11h hôm nay, dù chưa hết giờ nghỉ trưa nhưng các quán chuyên bán thức ăn chay đã đông nghịt khách, trong đó phần đông là giới trẻ. Ngoài ý niệm ăn chay cầu an trong ngày rằm đầu năm này, nhiều bạn rủ nhau đi ăn chỉ đơn giản vì thấy vui.
Mai Hiên (23 tuổi), nhân viên văn phòng làm việc tại công ty địa ốc ở quận 3, đã "alô" cho nhóm bạn từ sáng để hẹn nhau đi ăn cơm chay. Hiên cho biết, đã nhiều năm nay, cứ đến rằm tháng Giêng là cả nhóm lại kéo nhau đi. "Trong nhóm có cả bạn theo đạo Thiên Chúa, nhưng ai cũng đồng ý với nhau rằng việc ăn chay đầu năm sẽ giúp tâm hồn trong sạch và bình an", Hiên nói.
Còn anh Nguyễn Minh Toàn, 29 tuổi, giám đốc một công ty tin học tại quận 1, lại cho nhân viên nghỉ trưa sớm hơn thường lệ vì sợ các quán cơm chay không còn chỗ, còn mình thì về chở cả gia đình đi ăn. "Không riêng rằm tháng giêng, từ nhỏ tôi đã có thói quen ăn chay vào các ngày rằm, mẹ tôi vẫn khuyên chúng tôi làm thế, không phải vì mê tín mà chỉ để tịnh tâm", anh Toàn nói.
Không phải ai đi ăn món chay cũng mang ý nghĩ cầu an, nhiều bạn trẻ đi ăn chỉ vì thích thay đổi khẩu vị hoặc cho vui. Yến Trinh, sinh viên năm 2, Đại học Mở Bán công TP HCM cho biết, vừa ăn tết xong, đang ngán ngẩm dưa hành củ kiệu, thịt heo kho, nay được thay đổi khẩu vị nên nghe bạn gọi là nhận lời ngay. Còn Đinh Thuận, học viên học Viện Hành chính quốc gia thì cho biết, thấy các món: Tôm kho, heo sữa quay, bò bít tết... trông hấp dẫn nhưng chỉ là 'hồn chay dáng mặn', ăn nhạt nhẽo. Tuy nhiên cậu cũng hồ hởi đi chỉ vì muốn làm vui lòng cô bạn gái là người đạo Phật.
Xu hướng ăn chay ngày Rằm tăng, khiến các quán bán thức ăn chay tại Sài Gòn như: Thanh Lương (đường 3/2, quận 10), Phật Hữu Duyên (Nguyễn Trãi, quận 5), Âu Lạc (quận 4)... đông nghịt khách. Nhiều nhóm nhân viên văn phòng không còn chỗ ngồi đành phải mua mang về cơ quan hay quán nước để ăn.
Anh thanh niên giữ xe tại quán cơm chay Thuyền Viên, đường Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh cho biết, chưa đầy 1 giờ đồng hồ, đã có hơn 200 lượt khách đến dùng cơm tại quán, hơn một nửa số khách là các nhóm bạn trẻ.
Để phục vụ nhu cầu đa dạng của thực khách, ngoài các món chay thông thường như cơm dùng với đậu hủ, nước tương, hủ tiếu chay, bún gạo giá, mì xào nấm rơm, khổ qua kho..., các quán chay còn đầu tư chế biến các món đặc trưng mang hình dáng của món mặn như: bò kho, bún bò Huế, bún càri gà, thịt chiên, xíu mại, mì vịt tiềm, súp cua vi cá, tóc tiên đậu hủ, vịt phá lấu... Giá cả của các quán dao động từ 5.000 đến 30.000 đồng/món.
Tại các chợ, siêu thị, thực phẩm chay là mặt hàng tiêu thụ rất mạnh trong sáng Nguyên tiêu. Chị Mỹ Linh, nhân viên siêu thị Coop-mark Cống Quỳnh, quận 1 cho biết, đậu hũ ky, rau quả khô, tương, chao và trái cây có lượng mua tăng từ 2 đến 3 lần so với ngày thường .
Còn tại chợ Trần Chánh Chiếu (quận 5), chợ Phạm Thế Hiển (quận 8), mới 10h sáng đã hết sạch đậu hũ (đậu phụ). "Đậu không đủ bán, chỉ trong buổi sáng, gần 100 ký đậu của tôi đã không còn miếng nào", chị Năm, chủ quầy thức ăn chay tại chợ Trần Chánh Chiếu, cho biết.
Người Sài Gòn sau khi mua thức ăn ở chợ sẽ mang về chế biến theo sở thích. Người cầu kỳ có thời gian thì mua bí đỏ, dừa khô về nấu kiểm (bí đỏ nấu nước dừa kèm với các loại rau củ quả), thức mặn thường là tương hột xào, chả chay làm từ đậu hũ ky... Người nghèo thì chỉ cần vài miếng đậu hủ chấm nước tương, một đĩa rau cải luộc... cũng xong. Một số người lớn tuổi không bận bịu công việc thì có thể vào chùa từ sáng sớm, dùng luôn cơm chay trong chùa.
Theo Vnexpress
Mai Hiên (23 tuổi), nhân viên văn phòng làm việc tại công ty địa ốc ở quận 3, đã "alô" cho nhóm bạn từ sáng để hẹn nhau đi ăn cơm chay. Hiên cho biết, đã nhiều năm nay, cứ đến rằm tháng Giêng là cả nhóm lại kéo nhau đi. "Trong nhóm có cả bạn theo đạo Thiên Chúa, nhưng ai cũng đồng ý với nhau rằng việc ăn chay đầu năm sẽ giúp tâm hồn trong sạch và bình an", Hiên nói.
Còn anh Nguyễn Minh Toàn, 29 tuổi, giám đốc một công ty tin học tại quận 1, lại cho nhân viên nghỉ trưa sớm hơn thường lệ vì sợ các quán cơm chay không còn chỗ, còn mình thì về chở cả gia đình đi ăn. "Không riêng rằm tháng giêng, từ nhỏ tôi đã có thói quen ăn chay vào các ngày rằm, mẹ tôi vẫn khuyên chúng tôi làm thế, không phải vì mê tín mà chỉ để tịnh tâm", anh Toàn nói.
Không phải ai đi ăn món chay cũng mang ý nghĩ cầu an, nhiều bạn trẻ đi ăn chỉ vì thích thay đổi khẩu vị hoặc cho vui. Yến Trinh, sinh viên năm 2, Đại học Mở Bán công TP HCM cho biết, vừa ăn tết xong, đang ngán ngẩm dưa hành củ kiệu, thịt heo kho, nay được thay đổi khẩu vị nên nghe bạn gọi là nhận lời ngay. Còn Đinh Thuận, học viên học Viện Hành chính quốc gia thì cho biết, thấy các món: Tôm kho, heo sữa quay, bò bít tết... trông hấp dẫn nhưng chỉ là 'hồn chay dáng mặn', ăn nhạt nhẽo. Tuy nhiên cậu cũng hồ hởi đi chỉ vì muốn làm vui lòng cô bạn gái là người đạo Phật.
Xu hướng ăn chay ngày Rằm tăng, khiến các quán bán thức ăn chay tại Sài Gòn như: Thanh Lương (đường 3/2, quận 10), Phật Hữu Duyên (Nguyễn Trãi, quận 5), Âu Lạc (quận 4)... đông nghịt khách. Nhiều nhóm nhân viên văn phòng không còn chỗ ngồi đành phải mua mang về cơ quan hay quán nước để ăn.
Anh thanh niên giữ xe tại quán cơm chay Thuyền Viên, đường Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh cho biết, chưa đầy 1 giờ đồng hồ, đã có hơn 200 lượt khách đến dùng cơm tại quán, hơn một nửa số khách là các nhóm bạn trẻ.
Để phục vụ nhu cầu đa dạng của thực khách, ngoài các món chay thông thường như cơm dùng với đậu hủ, nước tương, hủ tiếu chay, bún gạo giá, mì xào nấm rơm, khổ qua kho..., các quán chay còn đầu tư chế biến các món đặc trưng mang hình dáng của món mặn như: bò kho, bún bò Huế, bún càri gà, thịt chiên, xíu mại, mì vịt tiềm, súp cua vi cá, tóc tiên đậu hủ, vịt phá lấu... Giá cả của các quán dao động từ 5.000 đến 30.000 đồng/món.
Tại các chợ, siêu thị, thực phẩm chay là mặt hàng tiêu thụ rất mạnh trong sáng Nguyên tiêu. Chị Mỹ Linh, nhân viên siêu thị Coop-mark Cống Quỳnh, quận 1 cho biết, đậu hũ ky, rau quả khô, tương, chao và trái cây có lượng mua tăng từ 2 đến 3 lần so với ngày thường .
Còn tại chợ Trần Chánh Chiếu (quận 5), chợ Phạm Thế Hiển (quận 8), mới 10h sáng đã hết sạch đậu hũ (đậu phụ). "Đậu không đủ bán, chỉ trong buổi sáng, gần 100 ký đậu của tôi đã không còn miếng nào", chị Năm, chủ quầy thức ăn chay tại chợ Trần Chánh Chiếu, cho biết.
Người Sài Gòn sau khi mua thức ăn ở chợ sẽ mang về chế biến theo sở thích. Người cầu kỳ có thời gian thì mua bí đỏ, dừa khô về nấu kiểm (bí đỏ nấu nước dừa kèm với các loại rau củ quả), thức mặn thường là tương hột xào, chả chay làm từ đậu hũ ky... Người nghèo thì chỉ cần vài miếng đậu hủ chấm nước tương, một đĩa rau cải luộc... cũng xong. Một số người lớn tuổi không bận bịu công việc thì có thể vào chùa từ sáng sớm, dùng luôn cơm chay trong chùa.
Theo Vnexpress