Đu đủ có nhiều giá trị dinh dưỡng cũng như dược thảo để có thể tận dụng hết giá trị của đu dủ, hãy ăn đu đủ khi còn tươi chín.
Đu đủ có xuất xứ từ miền Đông của Bắc châu Mỹ, khi chín, đu đủ chứa nhiều vitamin A, B, C và E. Thành phần vitamin A của đu đủ dồi dào hơn so với cà rốt, nhiều vitamin C hơn trái cam và nhiều vitamin E, chất chống lão hóa. Trong 100g thịt đu đủ có chứa 80 calori, 12g protein, 18.8g carbohydrate, 2.8g chất xơ ăn kiêng, 87 IU viatmin A, 18.3mg vitamin C, 0.01mg vitamin B1, 0.09mg vitamin B2. Đu đủ có nhiều giá trị về mặt dinh dưỡng cũng như dược thảo. Để có thể tận dụng hết giá trị của đu đủ, hãy ăn khi đu đủ còn tươi chín.
Thành phần dinh dưỡng
Khi chín, đu đủ rất dồi dào sinh tố A, B, C, E, các axít amin, vôi và sắt. Loại trái cây này rất có ích cho bộ máy tiêu hóa, các enzyme có trong đu đủ có tác dụng phá vỡ các chất đạm, tinh bột và chất béo khó tiêu hóa. Nếu bị đầy hơi, ăn vài miếng đu đủ sẽ giúp kích thích tiêu hóa và làm giảm các chứng đau dạ dày. Ngoài ra, đu đủ có tác dụng chuyển hóa các chất đạm thành các axít amin khác nhau, chúng rất có ích trong việc sản sinh nội tiết tố tăng trưởng, đó là loại hormon gia tăng tính rắn chắc của cơ và giảm chất béo cho cơ thể.
Đặc tính chữa bệnh
Sinh tố A có trong đu đủ giúp trẻ mau lớn, phòng bệnh khô mắt và chống suy dinh dưỡng. Với người cao tuổi, đu đủ là thuốc bổ vừa có công dụng giúp nhuận tràng, vừa giúp ăn ngon miệng và dễ tiêu.
- Hạt đu đủ: Có chứa enzyme myrosin và các enzyme khác giúp điều hòa tim.
- Vỏ cây đu đủ: Chế biến làm thuốc chữa đau nhức răng.
- Hoa đu đủ: Có thể uống dưới dạng trà giúp trị viêm phế quản và chứng vàng da.
- Rễ đu đủ: Cũng được dùng dưới dạng trà uống, giúp tiêu diệt các ký sinh trùng, trị đau bụng và chứng vàng da.
- Trong nhựa, mủ của đu đủ còn xanh có chứa men papain, các axít amin, chất béo, men thủy phân chất mỡ. Men papain có tác dụng làm tiêu hóa chất thịt và protit.
- Nhựa và mủ của nó giúp trừ giun kim, giun đũa, sán lợn. Tuy nhiên, phải thận trọng với trẻ em và người bệnh loét dạ dày. Những người bị chai chân có thể dùng nhựa, mủ này để thoa ngoài da sẽ có kết quả rõ rệt. Thịt đu đủ xanh nghiền nát, trộn thêm ít nước dùng để thoa mặt, tay sẽ chữa được các vết tàn nhang.
- Trong đu đủ chín có chứa nước, các chất đường chủ yếu là glucoza, protein, chất béo, muối và nhiều nguyên tố vi lượng khác như canxi, phốt pho, sắt, vitamin B, C, A rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp phát triển thị lực, loại bỏ các hắc tố trên da và giúp da trở nên mịn màng hơn.
- Vỏ cây đu đủ: Chế biến làm thuốc chữa đau nhức răng.
- Hoa đu đủ: Có thể uống dưới dạng trà giúp trị viêm phế quản và chứng vàng da.
- Rễ đu đủ: Cũng được dùng dưới dạng trà uống, giúp tiêu diệt các ký sinh trùng, trị đau bụng và chứng vàng da.
- Trong nhựa, mủ của đu đủ còn xanh có chứa men papain, các axít amin, chất béo, men thủy phân chất mỡ. Men papain có tác dụng làm tiêu hóa chất thịt và protit.
- Nhựa và mủ của nó giúp trừ giun kim, giun đũa, sán lợn. Tuy nhiên, phải thận trọng với trẻ em và người bệnh loét dạ dày. Những người bị chai chân có thể dùng nhựa, mủ này để thoa ngoài da sẽ có kết quả rõ rệt. Thịt đu đủ xanh nghiền nát, trộn thêm ít nước dùng để thoa mặt, tay sẽ chữa được các vết tàn nhang.
- Trong đu đủ chín có chứa nước, các chất đường chủ yếu là glucoza, protein, chất béo, muối và nhiều nguyên tố vi lượng khác như canxi, phốt pho, sắt, vitamin B, C, A rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp phát triển thị lực, loại bỏ các hắc tố trên da và giúp da trở nên mịn màng hơn.
Theo Nam Phương