30 tháng 10, 2009

10 Cách làm đẹp da mặt

Nhờ tính sền sệt của rau quả nhiều nước sẽ giữ được lâu, làm mục các biểu bì chết trên da mặt. Rau quả tươi xay nhuyễn, khi làm mặt nạ sẽ trả lại cho làn da vài loại siêu vi sinh vật có ích, mà ngày thường xà bông và các chất tẩy rửa đã làm suy thoái. Vì vậy mà sau đó làn da trở nên tươi tắn, bạn trở nên tự tin và yêu đời hơn sau thời gian thư giãn

Cần rửa sạch mặt trước khi làm mặt nạ. Nếu da nhờn, trước khi rửa mặt nên xông hơi độ 15 phút cho lỗ chân lông rộng để nhả hết bụi bặm đóng trên mặt. Và trong thời gian này nên nghỉ ngơi thoải mái, ngưng làm việc.

1. Dưa chuột
Dưa chuột ngoài thành phần Vitamin A, B1, B2, C, còn chứa một lượng quan trọng các chất vi lượng như sắt, mangan, iod... Dưa chuột lại là một thức ăn có tác dụng "mát" và lợi tiểu. Nhưng điều chủ yếu nhất là dưa chuột nổi tiếng về việc giúp làm đẹp da, mặt.Từ dưa chuột, người ta đã chế ra những "sữa dưa chuột" dùng để bảo vệ, làm cho da mặt được mịn màng tươi đẹp, ít vết nhăn hay chậm nhăn. Cách làm đẹp tốt nhất là dùng dưa chuột rửa sạch, thái mỏng theo chiều dài đắp ngay lên mặt khoảng 20 phút, rồi lau sạch mặt bằng nước hoa hồng. Như vậy bạn sẽ sử dụng hết thành phần Vitamin và những chất tốt cho da trong dưa chuột.

2. Chuối chín
Chất nước tiết ra từ chuối chín làm cho tế bào da ở mặt nở ra, vì vậy làm mặt nạ bằng chuối chín, rồi sau đó rửa mặt bằng cà chua chín sẽ giúp cho da mặt căng và tươi mát. Điều lưu ý là sau khi rửa mặt bằng cà chua độ 5 phút, bạn phải lau mặt bằng nước ấm hoặc dầu thơm, tuyệt đối không rửa bằng xà phòng.

3. Chanh
Để có làn da căng mịn, bạn vắt lấy nước cốt của 2 trái chanh, pha với 1 muỗng mật ong hâm cho ấm ấm. Hãy thoa hợp chất ấy lên mặt buổi tối, để khoảng 20 phút, rồi sau đó lau mặt thật sạch bằng nước suối, hoặc nước hoa hồng.

4. Khoai tây
1kg khoai tây xắt lát, nấu kỹ, đánh cho nát, lọc ra để dành trong chai đậy kỹ. Mỗi khi rửa mặt pha một ít vào. Cách làm này giúp da bạn đang bị khô nhăn sẽ trở nên mịn màng và mát mẻ. Bôi trắng da: Nấu lấy bột nhuyễn của khoai tây, trộn với 1 lít sữa tươi. Mỗi buổi sáng bôi lên mặt 1 lần, để khoảng 20-25 phút, sau đó rửa mặt bằng nước hoa hồng.

5. Cà rốt:
Gọt vỏ cà rốt xay nhuyễn, bỏ vào 1 hũ sữa chua, nhồi cho thật đều. Dùng hỗn hợp này xoa lên mặt cho đều, sau đó rửa lại bằng nước lạnh. Cách này trị mụn trứng cá cho các cô gái mới lớn rất công hiệu. Trường hợp này, chất sữa chua tác động giống như thuốc kháng sinh giết chết con vi khuẩn gây ra mụn, mà không làm da bạn bị khô. Còn riêng sinh tố A chứa trong cà rốt lại có tác dụng là lành vết sẹo do mụn gây ra. - Muốn trị da nhăn: Xay nhuyễn 100g cà rốt + 1 muỗng glycerine, thoa lên mặt khoảng 20 phút.

6. Mật
Bạn khuấy 1 thìa cà phê mật đến khi thành màu trắng, bôi lên mặt đã rửa sạch. Sau 15 đến 20 phút, rửa lại bằng nước suối hay nước lạnh (riêng người bị dị ứng không dùng cách này).

7. Các loại quả...
Nghiền các loại quả thành hồ nhão trộn thêm 1 ít sữa tươi. Đây sẽ là 1 hợp chất dinh dưỡng rất tốt cho da mặt bạn, nên làm 2 lần mỗi tuần. Khi đắp mặt nạ khoảng 15-20 phút xong, hãy rửa sạch da bằng nước hoa hồng. Riêng đối với những ai dễ bị dị ứng da, không nên làm theo cách này vì quả dâu tây dễ gây kích thích da.

8. Lá, hoa, và quả của cúc đại đóa, bạc hà, mâm xôi
Tất cả các lá, hoa và quả trên đều được bạn phơi khô, tán thành bột. Lấy 1 hay 2 thìa cà phê bột này, để nước vừa phải, quấy cho sền sệt. Đun trên lửa khoảng 10 đến 15 phút. Để nguội rồi đắp lên mặt. Nằm thư giãn trong khoảng 15 đến 20 phút, rồi rửa mặt bằng bông mềm. Trước khi làm mặt nạ, bạn cần phải rửa mặt sạch bằng dầu thơm hay dầu thực vật. Cách này sẽ làm cho da bạn trở nên tươi mát, hồng hào.

9. Vỏ chanh và các loại rau thơm
Giã nhuyễn vỏ chanh và các loại rau thơm, đắp lên mặt khoảng 1/2 giờ. Cách này trị da nhờn rất hữu hiệu.

10. Cà chua
Chọn cà chua chín đỏ, bỏ hột, giã nhuyễn đắp lên mặt từ 15-20 phút rồi rửa sạch. Trong cà chua có sinh tố A, C và nguyên tố lưu huỳnh cần thiết cho da. Cà chua còn có tác dụng trị da nhăn.

Ngoài ra, sinh hoạt và ăn uống cũng ảnh hưởng đến làn da. Cần nghỉ ngơi sau những giờ làm việc mệt nhọc, năng vận động và luyện tập thân thể, tắm rửa thường xuyên, nghỉ ngơi trong không khí thoáng mát sạch sẽ. Ăn nhiều rau tươi, trái cây, yaourt, uống nhiều nước, ăn đúng giờ và nhai thức ăn thật kỹ.

(Sưu tầm)

28 tháng 10, 2009

Đồ uống đơn giản mà kỳ diệu chống lại sự thay đổi thời tiết mùa đông lạnh và khô : Chanh ngâm mật ong

Mùa đông lạnh và khô thường khiến bạn mệt mỏi, dễ bị cảm hoặc viêm họng, vậy hãy tự làm cho gia đình một thứ đồ uống đơn giản mà kỳ diệu chống lại sự thay đổi thời tiết nhé.

Nguyên liệu:

Chanh tươi 5 trái
Mật ong

Bạn có thể lựa chọn chanh vàng hoặc chanh xanh đều được


Cách làm:

Thái lát chanh tươi cho vào một cái lọ thủy tinh sạch, sau đó rót mật ong vào đầy lọ.
Đậy nắp kín cho vào tủ lạnh.

Để qua vài ngày là có thể dùng được.

Chanh ngâm vào mật ong sẽ thành vị chua ngọt thơm cay. Thỉnh thoảng khi trời lạnh bạn có cảm giác mệt mỏi, đau họng, đau đầu, bị cảm hoặc đơn giản hơn là bạn muốn có một ly trà ấm cho thơm miệng thì hãy chọn chanh mật ong. Bạn chỉ cần lấy lọ chanh mật ong trong tủ lạnh ra, cho một thìa vào cốc rồi rót đầy nước nóng, khuấy đều và nhâm nhi thưởng thức. Đó là thứ hương vị tuyệt vời từ trái cây, từ mật ngọt tự nhiên khiến bạn có cảm giác ấm áp và khỏe khoắn.

Nếu bạn thích có thể pha trà rồi thêm một muỗng chanh mật ong này, trà sẽ thơm ngon hơn mà lại tốt cho sức khỏe.
Chỉ mất 3 phút thôi bạn vừa có thức uống thơm ngon lại là thứ thuốc tự nhiên kỳ diệu

27 tháng 10, 2009

Dinh Dưỡng với Nấm : Nấm Rơm Kho Chao + Canh bồi dưởng Ngưu Báng Nấm Đông Cô + Canh Chua nấm rơm

Nấm Rơm Kho Chao

Vật Liệu

1 lb nấm
1 miếng đậu hũ trắng
1 miếng chao trắng + 1 muỗng canh nước chao
1/4 trái thơm chín
1 muỗng canh đường
Muối + tiêu + bột nêm chay

Cách làm

Thơm bỏ cùi cắt miếng dày ướp chút muối và đường
Chao quậy đều, nêm chút đường và bột nêm chay.
Đậu cắt miếng vuông chiên vàng với dầu
Cho chao vào trộn nhẹ, 5 phút sau cho nấm và thơm vào kho trên lửa nhỏ 10 phút nêm lại cho vừa
Dọn ra đĩa rắc tiêu

Canh bồi dưởng

1. Vật Liệu :

Củ Cải trắng

Củ Cà Rốt

Nấm Đông Cô Nhật ( loại có lằn nứt nẻ màu trắng khác với nấm đông cô Trung Quốc )

Củ Ngưu Báng( hay Ngưu Bàng ) - một loại củ ,giống như củ Cà Rốt nhưng trong ruột màu trắng( bán trong tiệm thuốc BẮC . Ở Tp. HCM thì mua ở Đường HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG ( Chợ Lớn )

2. Cách nấu :

Củ Cải Trắng còn chùm lá chẻ dọc làm tư ( không gọt vỏ ) chỉ lấy ¼ củ.

Củ Cà Rốt còn chùm lá. Chỉ lấy ½ củ.

Nấm Đông Cô NHẬT chi cần một cái.

Củ Ngưu Báng chỉ cần 10 lát (Tiệm thuốc Bắc họ đã làm sẵn)

Tất cả rửa sạch rồi nấu (Số lượng nước 2lít) còn chừng ½ lít

Để uống suốt ngày.

Không thêm bất cứ vật liệu nào nữa cả. Nếu thêm sẽ phản tác dụng.

3. Lợi ích của Canh Dinh Dưỡng :

Cải biến cơ thể

Gồm có 30 chất kháng sinh phòng chống bệnh – mới uống vào cảm thấy như bệnh tăng –Nhưng sau đó giảm dần và dứt hẳn.

Canh nầy chữa trị đươc các chứng bệnh về Gan - Thận –Phổi – tiểu

Đường – huyết áp cao – thấp khớp – nhứt đầu kinh niên – Thân thể

Nhứt mỏi. Đặc biệt Da dẻ hồng hào – làm việc không thấy mệt mỏi .


Canh Chua

Vật Liệu :

5 miếng đậu hủ non trắng
Nữa trái thơm
2 trái cà chua vừa chín
2 lát me chín
200g giá, ớt, rau ôm, ngò tây
Bột ngọt, đường, muối
200g nấm rơm

Cách làm :

Đậu hủ non: xẻ dọc ra làm tư, xong lấy mỗi miếng cắt ra làm đôi.
Thơm: xắt lát mỏng theo chiều của mắt thơm
Cà chua: Xắt theo chiều dọc của trái cà, xắt ra làm 8 miếng.
Nấm rơm: rửa sạch sắt ra làm 3
Nấu nước sôi độ 1 lít nước, cho me vào, me mềm, vớt ra, cho thơm, đậu hủ non, nấm rơm, sau đó cho cà chua và giá vào.
Dầm me, chế vào nồi canh, nêm vừa chua là được. Nêm muối, đường, bột ngọt cho vừa ăn. Nhắt xuống, cho các thứ rau ớt xắt nhỏ vào.
Món canh này ăn kèm với bún rất ngon.

Theo VẠN PHẬT ĐẢNH FORUMS

25 tháng 10, 2009

Vì sao ăn dứa phải chấm muối?

Sau khi ăn miếng dứa không chấm muối, miệng và lưỡi của bạn có cảm giác tê rát, đó là vì ruột quả dứa không những có rất nhiều đường và vitamin C, mà còn có một chất xúc tác.

Chất xúc tác này đủ mạnh để phân giải lòng trắng trứng, đối với niêm mạc miệng và biểu tầng da non ở lưỡi chúng ta có tác dụng kích thích mạnh.

Muối ăn có thể ức chế hoạt động của chất xúc tác dứa, cho nên khi ăn dứa mà chấm muối thì có thể làm giảm sự kích thích với niêm mạc miệng và lưỡi, đồng thời cũng cảm thấy dứa thơm, ngọt hơn.

(Theo sách 10 vạn câu hỏi vì sao)

23 tháng 10, 2009

Ăn rau xanh giảm cân hữu hiệu!

Trong rau xanh chứa rất ít chất béo và calo, nhưng lại cung cấp nguồn năng lượng đáng kể . Rau xanh cũng chứa ít Natri, làm giảm lượng nước hấp thụ vào cơ thể…

Ăn rau xanh thường xuyên mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe. Đây là 1 trong những thực phẩm tự nhiên có chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhất cùng với hàng nghìn dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Cùng với những ích lợi giảm thiểu bệnh tật, rau xanh còn là thực phẩm giúp giảm cân hiệu quả.
Trong rau xanh chứa rất ít chất béo và calo, nhưng lại cung cấp nguồn năng lượng đáng kể nên thường được áp dụng trong các chế độ ăn kiêng. Tất cả những đặc tính này mang lại hiệu quả cho việc giảm cân. Chất xơ trong rau xanh cũng giúp cảm thấy no nhanh hơn và do đó hạn chế được lượng thức ăn tiêu thụ.

Ngoài ra, rau xanh cũng bổ sung nhưng dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để đẩy mạnh quá trình sản sinh năng lượng tại các tế bào cơ. Nhờ vậy, bạn sẽ luôn cảm thấy đầy sức sống để có một ngày năng động, giúp tiêu hao nhiều năng lượng hơn nữa.

Rau xanh cũng chứa ít Natri, làm giảm lượng nước hấp thụ vào cơ thể. Natri có trong hầu hết các loại thực phẩm được chế biến, có tác dụng giữ nước cho cơ thể.

Theo Tiền Phong

22 tháng 10, 2009

Bữa ăn hằng ngày không thể thiếu rau quả nhưng làm thế nào để chọn được rau sạch, loại bỏ được hóa chất, vi khuẩn gây bệnh ra khỏi rau quả?

Bữa ăn hằng ngày của chúng ta không thể thiếu rau quả nhưng làm thế nào để chọn được rau sạch, loại bỏ được HCBVTV, vi khuẩn gây bệnh ra khỏi rau quả?

Rau quả có vai trò đặc biệt quan trọng trong dinh dưỡng con người. Giá trị chính của rau quả là cung cấp cho cơ thể nhiều muối khoáng, các vitamin, chất pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau quả còn có loại đường tan trong nước và xenluloza.

Một đặc tính sinh lý quan trọng của rau quả là chúng có khả năng gây thèm ăn và kích thích các tuyến tiêu hóa bài tiết dịch tiêu hóa. Tác dụng này đặc biệt rõ rệt ở các loài rau có chứa tinh dầu như rau mùi, hành tỏi. Rau gia vị với đa dạng nhiều loại còn cung cấp kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Ngoài ra trong rau quả còn có các men ảnh hưởng tốt tới quá trình tiêu hóa. Xenluloza của rau quả có vai trò sinh lý lớn vì cấu trúc của nó mịn màng. Trong rau, xenluloza ở dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin - xenluloza. Phức chất này kích thích mạnh chức năng nhu động ruột và tiết dịch ruột. Xenluloza của rau còn có khả năng bài xuất cholesterol và chất độc ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay người trồng rau đã lạm dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) để phun tưới cho rau quả với mục đích lợi nhuận. Dư lượng HCBVTV tồn dư trong rau quả có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc trường diễn cho người tiêu dùng. Ngộ độc thực phẩm do tồn dư HCBVTV đang là một vấn đề bức xúc. Đã có nhiều vụ ngộ độc xảy ra do ăn rau quả bị nhiễm HCBVTV như rau cải, bắp cải, dưa lê, dưa chuột, cà chua và gần đây là rau muống. Gần đây ở một số vùng nước dùng để tưới cho rau, để rửa rau không bảo đảm vệ sinh, bị nhiễm một số vi khuẩn đặc biệt là phẩy khuẩn tả đã gây bệnh tiêu chảy cấp cho người ăn rau sống và là nguồn lây nhiễm nguy hiểm cho cộng đồng.

Theo số liệu điều tra mới đây của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, tại các chợ đầu mối ở Hà Nội có trên 20% số mẫu rau được kiểm tra vượt mức dư lượng tối đa HCBVTV cho phép. Ở nông thôn hiện nay, đặc biệt là các vùng trồng rau phục vụ cho thành phố, nhiều gia đình sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm để tưới rau. Do nắm được đặc điểm của người thành phố thích ăn rau non, xanh mướt; quả ngon, to, đẹp mắt nên họ đã dành những khu vườn riêng chuyên trồng rau, quả bán. Ở những khu trồng rau bán, họ bón phân đạm cho “bốc”, phun nhiều hóa chất trừ sâu và phun đến ngày cắt để rau phát triển nhanh, có mã đẹp và nguồn nước tưới thì rất bẩn (có thể bị nhiễm cả hóa chất, kim loại nặng và vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là phẩy khuẩn tả). Bón phân đạm nhiều rau sẽ chứa nhiều nitrat vào cơ thể sẽ chuyển thành nitrosamin gây ung thư. Dư lượng HCBVTV cao có thể gây ngộ độc hoặc bệnh tật. Nhiễm vi khuẩn gây bệnh sẽ gây bệnh tiêu chảy cấp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong và có thể lây lan thành dịch trên diện rộng. Chúng ta hãy tự cứu lấy mình trước khi chờ đợi người sản xuất rau, quả nghiêm túc áp dụng các nguyên tắc sử dụng HCBVTV và nguồn nước để bón tưới. Để bảo đảm an toàn trong sử dụng rau quả tươi chúng ta cần biết cách lựa chọn, xử lý, chế biến theo các bước sau:

1. Lựa chọn: Không nên mua các loại rau quả trái vụ vì khi trái vụ do thời tiết không thuận lợi nên sâu bọ phát triển nhiều, rau quả cằn cỗi, người trồng rau, quả phải sử dụng nhiều loại HCBVTV, thuốc kích thích tăng trưởng. Không nên chọn mua những mớ rau quá non, mỡ màng; các loại hoa quả to và bóng bảy so với bình thường vì với những loại rau quả này người trồng chúng phải dùng không ít HCBVTV, thuốc kích thích tăng trưởng. Nên chọn rau quả còn nguyên lành, không dập nát hoặc có vết nứt, thủng.
2. Rửa sạch: Muốn loại trừ tồn dư của HCBVTV cách tốt nhất là rửa trôi: rửa dưới vòi nước sạch nhiều lần. Bằng cách rửa 2 lần dưới vòi nước chảy và 2 lần trong chậu nhiều nước thì từ 40 – 90% tồn dư HCBVTV trên rau cải đã mất đi. Đặc tính của HCBVTV gốc lân hữu cơ là tan nhiều trong nước. Vì vậy, bằng cách ngâm và rửa trôi, chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ được tồn dư của chúng lên bề mặt lá rau. Đối với các loại đậu quả việc ngâm, rửa trôi trước khi nấu đạt hiệu quả khá cao. Đối với quả chín, động tác rửa trước khi bóc vỏ đơn giản nhưng có tác dụng tốt loại trừ tồn dư HCBVTV.
3. Dùng nước sạch để rửa rau quả: Nước dùng để rửa rau quả phải bảo đảm là nước sạch, không nhiễm bẩn (nhiễm hóa chất, kim loại nặng hay vi khuẩn).
4. Khi xào nấu: Các HCBVTV gốc lân hữu cơ dễ bị phân hủy khi ở nhiệt độ cao. Vì vậy khi xào nấu nên mở vung để chúng bay hơi là biện pháp hiệu quả loại trừ HCBVTV.
5. Trước tình hình đang có dịch tiêu chảy cấp: thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống.
6. Cảnh giác khi thấy có hiện tượng nghi ngờ: Khi thấy có bất cứ hiện tượng bất thường nào đối với các thực phẩm nói chung và rau quả nói riêng: có mùi vị lạ, màu sắc khác thường, thực phẩm mua cùng một chỗ mà đã có người ăn bị ngộ độc... mọi người cần dừng lại ngay, không ăn tiếp.

TS. Hoàng Kim Thanh (Viện Dinh dưỡng quốc gia)

21 tháng 10, 2009

Động vật cũng có cảm xúc ( Tình bạn cảm động của hai chú chó)


Trên con đường đông đúc xe cộ, một con chó không ngừng lay bạn của nó đang nằm bất động rồi chạy quanh cầu cứu mọi người giúp đỡ. Con chó bị xe đâm nằm bẹp giữa đường. Một con khác trông rất buồn thảm, dùng mõm và chân lay liên tục mong bạn nó hồi tỉnh. Sau đó, nó chạy quanh ngỏng cổ lên cầu khẩn người qua đường giúp đỡ. Hình ảnh thương tâm này đã được đăng lên mạng internet , khiến cư dân mạng chạnh lòng.


Con chó cố gắng lay bạn tỉnh lại.

Tuy nhiên, theo Tom, nhiều độc giả rất bức xúc vì trước tình cảnh đáng thương của đôi chó, không người đi đường nào dừng lại giúp đỡ chúng. Những chiếc ôtô tránh đường rồi đi mất. Nhiều người đi bộ chỉ đứng nhìn hoặc chạy lại chụp ảnh như một chuyện kỳ khôi.



Con chó không bỏ mặc người bạn đáng thương. Sau một hồi lay bạn, nó ngỏng cố lên cầu cứu người đi đường giúp đỡ


Nhưng không ai chạy lại cứu giúp

19 tháng 10, 2009

Chế độ ăn cho người gan nhiễm mỡ !

Ngô, rau cần, nấm hương có tác dụng hạ cholesterol trong máu và tế bào gan. Ngoài ra còn có một số loại trà giúp giải độc, hạ mỡ máu và giảm béo. Những thực phẩm này đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ.

Một số món ăn:

Ngô: chứa nhiều các acid béo không no, có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo nói chung và cholesterol nói riêng. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, ngô có vị ngọt tính bình, công dụng điều trung kiện vị lợi niệu, thường được dùng cho những trường hợp tì vị hư yếu, chán ăn, thủy thấp đình trệ, tiểu tiện bất lợi, phù thũng, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành.

Kỷ tử: có tác dụng ức chế quá trình tích tụ chất mỡ trong tế bào gan, thúc đẩy sự tăng sinh tế bào gan và cải thiện chu trình chuyển hóa chất béo.

Nấm hương: chứa những chất có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan. Thường dùng dưới dạng thực phẩm để chế biến các món ăn.

Lá trà: có khả năng giảm trừ các chất bổ béo. Trà có khả năng làm tăng tính đàn hồi thành mạch, giảm cholesterol máu và phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan.

Lá sen: giảm mỡ máu, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Lá sen được dùng dưới dạng hãm với nước sôi uống thay trà hoặc nấu cháo lá sen.

Rau cần: chứa nhiều vitamin, tác dụng mát gan, hạ cholesterol trong máu, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất phế thải và làm sạch huyết dịch. Ngoài ra, người bệnh gan nhiễm mỡ nên bổ sung các loại rau tươi như cải xanh, cải cúc, rau muống... có công dụng giải nhiệt làm mát gan. Cà chua, cà rốt, măng bí đao, mướp, dưa gang, dưa chuột... thanh nhiệt, thông phủ, hành khí, lợi tiểu. Các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu tương... chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol máu; các loại thịt, cá ít mỡ và các thức ăn chế biến từ đậu tương, đậu xanh, đậu đen...

Một số loại trà tốt cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ:

- Trà khô 3 g, trạch tả 15 g. Hai vị hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì được. Trà này có công dụng bảo vệ gan, tiêu mỡ, lợi niệu, giảm béo. Trạch tả có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ cholesterol, triglycered và lipoprotein có tỷ trọng thấp, góp phần phòng chống tình trạng xơ vữa động mạch.

- Trà khô 2 g, uất kim 10 g (có thể thay bằng nghệ vàng), cam thảo sao vàng 5 g, mật ong 25 g. Tất cả thái vụn, hãm với nước sôi, uống trong ngày... Thức uống này có công dụng làm cho gan thư thái, tiêu trừ tích trệ và lợi niệu. Đặc biệt uất kim có tác dụng điều chỉnh hội chứng rối loạn lipid máu khá tốt.

- Trà khô 3 g, cát căn (sắn dây thái phiến) 10 g, lá sen 20 g. Tất cả thái vụn hãm uống thay trà có công dụng giải độc, hạ mỡ máu, giảm béo. Cần dùng lá sen tươi hoặc khô thái vụn hãm uống thay trà hàng ngày.

- Rễ cây trà 30 g, trạch tả 60 g, thảo quyết minh 12 g. Tất cả thái vụn hãm uống hàng ngày. Những vị này có công dụng làm giảm mỡ máu và phòng chống béo phì. Loại trà này rất thích hợp với những người bị nhiễm mỡ gan kèm theo tình trạng rối loạn lipid máu, bệnh lý mạch vành.

- Trà 30 g, sinh sơn tra 10-15 g. Hai vị hãm nước sôi uống hằng ngày, giúp tiêu mỡ giảm béo. Sơn trà có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu rất tốt và góp phần thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất đường và chất béo trong gan.

- Hoa trà 2 g, trần bì 2 g, bạch linh 5 g. Ba thứ thái vụn hãm với nước trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Trà có công dụng kiện tì hóa thấp, lợi niệu trừ đàm.

Bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần kiêng kị những thực phẩm và đồ ăn quá béo bổ như mỡ động vật, lòng đỏ trứng, não và gan gia súc, bơ... Các thứ quá cay và nóng như gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, rượu, cà phê, trà đặc...

Theo CayCanhVietNam

18 tháng 10, 2009

Các bạn có nhìn thấy voi đẽ con chưa ? ( Video in English )


17 tháng 10, 2009

Cách làm Bánh cuốn bằng nồi hơi

Đôi khi thèm bánh cuốn mà phải sắm bộ đồ nghề đầy đủ ở nơi đây cũng không phải là đơn giản. Mình xin bày mọi người một cách làm bánh cuốn mà không cần bộ nồi đổ bánh cuốn nhưng vẫn có được cái bánh cuốn hấp ngon lành nè.

Chỉ cần 1 cái nồi đường kính từ 24cm trở lên, một miếng vải vừa đủ che cái miệng nồi (loại vải nào cũng được mà mặt vải phải thật khít, tốt nhất là vải có nylon như vải xoa chẳng hạn (mình dùng vải phi bóng), một con dao để ăn bánh mì, 1 sợi dây thun bảng hơi to khoảng 1cm và chiều dài vừa đủ quay 3-4 vòng miệng nồi (loại thun luồn quần).

Bột Vĩnh Thuận gói 400gr pha với 450ml nước lạnh trộn đều rồi chế 300ml nước sôi trộn đều, cho thêm 1 muỗng cà phê muối để đó 15 phút.

Khổ vừa làm vừa chụp bằng tay trái nữa chứ. Con gái thì đứng dưới chân nắm cái quần của Mamma nữa.

Lấy 1 cái nồi, căng miếng vải lên nhớ chừa lổ cho hơi nước bay lên chứ không chừa thì không được đâu. Lấy dây thun cột đầu lại máng vô quai nồi rồi cứ thế mà căng dây và quấn khoảng 3 vòng cho thật chặt xong cột đầu dây lại máng vô quai nồi cho dính chặt (cột như vậy mai mốt chỉ việc mỗi lần làm là máng vô quai nồi xong rồi quấn rồi máng rất nhanh). Vậy là xong cái nồi để tráng rồi. Đơn giản không?

Theo http://my.opera.com/vanhkhuyen

15 tháng 10, 2009

Tác Dụng Của Việc Ăn Chay (ThS. BS. Lê Hoàng Sơn )

Một cách chung nhất, ăn chay là không dùng thịt và tăng cường các thức ăn có lợi cho sức khỏe như: các loại rau trái, đậu, mè, ngũ cốc còn nguyên lớp cám, chất béo không no. Điều cần ghi nhận là người vốn đang ăn mặn khi chuyển sang ăn chay thường cũng thay đổi cả lối sống, sự nhận thức của mình về sức khỏe và môi trường. Họ có khuynh hướng tăng hoạt động thể lực, hướng đến việc tập Yoga, thiền, tránh khói thuốc lá, rượu và có lẽ cả việc chịu đựng stress cũng tốt hơn. Các yếu tố ảnh hưởng tốt đến sức khỏe trên là những điều mà người vốn ăn chay trường thường không có. Như vậy, có thể nói ăn chay có lợi cho sức khỏe hơn ăn mặn. Tuy nhiên, bất cứ điều gì cũng có hai mặt trái và phải, ăn chay cũng có nhược điểm riêng và sẽ được đề cập trong một dịp khác.
Dưới đây là tóm tắt một số tác dụng đáng chú ý nhất của ăn chay:

1. Giảm cân

Người ăn chay thường nhẹ cân và ít nguy cơ béo phì hơn người ăn mặn; nhờ đó, ít mắc các bệnh do béo phì như: tiểu đường, sỏi mật, cao huyết áp, bệnh động mạch vành tim… Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách có thể trở nên gầy còm, hốc hác. Trẻ em và tuổi thiếu niên nếu ăn chay có thể nguy hiểm cho sự tăng trưởng. Bà mẹ mang thai ăn chay thường nhẹ cân, ít tăng cân và có nguy cơ sinh con thiếu cân.

2. Giảm huyết áp

Huyết áp của người ăn chay trường thường có khuynh hướng thấp hơn người ăn mặn và ít tăng huyết áp theo tuổi hơn. Các nghiên cứu cho thấy: càng ăn nhiều thức ăn từ động vật, huyết áp càng có khuynh hướng tăng cao. Tuy nhiên, cũng không nên bỏ qua các yếu tố về lối sống có ảnh hưởng tốt đến huyết áp. Người ta còn thấy ở người ăn chay ít có ảnh hưởng đến huyết áp hơn là người ăn thịt.

3. Giảm bệnh động mạch vành tim

Các nghiên cứu khoa học cho thấy: tỷ lệ người ăn chay mắc bệnh và tử vong thấp hơn hẳn so với người ăn mặn. Nguyên nhân được cho là do thức ăn chay chứa nhiều xơ, ít béo, ít cholesterol, tỷ lệ giữa chất béo không no và chất béo no cao. Bệnh động mạch vành tim gắn liền với lượng cholesterol máu. Người ăn chay có lượng cholesterol trong máu, nhất là loại LDL, thấp hơn hẳn so với người ăn chay có dùng sữa và người ăn thịt. Trên thực tế, lượng mỡ trong máu tùy thuộc nhiều vào số lượng và loại chất béo mà người ăn chay ăn vào. Đồng thời, lối sống ít dùng thuốc lá, thích tập luyện và tình trạng nhẹ cân cũng góp phần không ít.

4. Giảm nguy cơ bị sỏi thận

Người ăn chay thải calci, oxalat và acid uric ra nước tiểu ít hơn người ăn mặn. Và do đó, người ăn chay ít bị sỏi thận hơn người ăn mặn.

5. Giảm nguy cơ bị ung thư

Người ăn chay ít mắc bệnh và tử vong vì ung thư miệng họng, tiền liệt tuyến, nhất là đại tràng hơn người ăn mặn. Lý do là thức ăn chay chứa nhiều chất xơ và ít acid béo hòa tan. Chất xơ làm giảm sự thoái giáng acid mật sơ cấp thành thứ cấp - chất đã được chứng minh là gây ung thư đại tràng. Acid béo hòa tan và sterol nếu có nhiều trong phân sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Ngoài ra, thức ăn chay còn chứa nhiều chất có tiềm năng ngừa ung thư như: các chất chống oxy hóa và một số hóa chất thực vật. Một lần nữa, lối sống của người ăn chay thường có lợi cho sức khỏe, phòng ngừa một số loại ung thư.

6. Giảm triệu chứng bệnh về xương và khớp

Chế độ ăn chay có ích đặc biệt cho một số bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, làm giảm hẳn triệu chứng bệnh về khớp. Nhưng cần thận trọng vì ăn chay không đúng dễ gây teo cơ dinh dưỡng. Đối với thoái hóa khớp, ăn chay không trị được bệnh, nhưng ăn chay trường có thể đóng vai trò trong việc phòng ngừa bệnh. Người ăn chay cũng bị loãng xương như người ăn mặn, nhưng chế độ ăn không có thịt, nhiều estrogen thực vật và hoạt động thể lực nhiều là những yếu tố giúp phòng chống loãng xương.

7. Ngoài ra, ăn chay còn giúp giảm nguy cơ bị sỏi mật

Bệnh túi thừa đường ruột và có ảnh hưởng lên tiểu cầu làm giảm độ nhớt của máu.Như vậy, ăn chay tốt cho sức khỏe không chỉ nhờ vào việc không có thức ăn từ động vật mà còn nhờ vào khuynh hướng sống khổ hạnh, rèn luyện thể lực, ít tiếp xúc với các thứ có hại cho sức khỏe, giữ thanh tịnh tâm hồn và trí tuệ. Ăn chay không là điều gì khác thường mà chỉ đơn thuần là một khuynh hướng về ăn uống mà thôi. Với những ai muốn chuyển từ ăn mặn sang ăn chay, đây là lời khuyên của các nhà nghiên cứu y học: nên chuyển từ từ, đầu tiên tránh thịt đỏ, sau đó dần đến thịt gia cầm, rồi cuối cùng đến cá và thủy hải sản. Và cũng xin được nhắc lại, ăn chay cũng có mặt trái của nó.

ThS. BS. Lê Hoàng Sơn

Phụ lục :

Giá trị dinh dưỡng của một số loại thực phẩm ăn chay thông dụng:

* Chất sắt: mì ống, cơm, bánh mì, ngũ cốc các loại yến mạch, lúa mạch, đậu, hạt hướng dương, hạt đậu các loại, bánh mì trắng, nước cà chua, bông cải và trái cây khô như mơ, nho, mận…
* Kẽm: sữa đậu nành, đậu phụ, mầm lúa mì, đậu và hạt các loại.
* Vitamin B12: sữa ít béo và sữa không béo, ngũ cốc, sữa đậu nành.
* Calcium: sữa ít béo và không béo, sữa đậu nành, nước cam, bông cải, đậu phụ, trái mướp, cải xoăn, mù tạt xanh, các loại quả hạch.
* Vitamin D: sữa không béo và ít béo, sữa đậu nành, yaourt đậu nành, yaourt thường, ngũ cốc.
* Vitamin A: sữa không béo và ít béo, rau và trái cây đậm màu như bí ngô, cà rốt, dưa đỏ, rau bina, cải xoăn…
* Omega 3: quả óc chó, đậu nành hạt.

6 Điều Nên Biết Dành Cho Người Ăn Chay

Ăn uống còn là một nghệ thuật của sự thưởng thức. Ăn uống đúng cách sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh. Dưới đây là 6 điều cơ bản dành cho người ăn chay để có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
1. Thay đổi thực phẩm thường xuyên:
Không một món ăn nào cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, do đó, chúng ta nên dựa vào tỷ lệ dinh dưỡng chay để có một ý niệm khi chọn mua thực phẩm. Đồng thời chú ý cả cách nấu ăn cũng là một vấn đề quan trọng. Nên đơn giản hóa việc nấu ăn mà vẫn đảm bảo thức ăn ngon và đầy đủ năng lượng.
2. Cần Quân bình giữa ăn uống và tập luyện thể dục
Một trong những điều cần thiết chúng ta phải làm là tạo thói quen ăn uống tốt. Nhưng tập luyện thể dục để tiêu năng lượng dư thừa là chuyện quan trọng không kém vì nếu không, cơ thể chúng ta sẽ dễ dẫn đến tình trạng béo phì, từ đó xuất hiện một số bệnh: cao áp huyết, tai biến mạch máu não và tiểu đường. Nên tập thể dục mỗi ngày từ 30 phút đến 1 giờ, 5 lần mỗi tuần sẽ giúp cơ thể tránh được tứ độc, hay ít nhất làm giảm đi sự nguy hại của tứ độc. Thể dục còn làm cho xương cốt được cứng cáp, tim mạch được khỏe mạnh, bắp thịt dẻo dai; giúp cho tinh thần sảng khoái, bớt lo âu hồi hộp, bớt bị trầm cảm; tăng sự tự tin và cảm thấy khỏe mạnh yêu đời, giúp dễ ngủ.
3. Bớt ăn muối
Sodium là loại muối dùng hàng ngày để nêm vào thức ăn, nếu dùng nhiều có thể đưa đến bệnh cao áp huyết. Thức ăn có nồng độ muối cao là các món kho, các món phơi khô, các loại mắm, đồ hộp... Khi nấu thức ăn trong nhà nên tránh nêm nhiều muối.
4. Tránh thức ăn chứa chất béo bão hòa (saturated fat) và cholesterol
Có thể bạn chưa biết
Những chất béo dư thừa, nhất là choleste-rol ứ đọng ở thành mạch máu làm mạch máu nhỏ hẹp dần, đưa đến bệnh tai biến mạch máu não.
Nên hạn chế bớt chất béo thế nào cho tỷ lệ chất béo trong thức ăn chiếm khoảng 15% năng lượng hàng ngày. Chất béo cung cấp năng lượng và cũng là chất trung gian khiến sinh tố A, D, E, và K được hấp thụ qua vách ruột. Những chất béo dư thừa, nhất là cholesterol ứ đọng ở thành mạch máu làm mạch máu nhỏ hẹp dần, đưa đến bệnh tai biến mạch máu não. Nên dùng dầu thực vật để nấu nướng, nhất là dầu olive hay Canola. Nên giảm ăn trứng. Một lòng đỏ trứng cho khoảng 200mg cholesterol. Quý vị trường chay không dùng trứng có thể trành được chất béo dư thừa do trứng gây ra..
5. Bớt ăn chất ngọt
Ðường là tiếng gọi thông thường của glucose hay carbohydrate, là một trong ba thành phần dinh dưỡng của cơ thể. Người Việt Nam cũng như các dân tộc Á Châu khác ăn nhiều đường hơn người Tây phương qua dạng tinh bột như: cơm, bún, mì sợi hoặc bánh mì. Những thức ăn khác cho chất đường là: sữa, trái cây, rau và hạt. Khoa học đã chứng minh rằng ăn nhiều đường không liên quan gì đến bệnh tiểu đường mà chỉ liên quan đến bệnh mập phì. Vì vậy, nên giảm bớt ăn ngọt, nếu thích thì phải tăng cường vận động thể dục thể thao để tiêu hao năng lượng dư thừa.
Tuy nhiên, đường, muối và cholesterol đều cần thiết cho cơ thể, không có đường thì không có năng lượng, không có muối thì không có hoạt động, không có cholesterol thì không có kích thích tố (hormone). Hãy nhớ chúng là "bạn" nhưng nếu dùng quá nhiều thì sẽ trở thành "kẻ thù" gây cho ta nhiều bệnh nguy hiểm.
6. Giảm ăn Junk food
"Junk food" là tiếng lóng để chỉ những đồ ăn có mức dinh dưỡng thấp nhưng lại có quá nhiều chất không tốt như: đường, mỡ, và muối có hại cho cơ thể. Những món "junk food" thông thường phải kể là: khoai tây chiên (French fries), pizza, bánh kẹo, các loại chip, các loại snack food... Những món này không nên dùng thường xuyên dễ bị mập và cao mỡ, cao máu. Các thức uống ngọt như: Coca, Pepsi,... cũng được xem là Junk Food. Các món chè có quá nhiều đường, có lẽ cũng nên xếp vào loại Junk Food.
Điều quan trọng là làm thế nào điều hòa thức ăn và tập luyện thể dục cho cân bằng mức cung - cầu của cơ thể. Nói thế không có nghĩa là áp dụng một cách máy móc, nên làm thế nào để ăn uống một cách thoải mái, không quá gò bó mà vẫn cung cấp cho mình lượng dinh dưỡng vừa đủ, đó cả là một nghệ thuật và có tính chất cá nhân.
Theo Thuvienhoasen

14 tháng 10, 2009

Thanh đạm món cơm chiên Dương Châu chay

Nằm ở đầu đường Trương Công Định, TP Sóc Trăng, quán ăn chay Hoàng Kim luôn tấp nập khách hàng vào tất cả các ngày trong năm, chứ không riêng gì ngày rằm, mùng một. Quán tuy đơn sơ, nhưng luôn khiến người đến một lần nhớ mãi vì hương vị thơm ngon, thanh đạm, hài hòa của các món chay, cùng thực đơn khá phong phú.

Tại Hoàng Kim, món cơm chiên Dương Châu luôn được thực khách ưu ái. Mới nhìn, món ăn này đã toát lên vẻ hấp dẫn từ hình thức: những hạt cơm được chiên vừa đủ khô ánh lên màu trắng ngà, trộn cùng các loại rau củ được xắt hạt lựu như màu đỏ cam của cà rốt, màu xanh của các loại đậu và cần tây, màu trắng của tàu hủ. Món cơm này được nêm nếm vừa miệng, chiên không quá khô cũng không quá nhão, lại thêm các gia vị tạo hương vị đậm đà như tương ớt, nước tương, hành lá, tiêu... Cơm phần tại Hoàng Kim cũng hấp dẫn với nhiều món ăn được chế biến vừa miệng, ít dầu mỡ và sử dụng nguyên liệu tươi như tàu hủ chiên sốt cà, muối sả ớt chiên giòn, kho tương, tàu hủ ki xào sả ớt, khoai môn giả cá cơm kho, măng xào, rau củ xào thập cẩm, canh khổ qua dồn tàu hủ, canh chua, canh khoai mỡ... Các loại đậu hủ và tàu hủ ki dùng để chế biến các món ăn tại Hoàng Kim được nấu theo bí quyết gia truyền, thơm ngon nhưng không sử dụng các loại phụ gia để tạo độ dai hoặc để bảo quản được lâu.

Các món bún, phở tại Hoàng Kim cũng khiến nhiều thực khách “tương tư”. Phở chay có vị ngọt thanh của củ sắn, củ cải trắng, cà rốt... hầm lâu trong nồi nước lèo trong veo, chan lên những bánh phở được trụng nóng. Miếng tàu hủ ki chiên giòn phủ trên mặt tô phở, những lát chả chay thơm phức màu trắng quyện cùng màu xanh của các loại rau thơm như ngò om, quế, ngò gai càng làm tô phở thêm phần hấp dẫn. Đặc biệt món tương dùng để làm gia vị nêm thêm được chế biến công phu, có mùi thơm của hành tỏi phi, độ mặn ngọt hài hòa.

Bún riêu chay tại đây có màu sắc đẹp mắt nhờ sắc đỏ cam của hạt điều rang. Nước lèo được nêm nếm khéo léo, các loại phụ liệu như tàu hủ, cà chua, rau giá sống đều tươi mới, hòa cùng mùi thơm của hành tỏi phi khiến tô bún thêm hấp dẫn. Ở đây còn có món bún nước lèo chay chế biến từ các loại mắm chay. Món ăn này cũng được kết hợp nhiều loại rau củ khiến khách ăn không thấy ngán. Giá ở đây dao động từ 8.000 – 10.000 đồng/món.

Theo CanTho.Online

Nguyên liệu :
- xá xíu chay xắt hạt lựu ( làm từ mì căn )
- tàu hũ ky lá ngâm mềm xắt sợi
- đậu phụ xắt mõng chiên vàng ,xắt hạt lựu
- chã lụa chay xắt hạt lựu
- nấm đông cô , nấm rơm ngâm mềm xắt hạt lựu
- cà rốt gọt võ xắt hạt lựu
- đậu cô ve xắt hạt lựu
- boa rô phần cũ trắng băm nhõ
Tất cã mỗi thứ một ít ( như hình )

Cơm trắng loại gạo mềm khô nấu đễ nguội , cho vào thau nhõ trộn vào đấy chút muối + mì chính cho vừa ăn + chút sốt cà chua cho có màu đõ đẹp ( hoặc màu hạt điều )

Bắc một cái chão lên bếp ,cho dầu ăn vào đợi nóng ,kế cho boa rô vào xào thơm ,xong cho cà rốt + đậu ve vào xào trước , kế đến là nấm và đậu hũ ky xắt sợi ,xong cho tiếp xá xíu chay + đậu phụ vào đào đều , nêm chút xíu gia vị , nhấc xuống, xào làm sao mà các thứ rau cũ vẫn còn chín nhưng vẫn còn độ giòn là đạt yêu cầu , cho mọi thứ ra dĩa đễ đó .

- Cho một thìa soup dầu ăn vào chão và cho cơm vào đão cho thật đều ,hạt cơm cho săn ,bóng bẫy thì tắt bếp .
- cho các thứ nhân đã xào vào cơm và trộn cho đều , Đơm ra dĩa trêm cho vài cọng ngò và rắc chút xíu tiêu .
Ăn kèm với xì dầu + ớt ngâm dấm chua ngọt .

Sưu tầm

13 tháng 10, 2009

Tàu Hủ kho tương + Thịt Bò nấu Ragu chay + Gỏi Chay + Khoai tây xào nấm

1)Tàu Hủ kho tương

NGUYÊN LIỆU

- 3 miếng tàu hũ
- 4 miếng hamburger chay
- tương đậu cay (hot bean paste)
- cooking sherry
- Hành lá
- Gừng bằm
- Tỏi bằm
- bột bắp pha với nước lã

THỰC HIỆN

- Cắt tàu hũ ra từng miếng hình chữ nhật khoảng 2x1 phân và để ra rổ cho ráo nước.

- Bắc chảo lên và cho vào dầu. Khi dầu vừa nóng thì cho gừng, tỏi và hành lá bầm vào cho thơm.

- Kế tiếp cho hamburger chay (bẻ nhỏ ra) và tương đậu cay vào chảo. Kế đến cho tàu hủ vào chảo. Ðợi cho vừa sôi lên thì vặng lửa nhỏ lại, nấu thêm khoảng 3 phút. Cho vào vật liệu số 8 và trộn lên cho đến khi sệt lại là xong.

TRÌNH BÀY:

Lấy ra để lên dĩa và rắc lên trên mặt một ít hành lá cắt nhỏ thì bạn sẽ có được một đĩa "Tàu hũ kho tương" thật là ngon.

2)Thịt Bò nấu Ragu chay

Nguyên Liệu

- mì căn chín thứ giống đòn chả lụa
- khoai tây
- củ cà rốt
- cà chua
- lá thơm
- củ kiệu tươi
- gừng
- dầu phộng ăn
- bột ngọt

Cách Làm

Gọt khoai, cạy bỏ hết mắt đen, xắt miếng, cà rốt gọt vỏ, xắt miếng, cà chua cắt hai, nặn bỏ hột, rửa sạch. Củ kiệu đập dập, mì căn xắt giống miếng thịt bò bằng hai ngón taỵ
Bắc chảo lên bếp lửa để đậu phộng ăn khử trước cho hết hôi, củ kiệu, mì căn để xào, nêm muối, chút đường ram vừa vàng để cà chua, cà rốt, khoai, vài lá thơm, sét muỗng cà phê bột mì trộn đềụ Đêm ra gắp mì căn để riêng, chế nước sôi vô khoai cho ngập, nấu gần mềm để mì căn vào nấu luôn nêm thêm muối cho vừa, để bột ngọt vô trộn đều, nước cạn xăm xắp thì được, chừng dọn ăn thì gắp lá thơm bỏ vào.

3)GỎI CHAY

NGUYÊN LIỆU

- Đu đủ già (mỏ vịt): 1 trái: 300g (hoặc trái su, củ sắn, ngó sen làm dưa, dưa gang hơi non... đều được), củ cải trắng: 200g, củ cải đỏ: 200g, dưa leo: 200g, nấm mèo: 50g, nước tương: 1 muỗng canh.
- Mì căn: 1 cây (hoặc tàu hủ chiên), tàu hủ ky: 50g, muối: 1 muỗng canh.
- Đường; 2 muỗng canh, bột ngọt: 1 muỗng cà phê, giấm đỏ: 1 muỗng canh, giấm trắng: 2 muỗng canh (hay chanh), rau răm: 10 cọng, củ kiệu: 8 củ, đậu phộng rang vàng giã nhỏ: 2 muỗng canh, tiêu: 1 ít.

CHUẨN BỊ

- Đu đủ, củ cải trắng, củ cải đỏ gọt bỏ vỏ, dư leo... bỏ hột, thái chỉ bóp muối, rửa lại bằng nước lã, ngâm lại nước có phèn chua từ 5-10 phút, rửa lại bằng nước lã, vắt khô nước, nấm mèo ngâm nước lã 10 phút, lặt bỏ cuống thái chỉ.
- Mì căn luộc chín, xé nhỏ cỡ đầu đũa, bắt chảo lên bếp cho dầu ăn, phi củ kiệu vàng... cho mì căn, nước tương, tiêu, bột ngọt, đường 1 ít, xào săn, tàu hủ ky chiên vàng bẻ nhỏ.

THỰC HIỆN

Đu đủ, củ cải trắng, củ cải đỏ, dưa leo, nấm mèo, mì căn, đường, bột ngọt, muối, giấm đỏ trắng, củ kiệu phi vàng... tất cả trộn đều, sắp ra đĩa, để tàu hủ ky, rắc đậu phộng, rau răm.
- Chấm: nước tương chua ngọt.
- Có thể dùng bánh tráng gói cũng được, nếu gói bánh thì chấm tương xay, nếp nấu cháo nhừ, đậu phộng rang giã nhỏ, dưa chua, tương ớt.

4)Khoai tây xào nấm

Tháng 7 âm lịch thường được chọn như là tháng ăn chay trường. Khoai tây xào nấu cải xanh là một món chay dễ thực hiện và rất bổ dưỡng, phù hợp cho chế độ ăn chay trường của bạn

Thành phần

Khoai tây: 2 củ lớn; nấm rơm: 100 g; bông cải xanh: 100 g; đậu cô ve: 50 g; Đậu hòa lan: 50 g; bắp hạt (ngô): 50 g; ngò, muối, tiêu, ớt, đường, giấm thơm.

Cách thực hiện:

Khoai tây cắt khoanh tròn, ngâm nước muối rồi để ráo. Nấm rơm gọt bỏ phần dưới, rửa sạch và cắt làm đôi. Bông cải xanh cắt nhánh, đậu cô ve cắt khúc.

Bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu ôliu và để lửa lớn. Khi dầu sôi, thả khoai vào xếp kín và để nhỏ lửa. Rắc gia vị (muối, tiêu, ớt) lên trên và đậy nắp lại, chiên cho đến khi khoai chín vàng trong vòng 15 phút. Sau đó, cho một vài muỗng nước lên mặt khoai và đậy nắp kín để mặt trên khoai được nhừ với hơi nước khoảng 5 phút. Sắp khoai tây ra dĩa.

Bắc một chảo khác và cho dầu ôliu, để lửa lớn. Khi dầu sôi, cho nấm rơm vào và đảo đều tay, rắc tiêu đen lên nấm rơm, cho thêm ít nước, muối, đường và giấm thơm vào và xào đều tay cho đến khi nấm rơm có màu nâu đậm. Để lửa lớn và xào cho đến khi nấm nở ra và đặc lại.

Bắc một nồi nước nhỏ và đun sôi, sau đó thả bông cải xanh, đậu cô ve, đậu hòa lan và hạt bắp vào luộc khoảng 5 phút. Sau đó chần qua nước lạnh cho rau, đậu được xanh. Để ráo nước.

Sắp nấm, bông cải xanh, đậu cô ve, đậu hòa lan và hạt bắp ra dĩa chung với khoai tây. Có thể trang trí thêm ngò cho đẹp mắt. Món ăn đi kèm với nước tương và cơm nóng rất ngon

Theo Các Món Ngon

12 tháng 10, 2009

Bún Đậu - Mắm tôm Chay !!!

Vật Liệu:

Hôm nay cuối tuần làm món ăn chay đơn giản nhưng rất ngon ! đậu hủ chiên nóng giòn và ăn kèm bún tươi thêm mắm tôm chay giã tỏi ớt + chanh + đường + bột ngọt và một thìa dầu chiên đậu vào mắm tôm, khiến mắm tôm có vị béo và thơm ngon hẳn lên .

- Mọi người nên thử làm món này đi nhé ! bảo đảm mê ly ....

Trong món ăn này thì các thành phần chuẩn bị cho bữa ăn nhìn vào thì ai cũng biết làm rồi ! chỉ có Mắm Tôm Chay là mọi người chưa biết phương Pháp làm như thế nào ??? nên tôi sẽ hướng dẩn cho bà con cách Làm như sau :

Mắm Tôm Chay

Nguyên Liệu :
- Nấm rơm khoãng 300 g rữa sạch đễ ráo xắt nhõ
- 1 hũ chao chùa
- 1 TSP muối

Cách Làm:

- Cho tất cã các thứ trên vào máy sinh tố xay nhuyễn , nếu đặc quá thì cho vào chút nước cho dễ xay .
- Cho hổn hợp vào nồi nấu sôi lại ,xong đễ nguội cho vào hũ cất trong tũ lạnh ăn dần .
Vậy là xong món mắm tôm rồi đấy ! dễ quá nhĩ ?
- Khi nào ăn với Cà pháo hoặc bún đậu thì múc ra chén nêm gia vị Chanh + đường + bột ngọt cho vừa ăn hoặc nêm gia vị cho tô Bún Riêu chay rất tuyệt vời !
- Dùng chao chùa thì mùi vị nó giống mắm Tôm hơn , vì Chao chùa nặng mùi hơn chao thường , nhưng ăn ngon lắm ! Chao Chùa càng để lâu càng ngon và béo .
Mắm Tôm Chay này ăn với đậu rán chiên dòn thì hết ý ....!!!

Theo Diễn Đàn EVA

11 tháng 10, 2009

Giá trị dinh dưỡng của một số loại đậu, hạt

Các loại hạt nổi tiếng là giàu chất dinh dưỡng và hổ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Hãy thử xem các loại đậu được dùng phổ biến nhất ẩn chứa những bí mật dinh dưỡng gì ?

Đậu đen:

Có mùi vị thường được so sánh với các loại nấm. Đậu đen vị ngọt, tính hàn, có tác dụng bồi bổ thận, gan, bổ máu. Với hàm lượng chất xơ cao, ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn nên chúng rất thích hợp với người bị bệnh tiểu đường.

Đậu đen còn có thể gia tăng năng lượng cho bạn bằng cách cung cấp nguồn chất sắt dồi dào. Nhờ vậy mà chúng rất được các bà nội trợ yêu thích.

Đậu xanh:

Theo Đông y, loại đậu này có vị ngọt mát, hơi tanh. Đây là loại thuốc có tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, chữa phù thũng, lở do nhiệt, giải cảm nóng, giải độc cơ thể, bổ khí huyết...

Đây là loại đậu cung cấp nhiều vitamin C, vitamin K và ma-giê khá dồi dào. Người thường xuyên ăn những chất giàu vitamin C, folate và Beta-carotene sẽ giảm đáng kể nguy cơ ung thư ruột kết. Nhờ chứa một lượng đáng kể riboflavin, đậu xanh còn là loại thực phẩm bổ trợ việc điều trị chứng đau nửa đầu.

Đậu phộng:

Xuất hiện rất nhiều trong các món ăn của người Việt. Đây là loại hạt được chế biến thành nhiều món ăn chơi nhất: luộc, rang, nấu chè...

Nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên ăn đậu phộng ít có nguy cơ bị các bệnh lý tim mạch hơn. Đậu phộng có nguồn proteon dồi dào hơn bất cứ loại rau, đậu nào khác. Chính vì vậy, đây là loại thực phẩm rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ em, cân bằng dinh dưỡng cho những người ăn chay và người có chế độ ăn ít thịt.

Đậu Hà Lan:

Theo Đông y, đậu Hà lan có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, tiêu ung độc. Loại đậu này thường được dùng để trị các chứng ăn uống khó tiêu, tiểu đường...

Đậu Hà lan là nguồn dồi dào vitamin, giúp xương chắc khỏe. Chúng còn chứa rất nhiều a-xít folic và vitamin B6 giúp hỗ trợ trao đổi chất trong cơ thể. Chúng là loại thực phẩm cần phải có trong bữa ăn để giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Đây cũng chính là nguồn sắt và vitamin nhóm B dẽ hấp thụ cho cả gia đình bạn.

Đậu nành:

Đậu nành chứa tới 40% protein. Chúng xuất hiện trong món ăn của rất nhiều nước ở châu Á.

Nó có đủ lượng protein hoàn hảo, chất béo carbohydrate, các khoáng chất và vitamin.

Đậu nành chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan giúp giảm lượng cholesterol, điều chỉnh lượng đường trong máu. Chất xơ không hòa tan chống ung thư ruột kết và giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.