Cứ mỗi độ đầu hè, người dân quê tôi lại vào mùa thu hoạch và chế biến đậu phộng. Trước đây, dụng cụ để ép dầu phộng gồm chày, nồi đồng, đoạn bộng gỗ mít... Việc ép dầu thường qua các công đoạn: giã đậu bằng chày đạp sao cho hạt đậu nát thành bột, tiếp đến đem hấp đậu bằng nồi đồng. Đậu chín, đổ ra gói thành bánh dầu, bánh dầu sau khi gói có hình tròn tương ứng với đoạn rỗng của thân gỗ mít và cuối cùng là đóng nêm, ép dầu bằng chày vồ.
Những người thợ cứ thay phiên nhau dùng tay đóng ép. Dầu từ đậu phộng được ép chảy ra các lỗ thủng dưới bộng. Ngày nay, mặc dù dụng cụ ép dầu phộng có cải tiến hơn, nhưng người thợ vẫn phải dùng sức lăn từng vòng bánh xe để ép cho dầu chảy ra. Dầu phộng ngoài công dụng chế biến, nấu thức ăn, còn được dùng để thắp sáng. Sản phẩm thu được kèm theo với dầu phộng là bánh dầu. Bánh dầu sạch vỏ, đem lùi vào tro nóng cho chín, ăn với đường bát có vị vừa bùi, béo lại thơm. Đặc biệt, bánh dầu phộng có thể dùng để bón cây thay phân nên rất quý với người nông dân.
Tuy không phải là nơi chế biến đặc sản kẹo đậu phộng như các vùng quê ngoài Bắc, nhưng người dân xứ Quảng lại thích đổ kẹo đậu phộng. Món kẹo đậu phộng tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự kỳ công, tỉ mỉ. Đậu phộng phải chọn những hạt ngon (không lép, không sâu), phơi vài nắng. Đường dùng để đổ kẹo phải là loại đường bát ngon. Chặt đường thành những cục nhỏ, cho một lượng nước vừa phải vào nồi. Khi đường sôi thì hạ lửa riu riu, nặn vào vài giọt chanh tươi. Khi đường tỏa mùi thơm thì nhỏ vài giọt đường vào chén nước, nếu thấy đường không tan, đông lại thì nhanh tay nhấc nồi xuống. Trút đậu vào nồi đường đang sôi, trộn đều rồi đổ tất cả trên mặt bánh tráng nướng để sẵn. Kẹo dẻo, thơm ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người làm. Thiếu chanh, hoặc đường "tới" quá, kẹo sẽ cứng và khét.
Trong hầu hết các món ăn đặc sản của xứ Quảng, đậu phộng bao giờ cũng có mặt, tạo nên hương vị đặc trưng, quyến rũ. Tô mì Quảng, món mít non trộn, bắp chuối hột... điểm vài hạt đậu phộng rang, sẽ tăng thêm phần hấp dẫn. Bánh ướt cuốn , bánh bèo, bánh đúc, bánh xèo... làm nhân hay nước chấm mà thiếu đậu phộng sẽ không thơm ngon.
Đậu phộng rang cũng là món khoái khẩu cho dân nhậu vùng quê. Đậu phộng rang giã nát, trộn với đường cát và muối, ăn với cơm nóng hoặc xôi vào những sáng trời se lạnh thì thật tuyệt!
Phan Thị Thanh Ly
Những người thợ cứ thay phiên nhau dùng tay đóng ép. Dầu từ đậu phộng được ép chảy ra các lỗ thủng dưới bộng. Ngày nay, mặc dù dụng cụ ép dầu phộng có cải tiến hơn, nhưng người thợ vẫn phải dùng sức lăn từng vòng bánh xe để ép cho dầu chảy ra. Dầu phộng ngoài công dụng chế biến, nấu thức ăn, còn được dùng để thắp sáng. Sản phẩm thu được kèm theo với dầu phộng là bánh dầu. Bánh dầu sạch vỏ, đem lùi vào tro nóng cho chín, ăn với đường bát có vị vừa bùi, béo lại thơm. Đặc biệt, bánh dầu phộng có thể dùng để bón cây thay phân nên rất quý với người nông dân.
Tuy không phải là nơi chế biến đặc sản kẹo đậu phộng như các vùng quê ngoài Bắc, nhưng người dân xứ Quảng lại thích đổ kẹo đậu phộng. Món kẹo đậu phộng tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự kỳ công, tỉ mỉ. Đậu phộng phải chọn những hạt ngon (không lép, không sâu), phơi vài nắng. Đường dùng để đổ kẹo phải là loại đường bát ngon. Chặt đường thành những cục nhỏ, cho một lượng nước vừa phải vào nồi. Khi đường sôi thì hạ lửa riu riu, nặn vào vài giọt chanh tươi. Khi đường tỏa mùi thơm thì nhỏ vài giọt đường vào chén nước, nếu thấy đường không tan, đông lại thì nhanh tay nhấc nồi xuống. Trút đậu vào nồi đường đang sôi, trộn đều rồi đổ tất cả trên mặt bánh tráng nướng để sẵn. Kẹo dẻo, thơm ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người làm. Thiếu chanh, hoặc đường "tới" quá, kẹo sẽ cứng và khét.
Trong hầu hết các món ăn đặc sản của xứ Quảng, đậu phộng bao giờ cũng có mặt, tạo nên hương vị đặc trưng, quyến rũ. Tô mì Quảng, món mít non trộn, bắp chuối hột... điểm vài hạt đậu phộng rang, sẽ tăng thêm phần hấp dẫn. Bánh ướt cuốn , bánh bèo, bánh đúc, bánh xèo... làm nhân hay nước chấm mà thiếu đậu phộng sẽ không thơm ngon.
Đậu phộng rang cũng là món khoái khẩu cho dân nhậu vùng quê. Đậu phộng rang giã nát, trộn với đường cát và muối, ăn với cơm nóng hoặc xôi vào những sáng trời se lạnh thì thật tuyệt!
Phan Thị Thanh Ly