25 tháng 12, 2009

Uống trà một cách khoa học - Người ăn chay và người gầy không nên thường xuyên uống trà quá liều lượng

Trà có thể giúp đầu óc tỉnh táo, nhưng trước khi uống trà chúng ta cũng nên tỉnh táo một chút. Ưu điểm của trà tất nhiên là rất nhiều, nhưng cũng như nhiều sự việc khác, trà không phải là hoàn mỹ, phải tùy theo thời gian, địa điểm và con người, đối với những vấn đề cụ thể phải giải quyết một cách cụ thể, không thể chỉ đề xướng việc uống trà thường xuyên, nhưng cũng không thể từ chối uống trà một cách đơn giản.

Cần chú ý là, uống trà không phải thích hợp với tất cả mọi người, độ đậm nhạt và lượng của trà thì mỗi người đều có sự khác biệt. Vì thế, khi thưởng thức trà hãy nhớ sáu chữ “khoa học, cẩn thận, đúng lượng”.

1. Trẻ em uống trà phải có liều lượng

Trà và nước đều có ích cho trẻ em, nhưng điều quan trọng là phải có liều lượng nhất định. Mỗi ngày không uống quá 2 – 3 ly (mỗi ly dùng khoảng 0.5 – 2 gr trà), uống vào buổi sáng, trà chỉ cần pha thanh đạm và uống khi còn ấm. Các bạn nhỏ thích hợp uống trà thanh đạm để bổ sung vitamin, đản bạch chất, đường và chất Fluoride cho cơ thể. Trà còn có thể chống chứng biếng ăn, tốt cho việc tiêu hóa; giúp các em thanh nhiệt cơ thể. Hàm lượng Fluoride trong trà khá cao, cho trẻ uống với liều lượng thích hợp, khuyến khích thói quen dùng trà súc miệng, không chỉ giúp chắc xương mà còn có thể ngừa sâu răng.

Trẻ em uống trà nhất định không thể quá lượng, những em càng nhỏ càng nên lưu ý. Uống nhiều nước trà sẽ làm cho lượng nước trong cơ thể các em tăng lên, gia tăng gánh nặng cho tim và thận. Uống trà quá đậm, sẽ làm cho trẻ hưng phấn thái quá, nhịp đập của tim tăng nhanh, dẫn đến mất ngủ. Thời gian pha trà cũng không nên quá lâu, vì trà ngâm quá lâu sẽ tan ra chất Tannic Acid, có thể kết hợp với đản bạch chất trong thức ăn để hình thành Tannic Acid đản bạch và đông cứng lại, như thế sẽ ảnh hưởng sự tiêu hóa và hấp thu, làm cho sự thèm ăn của các em bị giảm đáng kể.

Còn một điều nhất định phải nhấn mạnh là không nên cho trẻ sơ sinh uống trà, vì chất Tannic Acid trong trà có thể hợp cùng chất sắt, biến thành chất muối sắt Tannic Acid không tan trong đường ruột, cơ thể không hấp thu được. Vì sự hấp thu của sắt bị ảnh hưởng, làm cho lượng dự trữ của sắt bị giảm, lâu dần sẽ xảy ra tình trạng thiếu máu.

2. Người cao tuổi chỉ nên thưởng thức trà

Thưởng thức trà từ lâu đã trở thành một thú vui của người cao tuổi, uống trà một cách thích hợp thì có lợi cho sức khỏe, đối với các bậc cao niên uống trà chỉ nên chú trọng việc thưởng thức, quá lượng sẽ có hại.


Người cao tuổi uống trà phải có sự cân nhắc kỹ càng. Những người có bệnh tim, thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng, khi uống trà phải cẩn trọng, không thể uống một cách tùy tiện. Bệnh nhân thiếu máu và cơ tim bị tắc nghẽn nên uống trà xanh, người cao tuổi bị tháo dạ không nên uống hồng trà, ngược lại, những người cao tuổi thể chất yếu thì nên uống hồng trà.

Người cao tuổi không thích hợp uống trà pha đậm đặc, vì chất caffeine sẽ gây hưng phấn quá mức, dẫn đến mất ngủ, tim đập nhanh, nhịp tim không đều. Người cao tuổi mắc bệnh tim, phổi và cao huyết áp khi uống trà càng nên pha nhạt và chỉ nên uống ít.

Tùy theo sự chồng chất của tuổi tác, chức năng tim và phổi của người già bị thoái giảm, nếu uống nhiều trà trong một thời gian ngắn, lượng nước được đưa vào hệ tuần hoàn máu của cơ thể quá nhiều, sẽ làm cho lượng máu gia tăng, thêm gánh nặng cho tim, thậm chí xuất hiện triệu chứng đau ngực, khó thở.

Người cao tuổi chỉ cần uống trà pha thanh đạm và dùng khi ấm thì sẽ có lợi cho sức khỏe.

3. Người ăn chay và người gầy không nên thường xuyên uống trà

Tuy rằng xuất xứ của việc uống trà có quan hệ mật thiết với các tăng lữ, nhưng những người ăn chay rất dễ mắc chứng thiếu chất sắt và đản bạch chất, có báo cáo khoa học cho rằng, người ăn chay uống trà thường xuyên càng dễ bị bệnh thiếu máu và chứng thiếu sắt.

Một trong những lợi ích của việc uống trà thường xuyên là ức chế mỡ tích tụ trong cơ thể, có hiệu quả trong việc phòng chống béo phì, nhưng hỗn hợp hóa chất trong trà sẽ ngăn cản cơ thể hấp thu đản bạch chất, vì thế uống trà lâu dài rất dễ dẫn đến trở ngại trong việc hấp thu đản bạch chất, đồng thời cũng ức chế sự hấp thu của cơ thể đối với chất calcium và vitamin B. Vì thế, người mà cơ thể quá gầy hoặc có thói quen ăn uống thiếu đản bạch chất, tốt nhất hãy tránh việc uống trà thường xuyên và quá lượng.

4. Uống trà đậm lâu ngày sẽ dẫn đến loãng xương khi về già

Vì hàm lượng caffeine trong trà có thể ngăn chặn sự hấp thụ của đường dẫn tiêu hóa đối với chất calcium và làm gia tăng lượng calcium bài tiết theo đường nước tiểu, như thế chất calcium sẽ bị mất đi trong xương mà còn không được bổ sung, dẫn đến bị loãng xương.

Theo TraNgon.Com