29 tháng 5, 2010
Một con rắn trả ơn người cứu mạng
Phát hiện thấy một con rắn đen sắp chết ở cạnh nhà mình, anh Yu Feng - người tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc) - đã chăm sóc nó bằng nhiều loại thảo dược.
Khi con vật đã hồi phục, Yu quyết định trả nó về với cuộc sống hoang dã ở ngọn núi cách nhà anh hơn một dặm. Nhưng ngay sáng hôm sau, con rắn đã bò về nhà anh. Sau đó, Yu đã hai lần đem rắn tới ngọn núi nhưng nó đều quay lại, vì thế anh giữ con vật này lại để nuôi và đặt tên cho nó là Long Long. Một đêm, Yu đang ngủ thì cảm thấy lành lạnh trên mặt. Mở mắt ra, anh nhìn thấy con rắn đang trườn qua trườn lại.
Yu bên người bạn động vật đã cứu mạng anh.
Yu định tiếp tục ngủ nhưng Long Long cứ cắn quần áo chủ và lấy đuôi đập vào giường. Rồi nó bò đến giường của mẹ Yu và cũng làm như vậy. Lúc đó Yu mới ngửi thấy mùi khét và phát hiện ra chiếc chăn điện bị cháy. Nếu không có con rắn báo động thì có thể căn nhà của Yu đã bị thiêu ra tro.
26 tháng 5, 2010
Rau cần - loài rau quý mùa đông
Rau cần là loại rau của mùa lạnh, nhưng ngay từ những ngày cuối thu bạn đã bắt gặp những gánh rau cần được bày bán ở chợ.
Rau cần có hai loại, một loại là cần cạn trồng ở ruộng, một loại là cần nước được trồng ở các ao nông. Những mớ rau cần nước cây cao, thân trắng, còn cần cạn cây ngắn có màu tía. Cả hai loại cần này đều có vị ngọt, tính mát và tất cả các bộ phận của cây đều có tác dụng trong y học.
Thành phần dinh dưỡng và công dụng
Rau cần có các thành phần dinh dưỡng bao gồm Vitamin P, C, Abumin, đường, Canxi, Phốt pho, Sắt, Carôtin, Axit hữu cơ.
Rau cần có tác dụng thanh nhiệt, trừ phong lợi thấp, nhuận phế, ngưng ho, giảm áp suất máu, cao huyết áp. Với đặc tính là cung cấp nhiều chất xơ nên rau cần có tác dụng loại trừ các chất thải có độc trong hệ tiêu hoá. Ngoài ra, hương thơm của rau cần còn kích thích và lưu thông các tuyến mồ hôi và giảm huyết áp.
Chữa bệnh với rau cần
- Huyết áp lên cao, thần kinh căng thẳng, đau đầu: chần qua nước sôi 250gr rau cần (cả thân và lá), xắt nhỏ, giã nát (xay nhuyễn), vắt nước uống, ngày uống hai lần, mỗi lần một chén con, sẽ có tác dụng giảm huyết áp và giải trừ cảm giác căng thẳng, khó chịu.
- Tiểu đường : Nấu cháo rau cần với gạo tẻ, ngày ăn 2 bữa vào buổi sáng và tối, ăn nóng. Món cháo này không những làm hạ trong máu mà còn bổ thận, thanh nhiệt, lợi tiểu, ăn trong một thời gian dài .
- Ho gà: Rau cần để nguyên rẻ, gốc, lá, giã nát, vắt lấy nước cốt, nêm vài hạt muối, hấp cách thuỷ, ngày uống hai lần vào sáng và tối, làm trong nhiều ngày sẽ đạt hiệu quả.
- Máu nhiễm mỡ : lấy 10 cây rau cần giã nát với 10 trái táo tàu, vắt lấy nước, đun sôi, chia uống hai lần trong ngày, uống khoảng từ 15 - 20 ngày cho một đợt điều trị.
- Viêm gan mãn tính : lấy 200gr rau cần, giã nát, vắt lấy nước cốt, pha thêm với 50gr mật o ng, ngày uống hai lần liên tục trong một thời gian dài.
Gỏi rau cần
Rau cần trần qua nước sôi khoảng 1 - 2 phút, xắt ngắn, trộn đều với hạt nêm, dầu mè, giấm để khoảng 5 phút cho ngấm đều gia vị rồi thưởng thức. Món ăn này giúp cho huyết áp ổn định và còn là món gỏi giúp rất tốt cho việc đào thải các chất cạn bã của cơ thể.
Lưu ý:
- Những người mắc bệnh vảy nến không nên dùng rau cần.
- Nếu tỳ vị hư bạn cũng nên hạn chế ăn rau cần.
(sưu tầm)
23 tháng 5, 2010
25 lý do nên ăn quế
Quế không những là loại gia vị mang lại sự hấp dẫn cho món ăn mà còn có nhiều lợi ích với sức khoẻ. Những lợi ích sau của quế sẽ khiến bạn muốn bổ sung ngay vào chế độ ăn hàng ngày của gia đình.
1. Giảm cholesterol
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần dùng nửa thìa quế trong bữa ăn hàng ngày có thể giúp giảm lượng cholesterol.
Quế cũng giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và triglycerids (acid béo trong máu).
2. Giảm lượng đường máu và trị bệnh tiểu đường tuýp 2
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng nửa thìa quế mỗi ngày giúp cải thiện mức độ nhạy cảm insulin và điều chỉnh lượng glucose trong máu. Khi mức insulin được cải thiện, cân nặng và bệnh tim mạch sẽ được kiểm soát.
3. Bệnh tim mạch
Quế giúp củng cố sức khỏe hệ tim mạch vì thế tránh cho cơ thể khỏi các rắc rối liên quan tới tim mạch. Cho 1 lượng quế nhỏ khi chế biến đồ ăn rất tốt cho những người mắc bệnh động mạch vành và bệnh cao huyết áp.
4. Chống ung thư
Nghiên cứu được công bố bởi Bộ Nông Nghiệp Mỹ cho thấy quế có tác dụng khống chế sự sinh sôi của các tế bào ung thư bạch cầu.
Ngoài ra, chất xơ và canxi trong quế giúp loại bỏ các dịch mật thừa, ngăn ngừa những ảnh hưởng không tốt với tế bào ruột, từ đó giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
5. Ngừa sâu răng và sạch miệng
Quế từ lâu đã được biết đến là một trong những thảo dược có tác dụng điều trị sâu răng và hơi thở có mùi.
Chỉ cần nhai một mẩu quế nhỏ hay súc miệng với nước quế cũng giúp sạch miệng và mang lại hơi thở thơm tho.
6. Điều trị các vấn đề về hô hấp
Quế rất hữu ích với người mắc bệnh cảm.
Những người bị cảm lạnh, ho dai dẳng, viêm xoang nên dùng ăn hỗn hợp 1 thìa mật ong trộn với 1/4 thìa quế hằng ngày trong 3 ngày liên tục.
Quế cũng giúp điều trị cảm cúm, đau họng và chứng sung huyết.
7. Bổ não
Quế kích thích hoạt động của não như một loại thuốc bổ, giúp loại trừ sự căng thẳng thần kinh cũng như suy giảm trí nhớ.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngửi quế làm tăng nhận thức, trí nhớ hiệu quả, tăng khả năng tập trung và nhạy bén.
8. Giảm các bệnh truyền nhiễm
Với khả năng chống khuẩn, chống nấm, chống vi rút, chống các vật ký sinh và là chất khử trùng nên quế rất hữu hiệu trong việc chống viêm nhiễm cả bên trong và ngoài.
Quế được xem là rất hiệu quả trong việc chống lại bệnh nấm âm đạo, nấm vòm họng. ngừa bệnh viêm nhiễm vùng âm đạo, nhiễm trùng vòm họng, loét dạ dày và chấy trên đầu.
9. Dễ chịu trong kỳ nguyệt san
Quế rất tốt cho phụ nữ, giúp giảm thiểu chứng chuột rút và những khó chịu khác trong thời gian nguyệt san.
10. Tránh thai
Quế được xem là một biện pháp tránh thai tự nhiên. Thường xuyên dùng quế sau sinh con sẽ giúp làm chậm kinh vì thế tránh được mang thai trong thời gian này.
11. Lợi sữa
Quế giúp tăng tiết lượng sữa mẹ nên rất hữu ích với những bà mẹ ít sữa.
12. Giảm đau do chứng viêm khớp
Trong quế có chứa nhiều hợp chất chống viêm có tác dụng giảm đau và viêm do bệnh thấp khớp gây ra.
Nghiên cứu của trường ĐH Copenhagen cho thấy: nếu dùng nửa thìa bột quế và 1 thìa mật ong mỗi sáng sẽ giúp giảm đau khớp đáng kể (sau 1 tuần sử dụng) và có thể đi lại không đau (sau 1 tháng dùng).
13. Tốt cho hệ tiêu hoá
Cho quế vào món ăn hàng ngày giúp tiêu hoá tốt. Quế rất hiệu quả với chứng khó tiêu, buồn nôn, rối loạn dạ dày, tiêu chảy và chứng đầy hơi. Quế có tác dụng giảm bớt lượng gas trong dạ dày và ruột vì thế rất tốt cho hệ tiêu hoá.
14. Giảm viêm đường tiết niệu
Những người ăn quế đều thì nguy cơ bị viêm nhiễm đường tiết niệu rất thấp. Quế giúp lợi tiểu tự nhiên và hỗ trợ bài tiết nước tiểu.
15. Chỗng nghẽn mạch
Hợp chất Cinnamaldehyde trong quế rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa máu đóng và vón cục vì thế rất tốt với những ngườI bị bệnh tim mạch.
16. Bảo quản thực phẩm
Khi cho 1 lượng quế nhỏ vào chế biến thực phẩm giúp ngăn ngừa sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn vì thế giúp bảo vệ đồ ăn tươi ngon hơn.
17. Giảm đau đầu và chứng đau nửa đầu
Đau đầu do đi nhiều ngoài trời gió lạnh sẽ được điều trị bằng việc đắp hỗn hợp mỏng bột quế trộn với nước lên vùng trán và thái dương.
18. Ngừa mụn và mụn đầu đen
Quế giúp loại bỏ các tạp chất trong máu vì thế rất hữu hiệu trong việc giảm mụn. Dùng hỗn hợp bột quế và vài giọt nước cốt chanh đắp lên những vùng bị mụn và mụn đầu đen sẽ có hiệu quả.
19. Tăng cường lưu thông máu
Quế giúp làm sạch thành mạch máu và tăng cường lưu thông máu. Việc lưu thông máu dễ dàng sẽ cải thiện sức khoẻ do đảm bảo cung cấp đủ ôxy cho các tế bào trong cơ thể, tăng cường trao đổi chất, giảm nguy cơ mắc bệnh tim nếu dùng quế đều hàng ngày.
20. Tăng cường sự rắn chắc của các mô
Quế giúp tăng sự chắc khoẻ và tính đàn hồI, co giãn của các mô trong cơ thể.
21. Giảm đau cơ và đau khớp
Những người ăn quế đều hàng ngày thấy giảm đau các cơ và khớp, tăng cường sự dẻo dai của các cơ và khớp xương.
22. Cải thiện hệ miễn dịch
Hỗn hợp mật ong và quế rất tốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm mệt mỏi, làm chậm quá trình lão hoá và kéo dài tuổI thọ.
23. Giảm ngứa
Hỗn hợp mật ong và quế giúp giảm ngứa do côn trùng đốt.
24. Là nguồn magan, chất xơ, chất sắt và canxi khoẻ mạnh.
25. Làm lành vết thương
Quế giúp ngừa máu chảy vì thế có khả năng làm lành vết thương nhanh
(Theo Dân Trí)
19 tháng 5, 2010
Ăn chay với mít
Cây mít là một hình ảnh thân quen với người dân Việt, nhất là ở thôn quê nhà nào cũng thường trồng một vài cây mít ở vòm sân trước, khoảng sân sau, hiên nhà, góc bếp... bởi mít dễ trồng, cho bóng mát và cho nhiều trái. Nhà nào có mít chín thường bổ ra chia đều khắp xóm, vì thế các giống mít ngon thường được nhân rộng từ nhà này đi nhà khác.
Mít lại có nhiều giống: mít ướt, mít ráo, mít dừa, mít nghệ, mít tố nữ, gần đây có thêm mít Mã Lai... Mít chín loại nào cũng cho mùi thơm quyến rũ nhưng vị có khác: mít ướt nhão thịt mà ngọt lịm, mít dừa mọng nước ngọt như mật, mít nghệ vàng ruộm, giòn giòn...
Ở thành phố không trồng được mít nhưng mít cũng dễ mua, giá lại rẻ, có thể chế biến được nhiều món ăn thường ngày, đặc biệt là các món chay.
Mít lại có nhiều giống: mít ướt, mít ráo, mít dừa, mít nghệ, mít tố nữ, gần đây có thêm mít Mã Lai... Mít chín loại nào cũng cho mùi thơm quyến rũ nhưng vị có khác: mít ướt nhão thịt mà ngọt lịm, mít dừa mọng nước ngọt như mật, mít nghệ vàng ruộm, giòn giòn...
Ở thành phố không trồng được mít nhưng mít cũng dễ mua, giá lại rẻ, có thể chế biến được nhiều món ăn thường ngày, đặc biệt là các món chay.
Xơ mít xào
Nguyên liệu:
Xơ mít dừa hoặc mít nghệ chín: 500g. Sả, ớt băm nhuyễn (khoảng 1.000 đồng) dầu ăn, đường, muối, ngò gai (vắt lá xắt nhuyễn).
Cách chế biến
Xơ mít xé nhỏ hoặc băm nhuyễn tuỳ thích. Phi xả ớt với dầu ăn, cho xơ mít vào đảo đều, nêm nếm muối đường cho vừa ăn, bày ra đĩa, rắc lá ngò gai lên trên. Ăn với cơm nóng.
Lõi mít muối xả ớt
Nguyên liệu
Lõi mít ướt, mít nghệ hoặc mít dừa chín 500g. Sả ớt băm nhuyễn (1000 đồng), muối, bột cà ri hoặc bột nghệ (1 gói), dầu ăn
Cách chế biến
- Cùi mít rửa sạch luộc chín, dùng đũa xăm thử thấy mềm là được. Vớt ra, xả nước lạnh, vắt ráo, dùng dao to bản và thớt ép cùi mít thành miếng mỏng rồi tẩm đều hỗn hợp muối, sả ớt băm nhuyễn và bột cà ri. Ướp khoảng nửa tiếng cho thấm gia vị rồi đem chiên vàng hai mặt.
- Có thể ăn với bánh mì hoặc cơm nóng cùng cà chua, dưa leo.
Gỏi mít
Nguyên liệu
Mít non 500g; Chanh 1 quả. Đậu phộng rang giã nhuyễn hoặc mè rang 50g. Đường, muối, tiêu, ớt, ngò gai, húng lủi
Cách chế biến
- Mít luộc xong rửa qua nước lạnh để ráo, xé sợi.
- Chanh vắt nước, thêm đường, muối, tiêu sao cho có vị chua ngọt, hơi mặn. Trộn đều hỗn hợp này với mít đã xé nhuyễn, bày ra đĩa, rắc lên trên ngò gai xắt nhuyễn, vài lát ớt vào đậu phộng hoặc mè. Ăn kèm bánh đa mè nướng và nước tương chua ngọt.
Mít kho
Nguyên liệu
Mít non 300g, đường, muối, nước tương, dầu ăn
Cách chế biến
- Mít non chưa cứng hột xắt miếng hình cánh quạt, dày khoảng 1-2 cm, rửa sạch, phơi nắng cho ráo nước rồi đem chiên vàng hai mặt, gắp ra để miếng.
- Phần dầu trong chảo cho vào một ít xì dầu, muối, đường và chút nước sôi, đun già lửa, nêm nếm lại cho vừa.
- Xếp mít vào nồi, kho nhỏ lửa với hỗn hợp trên, trở đều hai mặt. Khi thấy mít đã ngả màu vàng sậm hơn, lấy đũa xăm thử thấy miếng mít mềm thì tắt lửa. Ăn mít kho với cơm nóng.
Canh mít
Nguyên liệu:
Mít non 500g. Đậu phộng rang giã giập 50g. Dầu mè, đường, muối, ngò gai (vài lá)
Cách chế biến
- Lựa mít non chưa cứng hột, xắt miếng hình cánh quạt, dày mỏng tuỳ thích, luộc chín với chút muối. Mít chín tới, trụng qua nước lạnh cho bớt nhựa, để ráo.
- Cho dầu mè vào nồi, phi với ngò gai và chút xì dầu cho thơm. Cho mít luộc vào, nêm nếm muối đường, xóc đều để mít thấm gia vị, xong cho nước vào xăm xắp, chờ nước sôi nêm nếm lại lần nữa vừa ăn.
- Múc ra tô, rắc ngò gai xắt nhuyễn và đậu phộng lên trên. Ăn với cơm nóng.
Theo Kim Chi
16 tháng 5, 2010
Những món chay bổ dưỡng : Gỏi Quan Âm Bồ Tát khai vị ,Canh Tam Tạng thỉnh kinh, Cháo Tiểu Bạch Long, Canh Thập Bát La Hán
Ngày nay, nhiều người chọn cách ăn chay không chỉ vì lý do tín ngưỡng, mà nhằm mục tiêu phục vụ sức khỏe. Thế nhưng, hình thức ăn chay nếu quá đơn điệu, không đa dạng về các thành phần dinh dưỡng lại là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh chứng phức tạp do thiếu các chất bổ cần thiết cho cơ thể. Nhân mùa Vu Lan, xin giới thiệu những món chay bổ dưỡng.
Gỏi Quan Âm Bồ Tát khai vị
Củ sen tươi 250g, đường trắng 50g, giấm và dầu mè vừa đủ. Củ sen rửa sạch, gọt vỏ, thái sợi, luộc trong nước sôi, vớt ra ngâm trong nước lạnh, để ráo nước. Lấy giấm, dầu mè và đường trắng chế ra nước trộn gỏi. Xếp củ sen sợi vào trong thau thành một hình tháp, dùng nước trộn gỏi rưới trên củ sen.
Sen có tác dụng cầm máu cho người hay chảy máu cam, nước củ sen có công hiệu giải khát, giúp tỉnh rượu thấy rõ. Thường ăn củ sen giúp trị bệnh phụ nữ kinh nguyệt không đều (kinh đến trước hay lượng nhiều…).
Canh Tam Tạng thỉnh kinh
Đậu hủ tươi 2 lát, nấm rơm 150g, cà chua 1 quả, hành 1 cọng, gừng 1 lát, dầu mè 10g, bột nêm chay 5g, bột tiêu 5g. Đậu hủ cắt lát, cà chua thái lát, gừng thái lát, hành cắt nhuyễn. Đổ nước vào nồi nấu sôi, bỏ vào đậu hủ, nấm rơm, gừng lát, bột nêm, dầu mè, bột tiêu, nước tương, nấu chín. Thêm cà chua nấu khoảng 2 phút, rắc vào hành nhuyễn.
Đậu hủ chứa sắt, vôi, magie, trợ giúp đặc biệt cho sự phát triển răng, xương của trẻ con. Magie có tác dụng bảo vệ cơ tim, thích hợp dùng làm món ăn cho người bệnh tim. Trong đậu hủ chứa nhiều đạm thực vật đường ít, có tác dụng tăng cường bài trừ chất béo, rất thích hợp cho người bệnh tiểu đường và béo phì. Đậu hủ là thực phẩm có lợi cho người bệnh mỡ trong máu cao, mạch vành, xơ cứng động mạch, tiểu đường và béo phì.
Cháo Tiểu Bạch Long
Gạo lứt 100g, sau khi vo sạch, ngâm trong nước khoảng 30 phút. Cho gạo vào nồi, thêm 3 chén nước, nấu nhừ bằng lửa vừa, nêm ít muối. Điểm nổi bật là gạo lứt chứa phôi mầm. Trong đó giàu chất vitamin nhóm B, E, protid, glucid, xơ, acid béo chưa bảo hòa và kẽm.
Các vitamin có chức năng giảm béo phì, giảm cholesterol, bảo vệ tim mạch, bổ não. Trong gạo lứt chứa nhiều nguyên tố kẽm, rất hiệu quả cho người bệnh tiểu đường. Nghiên cứu hiện đại còn cho thấy, thường xuyên ăn gạo lứt giúp cải thiện các khiếm khuyết của làn da như mụn trứng cá, tàn nhang, nếp nhăn, da thô…
Canh Thập Bát La Hán
Cà chua 30g, khoai tây 100g, củ hành tây 30g, cà rốt 100g, bắp 20g, đậu Hòa Lan 20g, củ năng 20g, rau cần 20g, với 2 lít nước nấu hơn 1 giờ đồng hồ. Món canh gồm các vật liệu tươi chứa đủ các thành phần dinh dưỡng như đạm, đường, béo, khoáng, nhất là những chất xơ và chất sinh tố.
Lương y Bàng Cẩm
13 tháng 5, 2010
Bánh dầy nhân đậu xanh và xôi xéo
Nhắc đến bánh dầy nhân đậu xanh là một trời kỷ niệm tuổi thơ lại hiện về bên mình. Lâu lắm rồi, khi mình con bé tí ti, đâu đó 2,3,4...tuổi gì đó, bánh dầy nhân đậu xanh luôn là món quà sáng quen thuộc của mình.
Sáng nào cũng vậy, em bé My thức dậy với 2 cái bánh dầy dẻo dẻo, dai dai, ngọt ngọt...lũn cũn theo bà ngoại ra nhà VS công cộng. Quả thật hồi đó bé quá hay sao ý, ko ý thức được đâu là sạch, đâu là bẩn. Chỉ biết là rất yêu bà, ko muốn xa bà một phút nào nên dù bà đi đâu (kể cả đi wc) thì mình vẫn bám theo như một cái đuôi nhỏ. Còn sót lại trong tim mình là hình ảnh một con bé con đứng giữa đám cỏ dại xanh rì, cạnh cái wc cũ rích quét vôi vàng, vẫn thản nhiên như ko ăn nhóp nhép trong khi đợi bà nó "giải quyết"
Bao nhiêu năm đã trôi qua, bà đã già đi nhiều, cháu thì đã lớn tướng. Vẫn yêu bà như xưa nhưng ko còn có thể lúc nào cũng lót tót theo bà đi khắp nơi được nữa. Kỷ niệm thì mãi là kỷ niệm, thật trong trẻo hồn nhiên, thật ngây thơ, thật đẹp...
Sáng nay, với ý định ôn lại kỷ niệm xưa, mình ngâm nếp và đậu xanh từ sớm.Chiều về đến nhà nếp, đậu đã mềm, cơ mà chẳng lẽ ăn bánh dầy thay cơm ?? Thế là 2/3 chỗ gạo được mang đi nấu xôi xéo. Khoái bánh dầy bao nhiêu thì ghét xôi xéo bấy nhiêu. Nhưng nhà mình có kẻ nghiện hành khô, cho nên mình đoán rằng "người ta" sẽ thích. Thế là action cả 2 món 1 lúc.
Nguyên liệu cần dùng cho cả 2 món này gồm có:
-Gạo nếp ngâm 6h hoặc qua đêm
-Đậu xanh cũng ngâm khoang 1h
-Để làm xôi xéo thêm hành khô, dầu ăn, bột nghệ
-Để làm bánh dầy thêm đường.
Cách làm:
A. Xôi xéo:
-Trộn một chút muối, dầu ăn, bột nghệ vào xôi, xóc lên cho đều.
-Đun nước thật sôi, cho xôi vào xửng hấp cho chín mềm
-Hành khô thái khoanh nhỏ. Để khoảng 15p cho hành khô se mặt lại thì khi phi hành sẽ giòn hơn.
-Đậu xanh hấp chín. Xay nhỏ. Cho vào trong túi nilon hoặc wrap vo lại thành viên đậu lớn.
-Đun dầu thật sôi, cho hành vào đảo đến khi hành hơi vàng. Tắt lửa, để hành tự trở nên màu cánh gián. Vớt hành ra giư lại dầu phi hành.
-Đơm xôi ra đĩa. Lấy con dao bào dậu xanh xuống mặt xôi. Rắc hành phi. Chan thêm một thìa dầu phi hành.
B. Bánh dày:
-Cho gạo vào xửng hấp chín. Trong quá trình gạo đang hấp cho thêm dầu ăn.
-Đậu xanh hấp chín. Cho đậu vào chảo sên đậu với đường, dầu ăn.
-Viên đậu thành các viên nhỏ.
-Xôi chín mềm cho ra. Cho xôi vào stand mixer, dùng chân quay dẹp quay tốc độ cao cho đến khi xôi nhuyễn ra như bánh dày ngoài hàng ý.
-Dàn đều bánh dày ra wrap, cho nhân vào giữa viên tròn lại. Bọc bánh bằng bột đậu xanh cho bánh ko dính tay.
Lưu ý: Có thể làm vỏ bánh dầy bằng bột nếp pha với chút bột gạo. Tuy nhiên cách làm sẽ cách rách hơn mà chất lượng có khi không bằng nếu ko quen tay pha chế bột.
Sáng nào cũng vậy, em bé My thức dậy với 2 cái bánh dầy dẻo dẻo, dai dai, ngọt ngọt...lũn cũn theo bà ngoại ra nhà VS công cộng. Quả thật hồi đó bé quá hay sao ý, ko ý thức được đâu là sạch, đâu là bẩn. Chỉ biết là rất yêu bà, ko muốn xa bà một phút nào nên dù bà đi đâu (kể cả đi wc) thì mình vẫn bám theo như một cái đuôi nhỏ. Còn sót lại trong tim mình là hình ảnh một con bé con đứng giữa đám cỏ dại xanh rì, cạnh cái wc cũ rích quét vôi vàng, vẫn thản nhiên như ko ăn nhóp nhép trong khi đợi bà nó "giải quyết"
Bao nhiêu năm đã trôi qua, bà đã già đi nhiều, cháu thì đã lớn tướng. Vẫn yêu bà như xưa nhưng ko còn có thể lúc nào cũng lót tót theo bà đi khắp nơi được nữa. Kỷ niệm thì mãi là kỷ niệm, thật trong trẻo hồn nhiên, thật ngây thơ, thật đẹp...
Sáng nay, với ý định ôn lại kỷ niệm xưa, mình ngâm nếp và đậu xanh từ sớm.Chiều về đến nhà nếp, đậu đã mềm, cơ mà chẳng lẽ ăn bánh dầy thay cơm ?? Thế là 2/3 chỗ gạo được mang đi nấu xôi xéo. Khoái bánh dầy bao nhiêu thì ghét xôi xéo bấy nhiêu. Nhưng nhà mình có kẻ nghiện hành khô, cho nên mình đoán rằng "người ta" sẽ thích. Thế là action cả 2 món 1 lúc.
Nguyên liệu cần dùng cho cả 2 món này gồm có:
-Gạo nếp ngâm 6h hoặc qua đêm
-Đậu xanh cũng ngâm khoang 1h
-Để làm xôi xéo thêm hành khô, dầu ăn, bột nghệ
-Để làm bánh dầy thêm đường.
Cách làm:
A. Xôi xéo:
-Trộn một chút muối, dầu ăn, bột nghệ vào xôi, xóc lên cho đều.
-Đun nước thật sôi, cho xôi vào xửng hấp cho chín mềm
-Hành khô thái khoanh nhỏ. Để khoảng 15p cho hành khô se mặt lại thì khi phi hành sẽ giòn hơn.
-Đậu xanh hấp chín. Xay nhỏ. Cho vào trong túi nilon hoặc wrap vo lại thành viên đậu lớn.
-Đun dầu thật sôi, cho hành vào đảo đến khi hành hơi vàng. Tắt lửa, để hành tự trở nên màu cánh gián. Vớt hành ra giư lại dầu phi hành.
-Đơm xôi ra đĩa. Lấy con dao bào dậu xanh xuống mặt xôi. Rắc hành phi. Chan thêm một thìa dầu phi hành.
B. Bánh dày:
-Cho gạo vào xửng hấp chín. Trong quá trình gạo đang hấp cho thêm dầu ăn.
-Đậu xanh hấp chín. Cho đậu vào chảo sên đậu với đường, dầu ăn.
-Viên đậu thành các viên nhỏ.
-Xôi chín mềm cho ra. Cho xôi vào stand mixer, dùng chân quay dẹp quay tốc độ cao cho đến khi xôi nhuyễn ra như bánh dày ngoài hàng ý.
-Dàn đều bánh dày ra wrap, cho nhân vào giữa viên tròn lại. Bọc bánh bằng bột đậu xanh cho bánh ko dính tay.
Lưu ý: Có thể làm vỏ bánh dầy bằng bột nếp pha với chút bột gạo. Tuy nhiên cách làm sẽ cách rách hơn mà chất lượng có khi không bằng nếu ko quen tay pha chế bột.
Nếu ko có standmixer, có thể dùng chày, cối để giã xôi. Giã xong vài lần sẽ có ngay đôi tay lực sĩ ).
Nếu cho thêm dừa tấm vào nhân rồi lăn thêm dừa tấm ra ngoài bánh dầy sẽ trở thành perle de coco vẫn bán đầy trong các traiteur ý.
Tình hình là 1/3 chỗ xôi còn lại làm được mỗi 2 cái bánh dầy 1 to 1 nhỏ, thôi đớp luôn khỏi chụp. Chất lượng rất ngon, dẻo, dai, hết ý.
Post tạm cái ảnh perle de coco + xôi xéo nhà minh. Cơ mà do mải mê nặn bánh dầy, các em hành châu Âu qua bàn tay mình đã trở thành châu Phi cả rồi. Đề nghị các bạn ko cười mình đâu nhé.
Theo EmBeMy Opera http://my.opera.com/EmbeMy
10 tháng 5, 2010
Mùa sấu yêu thương
Đến mùa sấu rồi con ạ, mẹ muốn gửi cho con thật nhiều sấu”, giọng mẹ rộn ràng trong điện thoại khiến tôi vui lây. Thế là một mùa sấu nữa lại về. Phố nhỏ lại lúc lỉu những trái sấu chín trên cành cây cao, sấu xanh thì đầy ự bên những rổ rau của chị bán hàng đầu ngõ. Tôi thích nhất là ăn canh rau muống dầm ba bốn quả sấu xanh, vị thanh mát của sấu như xua hết cái nóng mùa hè. Thế nhưng đã từ khá lâu rồi, tôi chỉ còn biết mơ về hương sấu Hà thành...
Qua người quen, mẹ gửi cho tôi mấy ký sấu xanh. Mẹ dặn tôi rửa sạch, gọt vỏ rồi để trong ngăn đá tủ lạnh ăn dần trong nhiều tháng. Mẹ còn gửi cho tôi một hũ sấu dầm đường do mẹ tự tay ngâm. Từ ngày về làm dâu, mẹ đã bày cho tôi làm rất nhiều món ăn, nhưng chưa kịp thành thạo, tôi đã phải theo chồng vào Nam sinh sống. Bây giờ, mỗi lần làm món ăn, tôi lại thấy không ngon bằng chính tay mẹ làm, kể cả món sấu ngâm. Vợ chồng tôi hớn hở gắp từng quả sấu giòn tan vào ly, chắt chút nước sấu dầm pha với đá, uống thơm lừng hương sấu mà mắt cay cay...
Mẹ chồng tôi cả một thời tần tảo chăm lo cho chồng con hết mực, từ miếng ăn ngon nhất đến tấm áo phẳng lì. Mẹ nói mẹ hiểu nỗi khổ của người phụ nữ nên mẹ càng thương tôi nhiều hơn và xem tôi như con gái. Tôi khâm phục sự đảm đang, tinh tế của mẹ, cảm nhận được tình yêu thương của bà dành cho chúng tôi, dù giờ đây chúng tôi đã xa mẹ hàng ngàn cây số. Nhớ về hương sấu ngày hè, tôi lại thấy dáng mẹ nơi góc bếp nấu cho chồng con bữa cơm ngon, thấy tấm áo đẫm mồ hôi khi mẹ vất vả sớm hôm bán buôn để kiếm thêm chút tiền “khi con cái cần, còn có mà gửi cho chúng nó”. Con cái đã trưởng thành mà mẹ vẫn lo lắng thế. Nhìn những trái sấu xanh tròn trịa, uống ly nước sấu thơm mát mẹ ngâm, chúng tôi lại nôn nao mong ngày trở về bên mẹ.
Theo ĐỜI SỐNG-SỨC KHỎE
7 tháng 5, 2010
Cà Tím Tứ Xuyên
Vật liệu:
1 quả cà tím loại lớn, thái miếng vừa ăn
2 muỗng canh dầu đậu phộng (có thể thay thế bằng dầu canola hay dầu ô-liu)
1 củ hành tây nhỏ, thái mỏng
¾ muỗng cà-phê muối
2 muỗng cà-phê tỏi băm nhỏ
1 muỗng cà-phê gừng băm nhỏ
¼ muỗng cà-phê tiêu
¼ muỗng cà-phê ớt khô
3 miếng đậu hủ tươi (loại hơi mềm, thái to)*, thái sợi
8 tép hành lá (phần xanh), thái mỏng
Nước xốt:
3 muỗng canh nước tương (có thể dùng hiệu Healthy Boy)*
1 muỗng canh giấm táo
1 muỗng canh đường vàng
1 chén nước súp chay (hay 1 chén nước lọc và ½ muỗng cà-phê bột nêm nấm)**
3 muỗng canh bột năng (hay bột bắp)*
Trình bày:
8 tép hành lá (phần trắng), thái sợi
Vài trái ớt đỏ
4 tháng 5, 2010
Làm sao chọn được cà tím ngon & Món : Cà tím xào rau húng + Cà tím xào gừng
Muốn chọn được cà tím ngon, quan trọng là phải chọn được quả tươi và non.Quả cà không tươi khi chế biến sẽ không được ngọt thơm, còn quả cà già lại chứa nhiều hạt và làm giảm chất lượng món ăn. Do đó, khi mua cà tím nên chú ý đến phần núm của quả cà để xác định độ tươi.Nếu vùng màu trắng giữa núm và vỏ của quả cà nối liền nhau là quả cà tươi, non và ngon.Nếu quả cà sờ thấy cứng, màu sắc chuyển từ tím hồng sang tím nhạt là quả già, không nên chọn mua.
Cà tím chứa nhiều dinh dưỡng và có tác dụng giảm bớt lượng cholesterol trong máu. Với món cà tím xào rau húng này bạn vừa được thưởng thức hương vị mới lạ vừa được thư giãn giảm mệt mỏi.
Nguyên liệu:
Cà tím 5 quả
1 thìa dầu ăn
1 mớ rau húng quế
1 thìa đường
2 nhánh tỏi, băm nhỏ
2 thìa nước mắm chay
2 quả ớt
2 thìa muối
Cà tím rửa sạch, bỏ cuống, thái miếng hơi dày một chút. Ngâm cà tím vào nước cho khỏi thâm.
Tỏi băm nhỏ, ớt thái lát. Rau húng nhặt lấy lá rửa sạch
Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn. Cho tỏi và ớt vào phi thơm rồi cho cà tím vào xào.
Cho một chén nước vào rồi đậy vung đun âm ỉ. Nêm gia vị cho ngấm vào miếng cà. Đun đến khi cà tím chín mềm, khoảng 5 -7 phút. Miếng cà chuyển từ màu trắng sang trong trong là được.
Lúc này hầu hết nước sẽ cạn hết, nếu nước cạn gần hết mà cà chưa chín thì bạn có thể cho thêm nước và đậy vung đun tiếp.
Nêm lại gia vị, một chút đường, nước mắm chay, đảo đều.
Vặn to lửa cho rau húng vào xào nhanh tay để rau giữ được màu xanh.
Tắt bếp cho cà tím ra đĩa, ăn nóng với cơm
Theo Afamily
Cà tím xào
So với loại cà tím truyền thống hình thuôn tròn, quả cà tím giống mới hình thuôn thuôn như quả dưa chuột, màu tím đỏ ăn giòn hơn, ruột lại ít, đặc cùi.
Quả cà tím được rửa sạch, bổ đôi theo chiều dọc, thái vát dày chừng 1 cm, đem ngâm vào nước muối một lúc cho khỏi thâm, sau đó vớt ra, để ráo. Phi thơm hành, tỏi, cho cà chua vào chảo đảo chín rồi tiếp đến cà tím. Nếm vừa nước mắm chay hay ít muối, chờ cà chín tới thì cho tiếp hành hoa, lá lốt, tía tô thái nhỏ, chờ chín tái gia vị thì bắc ra, ăn nóng. Món ăn có mùi thơm hấp dẫn của tía tô, lá lốt, miếng cà chín mềm nhưng vẫn giòn, đậm đà, vị ngọt của rau quả. Người thích ăn cay có thể cho thêm chút ớt bột vào nồi cà tím xào, ăn cũng rất thú vị.
Theo Thiều Hoa
Cà tím
Gừng
Tỏi
Bột canh
Có nhiều loại cà tím cho bạn lựa chọn, hoặc có thể kết hợp tất cả vào cho màu sắc thêm đẹp mắt
Cách làm:
Cà tím rửa sạch, cắt miếng chéo.
Gừng rửa sạch, thái chỉ. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
Đặt chảo lên bếp, đun nóng 2 thìa dầu ăn, cho gừng và tỏi vào phi thơm.
Cho các miếng cà tím vào chảo xào.Nêm bột canh vừa ăn.
Nếu chảo bị khô thì bạn cho thêm một chút nước.
Khi xào bạn nhớ đảo nhẹ hoặc xóc lên để miếng cà không bị nát. Cà tím chín mềm là được.
Chúc các bạn ngon miệng
Theo BACSI.com
1 tháng 5, 2010
Lọ dấm ớt và mẹ chồng
Đặt 2 vế cạnh nhau như tưởng rằng mẹ chồng phải chua cay lắm, kỳ thực là không hiểu sao cứ mỗi lần ăn dấm ớt là nàng lại nghĩ ngay tới mẹ chồng.
Chẳng là nàng mang tiếng lấy chồng được gần 3 năm rồi nhưng thời gian sống với gia đình nhà chồng chỉ vỏn vẹn 1 tuần, lại là tuần sau khi cưới và trước khi đi xa thành ra mẹ chồng cưng ghê lắm. Không những chẳng bắt vào bếp làm cơm mà mẹ còn ý nhị dặn bố sáng nhỡ có dậy sớm hơn con dâu thì cũng cứ nằm nghe ngóng cho tới khi con dâu dậy , nàng được chiều lại càng lấn tới, 7 ngày thì 6 ngày ngủ chỏng queo tới 11 giờ trưa, cố gắng lắm được 1 hôm dậy sớm thì đã thấy mẹ chồng ngồi chờ từ lúc nào. Sáng hôm đó mẹ dặn dò con dâu mới nhiều điều trong đó có câu chuyện về cách ngâm dấm ớt, người Nhật đâu có ăn cay, thành ra ớt bán ngoài chợ tuy có nhưng toàn là ớt ngọt, không đáp ứng được nhu cầu thèm cay của chàng và nàng, vậy nên trong vali xách ra nước ngoài toàn ớt và tỏi, trước đây chàng 1 mình sang Nhật thì mẹ còn ngâm cho lọ dấm ớt mang theo, giờ có nàng tình nguyện đi theo làm osin rồi thì mẹ mua cho đồ tươi mà chế biến. Mẹ chồng nấu ăn rất khéo, lại thấy con dâu đoảng vị nên cứ dậy cách ngâm dấm ớt cũng không thừa, nhỡ chẳng may nàng vụng về mang ớt tỏi đem luộc rồi mới ngâm dấm thì phí toi công của mẹ, hìhì.
Ấy mà nghe mẹ dặn xong thì cũng thấy mẹ có bí quyết riêng để lọ dấm được ngon, rút gọn trong 3 điều:
- Thứ nhất là không được dùng dấm axit nếu không lọ ớt tỏi ngâm xong sẽ bị hỏng
- Thứ 2 là tỏi và ớt sau khi rửa sạch phải để thật khô nếu không tỏi sẽ bị chuyển màu xanh
- Thứ 3 là cho 1 thìa muối vào lọ dấm, giúp dấm đậm đà hơn, ớt và tỏi sẽ có độ giòn và để được lâu
Sang tới nơi nàng răm rắp làm theo "ý kiến chỉ đạo" của mẹ chồng, đúng là lọ dấm ớt phải để đến nửa năm vẫn còn thơm ngon, cứ dùng hết dấm nàng lại chế thêm vào, ớt và tỏi vẫn giòn và thơm. Thỉnh thoảng mẹ chồng gọi điện sang lại tiếp tục dặn cách làm dấm ớt mặc dù con dâu đã khoe rối rít thành quả rồi nhưng "cụ" vẫn chưa yên tâm . Vậy nên blog ẩm thực này vẫn còn là một bí mật giữa nàng và mẹ chồng, tại nàng chưa có dịp "trổ tài" còn mẹ chồng lại chẳng biết dùng internet, mà chàng lại được "chỉ thị" là tuyệt đối không khoe những món ăn nàng nấu với mẹ, rồi có dịp nào đó, nàng sẽ bù lại 1 tuần đoảng vị mẹ nhé.
Theo FunnyKitchen Opera
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)