Vật liệu:
- 3 trái khổ qua lớn, cắt làm 2
- 2 chén nước súp chay
- 2 chén nước lọc
- ⅛ muỗng cà-phê muối
- Vài cọng hành lá dài, rửa sạch ( dùng boa rô nếu không ăn hành )
- Vài cọng ngò, rửa sạch
Nhân đậu hủ:
- 1 miếng (½ kg) đậu hủ trắng
- 2 muỗng canh nấm mèo (mộc nhĩ) thái sợi, ngâm mềm
- 1 lọn (khoảng 30g) bún tàu nhỏ, ngâm mềm và cắt ngắn khoảng 2 phân
Gia vị ướp đậu hủ:
- ⅓ muỗng canh bột nêm nấm
- ¼ muỗng cà-phê muối
- 1 muỗng canh đường cát trắng
- ⅛ muỗng cà-phê tiêu
- 1 muỗng canh dầu ô-liu
Thực hiện:
Nhân đậu hủ:
- Đậu hủ rửa sạch trong nước sôi, để ráo.
- Cắt miếng nhỏ rồi cho vào túi vải, vắt ráo nước.
- Cho đậu hủ và tất cả các vật liệu cho gia vị ướp đậu hủ vào máy xay nhuyễn.
- Sau đó để vào tô, trộn thêm nấm mèo và bún tàu.
Nấu canh:
- Dùng dao rạch một đường ở giữa trái khổ qua, rồi dùng muỗng nạo bỏ ruột và hột. Cắt bỏ hai đầu, rửa sạch, để ráo.
- Sau đó luộc sơ khổ qua trong nước sôi khoảng 2 phút. (Nếu thích ăn đắng thì không cần luộc trước.)
- Dồn nhân đậu hủ vào khổ qua, dùng hành lá cột trái khổ qua lại.
- Đặt nồi lên bếp, cho nước lọc, nước súp chay, và muối vào. Cho khổ qua vào hầm cho đến khi khổ qua mềm thì tắt bếp lửa.
Trình bày:
- Múc canh khổ qua vào tô, để vài nhánh hành lá thái sợi hay ngò lên trên, dọn ăn với cơm nóng.
Vị thuốc :
Khổ Qua còn được gọi là mướp đắng, ngày nay khắp nơi đều biết cái công dụng độc đáo của nó là vị nhẫn hay đắng đó có công dụng làm hạ lượng đường trong máu. Người ta ăn khổ qua, uống trà khổ qua. Hợp chất saponin trong cái đắng của khổ qua là vị thuốc có chứa chất Chararantin (như dạng insulin) và Alkaloid. Trong mướp đắng người ta tìm ra rất nhiều dưỡng chất có lợi ích cho cơ thể như: Alkaloids, Charantin, Charine, Cryptoxanthin, Cucurbitins, Cucurbitacins, Diosgenin, Galacturonic acids, Gentisic acid, Goyaglycosides, Goyasaponins, Gypsogenin, Lanosterol, Lauric acid, Linoleic acid, Linolenic acid, Momorcharasides, Momorcharins, Momordenol, Momordicilin, Momordicins, Momordicinin, Momordicosides, Momordin, Oleanolic acid, Oleic acid, Oxalic acid, Peptides, Petroselinic acid, Polypeptides, Rubixanthin, chất đạm, chất sợi, các sinh tố A, C, Folic acid,...