30 tháng 6, 2009

Đậu phụ ( Đậu hũ ) là người bạn thân thiết của phụ nữ

Đậu phụ là một chế phẩm quan trọng của đậu nành đã có từ 2000 năm ở Trung Quốc và nay ở Việt Nam, đậu phụ có mặt trên khắp bàn ăn bình dân và bữa tiệc trong khách sạn. Trong sách cổ của Trung Quốc viết đậu phụ sánh cùng thịt dê.

Theo Trung dược học bản thảo thì đậu phụ có công dụng khoan trung, ích khí, điều hòa tỳ vị, làm tiêu chứng đầy bụng, hạ trọc khí ở đại tràng.

Hằng ngày ăn đậu phụ, cơ quan tiêu hóa sẽ làm việc tốt hơn, tiêu đi kịp thời chất độc hại khỏi cơ thể, tránh tình trạng tự đầu độc, để bảo vệ sức khỏe có hiệu quả.

Tác dụng ổn định huyết áp còn có thể giải thích do đậu nành chứa nhiều lecithin và isoflavon là những chất hòa tan chất béo, ngừa lắng đọng thành mạch. Lecithin có cholin và inositol tác động lên chuyển hóa mỡ ở gan và làm tăng tỷ lệ cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu. Vitamin E chống ôxy hóa và hòa tan chất béo, chất isoflavon cung cấp phytoestrogen làm giảm hội chứng tiền mãn kinh (bốc hỏa, cáu gắt). Các nhà khoa học Mỹ, Anh, Singapore cho biết uống sữa đậu nành, ăn đậu hũ giảm bớt nguy cơ ung thư vú.

Đậu nành còn có nhiều công dụng quý. Giảm nguy cơ tim mạch, giúp bộ não phát triển, giảm béo, chống loãng xương, cải thiện bệnh lý tiền mãn kinh chống lão hóa, chống ung thư.

Một số món ăn thuốc có đậu phụ

Canh đậu phụ:

+ Nấu với rau mồng tơi để nhuận tràng, thông tiện, thanh trừ nhiệt độc trong ruột.

+ Nấu với cải bẹ trắng thanh trừ nhiệt ở gan và dạ dày.

Đậu phụ xào nấm rơm: Đậu phụ 1 miếng, đậu hà lan và nấm rơm với lượng vừa đủ. Một ít nước tương, dầu vừng (hoặc dầu ăn khác), bột năng. Đậu phụ cắt vuông nhỏ dày 1cm để ráo nước rán vàng. Nấm rơm ngâm mềm, đậu hà lan để nguyên hoặc thái lát.

Xào nấm rơm xong cho nước, đậu phụ rán, đậu hà lan và các thứ gia vị còn lại, nêm bột. Có thể dùng nấm hương thay nấm rơm.

Món này có tác dụng bổ dưỡng của nấm rơm hoặc nấm hương, đậu hà lan.

Đậu phụ nấu dưa cải: Đậu phụ 2 miếng, dưa cải 150g. Dưa cải rửa sạch ngâm nước lạnh vớt ra vắt khô nước cắt nhỏ. Đậu phụ cắt nhỏ mỏng (dài 3cm, rộng 1,5cm, dày 1cm) nhúng nước sôi vớt ra để ráo nước. Cho dầu vào nồi cho sôi rồi cho hành, gừng đảo qua, cho dưa vào xào đều, cho đậu phụ. Đổ nước không ngập đậu phụ. Đun lửa to cho sôi rồi rút lửa nhỏ cho chín đậu nêm gia vị. Phụ nữ ăn món này được bổ sung canxi chống loãng xương và sắt chống thiếu máu cho cả mẹ lẫn con. Món canh dưa này nếu có thêm đầu cá sẽ tăng thêm vị ngon và bổ.

Đậu phụ xào rau chân vịt (cải pô-xôi): Đậu phụ khô 2 miếng. Rau chân vịt 500g, dầu lạc hoặc dầu vừng 40g, gia vị.

Đậu phụ khô rửa sạch, cắt miếng nhỏ hoặc đậu phụ tươi thái mỏng rán (lướt ván). Xào qua đậu phụ trước rồi mới cho râu chân vịt (đã thái nhỏ) vào xào cho đến khi rau có màu xanh thẫm thì nêm gia vị đảo đều nhấc ra.

Rau chân vịt cung cấp thêm canxi, sắt và vitamin C nên rất có lợi cho sức khỏe sản phụ mang thai thời kỳ cuối.

Đậu phụ nấu giá đậu nành, mộc nhĩ: Sợi đậu phụ khô 150g. Giá đậu xanh 100g, mộc nhĩ 100g, đậu phộng (lạc). Dầu vừng mỗi thứ 5g, gừng 10g, bột năng 15g. Nước giá đậu nành 200g (không có sợi đậu phụ khô dùng đậu phụ khô thái nhỏ). Đậu phụ khô ngâm mềm cắt đoạn ngắn. Gừng thái lát, giá đậu xanh nhúng nước sôi, mộc nhĩ làm sạch. Dùng dầu đảo qua gừng, rồi cho giá và mộc nhĩ đảo qua, xong cho đậu phụ nước giá đậu nành và gia vị. Dùng lửa nhỏ rồi to dần cho đặc lại, nêm bột năng, tưới dầu vừng.

Món này có mộc nhĩ nên có thêm canxi, phospho, sắt, kẽm và một số chất bổ dưỡng khác. Có lợi cho sức khỏe thai phụ thời kỳ cuối.

Đậu phụ trộn đậu hà lan non: Đậu phụ khô 200g (cắt nhỏ) quả đậu non 250g, cà rốt (thái sợi hoặc bào) 50g, đậu 10g, gừng vài lát nhỏ, gia vị. Quả đậu tước bỏ gân, thái lát luộc qua cho chín tới vớt ra ngâm nước lã (đun sôi để nguội) rồi để ráo nước. Đậu phụ khô luộc qua vớt ra để ráo nước.

Để đậu lát giữa đĩa. Đậu phụ để xung quanh đậu. Cà rốt để trên đậu quả. Cho dầu vừng (hoặc lạc) gia vị gừng trộn đều rồi tưới lên trên. Khi ăn trộn đều tất cả.

Đậu phụ (khô) trộn rau cần: Đậu phụ khô, giá đậu xanh, rau cần mỗi thứ 150g. Dầu vừng 15g, giấm 20g, tỏi giã nhuyễn 5g.

Đậu phụ rửa xong thái sợi, rau cần cắt đoạn ngắn cùng nhúng nước sôi rồi xả nước lã đun sôi để nguội cùng giá, để ráo nước. Tất cả trộn đều với dầu vừng, giấm, tỏi, gia vị. Món này chữa thiếu máu, suy nhược thần kinh, thiếu canxi, cao huyết áp, xơ cứng mạch máu.

Cháo đậu phụ đường phèn: Đậu phụ khô 2 miếng, đường phèn 150g, gạo tẻ 100g, đậu phụ thái nhỏ, nấu cháo nhừ rồi cho đậu, đường vào nấu chín đậu. Ăn nóng.

Cháo có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng vị, tiêu đàm, chỉ khát. Dùng thích hợp cho phụ nữ mang thai ho, sốt, ra mồ hôi.

BS. Phó Thuần Hương
Nguồn: Suckhoedoisong.vn

29 tháng 6, 2009

Chè xí xọn

Vật Liệu:

- 1/2 lb đậu xanh (loại không vỏ)
- 1/4 lb bột năng (tapioca)
- 3/4 lb đường trắng
- 1 lon nước cốt dừa
- 1.5 lít nước lạnh
- 1 tsp dầu vanila (hay 1 gói bột vanila)

Cách Làm:

- Đậu xanh nên ngâm trước trong nước âm ấm chừng vài giờ cho đậu mềm, sáo sạch lại với nước lạnh xong mang hấp cho đậu chín (khoảng 15-10 phút).

- Khuấy đều bột năng với 0.5 lít nước

- Cho đường vào nấu chung với 1 lít nước, khi nước đường đã gần sôi cho nước pha bột năng vào, khuấy đều chầm chậm cho đến khi bột gần sánh lại chúng ta hãy cho đậu xanh hấp chín và dầu vanila vào trộn đều là xong. Có người không dùng dầu vanila nhưng thế bằng nước nấu lá dứa cũng khá thanh! (Remember: lá dứa tuoi chớ HUM phải dầu dứa nha)

- Phần làm nước dừa.. 1 lon nuóc cốt dừa, muốn nước dừa đặc thì đun nóng và cho vào ít nước pha với bột tapioca (bột năng) là xong chuyện, nhớ bỏ tí muối & đường..

- Khi ăn thì múc chè ra chén và cho nước dừa lên mặt!

28 tháng 6, 2009

Rau Muống Xào Chao


@ Chuẩn bị:

- Rau muống mua về, lặt sạch sẽ, rồi rửa sạch, để ráo. Trong lúc rửa nhớ để chút muối, cho rau nhã ra những vi khuẩn bám ở rau.
- Chao nứơc.
- Tỏi
- Đường

@ Thực hiện:

- Bắt xoong nước lạnh lên bếp, cho vô chút muối, nước sôi cho rau vào, đợi sôi lại chút xíu là vớt rau ra.
- Để rau vào vòi nước lạnh, xong để ráo.
- Chao nước mua về, lấy ra chén, có chao miếng và có nước chao, trộn đều, cho ít đường.
- Bắt chảo lên bếp, cho ít dầu ăn, cho múi tỏi vào cho thơm. Cho rau vào, sau đó cho tiếp chén chao vào, rồi đảo đều tay.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn,
- Thấy được thì đập vào múi tỏi,
- Dzị là ok, tắt bếp.

@ Trình bày:

- Rau muống xào chao thường ăn với cơm, hoặc có khi ăn chơi cũng được.

Theo Nhà Bếp Tuổi Thơ

27 tháng 6, 2009

Ớt xanh nhồi đậu hũ

1 trái ớt xanh large (green bell pepper)
1 hộp đậu hũ non (soft tofu)
hành tây
nấm đông cô 2 cái
2 teaspoons đường
3 teaspoons nuoc' tuong (soy sauce)
1 tablespoon bo^t. mi` (all purpose flour)
1 teaspoon bo^t. ne^m
#1,Ớt cắt làm đôi theo chiều dọc, lấy hột ra
#2,Na^m' đông co^ xắt hạt lựu, tiny cubes
#3,hành tây xắt hạt lựu , NT hông có hành tây nên bỏ củ năng (water chestnut ) vào
Đậu hũ thấm napkins cho bớt nước, rồi bỏ vào tô dằm nát ra

Cho những thứ trong 1, 2, và 3 vào tô đậu hũ, xong cho gia vị vào, ít tiêu, bột mì, trôn đều cho đậu hũ quết vào nhau . Xong múc đậu hũ cho vào những nửa trái ớt , then hấp for 12 minutes, đừng hấp lâu quá ớt nó sẽ bị mềm

nấu nuóc sauce (ko cần nếu bạn ko muón làm nuóc sauce)

cho chừng 1 teaspoon bột bắp quậy đều trong 2 tablespoon nuóc lạnh, then cho 2 teaspoon nuóc tuong và 2 teaspoon đường vào cho lên bếp nấu, quậy đều , rùi nêm lại coi vừa chưa, then rắc lên đậu hũ

Theo MatTim ( TuoiTho.Net )

26 tháng 6, 2009

NGƯỜI BỊ CAO HUYẾT ÁP NÊN ĂN GÌ? ( Thạc sĩ HOÀNG KHÁNH TOÀN )

Khi bị cao huyết áp, ngoài thuốc ra, việc lựa chọn và duy trì một chế độ ăn khôn ngoan và thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề tuân thủ những nguyên tắc chung như ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích..., người bệnh nhiều khi tỏ ra lúng túng khi chọn dùng các đồ ăn thức uống cụ thể trong sinh hoạt thường nhật. Trên cơ sở kết hợp kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu của dinh dưỡng học cổ truyền và hiện đại, bài viết này xin được giới thiệu một số thực phẩm thích hợp và có lợi cho việc phòng chống cao huyết áp để độc giả tham khảo và vận dụng.

Cần tây: Có tên khoa học là Apium graveolens L., dùng thứ càng tươi càng tốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước (nếu có máy ép thì càng tốt), chế thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp. Cần chú ý tránh nhầm lẫn với loại cần ta thường dùng làm rau ăn hàng ngày, có tên khoa học là Oenanthe stolinefera Wall.

Cải cúc: Là loại rau thông dụng, có hương thơm đặc biệt, chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và giáng áp. Nên dùng làm rau ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều. Đặc biệt thích hợp với những người bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu.

Rau muống: Còn gọi là ung thái, không tâm thái, đằng đằng thái..., chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo triệu chứng đau đầu.

Măng lau: Có công dụng hoạt huyết, thông tràng vị, khai hung cách (làm thoải mái lồng ngực) và chống phiền khát. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, măng lau có khả năng tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường thể lực, làm giãn mạch, cường tim, lợi niệu, giáng áp và phòng chống ung thư, là thức ăn rất thích hợp cho người bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch.

Cà chua: Có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can và giáng áp. Là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.

: Đặc biệt cà tím là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người bị cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.

Cà rốt: Có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những người bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt.

Hành tây: Trong thành phần không chứa chất béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, đối kháng với tác dụng làm tăng huyết áp của Catecholamine, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối Natri trong cơ thể nên làm giảm huyết áp. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều Rutin rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não.

Nấm hương và nấm rơm: Là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng lại có khả năng phòng chống vữa xơ động mạch và hạ huyết áp, rất thích hợp cho những người bị cao huyết áp vào mùa hè thu.

Mộc nhĩ: Mộc nhĩ đen hay mộc nhĩ trắng đều là những thực phẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Hàng ngày có thể dùng mộc nhĩ trắng 10g hoặc mộc nhĩ đen 6g, đem nấu nhừ rồi chế thêm 10g đường phèn ăn trong ngày. Khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt thì đây là loại thức ăn lý tưởng.

Tỏi: Có công dụng hạ mỡ máu và hạ huyết áp. Hàng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm dấm, hay uống 5ml dấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình thường.

Lạc: Có công dụng hạ mỡ máu và giáng áp. Kinh nghiệm dân gian Trung Quốc dùng lạc ngâm với dấm ăn, sau chừng 5 ngày thì dùng được, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 10 hạt.

Hải tảo ( rong biển ), hải đới ( kelp, rong biển nâu ) và tảo đỏ: Đều là những thực phẩm ở biển. Có công dụng phòng chống vữa xơ động mạch và hạ huyết áp. Có thể dùng phối hợp cả ba thứ cùng một lúc hoặc thay thế nhau.

Đậu Hà Lan và đậu xanh: Là hai loại thực phẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Hàng ngày nên dùng giá đậu Hà Lan 1 nắm rửa sạch rồi ép lấy nước uống hoặc dùng làm rau ăn thường xuyên. Kinh nghiệm dân gian thường dùng đậu xanh hầm với hải đới ăn hoặc đậu xanh và vừng đen sao thơm, tán bột ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50g để phòng chống cao huyết áp.

Sữa đậu nành: Là đồ uống lý tưởng cho người bị cao huyết áp, có công dụng phòng chống vữa xơ động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và giáng áp. Mỗi ngày nên dùng 1.000ml sữa đậu nành pha với 100g đường trắng, chia uống vài lần trong ngày.

Táo: Là loại táo to nhập từ Trung Quốc và các nước châu Âu, chứa nhiều Kali có thể kết hợp với lượng Natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường. Mỗi ngày nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng 50ml.

Lê: Là thứ quả có công dụng thanh nhiệt, trấn tĩnh và giáng áp, rất có lợi cho những người bị cao huyết áp có kèm theo các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, hay hồi hộp trống ngực. Mỗi ngày nên ăn đều đặn từ 1- 2 quả hoặc ép lấy nước cốt uống.

Chuối tiêu: Có công dụng thanh nhiệt, lợi niệu, thông tiện và giáng áp. Mỗi ngày nên ăn từ 1-2 quả, hoặc dùng vỏ quả chuối tiêu tươi 30-60g sắc uống thay trà.

Dưa hấu: Rất thích hợp cho người bị cao huyết áp vào mùa hè vì có tác dụng thanh nhiệt và lợi niệu khá tốt, từ đó giúp cho huyết áp được ổn định. Người ta còn dùng vỏ dưa hấu 12g và thảo quyết minh 12g sắc uống thay trà hàng ngày, hoặc ăn hạt dưa hấu mỗi ngày từ 9-15g để làm hạ huyết áp.

Dưa chuột: Chứa nhiều muối Kali, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, lợi niệu và giáng áp, rất thích hợp cho người bị cao huyết áp về mùa hè. Nên dùng dưới dạng ăn sống hoặc chế thành dưa góp nhưng chú ý không cho quá nhiều muối.

Nho: Rất tốt cho người bị cao huyết áp, kể cả nho tươi hoặc nho khô, vì trong thành phần có chứa nhiều muối Kali nên có công dụng giảm áp, lợi niệu và bồi phụ lượng Kali mất đi do dùng các thuốc lợi tiểu Tây y.

Mã thầy: Mỗi ngày dùng 60-120g rửa sạch, ép lấy nước, chia uống 3 lần trong ngày hoặc dùng 120g sắc cùng với hải đới 60g và hải tảo 60g, uống thay trà trong ngày.

Ngoài ra, người bị cao huyết áp còn nên trọng dụng một số thực phẩm khác như ngô (đặc biệt là trà râu ngô), vừng, hạt sen, ngó sen, củ cải, đậu tương, cải xanh, bắp cải, dầu thực vật, trà tâm sen, trà hoa hòe, trà thảo quyết minh, trà cúc hoa, trà bạch cúc, trà kỷ tử, mật ong... Không hoặc hạn chế dùng một số thực phẩm như lòng đỏ trứng, não động vật, gan dê, thịt chim sẻ, thịt dê, thịt chó, thận lợn, mỡ động vật, rượu trắng, dưa hoặc cà muối mặn, thuốc lá, cà phê, trà đặc, hạt tiêu, ớt, gừng


Bệnh cao áp huyết (hypertension, high blood pressure) nguy hiểm, đưa đến những biến chứng như tai biến mạch máu não (stroke), chết cơ tim cấp tính (heart attack), suy tim, suy thận. Cao áp huyết còn rút ngắn tuổi thọ. Khổ cái, trong đa số các trường hợp, cao áp huyết không gây triệu chứng. Nhiều vị không biết mình mang bệnh, tình cờ đi thăm bác sĩ vì một lý do gì khác, được bác sĩ cho biết có cao áp huyết. Cho nên, cao áp huyết nổi danh là một “căn bệnh thầm lặng”.

Cao áp huyết là gì? Con tim bơm máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể qua những hệ thống mạch máu gọi là động mạch. Ví như một máy bơm nước đẩy nước qua các ống dẫn. Khi máu được tim bơm đẩy, và chảy trong lòng các mạch máu, sức ép của máu vào thành mạch máu sẽ tạo một áp suất (pressure) gọi là áp huyết (blood pressure). Áp huyết thay đổi tùy lúc, và tùy các hoạt động của cơ thể. Áp huyết xuống thấp hơn lúc ta ngủ, nghỉ và lên cao hơn khi tinh thần ta kích động, buồn bực hoặc trong lúc ta tập thể dục, chơi thể thao.

Áp huyết được diễn tả bằng 2 số, thí dụ: 140/90. Số trên (140) được gọi là áp suất systolic (áp suất tâm thu) : sức ép của máu vào lòng động mạch mỗi khi tim co bóp để bơm máu ra khỏi tim. Số dưới (90) được gọi áp suất diastolic (áp suất tâm trương) : áp suất trong lòng động mạch khi con tim dãn ra giữa hai nhịp co bóp. Số trên tượng trưng áp suất cực đại (maximum) trong lòng động mạch, và số dưới tượng trưng áp suất cực tiểu (minimum) trong lòng động mạch.

Theo sự phân loại mới, áp suất systolic bình thường dưới 120 và áp suất diastolic dưới 80.

Áp huyết từ 140/90 trở lên được xem là cao (đo ít nhất 3 lần, vào 3 dịp khác nhau);

Biến chứng của cao áp huyết

Bệnh cao áp huyết, không chữa trị, làm hại cơ thể ta nhiều cách. Áp huyết cao hơn bình thường khiến tim và các mạch máu phải làm việc nhiều hơn. Con tim lúc nào cũng gắng sức, sau trở thành mệt mỏi, và yếu dần. Cho đến một lúc, con tim suy yếu sẽ không còn bơm đủ máu, không đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan trong cơ thể, nhất là khi người bệnh vận động, gây các triệu chứng mau mệt, choáng váng, khó thở, ..., nhất là khi vận động.


Áp suất cao trong các mạch máu có thể làm tổn thương thành của các mạch máu. Những chỗ tổn thương trong lòng các mạch máu dễ bị chất mỡ cholesterol và các tế bào tiểu cầu (platelet) luôn luôn có sẵn trong máu bám vào. Cơ chế dây chuyền này lại càng làm lòng các mạch máu tổn thương thêm nữa và dần dần nhỏ hẹp lại. Bạn tưởng tượng, nếu các mạch máu dẫn máu đến nuôi tim càng lúc càng tổn thương và nhỏ hẹp lại, dĩ nhiên đến một ngày nào đó, sẽ không còn mang đủ máu đến để nuôi tim. Nếu một phần tim thiếu máu nuôi trầm trọng, phần tim đó có thể chết và gây ra hiện tượng chết cơ tim cấp tính (heart attack).

Tương tự, cao áp huyết làm tổn thương các mạch máu nuôi óc, nuôi thận, nuôi mắt, ... gây các biến chứng tai biến mạch máu não, suy thận, giảm thị giác, ... So với người thường, người cao áp huyết, nếu không chữa, dễ bị bệnh hẹp tắc các động mạch tim khiến tim đâm thiếu máu nuôi (ischemic heart disease) gấp 3 lần, dễ suy tim gấp 6 lần, và dễ bị tai biến mạch máu não gấp 7 lần.

25 tháng 6, 2009

Dưa mắm - dưa muối

Nam Bộ khi thắt ngặt thức ăn , người ta giở khạp mắm lấy dưa ra chế biến món ăn , thật giản dị mà thấm đậm tình quê , tình người biết bao ! Dưa mắm , dưa muối đều là món ăn đạm bạc của người lao động dân dã , mà hầu hết ở chợ quê phương Nam đều có bày bán .

Dưa mắm - dưa muối cơ bản được làm bằng dưa leo , đu đủ , dưa gang ngâm với nước vôi một ngày 1 đêm cho dòn rồi vớt ra , rửa sạch để ráo . Sau đó , ngâm nước muối cho thật mặn rồi nhận dưa leo , đu đủ , dưa gang vào khạp muối cho thấm , khoảng 15 ngày là vớt ra ăn được .

Dưa mắm hoặc dưa muối sau khi vớt ra rửa sạch ,sắt nhỏ từng miếng , ướp thêm gia vị đường , bột ngọt , tỏi , chanh ,ớt ... trộn đều cho thấm ăn mới "bắt miệng" .

Sau những giờ phút lao động vất vả ngoài đồng áng , bụng đói cồn cào , về nhà lục nồi cơm nguội , ăn với dưa mắm đã là sang nhất trần đời !

Mổi buổi sáng điểm tâm , ăn cháo đậu đen hay cháo trắng với dưa muối là "hợp gu" nhất . Đôi khi người ta ăn dưa mắm với bắp nấu , vừa cạp , vừa ăn .

Ngày nhỏ , ở nông thôn , gia đình đông anh em , mẹ tôi thường dự trữ dưa mắm để ăn dài dài .Lâu ngày thấy ngán , ra sau vườn , hái đọt rau lang đem luộc chín chấm với nước tương ăn ngon lành , cần chi cá , thịt .

Nhiều hộ chuyên sống băng nghề làm dưa mắm - dưa muối dự trữ để bán có thu nhập cao . Nhà có diện tích rộn họ dùng chứa hàng chục khap mái đầm to tướng làm dưa đem bán chợ quanh năm cuộc sống khoẻ re .

Ngày nay , món dưa mắm vẫn tồn tại bên mâm cơm của nhiều hộ giàu có . Tuy vậy , người lao động vẫn còn giữ được truyền thống món dưa muối quen thuộc dân dã một thời , đậm đà bản sắc văn hoá ẩm thực đất phương Nam . Dưa nắm - dưa muối tuy là món ăn bình dị , nhưng thiếu nó như thiếu chút hồn quê

Theo tác giả Trần Trọng Trí (đăng ở báo Áo Trắng)

24 tháng 6, 2009

Tàu hũ ky chiên giòn

Tàu hũ ky bao củ cải chiên vàng, chấm cùng nước sốt dầu vừng. Đây là món chay có vị béo, mát rất lạ miệng.

- 1/2kg củ cải trắng
- 1 miếng tàu hũ ky lớn
- Gia vị, nước dùng chay, dầu phộng, dầu mè, bột chiên xù, bột mì.

- Củ cải trắng gọt vỏ, cắt miếng chữ nhật chừng 4x2x1cm, cắt miếng thật đều, món ăn trình bày đẹp mắt hơn. Ngâm củ cải trong nước muối pha khá mặn trong khoảng 20 phút, vớt ra xả lại nước lạnh, vẩy ráo, đem hấp chín.

- Ngâm tàu hũ ky trong nước cho mềm, cắt miếng vừa đủ gói kín cho một miếng củ cải.

- Pha nửa chén nước dùng với 3 hoặc 4 muỗng xúp bột mì cho hỗn hợp vừa quánh sệt, thêm vào 2g bột nổi, nếm rồi nêm lại chút muối tiêu cho đậm đà. Để qua mươi phút cho bột nở.

- Chuẩn bị chảo nhiều dầu, vá lưới. Cho ít bột chiên xù ra đĩa.

- Nhúng từng miếng củ cải vào hồ bột, lấy miếng tàu hũ ky gói kín lại và dùng hồ bột để ép mí kín miếng tàu hũ ky. Nhúng gói tàu hũ củ cải vào hồ bột rồi lăn vào bột chiên xù. Chiên vàng giòn với dầu phộng (nếu có dầu phộng, món ăn sẽ có vị đặc trưng hơn, vớt ra để thật ráo dầu. Trình bày lên đĩa.

- Pha nước sốt: Pha loãng 1 muỗng xúp bột năng với 1/2 chén nước lạnh. Bắc 1 chén nước dùng chay lên bếp, nêm vào: dầu mè đen, dầu phộng, mỗi thứ 1 muỗng cà phê + 2 tép kiệu băm + 1 muỗng xúp tương bắc + chút đường muối vừa miệng, cho từ từ nước bột năng vào cho hỗn hợp hơi sánh lại, không sệt quá. Đổ nước sốt nóng lên đĩa củ cải chiên hoặc dọn riêng để chấm kèm, trải ngò cọng, rắc tiêu bột.

Sử dụng hai loại dầu sẽ cho sốt có vị đặc biệt, nếu không tiện, dùng dầu thường cũng được.

Theo VietBao

23 tháng 6, 2009

Bí đao cuốn kim châm


Bí đao non, cuộn kim châm, cà rốt, mộc nhĩ... rồi hấp chín. Món này có thể dùng cho thực đơn chay.

Nguyên liệu:

- Cách làm: Chọn bí đao non có vòng thân lớn cho dễ làm, đặc ruột, gọt vỏ, cắt khúc cao chừng 10 cm, bản rộng còn khoảng 5-7 cm, dùng dao mỏng bén cắt dọc thành lát mỏng khoảng 2 ly. Tùy bí tươi hay không sau khi cắt thấy mềm có thể cuốn tròn lại được thì không cần phải trụng nhanh vào nước sôi. Nếu lát bí cứng, trụng nhanh vào nước sôi khoảng mươi giây cho bí mềm. Làm khoảng 15 lát cho một đĩa.

- 50 g sợi kim châm ngâm nước cho mềm; cà rốt gọt vỏ, dưa leo gọt vỏ bỏ ruột, nấm mèo ngâm nước cho nở mềm... mỗi thứ khoảng nửa chén, cắt sợi thật nhuyễn. Chuẩn bị nồi hấp.

- Cuốn tròn mỗi miếng bí với vài sợi kim châm, nấm mèo, dưa leo, cà rốt... cho đều tay đẹp mắt, sắp thành hoa văn vào đĩa, châm nước gia vị vào, cho vào nồi hấp khoảng 5 phút sau khi nước sôi. Lưu ý bí rất mau chín, thăm chừng thấy lát bí trở trong là lấy ra ngay, đừng để nát bí.

- Pha hỗn hợp gia vị trong một cái nồi nhỏ với: 1/2 chén nước dùng chay, nêm vào chút gừng băm + muối + dầu mè + chút xì dầu cho vừa miệng. Pha 2 muỗng cà phê bột năng với nửa chén nước nguội. Cho nước gia vị lên bếp để sôi, cho vào chút nước bột để hỗn hợp trở trong và hơi sánh là được. Tưới nước gia vị lên đĩa bí, dọn ăn nóng.

Theo VietBao

22 tháng 6, 2009

Món ăn chay thanh đạm : Gỏi bắp chuối đậu hũ ky, Đậu phụ sốt nấm , Canh đậu phụ non , Mì căn xào bông cải


Việc thay đổi khẩu vị cho bữa cơm hàng ngày là rất cần thiết. Kỳ này, những món ăn thanh đạm, ít dầu mỡ, quá trình chế biến đơn giản với các nguyên liệu như đậu phụ, đậu hũ ky, kết hợp với các loại rau củ sẽ giúp bạn ngon miệng hơn. Các món ăn đều có màu sắc tự nhiên và bắt mắt từ bí đỏ, bông cải xanh, ớt chuông… và có nhiều chất dinh dưỡng. Chúng ta hãy nhanh tay chế biến nhé!

*
Gỏi bắp chuối đậu hũ ky

Nguyên liệu:

1 lá đậu hũ ky, 200g bắp chuối, 1/2 củ hành tây tím, 1/4 quả ớt chuông vàng, 1/4 quả ớt chuông đỏ, 1 quả ớt sừng, 50g hạt điều rang vàng, 1 nhánh cần tây.

Nước tương trộn gỏi: 1 thìa súp nước tương, 2 thìa súp đường, 1 thìa súp nước cốt chanh, 1 thìa cà phê tỏi, ớt xay, 1 thìa súp tương ớt.

Thực hiện:

Đậu hũ ky rán vàng, bẻ miếng. Bắp chuối thái sợi mỏng. Củ hành tây tím thái mỏng. Ớt chuông vàng và đỏ thái sợi. Ớt sừng bỏ hạt, thái sợi. Cần tây tước xơ, thái khúc, lá thái nhỏ. Cho bắp chuối, hành tím, ớt chuông vàng và đỏ, cần tây, ớt sợi, đậu hũ ky vào tô, rưới nước tương trộn vào trộn đều cho thấm gia vị, thêm hạt điều vào trộn.

Thưởng thức:

Cho gỏi bắp chuối ra đĩa. Dùng ngay.

Đậu phụ sốt nấm


Nguyên liệu:

2 miếng đậu phụ non, 100g nấm rơm, 1 cây boa-rô, 100g bông cải xanh, 1/4 củ hành tây tím, 100g bí đỏ, 1 nhánh cần, dầu ăn, dầu hào, hạt nêm, đường, tiêu.

Thực hiện:

Đậu phụ non cắt miếng vừa ăn. Nấm rơm thái nhỏ. Boa-rô thái khoanh. Bông cải xanh thái nhỏ. Hành tây tím và bí đỏ thái hạt lựu. Đun nóng 1 thìa súp dầu ăn, cho hành tây tím, boa-rô vào phi thơm. Cho bí đỏ vào xào, thêm bông cải xanh, nêm 2 thìa súp dầu hào, 1 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê đường, cho nấm vào đảo đều. Đậu phụ non xếp ra đĩa cho nấm lên, hấp cách thủy 10 phút.

Thưởng thức:

Sau khi hấp chín, lấy đĩa đậu phụ ra, rắc tiêu lên trên, trang trí với rau cần tây. Dùng nóng với cơm trắng.

Canh đậu phụ non


Nguyên liệu:

1 miếng đậu phụ non, 200g bí ngòi, 1 nhánh cần tây, 100g bí đỏ, 100g khoai tây, 50g nấm đông cô, 1 lít nước dùng, hạt nêm, tiêu.

Thực hiện:

Đậu phụ non cắt miếng vuông. Bí ngòi gọt vỏ, cắt khoanh. Cần tây tước xơ, thái khúc.Bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng vuông. Khoai tây gọt vỏ, ngâm nước cho trắng, rửa sạch, cắt miếng vuông. Nấm đông cô thái lát. Đun sôi nước dùng, cho khoai tây, bí đỏ vào nấu chín, nêm 1 thìa súp hạt nêm. Bí ngòi, nấm đông cô, đậu phụ vào nấu chín, nêm nếm lại cho vừa ăn.

Thưởng thức:

Múc canh ra tô, rắc tiêu. Trang trí rau cần tây lên trên tô canh. Món ăn này dùng nóng với cơm trắng.

Mì căn xào bông cải


Nguyên liệu:

2 cây mì căn thái miếng vừa, 100g bông cải xanh, 100g bông cải trắng, 100g nấm rơm, 100g bí đỏ, 1 cây boa-rô, 1 cây cần tây, 1/2 bát nước dùng, 2 thìa cà phê bột năng, dầu ăn, hạt nêm, tiêu.

Thực hiện:

Bông cải xanh và trắng thái miếng vừa ăn và trụng chín. Nấm rơm ngâm nước muối, cắt chân, rửa sạch và thái đôi. Bí đỏ gọt vỏ, thái miếng vừa ăn. Boa-rô thái khoanh. Đun nóng dầu trong chảo, cho boa-rô vào phi thơm. Cho mì căn, bí đỏ vào xào, nêm 2 thìa súp hạt nêm, nước dùng, thêm cần tây thái khúc, bông cải, nấm rơm vào xào chín. Cho bột năng hòa với nước cho hơi sánh và đổ vào đồ xào. Đun sôi và nhấc xuống.

Thưởng thức:

Đổ đồ xào ra đĩa, rắc tiêu lên trên. Dùng nóng với cơm trắng, nước tương với ớt lát.


Sổ tay người nội trợ

Bữa ăn thanh đạm chủ yếu dựa vào thực phẩm có nguồn gốc thực vật như mì căn, đậu phụ và các loại rau củ giàu chất dinh dưỡng và vitamin. Các món ăn trong thực đơn này đảm bảo cung cấp năng lượng cho cơ thể không kém thịt, cá, trứng…

Tất cả các món nếu được chế biến khéo léo tạo nên vị ngon ngọt tự nhiên. Trong mỗi món, bạn cần chú ý một số điểm để tăng hương vị cho món ăn:

- Với món canh đậu phụ non, khi rau củ chín, bạn cho đậu phụ non vào rồi nhấc ra ngay vì đun quá lâu sẽ khiến đậu bị nát.

- Sau khi gọt vỏ bí ngòi và khoai tây, nên ngâm với nước muối để không bị thâm đen.

- Để rửa bông cải sạch, khi thái bông cải thành miếng bạn nên thả vào nước muối pha loãng.

- Để gỏi chuối không bị thâm đen, bạn nên ngâm bắp chuối với nước muối pha loãng. Trộn gỏi trước bữa ăn khoảng 10 phút. Khi gần ăn mới đập giập hạt điều rắc vào đĩa gỏi.

(Theo_24h)

21 tháng 6, 2009

CHẢ GIÒ CHAY ( Theo Thư Viện Hoa Sen )

- 1 hộp đậu hũ loại regular 14 oz
- 4 củ cà rốt loại medium
- 1 pack of 20 or 25 spring roll skins (roll wrappers) : bánh tráng
- 4 ounces nấm đông cô
- 1 gói miến nhỏ
- 1 củ boa-rô, cắt nhỏ
- 2 ounces nấm mèo
- 6 củ khoai môn nhỏ hay 1 củ khoai tây
- 1 củ sắn tươi
- 4 ounces đậu xanh chà vỏ (peeled split mung bean)

Gia vị : 1/2 teaspoons muối + 2 teaspoons bột nêm chay + 1teaspoon tiêu + 1teaspoon đường + 4 cups dầu canola để chiên


Giai Đoạn Một: Sửa Soạn

- Củ sắn và cà rốt: thái chỉ, vắt thật ráo nước
- Nấm đông cô: ngâm nước ấm, rửa sạch, cắt thành sợi nhỏ.
- Nấm mèo: ngâm nước lạnh, rửa sạch, cắt thành sợi nhỏ
- Đậu hũ: cắt thành lát mỏng, chiên vàng, sau đó cắt thành sợi nhỏ
- Khoai môn hoặc khoai tây: bào vỏ, rửa sạch, cắt thành sợi nhỏ
- Miến: ngâm nước lạnh, cắt ngắn
- Đậu xanh: ngâm nước lạnh cho mềm, hấp vừa chín, chà nhuyễn
- Boa-rô: cắt nhỏ

Giai Đoạn Hai: Trộn Nhân

- Trộn tất cả nấm đông cô, nấm mèo, đậu hũ, củ sắn, cà rốt, đậu xanh, khoai môn, miến, boa-rô và gia vị vào. Nêm nếm cho vừa miệng. (Có thể ướp riêng mỗi thứ cho thấm trước khi trộn chung )

Giai Đoạn Ba: Gói và Chiên

- Phân thành từng phần nhỏ mỗi phần khoảng hai tablespoons nhân, gói trong roll wrapper, thành dạng hình tròn ống. Dán lại bằng hỗn hợp nước bột mì.
- Làm nóng chảo dầu khoảng 350 độ F (177 độ C). Chiên ngập trong dầu sôi cho đến khi có mầu vàng là được.

( Theo Thư Viện Hoa Sen )

20 tháng 6, 2009

BÌ CHAY ( Theo Thư Viện Hoa Sen )


Sáu khẩu phần

Nguyên Liệu

- 1 hộp đậu hũ loại firm, 14 ounce
- 1 củ sắn loại vừa
- 2 củ khoai tây loại vừa
- 1 gói miến nhỏ
- 3 lát ham chay Nhật
- 1 ounce thính bột
- 1 teaspoon tiêu
- 1 teaspoon bột nêm chay
- 1 teaspoon muối
- 1/2 teaspoon đường
- 2 cups dầu canola dùng để chiên

Sửa Soạn

- Đậu hũ để ráo nước, cắt lát mỏng, chiên vàng, cắt thành sợi nhỏ
- Củ sắn: gọt vỏ, rửa sạch, cắt làm tư, chiên vàng rồi cắt thành sợi nhỏ
- Khoai tây: gọt vỏ, cắt sợi nhỏ, rửa sạch để thật ráo nước, chiên vàng
- Miến: nhúng nước sôi khoảng 45 giây, vớt ra cắt ngắn
- Ham chay chiên sơ, cắt thành sợi nhỏ.

Cách Làm

-Trộn chung các thứ đậu hũ, củ sắn, khoai tây, miến và ham.
- Nêm gia vị cho vừa ăn. Sau cùng trộn bột thính cho đều.

Trình Bày:

Bì chay có thể dùng để làm thành các món ăn sáng như bánh mì bì, cơm tấm bì, bún bì và bì cuốn. Ăn kèm với nước tương chua ngọt và đồ chua.

( Theo Thư Viện Hoa Sen )

19 tháng 6, 2009

PHA NƯỚC TƯƠNG CHUA NGỌT



- 1 cup trái thơm cắt nhỏ
- 2 tablespoons nước tương
- 1 trái chanh loại medium
- 1 tablespoon đường
- 1/2 tablespoon muối
- 1 teaspoon bột nêm chay
- 1 teaspoon ớt đỏ cay vừa, băm nhỏ
- 1 củ cà rốt nhỏ, cắt thành sợi nhỏ
- 1 cup nước lọc hay nước dừa Xiêm


- Thơm gọt vỏ, rửa sạch, bằm nhỏ vắt lấy nước.
- Trộn chung nước thơm, nước lọc, nước tương, đường, muối, bột nêm
- Nấu sôi, nêm vừa miệng ăn.
- Để nguội, cho boa-rô, chanh, cà rốt và ớt đỏ. Nếm vừa chua vừa ngọt là được.

( Theo Thư Viện Hoa Sen )

18 tháng 6, 2009

Mắm Ruốc Chay


- 1 hủ chao đỏ nhỏ chừng 4 muổng súp
-1 muổng súp đường.
- 1 tép boa rô
- 3 tép xả, xắt mỏng và bằm nhuyển
- 2 muổng súp dầu ăn.



Đổ dầu vào nồi, đợi cho dầu nóng, bỏ boa rô vào, xào sơ xong để xã vào, cho đến khi xã bắt đầu có mùi thơm, bỏ chao đỏ vào, đường vào, chừng 3 đến 5 phút thì bắt nồi mắm xuống, để ruốc vào trong một cái keo , để vào tủ lạnh dùng được lâu ngày


Ruốc chắm với rau, cải và dưa leo dùng với cơm trắng

17 tháng 6, 2009

Phở Bắc chay


5 cups nước súp chay (xem cách làm)
Bánh phở tươi hay phở khô
14 oz đậu hũ
16 oz. nấm rơm tươi
Giò lụa
Ngò gai, húng quế, ngò, chanh, giá, ớt
Một miếng quế nhỏ
5 cái hoa hồi
1 tablespoon hột ngò khô
1/2 teaspoon ngũ vị hương
Một củ gừng cỡ nhỏ


Đậu hũ để ráo nước, cắt làm bốn, ướp tiêu, muối, boa-rô, bột nêm chay, ngũ vị hương, cho thấm rồi chiên vàng. Sau đó cắt thành miếng nhỏ vừa ăn
Nấm rơm tươi: rửa sạch, cắt làm ba. Xào nấm với dầu, boa rô, tiêu, muối, và bột nêm cho thấm
- Giò lụa: Xắt lát mỏng
- Bánh phở tươi: nhúng nước sôi. Nếu là bánh phở khô, cần ngâm nước lạnh, xả sạch trước khi nhúng nước sôi.
- Các loại rau thơm: rửa sạch
- Gừng tươi: nướng vàng, đập dập

Thực hiện
Nước súp ( nấu với cà rốt+ củ cải trắng+ trái su su) để cút muối, đường ( hay chút bột ngọt) nấu cho đến khi rau cải chín, lượt lấy nước dùng

Cho nước súp đã nấu sẵn vào nồi vừa đủ số lượng người ăn, nêm chút bột nêm chay và muối.
Hoa hồi, quế, hột ngò khô, bỏ chung vào bao giấy cột chặt,thả vào nồi nước súp.
Cho gững đã nướng vàng vào nồi
Nấu sôi nước súp khoảng 15 phút, nêm nếm vừa miệng.


Cho bánh phở vào tô, sắp giò lụa, nấm, đậu hũ, khi nào dùng sẽ chế nước súp đang sôi vào bát phở, bỏ ngò, tiêu lên mặt tô. Ăn với húng quế, ngò gai, giá, tương phở, chanh và ớt.
Nguyên Tắc: Nước súp phải trong, ngọt, phảng phất mùi gừng, quế và hồi.

Ghi Chú: Có thể dùng thực phẩm biến chế như ham chay thái lát, để cho thêm vào làm nhân

16 tháng 6, 2009

Mời ghé quán cơm chay Thiện Duyên 174 Calmette Quận 1 Sài gòn. Điện thoại 08 - 39147453.

15 tháng 6, 2009

Bún Bò Chay

_ Dứa 1 trái
_ Cà rốt 4 củ
_ Củ cải 4 củ
_ Mì căn lá 2 lá (nếu lá to)
_ Đậu hũ miếng nhỏ (tùy hỉ )
_ Củ sắn 1-2 củ tùy
_ Nấm rơm , cà chua , sả , rau sống .
_ Bún bò


_ Củ sắn, sả bổ tư họăc tám và sả cho vào nồi hầm lấy nước.
_ Cà rốt, củ cải cắt miếng và một ít tỉa hoa, khi nước củ sắn sôi cho cà rốt, củ cải mấm rơm vào hầm chung.
_ Cà chua một nửa xào nát lấy màu , một nửa còn lại cắt múi cam.
_ Dứa cắt thật mỏng khỏang 2-3 mm, xào nhanh tay.
_ Khi nồi nước hầm đã sôi, mêm cho vừa ăn, cho tất cả đồ xào vào (cả nước xào). Chờ cho sôi lại lần nữa. Cho đậu hũ và tàu hũ ky lá và ớt tươi vào, cho thêm ớt bột để dậy mùi. Sôi, mếm lại . Có thể phi thêm một ít màu hột điều nếu thích.

Sa tế: ớt tươi cắt nhỏ + ớt bột, dầu ăn để nóng, cho ớt vào bắc ra ngay, đảo nhanh tay. Khi nghe mùi thơm thì đổ ra chén, nếu không sẽ khét và không cay nữa.
_ Để bún vào tô và chan nước dùng . Dùng nóng với rau sống .

Theo amthuc.com

14 tháng 6, 2009

Bì Cuốn Chay



• 5 miếng đậu hũ chiên
• 1kg củ sắn
• 1/2kg khoai tây hoặc khoai môn cao
• 50 gram bún tàu
• xà lách, rau sống lặt rửa sạch thái nhỏ
• thính
• bánh tráng
• đường, ớt, nước tương, nước dừa tươi, chanh


1. Đậu hũ chiên: xắt sợi nhỏ như cọng giá
2. Củ sắn: gọt vỏ, rửa sạch, xắt mỏng, xong xắt nhỏ như đậu hũ, đem xào với dầu cho chín và ráo nước.
3. Khoai tây: gọt vỏ, rửa sạch, xắt nhỏ như củ sắn, để ráo nước, đem chiên hơn vàng với dầu.
4. Bún tàu: ngâm sơ với nước lạnh độ 5 phút, vớt ra, để ráo nước. Đem chiên phồng
5. Bắc chảo nóng, cho 2 muỗng súp dầu ăn vào, bầm 1 củ tỏi cho nhỏ, cho vào dầu cho thơm, tỏi vàng nhắc xuống.
6. Nhân: trộn chung đậu hủ, củ sắn, khoai tây, dầu đã phi tỏi, nêm muối đường cho vừa ăn.
7. Bánh tráng nhúng nước lạnh cho mềm, cho rau sống, bì cuốn chặt lại.
8. Bì ăn chung với nước tương, chanh, ớt.

Theo amthuc.com

TƯƠNG DÙNG VỚI BÌ CUỐN

_ Lấy nữa chén đậu xanh , bỏ vỏ nấu chín tán nhuyễn, nữa chén tương tàu, vớt lấy hột bằm nhỏ, chút ba-rô bằm nhỏ, nhân đậu .
_ Lấy chút dầu xào tương với nhân đậu, để nước dừa tươi vô sao cho tương hơi sách là được , nấu sôi nêm thêm đường , muối , bột ngọt , để gừng bằm nhỏ, đem ra để đậu phộng rang giã dập , sắp bì cuốn dựng đứng trong tô, tương dọn ra chén nhỏ để vô chút tương ớt . Món ăn chơi .

13 tháng 6, 2009

Ăn chay chuyển hóa được tướng yểu

Nampoku Mizouno là một nhà chiêm tinh người Nhật nổi tiếng trên thế giới. Ngay từ nhỏ, gia đình xin cho ông được vào tu ở chùa. Sư trụ trì thấy ông dung mạo xấu xí, lại có tướng yểu nên đã từ chối. Nhưng vì gia đình ông quá nghèo không thể nuôi nổi nên nhà chùa chỉ nhận nuôi ông làm phước, sắp xếp cho ông ăn ở sau hậu liêu phụ trách công việc giã gạo hàng ngày…

Ông làm việc rất chăm chỉ, không sai sót điều gì nên ai cũng thương. Ông biết tướng mạo xấu xí hèn mọn của mình mà được nhà chùa nuôi cơm, tương chao chay lạt ngày hai bữa là may lắm rồi. Mãi đến ba năm sau, sư trụ trì tình cờ xuống hậu liêu mới gặp lại Nampoku Mizouno, lúc này ông đã trở thành một chú tiểu to khỏe đẹp hẳn ra khiến sư vô cùng ngạc nhiên vì cái tướng yểu của Nampoku đã biến mất. Sư tò mò hỏi Nampoku: “Từ lúc vào chùa đến giờ con có làm thêm điều thiện gì không?”. Nampoku thật thà trả lời dứt khoát: “Bạch thầy, không ạ”.

Ông Nampoku đã bộc bạch trong cuốn Tự truyện, nhờ ở chùa ăn chay trường tương chao rất đạm bạc trong nhiêu năm đã cứu giúp cho cái tướng yểu của ông biến mất. Mặc dù chỉ được phép ở sau hậu liêu nhưng ông đã nghe và thấu hiểu rất nhiều kinh qua những buổi lễ, lời kinh từ chánh điện vọng xuống giúp cho ông mở mang thêm trí tuê. Khi trưởng thành, vì không có duyên làm tu sĩ, ông đã cất công nghiên cứu về tướng số và sau này ông trở thành một chiêm tinh gia nổi tiếng thế giới với cuốn sách để đời Sampaku (Tam bạch bản), trong đó có tiên đoán cuộc đời của Tổng thống Kennedy, Ngô Đình Diệm… sẽ bị bất đắc kỳ tử khi hai vị này đang còn sống. Về sau đúng như lời tiên đoán cho cả hai vị này.

Ông Nampoku Mizouno sống thọ vượt qua được cái tuổi cổ lai hy. Vì thế chúng ta cần tin tưởng vào cái đức, ăn chay có thể chuyển hóa được tướng yểu.

BÀI HỌC ĐẠO LÝ:
Đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật. Sau khi vào chùa ăn chay trường đạm bạc cơm gạo với tương chao rau cỏ, tướng yểu của Nampoku Mizouno đã hoàn toàn biến mất, để sau này ông đã trở thành một chiêm tinh gia lỗi lạc nổi tiếng khắp hoàn cầu.

Chuyện Sa di cứu kiến trong kinh Phật có nói về chú Sa di cứu một đàn kiến đang gặp nạn, đã chuyển được yểu mệnh của chú. Cứu sống một đàn kiến hàng ngàn con tức là làm một việc thiện lớn, chuyển được nghiệp. Vậy thì ăn chay cũng là một cách gieo nghiệp lành vì tránh cho nhiều loài vật khỏi bị sát hại cũng chuyển được nghiệp.

Những nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết loài vật cũng có tình cảm, trí thông minh, ham sống sợ chết, cũng cảm nhận được sự đau đớn về thể xác, kinh hoàng la hét trước khi bị hành quyết như con người vậy. Chính vì thế, Đức Phật đã dạy chúng ta nên ăn chay để khỏi phạm vào giới sát, biết tôn quý sự sống của hết thảy chúng sanh. Chúng ta tôn quý sự sống của con người bao nhiêu thì nên bảo vệ thương yêu loài vât bấy nhiêu, bởi vì chúng cũng được tạo hóa sinh ra và có quyền sống bình đẳng như các loài hữu tình khác.

Ăn chay sẽ làm cho thân thể chúng ta được nhẹ nhàng bằng những thức ăn rau quả thanh đạm. "Quả đất này đã cung cấp cho chúng ta rất nhiều thức ăn vô tội, đã khoản đãi chúng ta bằng những bữa tiệc không can dự vào máu” (Pythagore). Thức ăn nuôi sống con người và có thể làm thay đổi tính cách con người. “Sự sát sanh đã làm cho những người vốn có một tâm hồn cao thượng, có lòng vị tha đối với mọi người như đối với bản thân mình, trở thành những kẻ hung bạo” (Tolstoi).

Vì vậy, một khi chúng ta đã chọn con đường ăn chay để tránh sát sanh thì sức khỏe sẽ được cải thiện và chúng ta sẽ trở nên một con người hiền lành, có đạo đức hơn, kéo dài tuổi thọ; tức là chuyển nghiệp dữ thành nghiệp lành như câu chuyện có thật ở trên. Chúng ta có thể cảm nhận được ý tưởng thông điệp của nhà chiêm tinh tài danh Nampoku Mizouno: Ăn chay chuyển hóa được tướng yểu.

LÊ ĐÀN (Theo Tự truyện của Nampoku Mizouno)

12 tháng 6, 2009

Cách nấu nước gạo lứt rang


Vật liệu: 180g gạo lứt và 1.5 lít nước

Rang gạo lứt trong chảo cho tới vàng nâu. Nấu 1.5 lít nước cho thật sôi. Rồi đổ toàn bộ gạo lứt đã rang vào nước đang sôi. Lập tức tắt lửa, rồi để vậy trong vòng 5 phút. Sau đó lượt lấy nước trong để riêng.

Kế đó cũng nấu 1.5 lít nước khác cho sôi, rồi đổ toàn bộ xác gạo lứt đã được lượt ra vừa rồi. Sau đó vặn lửa riu riu và tiếp tục cho sôi thêm trong vòng 5 phút nữa mới tắt lửa. Xong lượt lấy nước trong. Hòa nước gạo lứt đã nấu lần trước và lần này lại với nhau cho đều rồi uống như nước trà vậy.

Xin lưu ý: Tùy theo bệnh trạng mà thay đổi cách dùng. Không nên uống nước gạo lứt chung với sữa bò hoặc chung với những thức ăn có chất đạm (protein). Không nên hòa canh dưỡng sinh và nước gạo lứt rang chung với nhau để dùng. Uống hai thứ nước này cách nhau tối thiểu 15 phút.

11 tháng 6, 2009

Bắp cải : giá trị dinh dưỡng, chữa bệnh và làm đẹp

Một trong những loại rau mùa đông có tác dụng tuyệt vời là bắp cải, loại rau có giá trị dinh dưỡng, chữa bệnh và làm đẹp.

1. Thành phần dinh dưỡng trong bắp cải

Lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt, 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Điều đặc biệt là vitamin A và P trong cải bắp kết hợp với nhau làm cho thành mạch máu bền vững hơn. Trong cải bắp còn có các chất chống ung thư: Sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và Indol-33 carbinol.

2. Tác dụng chữa bệnh của bắp cải

Theo Đông y, cải bắp vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt, thanh phế, trừ đàm thấp, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu. Cải bắp cũng giúp chống suy nhược thần kinh, giảm đau nhức phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch và nhiều loại bệnh khác.

Còn theo Tây y, cải bắp đã được dùng để chữa nhiều bệnh thông thường như mụn nhọt, sâu bọ đốt, giun, đau dạ dày. Ở châu Âu từ thời thượng cổ, người ta đã gọi bắp cải là "thuốc của người nghèo". Một số tác dụng chữa bệnh chính của bắp cải được biết đến như sau:

Cải bắp phòng bệnh ung thư vú ở phụ nữ:

Những nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng ăn các loại rau họ cải đặc biệt là bắp cải và dưa bắp cải có thể giúp giảm nguy cơ một số loại ung thư, trong đó có ung thư vú. các nhà khoa học của trường đại học Michigan đã kết luận rằng những phụ nữ ăn 4-5 bữa bắp cải/tuần sẽ giảm được 74% nguy cơ mắc chứng bệnh ung thư vú. Sở dĩ như vậy là vì trong bắp cải có một nhóm hoạt chất indol. Qua thực nghiệm cho thấy trong chất này làm giảm tỷ lệ ung thư vú. Các công trình nghiên cứu tại Netherland, Anh và Trung Quốc, Balan cũng cho kết quả tương tự.

Cải bắp giúp chữa bệnh loét dạ dày tá tràng

Nước ép bắp cải được chứng minh là có hiệu quả rõ rệt trong việc giúp lành vết loét, thành sẹo nhất là loét dạ dày, tá tràng, ruột. Từ thập niên 40, các thấy thuốc Hoa Kỳ đã công nhận tác dụng chữa loét dạ dày của bắp cải. Họ tiến hành một cuộc thí nghiệm cho những người bị loét dạ dày tá tràng đã uống 1/2 lít nước bắp cải mỗi ngày trong ba tuần. Sau đó qua nội soi, các chuyên gia đã cho thấy có sự hình thành một lớp màng nhày có hai chức năng vừa che chở, vừa tái tạo niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra, họ còn xác định một họat chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày chỉ có trong bắp cải tươi và hàm lượng cao khi còn tươi xanh. Vì vậy nếu bạn bị loét dạ dầy, tá tràng hãy uống 1/2 cốc nước bắp cải ép vào mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ, bệnh sẽ giảm rõ rệt.

Cải bắp giúp phòng tránh ung thư đường tiêu hóa

Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng tất cả các loại cải đều có tác dụng phòng chống ung thư, nhưng rõ rệt nhất được xác định bắp cải. Nếu ăn một tuần một lần bắp cải sẽ giảm 70% xác suất bị ung thư ruột. Nếu hai tuần một lần sẽ giảm được 40%.

Ngoài ra nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, người thường xuyên ăn bắp cải có thể phòng ngừa ung thư dạ dày, ruột giảm tỷ lệ ung thư thanh quản, phổi, thực quản, bàng quang, tiền liệt tuyến, hậu môn.

3. Một số mẹo chữa bệnh bằng bắp cải trong dân gian

Bắp cải có thể chữa lành một số chứng bệnh thường gặp trong đời sống, y học dân gian của ta đã lưu giữ nhiều bài thuốc chữa bệnh đơn giản, nhanh chóng từ bắp cải.

Giảm đau nhức: ép cải bắp lấy nước uống, còn bã đắp vào chỗ đau nhức do thấp khớp, thống phong, đau dây thần kinh tọa

Chữa đau khớp, nhức tay chân, nổi hạch: lấy lá bắp cải cán dập gân lá, hơ nóng rồi áp lên chỗ đau. Mỗi chỗ đau đắp 3-4 miếng lá cải bắp, bên ngoài dùng vải dày áp lên rồi cột lại.

Chữa ho nhiều đờm: Dùng 80-100g cải bắp + nửa lít nước, sắc còn 1/3 cho thêm mật ong uống trong ngày kết hợp ăn bắp cải sống.

Chữa tiểu đường: Cải bắp có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa glucid và giảm đường huyết. Dùng 100g hàng ngày giúp phòng và trị bệnh tiểu đường type 2.

Chống béo phì: Cải bắp có tác dụng ngăn glucid chuyển hóa thành lipid, một trong những nguyên nhân gây béo phì...

Giảm các bệnh tim mạch: Cải bắp có tác dụng hạ cholesterol trong máu, giảm nguy cơ vữa xơ mạch máu, thiểu năng mạch vành, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

Kháng sinh: Nước ép cải bắp có thể chữa viêm họng, viêm phế quản, khản tiếng, phòng chống nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ngoài da. Đắp bắp cải ngoài da có thể chữa mụn nhọt và vết sâu bọ đốt.

4. Những trường hợp chống chỉ định với bắp cải

Người tạng hàn phải dùng bắp cải phối hợp với gừng tươi.

Cải bắp chứa một hàm lượng nhỏ goitrin. Chất này có tác dụng chống ôxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ. Vì vậy, người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải vì nếu không sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra. Với những người này, nên ăn bắp cải ở một lượng vừa phải, trước khi ăn nên cắt từng lá, ngâm rửa rồi thái nhỏ, để khoảng 10-15 phút rồi mới chế biến. Khi ấy Goitrin sẽ bị phân hủy hết.

Những người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên dùng bắp cải. Người táo bón, tiểu ít thì không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.

Theo Người Đẹp

10 tháng 6, 2009

Một Số 20 Món Ăn Chế Biến Từ Tương

Đã từ lâu trong bữa ăn gia đình của người Việt Nam, tương được xem như một thứ gia vị chủ yếu: “Tương cà là gia bản”. Dưới đây tôi giới thiệu một số món ăn dùng tương có thể dùng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày:

Tương là một thức ăn bổ dưỡng và lành đến mức gái đẻ cũng ăn được, vì vậy bạn có thể dùng thường xuyên mà không phải lo lắng gì.

Số 1-27 chỉ là những món ăn theo phương pháp Thực Dưỡng Ohsawa như là : Bánh xèo gạo lứt, bánh cuốn gạo lứt, cháo gạo lứt, phở gạo lứt, bún lứt , cơm nắm lứt .....

27) Tương chanh:

Vắt vài giọt chanh vào bát tương. Dùng với món các món rán, rau muống luộc. Ăn rất tốt vào mùa hè.

28) Tương gừng:

Thái gừng thành sợi chỉ, trộn lẫn vào tương. Dùng rất tốt trong mùa đông.

29) Tương củ cải trắng:

Làm món này như làm món tương gừng, nghĩa là mài nhỏ củ cải tươi, hoà lẫn với tương, dùng với các món rán vì củ cải làm tiêu hoá dầu mỡ rất tốt.

30) Nước chấm hỗn hợp:

Cho cả tỏi, chanh, đường, ớt, dấm hoa quả, hạt tiêu. Giã nhỏ mọi thứ, cho tương vào sau cùng. Dùng với các món ăn trong bữa tiệc...

31) Tương sốt hành:

Cho dầu ăn vào chảo, phi hành thơm, cho tương vào thì bắc ngay ra vì để lâu tương mất enzym là thứ trợ giúp tiêu hoá rất tốt. Ăn trực tiếp với cơm, có thể để dành 5 - 7 ngày.

32) Nước tương:

Lọc tương qua vải ta được 1 thứ nước tương dùng thay nước chấm ngon tuyệt. Nếu bạn không dùng bất cứ thứ gì có mì chính, nhất là bột canh trên thị trường (chứa 30-40% mì chính) mà tự chế biến lấy bột canh, hay dùng bột canh ở nơi bán thức ăn dưỡng sinh tin cậy thì bạn ăn những món ăn được chế biến theo sách này hướng dẫn, mới thấy hết được cái tuyệt ngon của nó.

33) Tương ăn với bánh cuốn, bún, bánh da chần:

Cho dầu ăn, phi hành thơm, cho thêm đường, ớt, nước sôi, tương, bắc ra cho thêm hạt tiêu, chanh, ăn với rau thơm.

34) Xốt tương cà chua:

Phi dầu hành thơm, cho cà chua đun một lát cho nhừ, bắc ra cho tương vào, sau cho thêm vài sợi gừng thái chỉ. Đây là món có thể dùng để chấm rau luộc, ăn với ra sống. Có một lần đi hành hương cùng 40 người lên Yên Tử vào mùa đông, tôi làm món xốt tương cà chua này để chấm rau xà lách. Nhiều người tấm tắc nói : “Cả đời tôi chưa được ăn món nào ngon như vậy!”. Tương lần đó cũng chính là tương do tôi làm, trong đó có thành phần gạo nếp lứt với đỗ tương mà tôi đã chỉ dẫn cách làm ở trên. Để có cảm giác ngon miệng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng không thể phủ nhận sự ngon lành của món xốt tương cà chua.

35) Xốt tương bơ vừng:

Làm như món xốt tương hành, cho thêm bơ vừng trước khi cho tương. Bơ vừng là một món ăn rất bổ hoàn toàn từ vừng (xem cách làm chương sau)

36) Dầm cà:

Chiết từ tương ra một thứ nước tương là loại nước chấm hảo hạng, dùng để dầm cà, có thể cho thêm ớt, tỏi... Đây là món hơi âm dành cho người dương tạng.

37) Xu hào, cà rốt, củ cải héo dầm tương:

Làm như món thứ 36, nhưng những thứ này phải phơi tái, héo bớt nước, hoặc muối nén vài hôm trước khi dầm. Ăn với cháo gạo lứt rất ngon và bổ dưỡng.

38) Canh dưa chua:

Dưa muối, hành, dầu ăn, cà chua, tương. Đun dầu cho hành phi thơm, cho cà chua vào đảo kĩ cho nhừ, cho dưa chua đảo tiếp một lát đem cho tương vừa ăn bắc ra làm món xào kho hoặc cho nước đun nhừ làm món canh chua. Món này không nên ăn thường xuyên vì hơi âm.

39) Rau muống nấu canh tương gừng.

Xào rau muống với chút muối và dầu ăn cho kĩ, cho thêm nước vừa ăn, trước khi bắc ra cho tương và gừng đập dập thái nhỏ. Món này ăn vào mùa đông thích hợp.

Ngoài những món ăn kể trên, bạn có thể dùng tương làm gia vị cho vào gần như hầu hết các món ăn như:

40) Lạc dầm tương:

Cho lạc rang dầm 15 phút trong tương, hoặc để qua đêm, món này có thể để cả tháng.

41) Củ sen xào tương:

Thái mỏng củ sen, rửa sạch bùn, xào với dầu phi hành thơm, cho gia vị chay và tương và nhớ cho chút gừng. Món này rất tốt cho những người yếu phổi và cần tẩm bổ.

42) Củ cải kho tương: có thể rán qua củ cải hoặc không, rồi mới cho tương.

43) Xu hào kho tương: như trên. Có thể cho cà rốt...

44) Rau cải xoong nấu canh cà chua với tương:

Cà chua chưng với dầu ăn cho nhừ, cho tương và nước đun sôi, cho cải xoong vào, sôi thì bắc ngay ra.

45) Nấm xào tương:

Phi hành dầu thơm, cho nấm, gừng, tương vào, cho rau thơm tuỳ thích. Món ăn này khá âm hợp với người dương tạng hoặc người ăn quá nhiều thịt hay những người nóng tính.

46) Mướp đắng kho tương:

Rán qua mướp đắng rồi đổ tương vào vừa ăn, đun tiếp cho mềm.

47) Đậu phụ hấp tương gừng:

Mua đậu về ép ráo hết nước chua rồi giã nhuyễn với hành tây, trộn tương, gừng thái chỉ, và dầu ăn hoặc bơ vừng, đem hấp chín.

Theo "108 món ăn chay đại bổ dưỡng"

9 tháng 6, 2009

Những món ăn nguy hiểm khi dùng chung

Với nhiều người, một bữa ăn lớn với đủ loại hương vị rất khoái khẩu. Nhưng một số thức ăn không kèm được với các loại khác, do vậy khi dùng chung sai lầm, người ta có thể không hấp thụ được dưỡng chất trong đó, thậm chí có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Cua và quả hồng là một ví dụ điển hình. Khi ăn cùng nhau chúng gây ỉa chảy.

Li Hongyan, một chuyên gia dinh dưỡng cao cấp tại Tập đoàn thực phẩm Tongmai (Thượng Hải) giới thiệu một số lưu ý về các món ăn:

Đậu phụ và cải bó xôi

Khi ăn chung, chúng ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi và có thể dẫn tới lắng đọng trong ruột. Cải bó xôi chứa axit oxalic, có thể phản ứng với canxi trong đậu phụ ở ruột và hình thành các kết tủa canxi oxalate không tan.

Sữa và chocolate

Bạn có thể không tin điều này, nhưng sữa và chocolate không hợp nhau. Trong khi sữa giàu protein và canxi, thì chocolate chứa axit oxalic. Khi ăn chung với nhau, chúng cũng tạo thành chất kết tủa canxi oxalate, không tiêu hóa được và có thể gây ỉa chảy.

Sữa và bưởi

Protein trong sữa có thể phản ứng với axit tươi trong bưởi và khiến cho bụng chướng lên. Nếu quá nhiều có thể gây tiêu chảy.

Sữa đậu nành và trứng

Sữa đậu nành chứa các dưỡng chất như protein thực vật, chất béo, carbonhydrat, vitamin và khoáng chất. Uống một mình nó sẽ rất giàu dinh dưỡng. Nhưng nếu ăn chung với sữa, nó thể tạo ra phản ứng khiến cơ thể không hấp thụ được protein. Dĩ nhiên, trứng ăn một mình cũng rất bổ.

Củ cải trắng và cà rốt

Men trong cà rốt có thể phá hủy vitamin C trong củ cải trắng. Để hấp thu dưỡng chất tốt nhất, bạn hãy ăn chúng riêng ra.

Theo Shanghai Daily

8 tháng 6, 2009

Ăn gì để... giảm cân?


Trong khi người mập ú đổ xô đi tìm thuốc và các phương pháp trị liệu giảm béo, thì họ lại hoàn toàn quên mất những "vũ khí" rất lợi hại trong ăn uống hàng ngày.

Bí: Bí có tác dụng lợi tiểu, bài tiết thành phần nước, giảm cân. Ăn bí thường xuyên có thể thay đổi được thành phần bột mì trong thức ăn, ngăn không cho chúng chuyển hóa thành mỡ. Ngoài ra bí cũng chứa nhiều vitamin, hàm lượng nhiệt lượng lại thấp.

Dưa chuột: Có thể khống chế đường chuyển hóa thành mỡ. Dưa chuột cũng chứa nhiều chất xơ, có khả năng tăng cường họat động của dạ dày và ruột, mà hàm lượng nhiệt lượng cũng khá thấp.

Mướp: Trong mướp có chứa saponin và dịch kết dính có lợi cho đường ruột mà hàm lượng nhiệt lượng lại rất thấp. Ngoài ra, mướp cũng chứa nhiều vitamin B1, B2, vitamin A, vitamin C và các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt...

Củ cải trắng: Có chứa dầu hạt cải và chất xúc tác bột mì, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và quá trình trao đổi chất của các loại thức ăn có thành phần mỡ, ngăn ngừa sự tích tụ mỡ dưới da.

Tảo cao: Hàm lượng chất xơ cao, hàm lượng mỡ thấp, dễ gây cảm giác no, đồng thời còn có công dụng thanh nhiệt lợi tiểu.

Rau hẹ: Hàm lượng chất xơ cao, nhuận tràng, bài tiết lượng protein và mỡ thừa ra ngoài cơ thể, ngăn ngừa mỡ tích tụ trong cơ thể.

Giá đỗ: Hàm lượng nước cao, nhiệt lượng thấp, khó hình thành mỡ, cũng có tác dụng lợi tiểu.

Ớt, tiêu: Có tác dụng tiêu mỡ, lại chứa nhiều vitamin, hàm lượng nhiệt lượng khá thấp.

Táo: Chứa nhiều chất xơ, có khả năng hấp thụ nước cao, giảm được sự hấp thụ thành phần đường của cơ thể. Đồng thời nó còn có thể kích thích hoạt động của ruột, thúc đẩy quá trình bài tiết.

Chanh: Chứa nhiều axít chanh, có khả năng thúc đẩy sự bài tiết của dịch vị, thông ruột lợi tiểu. Nên lưu ý : Tránh lạm dụng chất chua quá nhiều.

Trà: Trà có tác dụng tiêu mỡ, hoặc giảm mỡ.

Dấm: Có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất phân giải mỡ và đường. Nên lưu ý : Tránh lạm dụng chất chua quá nhiều.

Tỏi: Có tác dụng khống chế sự hình thành dung môi, từ đó giảm bớt sự hợp thành của axít béo và cholesterol (sự hợp thành của axít béo và cholesterol không thể thiếu sự tham gia của dung môi).

Mộc nhĩ: Một loại thức ăn giàu protein, hàm lượng mỡ thấp, chứa nhiều nước và khoáng chất. Nó còn có khả năng hạ thấp lượng cholesterol trong máu, giảm béo và chống ung thư.

Trà bạc hà: Mỗi tháng lấy 50 – 100g lá bạc hà tươi (25g lá bạc hà khô) đun nước uống, uống liền 3 tháng có thể giảm cân.

Theo Heath and Beauty

7 tháng 6, 2009

"Ăn" nhiều canxi vẫn bị loãng xương do ít tiếp xúc với ánh nắng thường thiếu vitamin D

Không những chăm chỉ uống sữa, ông Giàu còn đều đặn uống thuốc bổ sung canxi, nhưng chứng loãng xương vẫn không hề cải thiện.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Loãng xương thế giới, trung bình cứ ba phụ nữ ngoại ngũ tuần thì một bị loãng xương. Tỷ lệ này ở nam giới cùng độ tuổi là 1/5. Khảo sát mới đây tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho thấy, có đến 17-19% số phụ nữ bị xẹp đốt sống sau tuổi mãn kinh. Lo lắng về bệnh này, nhiều người có tuổi rất chú trọng bổ sung canxi bằng thực phẩm và cả thuốc. Nhưng không ít người đưa vào cơ thể rất nhiều canxi mà xương vẫn xốp dần.

Ông Nguyễn Văn Giàu ở khu tập thể Đại học Mỏ địa chất, Hà Nội, bắt đầu có biểu hiện thoái hóa xương cách đây ba năm, khi 59 tuổi. Trước đây ông không có biểu hiện gì đáng lo ngại về xương, ở tuổi gần 60 vẫn có thể vác được hai bao gạo đi khắp khu phố. Nhưng hai năm trở lại đây, sức khỏe của ông xuống cấp trầm trọng, xách xô nước hơi đầy cũng cảm thấy đau cột sống, "làm ngựa" cho đứa cháu 5 tuổi một vòng là không thể tiếp tục vì nhức mỏi, ê ẩm đau.

Để "củng cố" xương cho bố, con gái ông mua về các loại sữa có hàm lượng canxi cao và viên bổ sung canxi. Mỗi ngày ông Giàu uống đều đặn ba ly sữa và hai viên thuốc. Mặc dù đã kiên trì gần hai năm nhưng ông Giàu vẫn không thấy sức khỏe tiến triển gì mà ngược lại, xương vẫn ngày càng thoái hóa.

Còn bà Lâm Thị Hạnh, 51 tuổi, ở Tam Điệp, Ninh Bình có ý thức bổ sung canxi từ khi chưa hề có dấu hiệu bất ổn gì về xương, cũng bằng sữa và các thực phẩm giàu chất này... Tuy nhiên, gần đây các cơn đau lưng vẫn xuất hiện, và các bác sĩ chẩn đoán bà bị loãng xương.

Tiến sĩ Vũ Thị Thanh Thủy, Trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, nhiều người đã bổ sung canxi mà vẫn loãng xương do việc này được nghĩ đến quá muộn. Từ tuổi 35, mật độ xương đã bắt đầu giảm, và đây quá trình này diễn ra âm thầm trong nhiều năm, và khi có những biểu hiện rõ ràng thì tình trạng xương đã khá "tệ". Vì vậy, việc bổ sung canxi phải được thực hiện ngay từ khi còn trẻ và đều đặn suốt cuộc đời. Trên thực tế, mọi người thường nóng vội, ngắt quãng nên không cho kết quả tốt.

Những người loãng xương đã dùng canxi mà vẫn không cải thiện bệnh còn có thể do dùng liều quá thấp. Liều dùng phải tùy thuộc vào lứa tuổi và tình trạng xương của mỗi người. Bên cạnh đó, cũng có những người đã cung cấp đủ nhu cầu canxi nhưng xương vẫn xốp, bởi xương không chỉ cần chất khoáng này.

Nếu không có đủ vitamin D, lượng canxi đưa vào cơ thể dù nhiều bao nhiêu vẫn không được hấp thụ tốt. Làn da hấp thu ánh nắng để tạo thành vitamin D1, sau đó chuyển hóa qua gan để tạo thành vitaminD2 rồi qua thận tạo thành vitamin D3. Những người ít tiếp xúc với ánh nắng thường thiếu vitamin D, bệnh nhân suy gan suy thận cũng vậy do không tạo ra vitamin D2 và D3 được, cần bổ sung bằng thuốc.

Cần ăn đủ chất và tập luyện đều

Để bộ xương phát triển tốt và duy trì lâu ở trạng thái hoàn hảo, tiến sĩ Thủy khuyến cáo, ngoài việc bổ sung canxi, cả người lớn lẫn trẻ con đều cần cung cấp đủ vitamin D và nhiều dưỡng chất khác bằng một chế độ ăn đa dạng, cân đối. Ngoài ra, nên tập thể dục thường xuyên vì theo nhiều nghiên cứu, với những người duy trì tập luyện ba lần mỗi tuần (mỗi lần 45 phút) có mật độ xương cao hơn rất nhiều so với người ít vận động.

Nếu đã làm như vậy mà vẫn bị loãng xương, bạn nên đi khám xem có bệnh tật nào cản trở việc hấp thu canxi hoặc gây hại cho xương hay không. Theo các chuyên gia, nhiều trường hợp loãng xương là do các tế bào sinh xương giảm hoạt động, có bệnh nội tiết, suy giảm hoóc môn sinh dục, lạm dụng thuốc kháng viêm nhóm corticoide... Nếu không biết mà vẫn ra sức uống canxi, chẳng những bệnh loãng xương càng nặng do nguyên nhân không được giải quyết mà bạn còn có thể mắc các bệnh do thừa canxi, chẳng hạn như sỏi thận.

Theo: Đất Việt

6 tháng 6, 2009

Nhỏ ăn đậu nành, lớn tránh ung thư

Một công trình nghiên cứu của Mỹ cho thấy những phụ nữ ăn nhiều đậu nành khi còn nhỏ thì giảm đáng kể nguy cơ ung thư vú vào tuổi trung niên.

Phát hiện mới đây cũng cho thấy ăn nhiều đậu nành có hiệu quả bảo vệ ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời, và tiếp tục khẳng định rằng hiệu quả bảo vệ mạnh mẽ nhất là ở những người từng ăn đậu nành khi còn bé.

Nghiên cứu được thực hiện trên gần 1.600 phụ nữ Mỹ gốc Á, 600 người trong số họ bị ung thư vú và số còn lại khỏe mạnh.

Những người ăn nhiều đậu nành khi còn nhỏ - khoảng một lần mỗi tuần hoặc hơn - thì giảm 58% nguy mắc bệnh này so với những người tiêu thụ ở lượng ít hơn.

Còn những người ăn nhiều đậu nành nhưng ở tuổi trưởng thành, thì giảm 25% nguy cơ ung thư vú.

Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn cảnh báo rằng công trình này là chưa đủ để khuyến cáo gia tăng lượng đậu nành trong thực đơn của trẻ. Họ kêu gọi có thêm các nghiên cứu khác.

"Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên đánh giá việc ăn đậu nành ở tuổi thơ ấu và nguy cơ mắc ung thư vú về sau, và kết quả này chưa đủ để đưa ra khuyến cáo với cộng đồng", chuyên gia cao cấp Regina G. Ziegler, từ Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, cho biết.

Theo Vietbao

5 tháng 6, 2009

Pha các loại nước chấm : Muối tiêu chanh, Mắm me chay, Nước tương ,Xốt cà chua (sauce) ,Nước mắm chay chua cay ,Nước chao ,Nước mắm thấm chay

1. Muối tiêu chanh:
Muối tinh rang khô (hơi vàng), tiêu rang giã nhuyễn. Trộn đều hai thứ với tỷ lệ 1kg muối với 50g hạt tiêu. Muốn ngon hơn nên dùng 200g muối và 10g bột ngọt.
Khi ăn, múc muối tiêu ra chén nhỏ, vắt chanh vào.

2. Mắm me chay:
Chuẩn bị me chín (hoặc dốt dốt), nước sôi. Cho me vào nước sôi (còn nóng), quấy đều, bỏ hạt và xơ. Sau đó cho sả, tỏi, ớt, gừng băm nhuyễn vào nước me đã trộn sẵn đường, cho bột ngọt và nước mắm chay vào. Trộn tất cả cho đều, nước sền sệt và hội đủ các vị: mặn, ngọt, chua, cay.

3. Nước tương
Nếu mua phải nước tương mặn, không ngon, bạn khắc phục theo cách sau. Trung bình 10lít nước tương thì hoà 1 quả dừa xiêm và 10g bột ngọt. Cho lên bếp đun sôi, hớt bỏ bọt, nhấc xuống để nguội. Như thế bạn đã có một thứ nước tương ngon.

4. Nước chao
Chao trắng hoặc chao đỏ tán nhuyễn, cho sả, tỏi, ớt, gừng băm nhuyễn, đường, bột ngọt, nước dừa xiêm (hoặc nước nóng, giấm) vào. Tất cả trộn đều (có thể phi một ít tỏi, sả cho vào sẽ ngon hơn).

Lưu ý: Khi ướp thực phẩm dùng chao đỏ (để nấu nướng) tạo màu sắc. Khi chấm nên dùng chao trắng.


5. Nước mắm chay chua cay

Có 2 cách làm:

Tỏi, ớt băm nhuyễn, đường, bột ngọt, nước dừa tươi và nước mắm chay. Cho tất cả vào quấy đều tới khi đường tan. Củ kiệu chẻ nhỏ thêm gừng xắt sợi, củ cải xắt sợi (một phần, còn lại gọt lõi nhỏ thái hoa). Chanh gọt bỏ vỏ the và hột, gỡ lấy từng tép. Cho tất cả vào nước mắm chay pha sẵn, quấy đều. Nếm cho vừa ăn.

Tỏi, ớt băm nhuyễn, giấm và nước lạnh (hoặc âm ấm), đường, bột ngọt. Cho tất cả vào một bát, quấy đều. Sau đó gỡ từng tép chanh, củ cải đỏ làm hoa nhỏ.

6. Nước mắm thấm chay

Có hai cách đều dùng nước dừa tươi

Sả, tỏi, ớt băm nhuyễn. Lạc rang vàng, giã nhỏ. Dừa khô nạo, vắt nước cốt. Tất cả cho vào tô đã để sẵn tương xay, rồi cho đường, bột ngọt vào quấy đều. Nếu nhạt cho thêm chút muối. Cách này không để được lâu.

Sả, tỏi, ớt băm nhuyễn rồi cho vào chảo dầu phi vàng. Thêm tương xay, nêm đường và bột ngọt vào xào sôi lên. Cách làm này có thể để nước chấm được lâu.

8. Xốt cà chua (sauce)

Cho cà chua vào nước sôi độ 5 phút, vớt ra, bỏ hạt. Lấy rổ chà hoặc băm nhỏ cho nhuyễn. Cũng có thể bổ đôi cà sống, bỏ hạt, băm nhuyễn.

Củ kiệu thái mỏng, củ cải, ớt thái sợi. Tỏi, hành băm nhỏ rồi cho vào chảo dầu phi vàng, cho cà băm vào. Xào vài dạo rồi cho một ít ngũ vị hương (nếu có), xì dầu, đường, bột ngọt, muối, tiêu vào. Sau đó, cho nước xúp (hoặc nước dừa tươi hay nước lạnh vào). Nấu sôi vài dạo, hớt bọt. Cho một ít bột mì tinh vào. Đun tiếp, sôi một lúc, thấy hơi sánh là được. Lưu ý: Nước sốt phải có vị thơm, ngọt

Theo NoiTro