưa hấu thì nhà không có sẵn mấy thứ rau này)

Vỏ dưa hấu thay vì vứt đi , cắt bỏ phần vỏ xanh, phần trắng còn lại xắt sợi lớn nhỏ tùy thích, mình thì xắt lớn ăn cho giòn. Thêm 2-3 củ cà rốt, bào sợi trộn chung cho có màu đẹp, không cần cà rốt cũng đuợc, hình đây:
Lưu ý quan trọng: Nếu cắt dưa hấu xong mà không có thời gian làm gỏi, có thể cắt bỏ phần vỏ xanh rồi cất phần dưa trắng còn lại vào cái hộp nhựa và bỏ vào tủ lạnh, để đến vài ba hôm sau lôi ra làm gỏi vẫn ngon như thuờng nhé! Cái này gọi là siêu tiết kiệm nhé!

Dưa hấu sau khi đã cắt sợi và trộn với cà rốt bào, ngâm với nuớc dấm đuờng nhé. Mình pha 1 cup dấm + 1 cup ruỡi đuờng + 1 cup nuớc + 2 tsp muối và ngâm (để trong tủ lạnh) khỏang 5 tiếng. Tùy theo số luợng dưa nhiều hay ít mà gia giảm luợng nuớc đuờng giấm nha, pha làm sao mà ngâm cho ngập mặt dưa là đuợc.

Dưa hấu sau khi ngâm nuớc dấm đuờng, vắt cho khô rồi trộn chung với trứng hay tàu hũ. Chiên trứng (4-6 trái, tùy theo gỏi nhiều hay ít) và xắt sợi. Mình ăn thì thấy ngon.

Ai thích có thể pha thêm chút nuớc mắm chay gỏi đổ lên trên, nhớ rắc đậu phộng rang giã nhỏ lên nữa nhé! Có thêm bánh phồng tôm chay mà ăn chung thì ngon lắm á! À, nhớ chụp hình đĩa gỏi nữa chứ !!!

Bonus mọi nguời đĩa nữa, có bánh phồng tôm luôn nha!

Theo Người Quen Blog

17 tháng 9, 2009

Canh rau má với cơm nguội

Người dân Chi Lăng, Lạng Sơn có một món ăn lạ mà chắc hẳn nhiều người không biết, đó là canh rau má nấu với cơm nguội. Đây là món ăn rất dân dã, giản dị đến mức khó có thể hình dung được nhưng lại được đón nhận với rất nhiều thiện cảm của nhiều người đã từng một lần thưởng thức.

Không phải là rau má được trồng trong vườn có lá to, cành bụ bẫm và xanh mơn mởn, mà người dân thường đi "bòn" rau ở những bờ ruộng, những con đường ẩm đất, nơi rau má hay mọc. Đó là những cây rau mọc tự nhiên. Mùa xuân, khi mưa phùn lây rây là lúc rau má non, ngon nhất. Người dân đi lựa rau về, phải rửa rất kĩ, có khi cả chục lần nước mới sạch hết những cặn mùn ở trong rễ và trong từng kẽ lá rau. Món rau má nấu cơm nguội là một sự sáng tạo lớn của người dân Chi Lăng, và đó cũng là cách tận dụng cơm nguội còn thừa từ hôm trước.

Rau má sau khi rửa sạch, thái thật nhỏ rồi để trong rổ. Chỉ cẩn đun nồi nước thật sôi, cho rau má đã thái vào rồi nêm gia vị vừa ăn, khi chuẩn bị bắc ra thì cho hết cơm nguội vào, đun sôi. Nước canh rất trong, rau xanh và cơm nguội mềm ra rất nhiều. Bình thường, loại rau má mọc bờ như vậy thường có vị đắng, hơi khó ăn nhưng khi đã nấu canh với cơm nguội thì lại có vị ngọt mát, rất dễ ăn.


Hải Lưu

16 tháng 9, 2009

Bánh bò hấp

Không có cái dại nào bằng chui vào bếp nhà nguời khác!

Hôm truớc mình chui vào nhà mẹ Bột thế là bị đĩa bánh nhà em ấy nó hành. Công thức thì của chị sui tức Nguyễn Thị Liên Ròm, chép lâu lắm rồi mà mình ...luời. Cho đến khi bị bánh nhà mẹ Bột làm cho cơn thèm nó thắng cơn lười :p

Hôm qua mình cũng lui cui làm bánh. Có 1 chút trục trặc vì bịch bột của mình có 12oz mà cứ nghĩ nó 16oz, nên khi pha bột nó nhão nhẹt, lúc đó cũng chưa phát hiện là bịch bột của mình ít, nhưng cũng cố chữa bằng cách bỏ thêm bột vào nhào. Nhưng thay vì bỏ thêm bột gạo mình lại bỏ bột năng cho nên kết quả mình có bánh bò ngon hơn mình tuởng tuợng

Ngon lắm cả nhà ạ, tuy rằng nhìn nó hơi bị xấu gái vì mình có bàn tay gỗ :

Hấp bằng cái đĩa hấp bánh bèo:
Định làm nhỏ nhỏ như vậy nhưng tới giờ phải đi đón con cho nên vội quá sau đó mình đổ nháo nhào vào cái khuôn làm bánh bông lan làm 1 cái bánh bò ngũ sắc luôn . Nó đây:

Bánh nở bung, rễ riếc mọc tùm lum ngon quá là ngon. Cám ơn sư phụ Nguyễn thị Liên Ròm & mẹ Bột nha:
Có kẻ đi học về bốc trộm :
Chân dung "kẻ trộm". Ảnh xơi 3 cái nhỏ nhỏ luôn đấy!
Công thức này đúng là làm nhanh hơn hẳn so với cách cũ mình làm. Mọi nguời thử nha. Công thức gốc của chị Liên Ròm đây: bánh bò hấp

Còn đây là công thức mắt gà mờ ra cái bánh mình làm:

Vật Liệu:
- 1 gói bột gạo 12oz
- 2 chén bột năng (loại chén ăn cơm)
- 1 gói men bánh mì (Active Dry Yeast khỏang 1/4 oz tức 7 g)
- 1 lon nước dừa (400ml)
- 1 chén rưỡi đường cát

Cách Làm:
- Dùng cái thau đổ bột và gói men trộn chung. Xong đổ vào 2 chén nước âm ấm (dùng nước trong vòi nước nóng). Nhồi cho đến khi nào nó không dính tay như bột bánh ít (nhồi nhuyễn chừng nào thì bánh xốp như rễ tre mới ngon) - Ai có mixers thì dùng mixers mà trộn cho lẹ nha, dùng cái móc hook giống như trộn bột làm bánh mỳ á.

- Bỏ vào nồi 01 lon nước dừa và chén đường nấu tan để nguội đổ vào thau bột đã nhồi, khuấy cho bột tan đều. Sau đó để vào chổ ấm gần bếp khoảng 1 giờ cho bột nở sủi tăm thì đem hấp (Nếu muốn mau thì vặn lò nuớng số lớn 30 giây, sau đó tắt lò, rồi cho thau bột vào ủ).

-Nấu nước thật sôi, tráng dầu vào khuôn, bỏ khuôn vào xửng cho nóng, đổ bột vào hấp khoảng 10 đến 15 phút lấy cây tăm xóc vào không dính bột là bánh chín. Đừng hấp lâu quá bánh bị chai.

Ai siêng làm bánh tiêu ăn chung cho ngon nha. Mình lu bu nên không có giờ làm bánh tiêu, giá bà ngọai còn ở đây chắc chắn phải làm thêm bánh tiêu ăn cho nó... mập! Cách làm bánh tiêu coi đây nha cả nhà: bánh tiêu

Chúc cả nhà ngon miệng!

Theo NgườiQuenBlog

15 tháng 9, 2009

Giá làm từ đậu xanh nào

Thật ra thì cũng đã có hai lần làm giá rồi nhưng không được nên nản. Cách đây ba ngày lang thang đọc được cách làm của Mẹ Thạch Sùng trong mục Kinh nghiệm hay. Lục tung nhà kho lôi ra được 1 bịch đậu xanh và làm liền.

Lấy cái xô đựng popcorn sau khi ăn hết. Cũng mấy lần làm bằng vải cotton nhưng mầm rể râu tóc của cọng giá nó ra um tùm nên lần này thay đổi bằng cách lấy cái bao gạo đã dùng hết giặt sạch, trở mặt bao vô trong (cho sạch màu mè in trên bao bì) rồi lót vô xô. Coi như xong cái phần vật liệu.

Nguyên liệu là đậu xanh thì dùng cái rổ nhựa chà khô đậu vài bận (làm cho cái vỏ chỗ để mọc mầm nó mọc nhanh và dễ phát triển). Xong ngâm trong nước ấm ấm (khoảng 30 độ) khoảng 12h đến khi nhìn thấy cái hột đậu nứt ra ló cái phần trắng bên trong thì mang đi bỏ lên bao đã lót trong xô. Dùng cái khăn đậy lên rồi dùng cái dĩa bằng đường kính với cái miệng xô chèn lên trên (đè lên trên cái khăn để khi đậu nó mọc thì nó bị chèn lùn trở xuống sẽ làm mập cọng giá). Xong rưới nước ấm lên rồi để 5 phút chắt nước ra. Xô để chổ tối để giá không bị lên màu xanh tím.

Ngày tưới 1 lần nước ấm. Cứ tưới xong lại để 5 phút rồi chắt nước. Làm 3 ngày là có giá ăn.

Kinh nghiệm bản thân là khi nào thấy giá đội cái khăn lên cao thì hé xem được chưa. Thăm nhiều lần sẽ làm giá gặp ánh sáng bị xanh tím đầu gí ăn sẽ đắng. (cái này rút kinh nghiệm từ 2 lần thất bại)

Theo http://my.opera.com/vanhkhuyen

13 tháng 9, 2009

Cách ăn chay của người Huế

Mâm cơm chay Huế Ăn chay trong quan niệm của Phật giáo là nuôi dưỡng pháp thiện, tăng trưởng căn lành và phát triển tình thương rộng lớn đối với mọi loài. Trong tất cả mọi giá trị giữa cuộc đời thì sự sống là cái có giá trị nhất và cần được trân trọng nhất. Vì thế ăn chay là một cách để biểu hiện lòng tôn quý và trân trọng sự sống.

Khoa học cũng chứng minh, nhờ ăn chay mà con người khỏe mạnh và sống lâu, trị được nhiều chứng bệnh nan y mà y học hiện đại chưa tìm ra được phương pháp đặc hiệu. Vì ăn chay, cơ thể con người được tiếp một lượng sinh tố và khoáng chất ở trong thảo mộc, tốt hơn nhiều so với những thực phẩm chế tạo. Chất bổ lấy từ thảo mộc tinh khiết hơn các chất bổ trong thịt súc vật.

Do đó, ngày nay vấn đề ăn chay đã rất phổ biến, việc nhiều người ăn chay, nhiều giới ăn chay không cònn là mới nữa. Tuy nhiên cách ăn chay như thế nào lại là chuyện khác.

Và cách mà người Huế ăn chay do đó được nhiều người quan tâm và nhắc đến nhiều nhất bởi đó là triết lý ăn chay của người Huế. Mâm cơm chay của người Huế không cần quá sang trọng, không cần phải giả gà giả heo mà càng đơn giản càng đạm bạc càng tốt nhưng phải hội đủ các yếu tố âm dương, hội đủ thiền tịnh ở trong mâm cơm chay.

Trước hết bởi Huế là thủ phủ của Phật giáo, người Huế đậm chất Phật nên việc ngày xưa từ trong phủ chúa cung vua đến các gia đình quan lại và dân gian có ảnh hưởng lớn từ nếp sống văn hoá truyền thống Phật giáo nên việc ăn chay ở Huế cũng có từ lâu đời từ trong phủ chúa cung vua đến quan lại thứ dân.

Nói đến cơm chay Huế trước hết phải nói đến cách ăn chay tại các chùa ở Huế. Các chùa ở Huế thường chùa nào cũng có các (bà) gì vãi (người phát nguyện nấu ăn cho chùa) những gì vãi này có nhiều kinh nghiệm nấu chay, những món chay trong chùa không cầu kỳ, chỉ đạm bạc muối tương rau vã, mít, hạt bùi...toàn là những sảm vật thảo mọc trong vườn chùa được các gì chế biến nên mà rất ngon. Nhà chùa hàng tháng thường có nhiều ngày kỵ, ngày giỗ; kỵ giỗ quý Tăng, Ni trong chùa rồi kỵ giỗ Phật tử bổn đạo quy y ký tự (thờ) trong chùa...Mỗi dịp chùa kỵ giỗ thường có rất nhiều bà con Phật tử đến giúp việc và tham dự cùng ăn chay. Nhân một ngày kỵ (giỗ) ở chùa, Phật tử đến cúng mời thêm một vài người bạn cùng đến và ở lại dùng cơm chùa, cả khách thập phương đến viếng cũng có thể lưu lại dự bữa cơm chay “tương rau” đạm bạc do nhà chùa làm nhưng được thưởng thức trong khung cảnh thiền môn với nếp sống thiền vị của nhà chùa thì thật là không gì bằng.

Trong dân gian xứ Huế, hầu hết những gia đình theo đạo Phật là đạo hữu Phật tử có truyền thống ăn chay vào hai kỳ rằm và mùng 1 hàng tháng âm lịch cũng như rất nhiều các bà các cụ phát nguyện ăn thập trai (10 ngày ăn chay/tháng...). Đối với các gia đình Phật tử ăn chay kỳ như thế thường những bữa ăn này đơn giản chỉ nấu bằng khuôn đậu (đậu phụ) và các lọai rau, đậu xào nấu bằng dầu phụng và nước tương mua trên các chùa, nhiều khi chỉ là đĩa rau muống luộc với chén nước tương mua từ chùa Hoằng Mai là đã thấy thấm thía lắm rồi.

Người Huế có truyền thống theo đạo Phật từ nhiều đời, nên mỗi khi trong gia đạo có kỵ giỗ ông bà cha mẹ dẫu là có mời thầy hay không mời thầy trong nhà cũng thường tổ chức cúng kỵ và mời bà con ăn chay để cầu nguyện cho hương linh được nhẹ nhàng siêu thoát. Ngoài ra, các gia đình Phật tử ở Huế thường tiếp đón và mời bạn bè bằng những bữa cơm chay đạm bạc nó vừa thể hiện lòng quý mến và trân trọng bạn bè vừa thể hiện được nét thanh đạm của người Huế. Những người nội trợ trong nhà do đó là cơ hội để họ trình diễn tài khéo léo của mình với khách, với bạn bè. Cái tài của các bà, các cô ở đây là với tất cả sản vật thảo mộc của thiên nhiên, đơn thuần bằng phù chúc, đậu khuôn, đậu xanh, bánh tráng, nấm mèo, nấm rơm, vã, mít, chuối chát... tất cả đều bằng thực vật. Cái lạ, cái hay và cái ngon ở đây là tính triết lý trong các món chay-ăn để đoạn tham phá si, ăn để tâm hồn nhẹ nhàng thanh thản...

Những người khách đến Huế cũng rất muốn được thưởng thức các món chay Huế và cách ăn chay của người Huế. Tại những quán cơm chay rất có truyền thống cũng được các bà nội trợ đặc chất Huế phục vụ tại đường Hàn Thuyên trong Thành Nội, hoặc ai thích tân thời hơn thì có quán cơm chay Bồ Đề, quán cơm chay Liên Hoa...Nhưng sẽ thú vị hơn và có không khí chay hơn vẫn là được thưởng thức một bữa cơm chay thân mật ở trong các gia đình Phật tử, hoặc trong các chùa. Bởi ở đó mới mang nét đặc trưng của cơm chay Huế. Bạn có thể đến bất kỳ chùa nào cũng được đều có thể mời một bửa cơm chay nhẹ nhàng đạm bạc; nhưng tốt hơn cả là chùa Ni như chùa Kiều Đàm, chùa Diệu Đức, chùa Hồng Ân, chùa Diệu Viên...vì ở đây là các chùa sư nữ nên có nhiều ni cô nấu cơm chay ngon, nổi tiếng.

Huế là thành phố tâm linh, núi không cao, sông không sâu nhưng lòng người thì thâm trầm sâu lắng bởi người Huế có tu, người Huế biết cách ăn chay để cho tâm hồn được tĩnh tại, thư thái, hướng nhân tâm đi vào cõi thiện. Cũng nhờ đó mà người Huế hiền từ chất phát, nếp sống người Huế nhẹ nhàng thiền vị. Để được tận hưởng một chút cuộc sống đạm bạc, thanh cao của người Huế, bạn hãy tìm đến nếp sống và cùng người Huế thưởng thức bữa cơm chay đạm bạc cùng các gia đình Phật tử hoặc các chùa Huế bạn sẽ thấy tâm hồn mình được thanh thản nhẹ nhàng hơn lên nhiều lắm.

Theo Giác Ngộ Online

12 tháng 9, 2009

Bánh cay nóng giòn

Cách làm bánh cay mình học từ em 2A bên WTT:

1 bịch khoai mì bào (lọai mua đông lạnh), để cho tan đá, vắt sơ sơ , đừng vắt kiệt là lát nữa chiên nó bị rời từng cọng ra như dừa bào ấy. ( mình ở US nên chỉ mua đuớc lọai khoai mỳ bào sãn trong bịch thôi, mình chưa bào khoai mỳ lấy bao giờ cả. Nhưng mình nghĩ nếu có khoai mỳ tuơi thì càng ngon càng tốt )

Cho vào khoai mì đã vắt bớt nước ấy 1 ít nghệ, 1 ít muối, nước mắm chay, ớt bỏ hột xắt nhỏ, hành lá xắt nhỏ. Trộn đều lên.

Lấy muỗng hoặc tay nặn thành hình thuôn thuôn.

Chiên trong chảo dầu nóng, lửa nhỏ. Lửa lớn là ngoài cháy trong sống ấy, ngoài mau cháy lắm.

Theo Người Quen Blog

11 tháng 9, 2009

Xem video nấu chay trực tuyến : Canh rong biển, ngó sen nấu thảo quyết minh





Tiếp tục chủ đề những món ăn tốt cho sức khỏe làm từ nấm và rong biển, bác sĩ dinh dưỡng Phạm Hồng Nga sẽ giới thiệu món Canh rong biển,ngó sen nấu thảo quyết minh - món ăn rất tốt cho những người thiểu năng mạch vành. Chuẩn bị: 20 phút Thực hiện: 5 phút Giá tiền: 20.000 đồng Khẩu phần: 2 phần ăn Nguyên liệu: -50 g rong biển, ngâm rửa cho thật sạch cát -100 g¬ ngó sen, rửa sạch, thái lát -30 g thảo quyết minh, rửa sạch, sắc lấy khoảng 1 tô nước, bỏ xác -Gia vị: Hạt nêm Knorr từ nấm và rong biển, đường Thực hiện: 1. Cho nước sắc thảo quyết minh vào nồi, đun sôi. 2. Thả rong biển và ngó sen vào. Nêm hạt nêm Knorr từ nấm và rong biển, đường vừa miệng là được. Mách nhỏ: Món ăn – bài thuốc canh rong biển, ngó sen nấu Thảo quyết minh có công dụng ích tâm, tán ứ, thích hợp với các bệnh mạch vành, tâm huyết ứ trệ, có thể kèm theo bệnh tiểu đường. Ngày dùng 1 lần, có thể dùng liên tục trong 15 ngày

10 tháng 9, 2009

Động vật cũng có cảm xúc : tình nghĩa loài chim nhạn nhỏ bé

Một con chim nhạn bay lượn thấp là đà ngang qua đường phố bị một chiếc xe đụng phải.Nàng chim mái nầy bị thương nặng và đang chờ chết.

Chàng chim trống sà xuống mang theo thức ăn và tận tình lo lắng.

Chàng bay đi rồi trở lại mang thêm thức ăn cho nàng, nhưng nàng đã nằm bất động.
Chàng cố lung lay gọi nàng …. một hành động hiếm thấy từ loài chim nhạn

Khi nhận ra rằng nàng đã ra đi, vĩnh viễn không bao giờ trở lại, chàng khóc rống thảm thiết bi thương.

Tiếng khóc vang vang của loài chim nhỏ bé, nhưng nỗi bi ai xé lòng không kém một sinh vật nào. Đứng cạnh xác nàng, chàng buồn thảm và tan nát cả cõi lòng … biết đến bao giờ?

Hàng triệu người khắp Mỹ, Âu, Á đã không cầm được nước mắt khi nhìn thấy những bức ảnh nầy. Người chụp bán rẻ những bức ảnh nầy cho một tờ báo nổi tiếng bên Pháp. Ngay ngày hôm đó số báo được bán sạch. Người muốn tìm xem ảnh phải lên các website.


Vậy mà có nhiều người nghĩ: động vật thì chả có đầu óc và cũng chẳng có cảm xúc nào?


( sưu tầm)