4 tháng 9, 2008

Cách làm đậu hủ


1. Đậu nành phải được ngâm với nước ít nhất là 8 tiếng

2. Sau đó rửa đậu và đem ra xây thành nước:

Giai đoạn này, nếu ai có máy xây đậu thì rất đơn giảm, vì máy xây đó tự động đưa ra 1 bên là nước và 1 bên là xát. Nếu ai không có máy xây đậu thì có thể dùng máy xây sinh tố để xây rồi sau đó dùng khăn vắt lại để lấy xát đậu ra ...

3. Sau khi xây xong thì đem nước đậu đi nấu. Nấu vừa xôi là tốt nhất. Xôi quá thì làm đậu bị cứng, còn chưa xôi thì đậu không đong

4. Sau khi nước đậu vừa xôi thì tắt lò, nhưng vẫn để nồi trên lò, sau đó dùng nước chanh, dắm, v.v.. pha với nước cho loãng bớt tính chua, sau đó dùng vá, vừa quậy vừa đổ nước chua vào nồi. Đây là gian đoạn rất quan trọng, đậu ngon hay không là do ở chổ này. Khi đổ nước chua vào nồi và quậy lên thì hãy canh chừng, đừng đổ nhiều nước chua quá, vì nhiều nước chua quá đậu sẽ bị cứng, còn ít nước chua thì đậu không đong. Canh làm sao khi thấy đậu bắt đầu đong lại và nước trong nồi vẫn còn đụt, nếu nước trong nồi đã bị trong rồi thì coi như là đã đổ lố nước chua ... Cái này cần phải nhiều lần làm mới kinh nghiệm được.

Ở phần thứ 4, khi pha nước với nước chanh, dắm v.v.v.. không cần phải đo lường gì cả, mục đích là làm loãng bớt tánh chua của chanh, dắm v.v... vì khi đổ nước chanh, dắm v.v.. đã được pha với nước rồi thì mình phải canh, đổ cho đến khi nào đậu đông lại thì thôi. Nếu như pha ít nước thì tánh chua còn nhiều, lúc đó đổ vào đậu thì đậu sẽ mau đong lại hơn, còn nếu như đã pha nhiều nước, tánh chua còn ít thì khi đổ vào đậu, đậu lâu đong hơn.

Có nghĩa là không cần biết tánh chua còn nhiều hay ít sau khi pha với nước, quan trọng là khi mình đổ vào trong đậu, cứ đổ rồi canh, đổ rồi canh .. cho đến khi đậu đong lại là xong thôi ...


5. Sau đó đổ nước vô khuông rồi dằng/ép .. khi nước ráo thì ta sẽ được những miếng đậu ngon ...