30 tháng 4, 2009

Vị Tây món chay : Gỏi gà chay bông súng , Salad Nga rau củ , Gỏi vịt quay chay trái vải


Gỏi trong thực đơn chay không phải là món lạ nhưng chút “vị mặn” pha lẫn “vị Tây” sẽ làm món ăn đậm đà hơn.

Gỏi gà chay bông súng

Nguyên liệu

1 miếng gà chay, 300g bông súng, 50g cà rốt, 50g hành tây, 1 quả ớt sừng, dầu chiên, ngò rí, bánh phồng tôm ăn kèm.

Hỗn hợp nước giấm: 1 chén giấm + 2 thìa súp đường, đánh tan.

Nước mắm chay trộn gỏi: 2 thìa súp đường + 2 thìa súp nước mắm chay + 1 thìa cà phê muối + 2 thìa cà phê ớt xay + 2 thìa súp nước cốt chanh, khuấy đều.

Thực hiện

Bắc chảo, chiên gà chay trong dầu sôi ngập. Khi gà vàng, vớt ra để ráo dầu, thái lát mỏng vừa ăn. Bông súng tước sạch, cắt khúc. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi. Ngâm bông súng và cà rốt vào hỗn hợp giấm đường pha loãng, để trong 30 phút. Hành tây lột vỏ, thái lát mỏng. Ởt sừng bỏ hạt, thái sợi mảnh. Trộn đều các nguyên liệu với nước mắm gỏi, trang trí thêm ngò, bông ớt, ăn kèm bánh phồng tôm.

Salad Nga rau củ

Nguyên liệu

2 củ khoai tây, 1 củ cà rốt, 50g đậu Hà Lan, 50g hạt bắp, 1 thìa cà phê nụ bạch hoa, 30g gherkin (dưa chuột nhỏ, xanh ngâm dấm), 250g xốt mayonnaise, 1 thìa cà phê muối, ½ thìa cà phê đường, ½ thìa cà phê tiêu.

Thực hiện

Khoai tây, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vuông. Bắc nồi nước lên bếp, cho vào ½ thìa cà phê muối, ½ thìa cà phê đường. Nước sôi, cho cà rốt, khoai tây, đậu Hà Lan, hạt bắp vào trụng sơ, vớt ra, để ráo. Cho tất cả các thành phần rau củ, nụ bạch hoa, gherkin vào trộn đều, nêm thêm muối, tiêu, trộn đều cùng với xốt mayonnaise. Khi ăn, cho vào khuôn tròn ấn nhẹ để tạo hình khối đẹp, trang trí với rau củ tỉa hoa.

Gỏi vịt quay chay trái vải

Nguyên liệu

300g vịt quay chay, ½ hộp trái vải, 100g xoài xanh, 50g húng lủi, 50g ngò rí, 100g hành tím, 1 trái ớt sừng, 50g gừng, 200ml xốt mận.

Hỗn hộp nước giấm: 1 chén giấm + 2 thìa súp đường, đánh tan. Mè rang, đậu phộng rang, dầu chiên.

Thực hiện

Bắc chảo, cho vịt quay vào chiên vàng trong dầu sôi ngập, vớt ra để ráo dầu, thát lát mỏng vừa ăn. Trái vải cắt đôi. Xoài xanh gọt vỏ, rửa sạch, thái chỉ. Húng lủi, ngò rí nhặt lá, rửa sạch. Hành tím lột vỏ, rửa sạch, thái mỏng. Ởt sừng bỏ hạt, thái chỉ. Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch, thái chỉ, ngâm với hỗn hợp giấm đường. Trộn tất cả các nguyên liệu với xốt mận, cho ra đĩa, rắc mè, đậu phộng lên mặt.

Theo - Món Ngon

29 tháng 4, 2009

Cải thiện thị lực với đỗ đen ( đậu đen )


Đỗ đen không chỉ được biết đến như một loại thực phẩm bổ dưỡng có tác dụng thanh nhiệt giải độc mà còn là một trong các “thần dược” giúp tăng cường thị giác.

Đỗ đen có vị ngọt tự nhiên, tính hàn, rất tốt cho gan và thận. Ngoài ra, thành phần của đỗ đen chứa nhiều vitamin A và các chất chống oxi hoá giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt như: mỏi mắt, khô mắt, giảm thị lực…

Các thành phần dinh dưỡng có tính chất hoà tan trong hạt đỗ đen sẽ đặc biệt phát huy tác dụng khi kết hợp với các axit hữu cơ có trong dấm ăn. Do vậy, bạn nên kết hợp sử dụng 2 loại thực phẩm này trong việc ngăn ngừa và chữa trị các bệnh về mắt.

Cách làm như sau:

Dùng 500gram đỗ đen rửa sạch, sau đó rang nhỏ lửa trong vòng 15 phút cho tới khi hạt đậu chín, vỏ hạt săn lại. Bỏ hạt đậu đã rang vào 1 lọ thuỷ tinh sạch, cho thêm 500ml dấm ăn. Ngâm đậu và dấm trong vòng 24h, cho tới khi hạt đậu nở to là có thể dùng được. Mỗi ngày ăn từ 1 - 2 thìa cà phê. Có thể cho thêm 1 chút mật ong khi ăn. Nên bảo quản trong tủ lạnh.

Cách chế biến đậu đen kết hợp với dấm này còn rất tốt cho những bệnh nhân mắc chứng phong hàn hay các bệnh khác như: đau xương cốt, cao huyết áp, tiểu đường…

Theo Lan Thu

28 tháng 4, 2009

Phát hiện mới về công dụng của đường đỏ



Đường đỏ được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên rất ít người biết về nhưng công dụng kỳ diệu của nó.

Đường đỏ được làm từ mía. Mỗi kg đường đỏ chứa tới 0,9g canxi, 0,1g sắt và rất nhiều thành phần các nguyên tố vi lượng khác, có tác dụng thúc đẩy quá trình hình thành các tế bào máu.

Ngoài ra, nó còn cung cấp cho chúng ta một lượng lớn các vitamin C, B1, B2 và B6 giúp ngăn chặn việc hình thành các khối u cũng như quá trình lão hoá của cơ thể.

- Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, sắc mặt không tốt thì hàng ngày hãy uống một cốc nước đường đỏ trước bữa ăn trưa. Nếu bệnh nặng hơn có thể uống thêm một cốc vào buổi tối. Uống liên tục trong 1 tuần, sức khoẻ của bạn sẽ được phục hồi.

- Phụ nữ có thai hay mới sinh nên dùng đường đỏ trong đồ ăn uống hàng ngày.

- Người già, người bệnh mới ốm dậy hay những người bị suy nhược cơ thể nên thường xuyên ăn trứng gà luộc bằng nước đường đỏ, rượu nếp với đường đỏ hoặc trà pha với đường đỏ. Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường lại không nên áp dụng phương pháp này.

- Nếu bạn bị ong đốt, dùng nước đường đỏ đặc bôi lên chỗ sưng, cảm giác đau sẽ nhanh chóng biến mất.

- Trời hanh khô, bạn luôn cảm thấy ngứa ngáy vì da bị mất nước. Hấy đường đỏ pha loãng với nước. Dùng dung dịch này để tắm hoặc lau người. Da bạn sẽ mền mại trở lại.

(Theo Dân trí)

27 tháng 4, 2009

Phụ nữ và sắc đẹp : Phụ nữ nên ăn 4 loại thực phẩm màu đỏ

Đa số bạn nữ đều quan tâm và muốn mình luôn xinh đẹp và tươi tắn mỗi ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng của thành phố Thiên Tân, Trung Quốc đã nghiên cứu và cho biết các bạn nữ nên ăn 4 loại thực phẩm có màu đỏ.

Các loại thực phẩm này vừa bổ dưỡng lại vừa cho bạn một làn da hồng hào, tươi tắn.

4 loại thực phẩm đó là đậu đỏ, táo đỏ, lạc và đường đỏ. Đậu đỏ chứa rất nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là sắt và vitamin B12, giúp bổ máu và có chức năng thúc đẩy vòng tuần hoàn của máu, những bạn nữ có thời kì kinh nguyệt dài, mất nhiều máu nên ăn nhiều đậu đỏ, phụ nữ mang thai ăn nhiều đậu đỏ còn có tác dụng kích thích tuyến sữa.


Táo đỏ rất tốt cho dạ dày và hệ thần kinh, đặc biệt là táo tươi. Nó có chứa rất nhiều vitamin C, canxi và sắt, những bạn nữ ở độ tuổi trung niên nếu cơ và xương suy yếu thì nên ăn nhiều táo đỏ để cải thiện tình trạng này.


Lạc chứa lượng protein phong phú và không béo, giúp lợi khí bổ gan, có tác dụng bổ máu, cầm máu…, đặc biệt vỏ lạc còn chứa một lượng lớn vitamin B1, B2 và vitamin E, giúp tăng sức đề kháng và chống lão hóa.

Đường đỏ giúp bổ máu và lợi khí. Các bác sỹ Đông y coi đây là vị thuốc tốt nhất, 60 gam đường đỏ, 60 gam tỏi và 15 gam gừng đun thành nước, uống thay trà có thể chữa được các bệnh phụ khoa như kinh nguyệt không đều…

Chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết nếu đun 4 loại thực phẩm này thành cháo thì sẽ có thể phát huy tất cả các tác dụng của chúng và giúp bạn hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Loại cháo này tốt nhất nên nấu bằng gạo nếp, tùy theo gạo nhiều hay ít mà cho thêm táo đỏ, lạc, đậu đỏ…, đun đến khi gần chín sẽ cho thêm một ít đường đỏ, hoặc cũng có thể cho đường sau khi đã bắc nồi ra, cháo có hương thơm và mùi vị rất hấp dẫn, lại bổ dưỡng và cho bạn một làn da hồng hào hơn. Còn một cách làm nữa là đun canh với 7 quả táo đỏ, 50 gam đậu đỏ và một lượng lạc cả vỏ phù hợp, loại canh này có tác dụng chữa bệnh thiếu máu hoặc thiếu máu do thiếu sắt rất hiệu quả.

Theoxinhua

26 tháng 4, 2009

Phụ nữ và sắc đẹp : Sữa chua ăn “Mỹ phẩm” kỳ diệu cho da


Còn nhiều điều bạn chưa biết về sữa chua, loại thực phẩm không thể thiếu đối với một làn da đẹp.
Các vitamin, khoáng chất, đặc biệt là a-xít lactic trong sữa chua ăn giúp loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe này trở thành “mỹ phẩm” kỳ diệu bảo vệ làn da. Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy, ăn sữa chua mỗi ngày sẽ mang đến cho bạn làn da tươi sáng, mịn màng và có độ đàn hồi cao.

Loại “mỹ phẩm” tự nhiên kỳ diệu

Trong danh mục những thực phẩm tốt nhất cho làn da, sữa chua được xếp ở “top” đầu. Các nhà khoa học đã tìm thấy gần như đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho da, giúp chăm sóc da hiệu quả chứa đựng bên trong loại thực phẩm lý tưởng này. Các loại vitamin (A, B, D…), khoáng chất trong sữa chua giữ vai trò quan trọng đối với làn da đẹp. Nó nuôi dưỡng lớp biểu bì bên trong, mang tới các thành phần giúp da mềm mại, mịn màng và có độ đàn hồi…
Đặc biệt, acid lactic trong sữa chua có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập và kiềm chế hoạt động của các loại vi khuẩn có hại. Có thể nói, a-xít lactic như chiếc “mặt nạ tự nhiên”, che chắn, bảo vệ làn da. Thêm vào đó, các vi khuẩn lên men chua có thể tiết ra chất kháng sinh tự nhiên, kích thích quá trình làm lành da, giúp mau liền sẹo và tái tạo da mới.

Không chỉ tác động trực tiếp, sữa chua còn đóng vai trò gián tiếp trong việc làm cho da tươi tắn, khỏe mạnh theo cơ chế “từ bên trong”. Tại Việt Nam, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khẳng định làn da chính là một trong những tấm gương phản chiếu rõ nhất sức khỏe của con người. Trong khi đó, sữa chua có thể làm tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật. Từ đó, làn da cũng tươi sáng, khỏe khoắn hơn.

Bên cạnh đó, trong sữa chua có một lượng lớn canxi và sắt ngăn chặn bệnh thiếu máu hồng cầu, giúp da hồng hào. Lượng vitamin A, B, D rất nhiều trong lại thực phẩm này cũng chính là những dưỡng chất nâng niu, chăm sóc làn da. Đồng thời, men lactase trong sữa chua giúp ngăn chặn chứng táo bón và ức chế vi khuẩn có hại.

Ăn sữa chua mỗi ngày, bí quyết cho phái đẹp

Không chỉ là “mỹ phẩm” tự nhiên, sữa chua ăn còn có nhiều ảnh hưởng tích cực đến vóc dáng và sức khỏe. Được làm từ sữa tươi nên chỉ cần 226g sữa chua ăn (khoảng 2 hộp) là bạn đã cung cấp hơn 20% protein, 30-40% can-xi cơ thể cần mỗi ngày.

Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, dùng đều đặn ít nhất 1 hộp sữa chua/ngày giúp tăng cường vitamin B (sinh tố duy trì cảm giác ngon miệng). Điều thú vị là sữa chua ăn cũng đồng thời là món “ăn kiêng giữ dáng” tốt nhất cho phụ nữ. Với hàm lượng carbohydrate, protein ở mức vừa phải, sữa chua vừa giúp giảm đói vừa duy trì lượng đường huyết ổn định, rất tốt để giữ gìn vóc dáng khỏe mạnh, cân đối.

Ngoài ra, khám phá của bác sĩ Elias Metchnikoff, nhà vi trùng học viện Pasteur, còn cho biết: “Sữa chua ăn là phương thuốc chữa được bệnh tim và giúp cơ thể trẻ lâu”.

Sản phẩm sữa chua hiện nay rất đa dạng và phong phú. Các nhà sản xuất đã tạo ra nhiều hương vị như hương trái cây, dâu, cam… để tạo cảm giác ngon miệng. Để giữ được vị ngon và giá trị dinh dưỡng một cách tuyệt hảo nhất, sữa chua phải được bảo quản ở nhiệt độ 6oC trong tủ lạnh.

Theo TGVH

25 tháng 4, 2009

6 thức ăn giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh

Ăn uống có thể làm cho bạn thấy khỏe khoắn và dẻo dai hơn, những thức ăn sau đây sẽ giúp bạn có được hệ miễn dịch hoàn hảo ngay cả khi thời tiết thay đổi khó chịu.

Sữa chua

Probiotics, hay những vi khuẩn có lợi trong sữa chua có thể kìm hãm bệnh gut và bảo vệ đường ruột khỏi các vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên bạn hãy đảm bảo lựa chọn loại sữa chua có không quá:

- 200 calo
- 4 gr chất béo hoặc ít hơn nữa
- 30 gr đường hoặc ít hơn
- ít nhất 6 gr protein

Khoai lang

Có thể bạn không nghĩ rằng da cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dich, nhưng sự thật là toàn bộ tổ chức da bao trùm cơ thể có một diện tích khá lớn và là “thành lũy” đầu tiên bảo vệ con người khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus và các tác nhân gây hại khác. Để “lá chắn” này luôn khỏe mạnh và vững chắc thì da bạn cần vitamin A. Vitamin A đóng vai trò chính trong sản xuất các mô liên kết, một mấu chốt cấu tạo của da.

Một trong những cách tốt nhất để bổ sung vitamin A là từ thức ăn trong bữa ăn hàng ngày của bạn, hãy chú ý các thức ăn có chứa beta-carotene sau đó cơ thể của bạn sẽ chuyển hóa chúng thành vitamin A. Một trong những sự lựa chọn nhanh chóng và đem lại khẩu vị ngon miệng nhất cho bạn chính là món khoai lang.

½ chén khoai lang chỉ đem lại cho bạn 170 calo nhưng lại chứa đến 40% lượng beta-carotene cần thiết trong một ngày để tổng hợp vitamin A.

Khoai lang dễ dàng giúp bạn thấy ngon miệng, thậm chí bạn có thể dùng sau bữa ăn để tráng miệng. Ngoài ra còn có các thức ăn khác màu cam rất giàu beta-carotene như: cà rốt, bí đỏ, và dưa vàng.

Trà

Uống một tách trà, bạn sẽ tha hồ hít thở không khí cho dù giữa mùa lạnh này mà không hề phiền toái bởi chứng cảm, sổ mũi hay ngạt mũi gì cả.

Các nhà nghiên cứu về hệ miễn dịch thuộc trường đại học Harvard khám phá ra rằng những người uống 5 tách trà đen một ngày trong vòng 2 tuần thì sẽ tăng gấp 10 lần khả năng chống lại các loại virus gây cảm, cúm so với người không uống trà. Không chỉ trà đen mà trà xanh cũng có tác dụng hiệu quả tương tự.

Hơn nữa, trà còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi các hiện tượng như ngộ độc thức ăn, nhiễm độc, nấm chân thậm chí cả các bệnh do nhiễm khuẩn hoặc bệnh sốt rét.

Tất nhiên là 5 tách trà một ngày có vẻ là quá nhiều, bạn có thể điều chỉnh theo nhu cầu tuy nhiên hãy nhớ trà có tác dụng bảo vệ rất hữu hiệu

Các loại nấm


Trong nhiều thế kỷ, con người trên khắp thế giới đều phát hiện ra rằng nấm rất tốt cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nấm làm tăng cường sản xuất và hoạt động của các tế bào bạch cầu và làm cho các tế bào này hoạt động mạnh hơn. Và điều này có lợi để bảo vệ cơ thể bạn.

Nấm hương và mộc nhĩ rất dễ dàng mua được ở các chợ và cũng dễ kết hợp trong các món ăn. Chỉ cần cho thêm vào món mỳ, nước sốt thịt hay cho vào trứng tráng, kết hợp cùng món thịt băm cũng được, làm như vậy bạn vừa làm cho hệ miễn dịch của mình thêm sức mạnh đấy.

Tỏi

Tỏi có chứa allicin, thành phần tích cực chống lại nhiễm trùng và vi khuẩn.

Các nhà nghiên cứu Anh Quốc đưa cho 146 người tham gia thử nghiệm một liều thuốc hoặc một củ tỏi trong vòng 12 tuần liền, kết quả những người dùng tỏi ít mắc phải cảm lạnh hơn. Một nghiên cứu khác cho thấy những người ưa dùng tỏi trong bữa ăn, khoảng 6 nhánh một tuần thì có tỉ lệ mắc ung thư ruột thấp hơn 30% và tỉ lệ mắc ung thư dạ dày thấp hơn 50%. Ăn hai nhánh tỏi mỗi ngày và hãy sử dụng tỏi băm nhiều hơn khi nấu nướng, nó rất có lợi cho hệ miễn dịch của bạn.

Lúa mì và lúa mạch


Thứ hạt ngũ cốc này chứa beta – glucan, một loại chất chống lại vi trùng và có khả năng chống oxi hóa. Động vật ăn các thức ăn này thì ít bị các bệnh về cúm, lở loét. Khi con người dùng các loại hạt này thì các vết thương mau lành hơn và giúp cho các chất kháng sinh hoạt động tốt hơn. Ít nhất 3 ngày 1 lần hãy ăn những thứ hạt bổ dưỡng này cho hệ miễn dịch của bạn nhé.

Theo MSN

24 tháng 4, 2009

Cách Pha nước mắm chay


Bằm nhỏ ớt và bắp cải (bắp cải bằm nhìn giống tỏi). Trộn ½ thìa đường, ½ thìa muối và chanh với 1/2 chén nước sôi hoặc nước dừa. Nêm cái gia vị cân bằng nhau. Cho một chút xì dầu vào “nước mắm” cho có màu. Rắc ớt và tỏi lên trên. Bạn đã có “chén mắm” rất ngon.

(sưu tầm)

23 tháng 4, 2009

Giới thiệu sách hay THIỀN ĂN : 108 món ăn chay đại bổ dưỡng theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa

Quyển sách Thiền ăn có nguồn gốc từ những quyển sau và được phát triển tới ngày nay:

22 tháng 4, 2009

Ăn chay với mít : Mít non chiên giòn, Mít kho, Gỏi mít, Canh mít, Lõi mít muối xả ớt, Xơ mít xào

Mít non chiên giòn

Vào độ tháng 3 dương lịch, những trái mít non là một thức ngon được dùng để chế biến nhiều món ăn dân dã nhưng đậm đà tính dân tộc.

Chọn lựa: Mít dùng để làm món ăn là mít ráo, còn sống hay gọi là mít non. Thân trái nhỏ, đường kính nhỏ nhất khoảng 15cm, vỏ gai chưa nở rộng là trái dùng được để nấu.

Bảo quản: Xắt ngang thân mít thành khoanh dày chừng 3cm, bỏ vỏ gai. Khi đem luộc, mít sẽ có màu tím nhạt. Mít non sau khi luộc nên chế biến ngay, không để quá 2 ngày.

Dinh dưỡng: Trong múi mít có chứa nhiều gluxit và các loại đường đơn như: fructose, glucose và các chất khoáng như sắt, can xi, phốt pho, nhiều vitamin B2, C cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Theo Đông y, các món ăn với mít non có nhiều tác dụng như: bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa.

Các món ăn với mít non đa phần được chế biến theo khẩu vị của miền Trung rất đậm đà và ngon lành. Với món ăn đơn giản được hướng dẫn sau đây, các bà nội trợ có thể chế biến những món ăn ngon vào dịp sum họp gia đình


Nguyên liệu

200g mít non (2 khoanh dày 3 - 4cm), 100g bột chiên giòn, 50g bột chiên xù. Tương xí muội (hoặc tương cay). Hạt nêm, dầu ăn.

Cách làm

Mít non mua về bỏ vỏ, trụng qua nước sôi, xắt miếng vừa ăn, luộc lại khoảng 5 phút, sau đó xóc với ít hạt nêm.

Đổ bột chiên giòn ra tô, pha chút nước. Lăn từng miếng mít non qua bột chiên giòn rồi lăn tiếp qua bột chiên xù cho vào chảo dầu đang sôi. Chiên với lửa vừa, vớt ra giấy thấm dầu. Ăn kèm với tương xí muội hoặc tương cay.



Cây mít là một hình ảnh thân quen với người dân Việt, nhất là ở thôn quê nhà nào cũng thường trồng một vài cây mít ở vòm sân trước, khoảng sân sau, hiên nhà, góc bếp... bởi mít dễ trồng, cho bóng mát và cho nhiều trái.

Mít lại có nhiều giống: mít ướt, mít ráo, mít dừa, mít nghệ, mít tố nữ, gần đây có thêm mít Mã Lai... Mít chín loại nào cũng cho mùi thơm quyến rũ nhưng vị có khác: mít ướt nhão thịt mà ngọt lịm, mít dừa mọng nước ngọt như mật, mít nghệ vàng ruộm, giòn giòn...

Ở thành phố không trồng được mít nhưng mít cũng dễ mua, giá lại rẻ, có thể chế biến được nhiều món ăn thường ngày, đặc biệt là các món chay.

Xơ mít xào



Nguyên liệu:

Xơ mít dừa hoặc mít nghệ chín: 500g. Sả, ớt băm nhuyễn (khoảng 1.000 đồng) dầu ăn, đường, muối, ngò gai (vắt lá xắt nhuyễn).

Cách chế biến

Xơ mít xé nhỏ hoặc băm nhuyễn tuỳ thích. Phi xả ớt với dầu ăn, cho xơ mít vào đảo đều, nêm nếm muối đường cho vừa ăn, bày ra đĩa, rắc lá ngò gai lên trên. Ăn với cơm nóng.

Lõi mít muối xả ớt


Nguyên liệu

Lõi mít ướt, mít nghệ hoặc mít dừa chín 500g. Sả ớt băm nhuyễn (1000 đồng), muối, bột cà ri hoặc bột nghệ (1 gói), dầu ăn

Cách chế biến

- Cùi mít rửa sạch luộc chín, dùng đũa xăm thử thấy mềm là được. Vớt ra, xả nước lạnh, vắt ráo, dùng dao to bản và thớt ép cùi mít thành miếng mỏng rồi tẩm đều hỗn hợp muối, sả ớt băm nhuyễn và bột cà ri. Ướp khoảng nửa tiếng cho thấm gia vị rồi đem chiên vàng hai mặt.

- Có thể ăn với bánh mì hoặc cơm nóng cùng cà chua, dưa leo.

Gỏi mít


Nguyên liệu

Mít non 500g; Chanh 1 quả. Đậu phộng rang giã nhuyễn hoặc mè rang 50g. Đường, muối, tiêu, ớt, ngò gai, húng lủi

Cách chế biến

- Mít luộc xong rửa qua nước lạnh để ráo, xé sợi.

- Chanh vắt nước, thêm đường, muối, tiêu sao cho có vị chua ngọt, hơi mặn. Trộn đều hỗn hợp này với mít đã xé nhuyễn, bày ra đĩa, rắc lên trên ngò gai xắt nhuyễn, vài lát ớt vào đậu phộng hoặc mè. Ăn kèm bánh đa mè nướng và nước tương chua ngọt.

Mít kho



Nguyên liệu

Mít non 300g, đường, muối, nước tương, dầu ăn

Cách chế biến

- Mít non chưa cứng hột xắt miếng hình cánh quạt, dày khoảng 1-2 cm, rửa sạch, phơi nắng cho ráo nước rồi đem chiên vàng hai mặt, gắp ra để miếng.

- Phần dầu trong chảo cho vào một ít xì dầu, muối, đường và chút nước sôi, đun già lửa, nêm nếm lại cho vừa.

- Xếp mít vào nồi, kho nhỏ lửa với hỗn hợp trên, trở đều hai mặt. Khi thấy mít đã ngả màu vàng sậm hơn, lấy đũa xăm thử thấy miếng mít mềm thì tắt lửa. Ăn mít kho với cơm nóng.

Canh mít



Nguyên liệu:

Mít non 500g. Đậu phộng rang giã giập 50g. Dầu mè, đường, muối, ngò gai (vài lá)

Cách chế biến

- Lựa mít non chưa cứng hột, xắt miếng hình cánh quạt, dày mỏng tuỳ thích, luộc chín với chút muối. Mít chín tới, trụng qua nước lạnh cho bớt nhựa, để ráo.

- Cho dầu mè vào nồi, phi với ngò gai và chút xì dầu cho thơm. Cho mít luộc vào, nêm nếm muối đường, xóc đều để mít thấm gia vị, xong cho nước vào xăm xắp, chờ nước sôi nêm nếm lại lần nữa vừa ăn.

- Múc ra tô, rắc ngò gai xắt nhuyễn và đậu phộng lên trên. Ăn với cơm nóng.

Theo: Ẩm thực

21 tháng 4, 2009

Tương Bắc Homemade

Tương Bắc là tên gọi chung chung vì được sản xuất từ miền Bắc .Ngoài ra tương bắc còn được gọi là tương Cự Đà , Tương Bần hoặc tương Nam Đàn , là nơi sản xuất ra loại tương đặc biệt ngon này .

* Cách Làm Tương Bắc như sau :

Vật liệu :
- đậu nành 1 kg
- gạo nếp 250 gr
- thính gạo rang 150 gr
- muối 750 gr
- nước 5 lít

Cách làm:
- Gạo nếp vo sạch nấu chín thành xôi để nguội cho ra mâm hoặc cái mẹt, cái nong tải xôi cho đều , xong đem ủ nơi chổ ẩm và tối trong nhà vào ban ngày, còn ban đêm thì đem ra phơi sương khoảng 3 ngày cho mốc mọc đều trên xôi là được .

* Chú ý : mốc cái phải có màu vàng, màu cam hoặc ít nhất cũng là màu trắng ,nếu mốc màu đen coi như không được phải bỏ và gây mốc lại .
- sau khi được mốc thì tán nhỏ mốc cái
- trộn mốc cái với thính gạo rang cho đều
- đậu nành vo thật sạch vài nước ngâm qua đêm
- Cho đậu nành và cả nước ngâm đậu vào nồi lớn ,nấu đậu nành cho mềm xong vớt đậu nành ra để ráo (giữ lại nước nấu đậu nành)
- đậu nành để cho nguội sờ còn hơi ấm tay thì cho bột mốc cái với thính gạo rang vào trộn đều





- đem ủ đậu tương tự như đã làm với mốc cái

* Đây là giai đoạn đậu mọc mốc, nên độ ẩm và thời tiết rất quan trọng, ngoài ra dụng cụ và nơi để phơi đậu phải đuợc dọn sạch sẽ, nếu có mùi hôi thối mất vệ sinh sẽ làm hư hỏng mốc ngay, mốc tuơng sẽ bị đen sạm lại và không thơm.
- Nếu mốc bị nhiễm các mốc đen lập tức nhặt ngay vùng đó ra khỏi mẹt mốc, khi làm mốc phải theo dõi thăm nom, thấy có hiện tượng xấu là phải xử lý ngay .
- Khi phơi suơng, đòi hỏi đêm suơng nhẹ không rơi nặng hạt độ ẩm sẽ tăng cao quá, không có suơng muối.

* nước đậu nành cho vào nồi , thêm vào một lượng nước nữa cho đủ 5 lít nấu chung với muối cho sôi lên thì để nguội , cho vào hủ, khạp chứa sẵn .

- khi đậu nành ủ đã lên mốc đều thì bắt đầu cho đậu tương vào hủ, khạp cùng nước muối đã chuẩn bị sẵn vào với nhau
- đậy kỹ nắp , bên ngoài nên bọc thêm một lớp nylong và dán băng keo chung quanh để ngăn ngừa bụi bặm .
- Bưng hủ, khạp chứa đậu ra ngoài sân nơi có nắng tốt chiếu vào thường xuyên và phơi sương, phơi nắng trong suốt cả mùa hè cho đến hết mùa thu là được tương

* Tương muốn ngon còn cần phải chăm sóc thường xuyên cho đến khi đạt yêu cầu : Tức là sau khi trộn đều hai bán thành phẩm, mốc mật và nước đậu, với nước muối, đem khuấy kĩ, phơi nắng để ngấu tự nhiên
- sáng sớm mở nắp chum tương khuấy kỹ

Độ khoảng từ 10 đến 15 ngày phơi được nắng,khuấy kĩ thì có thể đậy kĩ, ăn quanh năm .

* Chú ý : Tránh ruồi nhặng đẻ trứng vào chum tương, nhất là khi đang ngâm nước đậu, khi phơi tương nên bịt vải xô trên miệng nắp chum tương .
- Tương ngả xong, được gọi là đạt tiêu chuẩn nếu không có con ruồi nhặng nào muốn bén mảng đến đẻ trứng, vì tương ngon vốn có chất kháng khuẩn mạnh .

- Nhiệt độ ngả tương và làm ngấu thích hợp nhất là 30-35 độ C, cao hơn cũng không có tác dụng gì.
- Thời gian làm tương tốt nhất trong năm là tháng 4 - 5 Âm lịch .
Cũng phải nói thêm rằng trong quá trình làm tương nếu để bẩn tương không thể thơm ngon được, cho nên mùi vị thơm ngon cũng là tiêu chuẩn để báo hiệu tương làm sạch sẽ .
- Nói chung Tương muốn giữ được lâu, các dụng cụ chứa phải thật sạch, thường gặp mốc mọc trên thành chum, do là không lau sạch nước tương và cái còn bám dính vào thành trong khi khuấy để phơi trong những ngày đầu ngả tương .
- Tương đã để ngấu mùi vị nhuần nhuyễn, không có vị sốc ngái của mốc, để càng lâu ăn càng ngon ,màu ngả sẫm dần theo năm tháng .
- Trên thị trường hiện nay có những loại tương rất loãng lại mới ngả, ăn vào không có lợi cho cơ thể, Lý do tại sao ta không nên ăn tương mới ngả vì nó rất âm qua quá trình lên men mốc, thời gian 8 tháng mới đủ để Tương trở nên quân bình âm dương .
Những người sản xuất Tương không rành về âm dương cho nên mới có hiện tượng tương vừa ngả đã mang ra bán ngay trên thị trường. Tương mới ngả thường được cho ít muối nên có vị ngọt dễ ăn, nhưng nếu để lâu tương này sẽ chua ngay.

* Tôi bắt đầu làm Tương Bắc cùng thời gian với làm Nước Tương - Tương hột ,tức cuối mùa xuân. Thời gian từ đó đến bây giờ cũng đã được 7 tháng rồi , và nói thật mùi Tương thơm lắm ! tôi mở nắp hủ Tương và khuấy đều thì hương thơm của Tương nhẹ bay ,nó không có mùi hôi như một số Tương Bắc thỉng thoảng tôi mua trước đây .
- Điều muốn nói với mọi người là tôi làm Tương Bắc cũng đơn giản như những gì tôi viết, không khó khăn như thiên hạ nói về nó ..... thật sự đó mọi người ạ ! chỉ cần có nắng tốt thường xuyên là mọi việc suông sẻ ,và Tương tôi làm không có rang đậu nành và tán hơi nát như vài công thức hướng dẫn , tôi chỉ theo đúng như hướng dẫn của của một người dân Nam Đàn hướng dẩn là nấu đậu nành......kết quả là mỹ mãn ngoài sức tưởng tượng , Tương màu vàng như mật và thơm , nói chung tôi nghĩ bà con chúng ta ở hải ngoại đều làm được hết và nên chuẩn bị mọi việc từ cuối mùa xuân nhé !
* Đây là công thức chung để làm tuơng ,trong giai đoạn ủ tuơng phải biết vận dụng cả thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm .Giọt suơng rơi trên nong đậu thì mới có đuợc chum tuơng ngon như mong muốn.
- Thành phẩm ủ Tương sau 8 tháng quân bình âm dương, thì đem xay nhuyễn cho vào chai lọ dự trử với lượng vừa đủ ăn .
- Khi ăn cần pha thêm gia vị tuỳ theo món ăn .
* người cho công thức cách làm này là một người dân quê Nam Đàn - Nghệ An .Xin cảm ơn chị rất nhiều và Tôi xin ghi lại ra đây công thức cũng như phương pháp cùng quá trình thực hiện cho bà con chúng ta ,những ai muốn thử tài trong mùa hè tới .


(Lệ Thu sưu tầm)

20 tháng 4, 2009

Cách làm Tương hột Tân Biên


Vật liệu:
- đậu nành
- bột bắp ran chín ( corn starch )
- muối

Cách làm:
- đậu nành ngâm qua đêm xong lột hết vỏ
- nấu đậu nành cho mềm xong vớt đậu nành ra để ráo (giữ lại nước nấu đậu nành)
- cho vào hủ - cứ 1 lớp đậu nành thì 1 lớp bột bắp đã ran chín
- đậy nắp hủ (đậy sơ sơ thôi ) xong cho vào lò nướng của bếp để khoảng 2 ngày thì đậu sẽ lên men
- lấy nước đậu nành nấu lên chung với muối - cứ 1 lít nước thì khoàng gần 180 - 190 g muối nấu lên
- khi đậu nành đã lên men thì bắt đầu cho nước muối vào keo xong phơi ra nắng

**** nếu muốn có màu đậm thì cho nước màu vào
**** nếu không thích ủ đậu thì hột tương sẽ cứng hơn, ủ đậu thì khi ăn hột đâu sẻ mềm
**** nếu 2 ngày chưa lên men thì phải ủ tiếp thêm 1 ngày hoặc 2 tùy theo nhiệt độ
**** khi ngửi thấy mùi men rượu là ủ được rồi đó
**** chừng nào muốn ăn thì mới bắt đầu cho đường, thường qh cho ra hủ nhỏ rồi mới cho đường
**** dùng đường thốt nốt thì tương sẽ thơm hơn
**** nếu không đủ muối thì tương sẽ bị chua

Chúc thành công !

Khi cho đường vào tương đã được phơi nắng ũ hơn 1 tháng rồi, có cần phãi nấu lại ko sis?

sorry QH trả lời trể nhen, tại lúc này QH ít vào đây.

Thường khi làm tương thì QH chỉ có nấu nước với muối thôi, có thể cho thêm chút gừng nếu muốn. Sau đó cho nước muối vào tương đã ủ lên men rồi mang ra phơi nắng, nguyên mùa hè.

Khi ủ tương thì QH hay cho vào những keo thủy tinh to và khi muốn ăn thì QH cho ra từng hủ keo nhỏ, lúc đó mới cho đường vào.

Đường có thể nấu lên để nguội rồi cho vào hủ tương ( nhỏ ) hoặc có thể cho đường vào quậy mà không cần nấu cũng được.

" Khi cho đường vào tương đã được phơi nắng ũ hơn 1 tháng rồi, có cần phãi nấu lại ko sis? " nếu muốn nấu thì chỉ nấu nước muối trong keo chung với đường, chờ nguội xong cho lại vào keo, chứ không nấu tương hột lên nữa .

Theo TựDodiễnđàn

19 tháng 4, 2009

MƯỜI BƯỚC DỄ DÀNG ĐỂ KHỞI SỰ ĂN CHAY

1.Đọc : đọc thật nhiều những tài liệu liên quan đến việc ăn chay. Nghiên cưú thêm .


2.Suy nghĩ : Nghĩ về các con vật. Nghĩ về thân thể mình và sức khỏe của mình. Nghĩ về trách nhiệm của mình đối với bản thân mình. Nghĩ về trái đất và môi trường. Nghĩ rằng mình toàn quyền tự do tự chọn thức ăn nuôi sống mình. Không cần phải quyết định ngay. Hãy để thấm dần .

3.Nói chuyện : Hãy nói chuyện, bàn thảo với những người ăn chay trường và nói chuyện với những người không ăn chay. Hãy chia sẻ những suy nghĩ của mình với họ, Hãy gia nhập câu lạc bộ/ Hội ăn chay. Hãy tự mình thiết lập câu lạc bộ/ Hội ăn chay. Suy nghĩ nhiều hơn nữa về việc ăn chay .

4.Thiết lập mục tiêu : Hãy xem như là một trò chơi. Hãy cá cược với các bạn, các đồng nghiệp rằng mình sẽ không đụng đến thịt trọn tháng, không ăn cá, tôm trong một tuần. Đặt ra chỉ tiêu có thể nghiêm túc hoặc chơi vui, tùy theo mỗi cá tính và ý thích .


5.Nấu : học nấu các món ăn chay. Thậm chí có thể theo lớp học nấu ăn chay. Hỏi bạn bè, đồng nghiệp về các thực đơn chay. Hãy sáng tạo các món ăn đặc biệt tự chế. An chay thật ra hằng hà sa số món .

6.An : Hãy ăn chay một cách long trọng. Nếu được nên mở nhạc đạo, hay nhạc êm dịu, chưng dọn bàn thật đẹp, chén dĩa, muỗng nĩa, đũa thật dễ thương. Không nên xem ti vi hoặc xem báo trong khi ăn, để tránh đãng trí. Khi ăn, nhai thật kỹ, thưởng thức món ăn ngon một cách biết ơn, biết ơn trời đất, biết ơn đất nước mình, biết ơn người trồng cây lúa hết sức cực nhọc, biết ơn người mang bán ngoài chợ ngoài mưa ngoài nắng, biết ơn tận lòng người nấu cho mình ăn .

7.Biết lắng nghe : Hãy lắng nghe những gì cơ thể mình yêu cầu. Hãy ăn khi đói, ngủ khi mệt. Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và nhu cầu cơ thể. Hãy lưu ý rằng các món ăn có thịt làm cho thân thể mình nặng nề, ruột gan phải làm việc nhiều hơn để tiêu hoá. Hãy tôn trọng thân thể mình. Hãy suy nghĩ giữa rau quả và thịt cá, xem món nào hôi thối hơn khi để lâu và so sánh bụng mình như là một thùng rác. Vậy mình nên chứa loại rác nào hơn .


8.Thực nghiệm : Hãy thực nghiệm ăn chay và đôi khi nhịn ăn. Hãy thay thế thức ăn bằng nước sinh tố. Hãy ăn thử gạo lức muối mè, bưởi, thơm …Hãy thực tập yoga, hay thiền định, hoặc tập một môn thể thao nhẹ nào đó, chẳng hạn khiêu vũ những bản vui nhộn. Hay học một sinh ngữ nào đó. Hãy làm một cái gì đó khác thường nhật .

9.Chuẩn bị : Hãy chuẩn bị tâm lý để đối phó nếu như bị gia đình, bằng hữu cản ngăn vì những lý do nào đó. Hãy có chí khí mạnh mẽ nhưng đừng quá nguyên tắc, quá cứng nhắc, quá cực đoan. Hãy tự tin vào chính mình. Tôi có làm gì sai không? Hãy nhờ các bạn chay giúp đỡ về mặt tinh thần. Hãy nương vào lòng từ bi của mình. Hãy nương vào sách vở khoa học. Hãy quan tâm đến sức khỏe và tương lai của mình, vì sẽ không ai lo cho mình được hoặc không ai bệnh giùm mình được khi mình ngã bệnh .

10. Tổ chức tiệc vui mừng : Hãy ghi rõ ngày mình bắt đầu ăn chay. Hãy vui mừng trong ngày đó. Hãy mời bạn bè đến dự. Hãy tự mua tặng mình một món quà kỷ niệm. Hãy đi massage cho thân thể thoải mái. Phải biết rằng ăn chay không phải vì hứng chí trong nhất thời, mà phải mãi mãi, mà việc này nhiều khi đối với nhiều người không phải là một việc dễ làm .

(Tuần báo Giác ngộ số 36 / 2000)

18 tháng 4, 2009

Tương Bắc + Làng tương bên bờ sông Nhuệ + TƯƠNG NAM ĐÀN


Tương làm được ngon nhất phải là thứ đậu gieo ở triền đồi trung du, hạt nhỏ vừa bùi vừa béo, đãi sạch rồi đem rang. Rang tương là một nghệ thuật, bởi nếu rang quá lửa sẽ mất độ béo, rang ít lửa mất độ thơm. Muốn vậy phải rang nhỏ lửa, dùng loại than tốt để khi rang xong, vỡ đỗ vẫn giữ được nguyên màu vàng đậm. Đỗ tương rang xong vỡ nhỏ để ủ. Làm tương không thể thiếu gạo nếp, dùng nếp cái hoa vàng thì tương mới đậm ngọt sánh quện và thơm. Gạo cho vào xay, giã cho bóng
lên và không để gạo đớn hạt (gạo bị gãy) sau đó ngâm kỹ, đãi sạch, đồ hình xôi và đem vào ủ mốc.
Bí quyết thành công của việc làm tương là khâu ngả và ủ mốc. Dùng nếp xôi rải mỏng, đậy lá nhãn, cho mốc xanh cỡ 2-3cm, khi mốc đã lên xanh đều thì ngả vào đỗ rang đã ủ nước. Theo kinh nghiệm thì vào mùa hè mốc ngả được sau 3-4 ngày ủ, mùa đông mốc ngả được sau 7-10 ngày ủ. Phải biết đến độ nào là được, bởi chỉ sớm nửa ngày là tương sẽ nhạt, quá nửa ngày tương ngọt gắt, nặng mùi khó ăn. Mốc được dấm vào chum nhỏ miệng để giữa sân dưới nắng hè thì mốc mới nhừ, mới nhuyễn. Sau khi ngả mốc 20 ngày là có thể ăn được.

Một bí quyết làm tương là đảo tương sau khi ngả mốc. Để tương ngon, mỗi sáng sớm, khi chưa có ánh mặt trời, người làm tương đã phải thức dậy đảo tương. Nếu đảo muộn, khi mặt trời đã lên và nắng nóng thì tương sẽ bị chuạ Đồ làm tương cũng phải là đồ đất nung chín đến độ sánh, gõ vào tiếng kêu ngân như tiếng chuông. Nước phải trong sạch, khi nước đỗ tỏa mùi ngào ngạt, trong veo thì tương mới đạt đến độ tuyệt hảọ ít người biết rằng mốc là giai đoạn "thiu", nước đồ là giai đoạn ''thối", hai thứ đó hội nhập vào nhau trong thời gian thích hợp tạo thành tương. Cái triết lý "tương đồng, tương khắc" ấy thật lạ lùng và cũng thật tuyệt vờị

Tuy nhiên, nếu đến phố Bần, với hàng trăm chiếc biển đề "Tương đặc sản", "Tương gia truyền", thậm chí "Tương tiêu chuẩn xuất khẩu" thì thật khó mà biết đâu là tương gia truyền, đâu là tương của những người mới vào nghề. Tương chính gốc phải để được hàng năm, tương ngon là thứ đặc sánh, không lắng cái, có màu vàng sẫm và để được lâu ngàỵ Vị ngọt của tương là vị ngọt đậm đà của gạo nếp cái và đậu tương. Nghề này vất vả, mùa hè còn đỡ chứ mùa đông nằm ngủ mà vẫn lo ngay ngáy vì mấy chum tương đang phơi phóng gặp mưạ Nhà sản xuất nhiều nhất ở phố Bần là bà
cụ Quất với 400 chum tương trong nhà và gần chục người làm. Cụ chỉ làm tương trong 6 tháng, từ tháng 3 đến tháng 9, để bán quanh năm cho khách thập phương, tứ xứ, cả người nước ngoài, từ Nam chí Bắc. Không phải ai cũng làm được tương ngon. Có nhiều người từ nơi khác chuyển đến cũng học cách làm tương nhưng một mẻ thường hỏng một vài chum. Cụ Quất là đời thứ 5 trong dòng tộc có truyền thống làm nghề và là chủ cơ sở sản xuất Đức Vành lớn nhất Bần. Cụ đã được tặng nhiều bằng khen và huy chương về những đóng góp cho nghề truyền thống.

Thời Pháp gia đình làm tương để bán, nhưng về sau chỉ để ăn vì nhà nào cũng vậỵ Tuy nhiên, từ năm 1994 đến nay gia đình sản xuất nhiều, mỗi ngày bán khoảng 100-300 lít tương. Cả hai khoảng sân đều kín những chum tương, mỗi chiếc chum đựng khoảng 100 lít. Giá bán tương loại thường là 5.000 đồng/1 lít, loại ngon là 10.000 đồng/1 lít. Ngày nay, món tương quê ấy đem lại nguồn lợi đáng kể cho cả vùng. Dọc theo phố Bần, các hàng bán tương kéo dài đến hơn 1km. Lượng tương này khá lớn nhưng chỉ do 4-5 hộ gia đình làm với quy mô lớn. Mỗi nhà có 40-50 chum tương, mỗi chum 120-150 lít.

Nhiều người chỉ một lần nếm thứ đặc sản rất Việt Nam này đã không thể quên được hương vị đặc biệt của tương Bần. Và tương Bần đã lên đường, có mặt khắp cả nước, được xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga... Tương Bần đã trở thành nét độc đáo, làm nên danh tiếng của một vùng quê bé nhỏ. Qua bao năm tháng, tương Bần vẫn giữ nguyên hương vị, như bản chất đằm thắm của người làng Bần ấp ủ trong thứ nước chấm dân dã quê nhà.

Làng tương bên bờ sông Nhuệ

Đặc sản Tương Cự Đà, món nước chấm nổi tiếng từ xa xưa nhưng đến nay không ai biết chắc tuổi đời, xuất xứ của nó, ngay những cụ già cao tuổi nhất thôn cũng chỉ biết đó là nghề của cha ông mình để lại. Cụ Đinh Văn Tình, gần 80 tuổi, có tới 60 năm trong nghề làm tương tâm sự với chúng tôi: “Hơn 10 tuổi tôi đã được bố mẹ dạy cách làm tương. Bố mẹ tôi bảo tôi, nghề này do ông bà để lại, gắng mà học cho tốt... Chính các cụ nhà tôi cũng không biết mình là thế hệ thứ bao nhiêu của cái nghề này". Mặc dù cho đến nay không một ai trong làng biết được chắc chắn nghề làm tương của mình có từ khi nào nhưng người dân ở đây đều khẳng định: nghề tương là nghề được hình thành trên đất thôn Cự Đà, chí ít tuổi đời của nó cũng phải bằng tuổi của cái tên Cự Đà.Tương Cự Đà được làm ra bởi 4 nguyên liệu chính: Đậu tương, gạo nếp, nước mưa và muối. Từ gạo nếp, người Cự Đà thổi thành xôi rồi sau đó tãi ra nong và để 3 ngày cho gạo rộm vàng và lên men mốc. Khi xôi đã đạt tiêu chuẩn về độ mốc thì đem đãi bằng nước sạch, sau đó tiếp tục được ủ từ 7-8 ngày rồi trộn với muối và đem phơi chừng 1 tháng. Trước kia các cụ thường dùng đấu để đong và tính tỷ lệ giữa xôi và muối. Ngày nay, để chính xác hơn, người làm tương thường trộn theo tỷ lệ 100kg gạo thổi xôi/30kg muối, lượng muối có thể tăng lên 2-6 kg đối với thời tiết lạnh hay lúc làm tương trái mùa. Nước tương được làm gần như cùng lúc với xôi và cũng không kém phần cầu kỳ. Đậu tương dùng làm tương Cự Đà nhất thiết phải là đậu tương được trồng ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, như thế thì nước tương mới thơm và ngọt. Đậu tương được xay nhỏ rồi đổ vào nước đã đun sôi sau đó cho vào chum. Chum nước đậu có vai trò hết sức quan trọng đối với chất lượng tương Cự Đà. Để đảm bảo chất lượng nước tương, ngày trước khi chưa có nước sạch, các cụ thường sử dụng nước mưa đã xả hết chất axit để làm, ngày nay thì chỉ có một số hộ sản xuất nhỏ làm như vậy, còn đều dùng nước giếng khoan cho tiện. Chum nước tương nhất thiết phải được che kín, tránh nước mưa và những tạp chất rơi vào, để khỏi hỏng cả chum tương. Mặc dù nước tương được làm bằng nước mưa nhưng khi đã chế biến xong thì tương lại rất kỵ nước mưa. Khi mốc đã phơi kỹ thì được trộn đều vào nước tương và xay nhuyễn, lúc này thì quy trình làm tương kết thúc. Kể từ lúc thổi xôi cho đến tương thành phẩm phải mất khoảng một tháng. Mùa làm tương được bắt đầu bằng mùa rau muống, khoảng từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Tương làm vào mùa rét rất khó ngon bằng mùa nóng, tuy nhiên, do nhu cầu dùng tương quanh năm như hiện nay (tương không chỉ dùng để chấm rau muống) nên nghề làm tương phát triển quanh năm, đặc biệt là trong những dịp lễ tết.Theo thống kê của xã Cự Khê, cả xã hiện có 350 hộ sống bằng nông nghiệp, chỉ có khoảng 20 hộ làm tương. Qua trao đổi với một số hộ thì giá bán tương Cự Đà 10 năm trở lại đây đều ổn định với mức giá trên dưới 3.000 VND/lít. Giá bán thì ổn định như vậy trong khi giá nguyên liệu ngày càng lên. Một lít tương kể cả công, nguyên liệu thì có giá gần 2.000 VND và như vậy mỗi lít tương người sản xuất lãi khoảng trên 1.000 VND. Hiện nay, tìm kiếm thị trường tiêu thụ tương là vấn đề không dễ, mỗi hộ làm tương đều phải tự tìm cho mình một mối khách hàng. Thị trường chủ yếu của tương Cự Đà là Hà Nội, rồi từ Hà Nội phân bổ đi các nơi. Người dân Cự Đà xác định làm tương chỉ là nghề phụ, tranh thủ lúc nông nhàn, còn thu nhập chính vẫn là từ nông nghiệp.Một làng nghề lâu đời như Cự Đà nhưng chưa được chính quyền tỉnh Hà Tây công nhận là Làng nghề Truyền thống vì chưa hội đủ điều kiện mà Tiêu chuẩn Làng nghề Truyền thống của tỉnh quy định. Anh Vũ Văn Chung - Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Cự Khê tâm sự với chúng tôi: "Cự Đà đang phấn đấu để được công nhận là làng nghề truyền thống. Ước mơ của những người làm tương Cự Đà chúng tôi là tạo được cho mình một thương hiệu chính thức. Tới đây chúng tôi sẽ thành lập Hiệp hội Tương Cự Đà, để tổ chức sản xuất có quy mô hơn, có khả năng vay vốn đầu tư, tạo uy tín và mở rộng thị trường. Người dân Cự Đà quyết nắm chặt tay nhau để bảo vệ và phát triển nghề truyền thống này".Tâm sự của anh Chung cũng là ước mơ của nhiều người dân Cự Đà, những người đau đáu với nghề của cha ông để lại. Nếu được sự quan tâm giúp đỡ từ phía chính quyền các cấp, chúng tôi tin ước mơ đó sẽ trở thành hiện thực. Tương Cự Đà, với những gì đã có, đến lúc đó sẽ trở thành một thương hiệu ấn tượng, góp phần làm phong phú thêm nét văn hoá ẩm thực Việt Nam./.

Thanh Nga - Mai Linh
Nguon : http://www.thuvienhoasen.org/ac-tuongcuda.htm


TƯƠNG NAM ĐÀN

Tương là món ăn rất đỗi thân quen trong cuộc sống hằng ngày của người nông dân:

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương...

Nam Đàn là một trong ba vùng làm tương ngon nổi tiếng cùng với tương Bần (Hưng Yên) và tương Cự Đà (Hà Tây).

Tương Nam Đàn độc đáo, khác hai loại tương kia ở chỗ nó là "tương mảnh", hạt đậu làm tương chỉ xay vỡ thành "mảnh đậu" chứ không "nát như tương Bần". Chai tương Nam Đàn không có mầu nâu như tương Bần, mà vàng sánh như mật ong. Những mảnh đậu lơ lửng trong nước tương đặc quánh, thơm và ngọt lịm. Chỉ nhìn thôi cũng thấy hấp dẫn. Dù lượng muối bỏ vào làm tương không ít, nhưng vị đậm đà của muối biển đã chìm đi, nhường chỗ cho hương vị của thứ nước chấm đặc sắc.

Ở Nam Đàn và cả Nghệ An, hầu như nhà nào cũng có một hũ tương. Nhiều nhà biết làm tương, nhưng những người thành thạo, có bí quyết để làm ra những chum tương đặc sản Nam Đàn, thì không còn nhiều. Kinh nghiệm làm tương được các bà, các mẹ ở Nam Đàn truyền cho con gái như một chút vốn cho cuộc sống mai này.

Để có được chum tương ngon, người ta cẩn thận lựa chọn từng cái chum. Chum được nung chín đều, men láng bóng, đổ nước ngâm thử ba, bốn ngày, đem úp miệng chum xuống đất. Đậu nấu tương phải chọn loại đậu mới, đều hạt và có lẽ chỉ giống đậu Tương Xuân trồng tại Nam Đàn mới cho những chum tương ngon nhất. Nước dùng để nấu tương, cũng kén như loại nước để nấu chè xanh. Gạo nếp thổi xôi làm mốc, muối dùng làm mặn cho tương đều phải lựa chọn kỹ càng. Lúc rang, lúc ủ đậu, khi nấu ngả tương, khi phơi và đánh tương... đều phải có bí quyết, kinh nghiệm, chọn nắng để phơi tương... Ai dám bảo làm tương không lắm công phu. Tương Nam Đàn, tương xứ Nghệ dễ mấy ai quên khi đã một lần thưởng thức.

Đã từ xa xưa ở Nam Đàn, Thanh Chương có câu ca "nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn".

Tương Nam Đàn là loại nước chấm được nấu từ hạt đậu tương và hạt nếp hoặc hạt ngô làm mốc. Cứ vào dịp tháng 6 âm lịch hằng năm, người ta bắt đầu làm tương. Nhà nào cũng nấu cho được vài choé tương hoặc một chum tương. Muốn tương thơm ngon, đầu tiên phải phơi mốc được nắng. Mốc tương làm bằng gạo nếp hay ngô. Gạo nếp hay ngô giã trắng, đồ chín rải ra nong, lấy lá nhãn ủ đến khi lên mốc đưa ra phơi nắng khoảng 7-9 ngày. Đậu tương rang lên để nguội đem xay cho vỡ đôi, vỡ ba, sau đó đổ nước vào nấu chín rồi đổ vào nước đậu (sau 7 đến 9 ngày) là đổ muối vào đánh đều cho muối tan với mốc, đậu. Cứ 5 nước tương thì 1 muối, nếu quá nhiều muối thì tương mặn, mất ngon, nếu bỏ ít muối thì tương hỏng (gọi là tương ỉnh). Cho nên người dân Nam Đàn thường nhớ công thức: "Năm tương một muối thì ngon. Nhiều tương ít muối đổ vườn mất thôi". Tương ngon ngọt là tương làm bằng mốc nếp, nhiều đậu phơi được nắng. Đây là loại tương đặc biệt người ta nấu riêng một choé, một chum dùng để làm nước chan hay nước chấm thịt luộc, trong những ngày giỗ tết, có khách. Còn loại tương được làm từ mốc ngô, ít đậu thì dùng để kho cá, chấm rau, chấm đậu, ăn với cơm hàng ngày. Ngày mùa gặt lúa về nấu nồi cơm gạo mới dẻo thơm chan với nước tương ngon, ăn thật đậm đà hương vị quê hương. Vào những ngày hè nóng bức dùng nước tương chấm với ngọn khoai lang luộc, rau muống luộc, cà luộc ăn với cơm, vừa mát, vừa đậm đà hương vị đồng quê.

Ai đã từng ăn ....... thì không quên được hương vị đặc biệt này.

Người dân Nam Đàn thường giã nhỏ lạc rang hay vừng đen hoà với nước tương sền sệt để chấm chuối xanh hay khế chua thái mỏng ăn với cơm. Vắt xôi nếp mà chấm với nước tương ngọt cũng khá hấp dẫn.

(sưu tầm)

17 tháng 4, 2009

Chả chay Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt + các món ăn được chế biến với chả chay, ăn ngon vô cùng

Chị muốn làm chả chay ăn với cơm tấm thì em có công thức làm sau và có thể chế biến ra thành nhiều món ngon cho bữa ăn :

* Món chả Chay này do một thầy từng nấu ăn cho Thiền Viện Trúc Lâm ở Đà Lạt chỉ dạy cách làm .Em chỉ viểt cách thực hiện và mấy anh/chị có thể tùy theo mà làm nha !

Nguyên liệu:
- Tàu hủ tươi thì chọn loại tàu hủ cứng, ít nước (firm tofu)
-Tàu hủ ky, nấm đông cô, nấm mèo (mộc nhĩ)
- Muối, tiêu, đường, bột nêm, dầu ăn, boa rô...

Cách làm :
- Tàu hủ tươi gói trong vải mùng hoặc giấy paper tower cho thật khô ráo hết nước, sau đó bóp nhuyễn ( lượng đậu hủ phải nhiều hơn tàu hủ ky )
- tàu hủ ky ngâm nước cho mềm, sau đó vắt thật kỹ cho hết nước, xắt thành từng đoạn nhỏ băm hơi nhuyễn, nấm mèo cũng ngâm nước, xắt nhỏ, nhớ bóp cho khô ráo hết nước . Nấm đông cô ngâm nước nóng cho mềm, rồi lấy ra xắt nhỏ, cũng bóp cho hết nước, bắc chảo dầu thật nóng cho boa rô vào phi thơm, xong cho nấm đông cô xào qua cho thơm.
- Trộn tất cả hổn hợp trên vào với nhau + vài muỗng dầu ăn đã phi thơm với boa rô vào,bóp thật kỹ, nêm nếm thật vừa miệng (bỏ tiêu hột vào thì sẽ thơm hơn nữa).

* Hấp:
Nếu có lá chuối thì bọc thật chặt lại hấp lên.
Ko có lá chuối thì lấy lon coca/bia đục lỗ, lót bịch nilon rồi nhồi nguyên liệu vào cho chặt, cột bịch nilon lại (nhớ chọc cho bịch nilon thủng), đem hấp lên, cũng ko thua lá chuối
Đơn giản nhất là nén thật chặt vào cái tô, lấy đĩa gì nặng nặng chặn lên rồi hấp.

* Chả để thật nguội thì mới dẻ chặt hoặc cho vào tủ lạnh qua đêm cũng được.
- Khi chả nguội để nguội rồi xắt ra từng miếng đem chiên ăn với cơm tấm hay sốt cà cũng ngon ăn với bánh mì là hết sảy.

* Dưới đây là các món ăn được chế biến với chả chay, ăn ngon vô cùng , nói thiệt là mình biết cách chế biến thì món ăn ngon không thua món mặn đâu.

Chả chay chiên kẹp ăn với bánh mì đồ chua. Rất ngon....!!!



Đây là món ớt nhồi chiên lên, sau đó các anh/chị có thể sauce cà chua cho lên dĩa ớt nhồi và ăn nóng với cơm trắng .
- Mọi người chọn mua ớt jalapeno ,xắt đôi bỏ hột bên trong và nhồi hỗn hợp nhân làm chả chay vào thật chặt
- vuốt cho bề mặt láng, sau đó dùng chảo chống dính ,đem chiên với ít dầu cho vàng mặt là được .


Chúng ta có thể dồn với cà tím ,đậu hủ, cà chua, đậu Đủa... đem chiên và sốt cà rưới lên .

Hoặc cho vào cà chua đem hấp chín và làm nước sốt dội lên ăn nóng với cơm rất ngon, kèm thêm chén xì dầu ớt dằm thật cay nữa nhé ! trang trí trình bày như hình thì nhìn vào ai cũng làm được, dể mà hén !


Theo DacTrung.Net

16 tháng 4, 2009

Ăn nhiều chuối phòng cao huyết áp

Nghiên cứu ở Mỹ và Ấn Độ đã cho thấy, những người có huyết áp cao có thể làm hạ chỉ số huyết áp xuống 10% trong vòng 1 tuần chỉ bằng cách ăn mỗi ngày 2 quả chuối, một loại trái cây dễ tìm nhưng có hàm lượng K (chất potassium) rất cao

Một báo cáo trên Tạp chí American Family Physician đã cho biết, chế độ ăn thiếu hụt chất potassium có thể dẫn đến cao huyết áp. Bên cạnh những tác dụng hữu ích khác của K trên hoạt động thần kinh và hoạt động cơ bắp, K là một khoáng chất điện giải có vai trò quan trọng trong việc duy trì độ pH và sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Trong khi sodium (Na), thành phần quan trọng của muối ăn, có tác dụng giữ lại một lượng nước nhất định tạo gánh nặng cho tim thì K có tính năng như một chất điện phân giúp thải trừ bớt nước và Na.

Ngoài chuối, K còn có nhiều trong các loại rau, quả, củ tự nhiên khác như khoai tây, quả bơ, đậu nành, dưa hấu. Tuy nhiên, tỷ lệ K/Na ở chuối đạt con số cao nhất.

Chẳng hạn trong 100g chuối có khoảng 360mg K nhưng chỉ có 1g Na trong khi 100 thịt quả bơ có đếna 600mg K nhưng lại có đến 4g Na. Nhu cầu K trung bình mỗi người mỗi ngày là 2g. Tuy nhiên, ở những người có nguy cơ cao về bệnh tim mạch, các nhà khoa học khuyên nên dùng từ 3-3,5g K mỗi ngày.

Một điều đáng lưu ý khác là thừa K ở những người dùng thêm thuốc viên cũng nguy hiểm chẳng khác gì thiếu K. Các nhà nghiên cứu cho biết, liều khoảng 18g K mỗi ngày có thể gây ra những rối loạn nghiêm trọng cho hoạt động của tim, kể cả ngừng tim. Điều này có thể xảy ra ở những người dùng thêm viên Potassium. Ngược lại, nếu ăn những loại rau quả có nhiều K, bạn không bao giờ ngại phản ứng này. Có thể ăn bao nhiêu tùy thích!

Theo: PhuNuNet

15 tháng 4, 2009

Súp Măng Tây Cua Biển Chay

1kg củ sắn
2 củ carrot
1 hộp măng tây
1 miếng tàu hủ ky lớn
1 muỗng súp đầy bột năng
Ngò, tiêu, muối, bột ngọt
1 muỗng cà phê nước tương


Củ Sắn: gọt vỏ, rửa sạch, xắt mỏng, xong xắt lại bằng cọng giá, đem nấu với chút muối để lấy nước dùng (độ 2 lít). Hớt bọt cho nước được trong.
Carrot: Gọt vỏ, rửa sạch, bỏ chung vào nồi luộc sắn, luộc cho mềm. Khi carrot mềm, sắt thành hột lựu nhỏ, dùng làm gạch cua.
Tàu Hũ Ky: Ngâm nước lạnh độ 15 phút, rửa sạch, để ráo nước, xắt nhỏ thành cọng như mì, dùng làm da gà.
Măng Tây: cắt nhỏ
Bột Năng: Hòa với 3 muỗng súp nước lạnh.

Bắt nồi nước dùng lên bếp, đổ nước trong hộp măng tây vào, đợi sôi, bỏ tàu hũ ky, măng tây, nước bột năng, cho nước dùng sanh sánh, nêm muối, tiêu, bột ngọt, nước tương, nên vừa ăn là được. Khi tất cả đều sôi, nhắc xuống.

Múc soup ra tô, xung quanh tô rắc cà rốt để thay gạch cua, giữa để cọng ngò cho đẹp, rắc thêm tiêu cho thơm.

Theo NoiTro

14 tháng 4, 2009

La Hán Xào Chay

Đây là một món xào đầy đủ chất dinh dưởng ,gồm rất nhiều các loại Nấm, củ quả tập trung lại nên có tên của món ăn là " La Hán Xào Chay ". Món ăn rất thơm ngon và ngọt ăn với cơm thì không gì bằng ,ra nhà hàng mà bạn gọi món La hán Xào chay này thì đắt tiền lắm ! chi bằng tại nhà chúng ta thực hiện cho cả nhà cùng thưởng thức thì rất tuyệt vời !! vừa rẻ lại ngon miệng và đầy chất bổ dưởng .

Nguyên Liệu :
- Nấm các loại : Bào ngư, đông cô,nấm rơm,Linh chi
- Các loại củ , quả : Cà rốt, bắp non,đậu que,su su,củ năng, củ sen, măng, bắp cải, bông cải,Cải đài loan , bông hẹ ... nói chung là mỗi thứ một ít .
- đậu hủ trắng 1 miếng lớn
- hành lá vài tép
Gia vị : nước tương, dầu hào, dâù mè,rượu nấu ăn, đường, tiêu, muối, bột nêm ,bột bắp và boa rô .

Chuẩn bị :
- các loại củ quả xắt miếng vừa ăn
- cà rốt, bông cải ...trụng sơ qua nước sôi cho vừa chín
- Nấm đông cô ngâm mềm xắt đôi, các loại nấm khác tuỳ theo lớn nhỏ mà cắt đôi hay để nguyên .
- Nấm linh chi chỉ cắt bỏ gốc
- bông hẹ, bắp cải ,cải đài loan xắt khúc
- hành lá trụng sơ qua nước sôi cho mềm
- đậu hủ trắng xắt miếng mỏng và chiên sơ qua , xong cho vào tô ướp chút gia vị cho thấm .

* Làm một chén nước sauce sẳn :
- 1 TSP dầu hào + 1 TSP nước tương + 1/2 tsp dầu mè + 1 TSP rượu trắng + 1 TSP đường + 1/2 tsp bột nêm + 1/4 tsp tiêu = trộn đều hỗn hợp cho tan .
* pha sẵn nữa chén bột bắp với nước để đó
( TSP = muổn canh, tsp = muổn nhỏ, muổn cà phê )

Thực hiện :
- Trải một miếng đậu hủ ra khay nhỏ, cho nấm linh chi vào và cuộn tròn lại , cột bằng cọng hành lá .
- Tiếp tục làm như vậy cho hết những miếng đậu hủ ( lý do tôi nói các bạn chiên sơ đậu hủ vì như vậy đậu sẽ có độ hơi dai dai như thịt, nếu chiên vàng quá đậu cứng ,cuốn sẽ bị gãy và khi ăn lại không ngon )
- Chiên qua các cuốn đậu hủ cuộn nấm cho vừa chín xếp ra dĩa .
- Tiếp Cho dầu vào chảo , phi thơm boa rô , xong cho nấm đông cô vào xào trước , kến đến các loại nấm khác đảo cho đều , nêm tí xíu gia vị vào nấm , xong trút ra dĩa .
- Tiếp đến cho chút dầu ăn xào các loại củ quả cho vừa chín thì trút dĩa nấm vào xào chung và cho chén sauce đã pha sẵn vào trộn đều + một chút bột bắp vào cho nước sauce có độ sanh sánh là được .
- Múc rau cải thập cẩm ra một bên dĩa kế các cuộn đậu hủ , còn lại mọt ít nước sauce rưới lên các cuộn đậu hủ cho đều
- rắc tiêu , rãi vài cọng ngò lên mặt dĩa xào
- Món này có thể dùng không như món khai vị hay ăn nóng với cơm rất ngon , nhớ luôn luôn phải có thêm chén xì dầu ớt có xắt khoanh bên cạnh nhé !

Theo DacTrung.Net

13 tháng 4, 2009

Bún Đậu - Mắm tôm Chay


Hôm nay cuối tuần làm món ăn chay đơn giản nhưng rất ngon ! đậu hủ chiên nóng giòn và ăn kèm bún tươi thêm mắm tôm chay giã tỏi ớt + chanh + đường + bột ngọt và một thìa dầu chiên đậu vào mắm tôm, khiến mắm tôm có vị béo và thơm ngon hẳn lên .

- Mọi người nên thử làm món này đi nhé ! bảo đảm mê ly ....

Trong món ăn này thì các thành phần chuẩn bị cho bữa ăn nhìn vào thì ai cũng biết làm rồi ! chỉ có Mắm Tôm Chay là mọi người chưa biết phương pháp làm như thế nào ??? nên tôi sẽ hướng dẩn cho bà con cách làm như sau :

Mắm Tôm Chay

Nguyên Liệu :
- Nấm rơm khoãng 300 g rữa sạch đễ ráo xắt nhõ
- 1 hũ chao chùa
- 1 TSP muối

Cách làm :
- Cho tất cã các thứ trên vào máy sinh tố xay nhuyễn , nếu đặc quá thì cho vào chút nước cho dễ xay .
- Cho hổn hợp vào nồi nấu sôi lại ,xong đễ nguội cho vào hũ cất trong tũ lạnh ăn dần .
Vậy là xong món mắm tôm rồi đấy ! dễ quá nhĩ ?
- Khi nào ăn với Cà pháo hoặc bún đậu thì múc ra chén nêm gia vị Chanh + đường + bột ngọt cho vừa ăn hoặc nêm gia vị cho tô Bún Riêu chay rất tuyệt vời !
- Dùng chao chùa thì mùi vị nó giống mắm Tôm hơn , vì Chao chùa nặng mùi hơn chao thường , nhưng ăn ngon lắm ! Chao Chùa càng để lâu càng ngon và béo .
Mắm Tôm Chay này ăn với đậu rán chiên dòn thì hết ý ....!!!

Theo DacTrung.Net