30 tháng 4, 2010

Vị cay trong món ăn Trung Quốc

Nhắc tới thế giới ẩm thực ta không thể không nhắc tới nền văn hoá ẩm thực Trung Hoa với hàng nghìn năm lịch sử. Bạn đã từng thưởng thức món ăn nào của Trung Quốc chưa? Chúng hấp dẫn bạn ở hương, sắc, vị hay cách bày trí nghệ thuật? Riêng tôi thật khéo có duyên với những món ăn Trung Quốc và bị cuốn hút ngay bởi vị cay độc nhất vô nhị ấy.

“Cay” là một trong năm vị chủ đạo trong các món ăn của người Trung Hoa. Vị “mặn” , “chua”, “đắng”, “ngọt” có thể cho ta một cảm giác dễ gọi tên nhưng vị “cay” thì khác hẳn, nó vốn mang trong mình tính phức tạp, chỉ mon mem ở đầu lưỡi thôi chưa đủ, chỉ khoảnh khắc thôi chưa hết, mà nó khiến ta mê mẩn, lâng lâng đến mãi về sau. Vị cay chạm vào đầu lưỡi, đi sâu vào cổ họng, rồi lan toả cực mạnh lên mũi khiến mắt cay xè. Người ta thường nói liền “chua cay” để chỉ vị “cay ” song nếu đã được nếm các món ăn Trung Quốc chắc chắn bạn sẽ thấy thực tế chua cay là hai vị hoàn toàn khác biệt, không thế nào có sự nhầm lẫn “hai trong một” ấy được

Nói tới vị cay là nói tới nét ẩm thực riêng biệt của các tỉnh phía Tây Trung Quốc như: Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Quý Châu.... Theo quan niệm truyền thống, đồ ăn cay mang tính dương có tác dụng làm giảm đi độ “hàn” trong thức ăn, bảo vệ cơ thể tốt hơn.Vị cay không tự nhiên mà có, nó chỉ xuất hiện khi trong các món ăn có ớt, hạt tiêu. Từ xa xưa món ăn Trung Hoa đã xuất hiện ớt nên nhiều người lầm tưởng nơi đây là quê hương của ớt. Trên thực tế nó có nguồn gốc từ châu Mỹ vào cuối thời nhà Minh. Giai đoạn đầu ớt chỉ được dùng làm cảnh hay làm thuốc, thời gian sau từ Quý Châu lan sang các tỉnh lân cận và ớt đã thực sự trở thành “ớt ẩm thực”

Tiêu biểu cho các món ăn cay là mảnh đất Tứ Xuyên. Món ăn Tứ Xuyên không thể tách rời với ớt, hoa tiêu và hạt tiêu. Có khá nhiều cách sử dụng ớt và rất linh hoạt, khi thì dùng làm nguyên liệu chính, khi thì chỉ dùng làm phối liệu, nhưng phần lớn là dùng làm gia vị

Cho tới ngày nay, vị cay không còn là độc chiêu của ẩm thực Tứ Xuyên nữa mà một số tỉnh phía Nam như: Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Tây... đều có các món ăn cay mang màu sắc phong phú. Nếu Tứ Xuyên chuộng cay tê, thì Quý Châu thích cay thơm như vị quế, Thiểm Tây thích cay mặn, còn Hồ Nam lại thích cay chua

Theo nhịp sống hiện đại mặc dù ẩm thực phương tây đang xâm nhập mạnh mẽ vào các thành phố lớn Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến, Quảng Châu.. nhưng hương vị độc đáo đặc sắc của món ăn cay Trung Hoa vẫn mang sức sống bất diệt.

MonngonHanoi.com

28 tháng 4, 2010

8 Món ăn tốt cho tim

Tim là bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể chúng ta. Tim không khoẻ là một trong những nguyên nhân gây nhiều bệnh cho cơ thể.

Hãy ưu tiên những thực phẩm dưới đây trong những bữa ăn hàng ngày để có trái tim khoẻ mạnh.

Tỏi

Tỏi có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu trong máu và phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. Để tận dụng hết được tác dụng của loại gia vị này, bạn hãy ăn nhiều tỏi mỗi ngày.

Người Việt Nam ta chế biến nhiều món ăn với tỏi vì tỏi có mùi thơm và được coi như một vị thuốc. Hãy ướp món ăn với tỏi để thêm hương vị và cũng là để bảo vệ sức khoẻ của bạn.

Cà rốt

Trong thành phần của cà rốt tập trung rất nhiều các chất chống oxy hoá của thực vật, sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Sử dụng nhiều cà rốt trong chế biến món ăn không những tốt cho sức khoẻ mà còn giúp món ăn của bạn có mầu sắc bắt mắt.

Đậu đen

Rất ít loại rau giàu chất magiê như đậu đen. Người lớn không được cung cấp đủ khoáng chất này hàng ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 2 lần.

Dầu ô liu

Loại dầu này rất giàu mỡ chưa bão hoà, đặc biệt tốt cho các thành mạch. Thay thế các loại mỡ bão hòa (bơ, phô mai, mỡ động vật…) bằng dầu ôliu sẽ giúp giảm cholesterol xấu trong máu. Loại mỡ chưa bão hoà này còn có trong quả bơ và hạt dẻ.

Dầu ô liu còn cung cấp cho cơ thể chúng ta chất polyphenol - chất giúp ngăn cản cholesterol thâm nhập vào thành mạch máu.

Hạnh đào

Hạnh đào là một loại quả khô giàu năng lượng. Nó đặc biệt tốt cho tim vì trong thành phần của nó có rất nhiều vitamin E - một chất chống oxy hoá giúp phòng bệnh xơ vữa động mạch. Ngoài ra hạnh đào còn chứa nhiều canxi rất tốt cho xương và răng.

Mỗi ngày ăn khoảng 300g hạnh đào có thể giúp giảm tới 13 - 20% mỡ máu.

Sữa chua tự nhiên

Những người có chế độ dinh dưỡng cân bằng canxi và kali sẽ phòng được bệnh huyết áp cao. Những chất này có rất nhiều trong sữa chua tự nhiên.

Hãy ăn sữa chua hằng ngày vào các bữa ăn sáng hoặc tráng miệng. Ăn sữa chua thay vì bánh ga tô, mứt… sau bữa ăn chính còn giúp bạn giảm cân hiệu quả.

Cam

Cam chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là chất pectin do đó nó có tác dụng làm giảm cơn đói và kiểm soát tỷ lệ cholesterol trong máu.

Cam rất ngon và mát. Hơn thế nữa mỗi quả cam trung bình chỉ cung cấp cho bạn 65 calo. Vậy bạn có thể ăn nhiều cam mà không sợ tăng cân.


Quả seri

Quả seri rất giàu các chất antôxian - chất chống ô xy hoá cho phép trung hoà các enzym được tạo nên bởi những những mảng bám gây nên bệnh xơ vữa động mạch.

Seri tươi hay được sấy khô đều có tác dụng như nhau do đó bạn có thể ăn seri quanh năm mà không cần phải đợi tới mùa.

Bạn có thể làm sữa chua, bánh, kem… với loại quả tuyệt vời này.

26 tháng 4, 2010

Video clip Món mề chay xào thẩm cẩm

Món mề chay xào thẩm cẩm chắc hẳn là sự lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn ăn món chay để đổi vị, mời các bạn cùng theo dõi cách làm nhé!

24 tháng 4, 2010

Clip dạy làm nem chua bưởi

Sau khi sử dụng phần ruột, phần vỏ bưởi màu trắng và dai thường được dùng để nấu chè bưởi hay làm các món khác như món nem chua chay mà đầu bếp Thiếu Anh sẽ giới thiệu với chúng ta.

Nguyên liệu
:

- 300g vỏ bưởi tươi, bỏ phần vỏ the xanh, dùng phần vỏ hồng bên trong, cắt mỏng, bóp muối nhiều lần, xả bằng nước lạnh cho hết vị the, đắng. Ngâm tiếp nước phèn chua pha loãng khoảng 10 phút, luộc chần qua nước sôi, xả lại nước lạnh, vắt ráo.

- 150g đu đủ xanh, bào sợi mỏng, ngâm nước phèn pha loãng khoảng 10 phút, xả lại cho sạch, để ráo, cắt ngắn.

- Thính, dấm gạo

- Lá vông non hoặc chùm ruột, rửa sạch, lau khô

- Lá chuối, lau sạch, xé miếng vừa gói

- Phèn chua, dầu ăn, nước hương tỏi, màu hồng thực phẩm

Thực hiện:

- Vỏ bưởi đã sơ chế xong, cho vào cối, cho muối, đường vào giã chung cho thật nhuyễn.

- Đun nóng dầu, cho vỏ bưởi đã giã vào xào, cho hương tỏi, dấm vào xào khoảng 2 phút, để lửa nhỏ, nêm vừa ăn, trút ra tô.

- Cho thính vào trộn đều, cho đu đủ bào, màu thực phẩm vào nhồi thật dẻo, vo viên, gắn thêm lát ớt màu đỏ, vài hột tiêu sọ.

- Lót lá chùm ruột hoặc lá vông lên lá chuối, cho viên nem vào cuốn cho chặt tay, cột dây lại

Để nem vào chỗ thoáng khoảng 2 ngày là dùng được, muốn dùng chua thì để 3 ngày

Theo MonNgonVIetNam

22 tháng 4, 2010

Làm thế nào nấu phở chay ngon ?


Câu trả lời hay nhất - Do người sử dụng bình chọn

Nguyên liệu
- 1 củ cải trắng
- 1 củ sắn
- 1 khúc mía (nếu không có thì có thể dùng mía trong hộp)
- 1 trái bắp tươi (có thể dùng cà rốt, su su, cải nồi hay cải bắc thảo tùy ý)
- gia vị rang vàng: 6 cánh hồi, 1 khúc quế, 2 quả thảo quả đập dập, 1/2 muỗng hột ngò, 1/2 muỗng tiểu hồi. 1 củ gừng nướng, 1 củ hành nướng (nếu dùng hành) không thì dùng hành boarô - tất cả cho vào túi cột lại - hay dùng giấy coffee filter bọc lại
- 1 lon súp chay (nếu muốn ngon hơn)
- 1 gói gia vị nấu phở chay (4 cube)
- thịt bò chay, thịt bò lát chay bột nêm chay, đường phèn
- Tàu hủ chiên (tàu hủ tươi cắt quân cờ đem chiên vàng)
- 1 gói hủ tiếu khô (thường thì một gói đủ cho 5 tô)
- Giá, ớt, rau húng quế, ngò gai, hành boa rô, tương ớt, tiêu, chanh

Cách Làm:
Cho củ cải, củ sắn vào nồi, mía, bắp v. v... vào nồi nước sôi, hầm chừng 1 đến 1-30 giờ với lửa riu riu. Xong vớt bỏ cải, cho gói gia vị(củ hành, cinnamon, tai hồi , ngò khô, thảo quả, gừng vào nồi nước lèo, đun thêm 1/2 tiếng. Cho lon soup chay, gia vị phở bò chay vào nấu cho tan , nêm bột nêm, đường phèn, cho vừa miệng.

Ngâm thịt bò chay với nước nóng, xả lại cho sạch, vắt ráo. bắt chảo cho tí dầu ăn phi hành boa rô, gừng xắt chỉ xào lên cho thơm, cho thịt bò khô vào xào, nêm nếm cho vừa ăn, cho ra dĩa.

Luộc bánh phở, cho ra rổ cho ráo, bỏ vào tô, bày vài lát thịt bò, thịt bò khô xào lên trên, tàu hủ chiên, trên cho hành boa rô xắt mịn, ngò. khi dùng cho nước lèo chan vào dọn ra ăn với giá, rau húng quế, ngò gai, chanh, ớt, tương,


Nếu thích thì thêm hành tây ngâm dấm chua (nếu ai ăn chay kiêng hành thì đừng cho hành vào)

Theo Metan ( Yahoo Hoi va Dap )



Phở Chay - Vegetarian Phở by Gastronomer .

My mom prepares this vegetarian version of pho on auspicious days according to the Lunar Calendar when all Buddhists refrain from eating meat. The broth is fragrant with star anise and five spice, while the “meat” is comprised of mushrooms and wheat gluten.

For noodles

1 package of fresh or dried banh pho (flat rice noodles). Prepare according to directions on package. Make sure to rinse noodles well under cold running water after boiling.
For broth

1 leek (leaves only)
1 yellow onion
1 ginger
5 star anise
14 oz. vegetable broth
Water
¾ tablespoon Chinese five spice
Soy sauce (Golden Mountain Seasoning Sauce)
Sugar

For “meat”

Vegetable oil
1 leek (stem only)
1 ten oz. can of mock meat/fried wheat gluten (mock duck, chicken, abalone, etc.)
8 oz. sliced mushrooms (any variety)
Soy sauce (Golden Mountain Seasoning Sauce)
Mushroom seasoning
Black pepper

Make soup

For the soup, heat vegetable broth and 10-12 cups of water in a medium-sized soup pot, leaving enough room for the ginger, onion and leek leaves.

Remove the outer layer of the onion and add it whole to the broth. Leaving the skin of the ginger intact, chop off the nubs and bruise using a mortar and pestle. Add to broth. Separate the leek leaves from the stems and add them to the broth along with five star anise “fruits.” Let the soup boil on high heat for 45 minutes to an hour, or until the onion and ginger have softened.

Once the onion and ginger have softened, discard the leek leaves. Add ¾ tablespoon of Chinese five spice to the broth and season with soy sauce and sugar to taste. Continue to cook on medium heat for an additional 15 minutes.

Make “meat” mixture

While the soup is boiling, thinly slice the leek stems and chop the mushrooms and mock meat into bite-sized pieces. Deep-fried tofu can be used in place of mock meat if desired.

Saute the leeks with vegetable oil in a medium-sized pan until golden. Add the mushrooms and “meat” to the leek and oil mixture along with half of the canned mock meat “juice.” Season to taste with soy sauce, mushroom seasoning and black pepper. Tip: My mom says to make the “meat” mixture slightly salty because the broth will balance out the excess saltiness.

Assemble and garnish

Grab a bowl and fill it with noodles and the “meat” mixture. Pour some hot broth on top. To garnish, add fresh or steamed bean sprouts, onions, cilantro, lime juice, herbs (basil, saw tooth herb, etc.), hoisin sauce and chili sauce.

Makes 4 to 6 servings.

20 tháng 4, 2010

Nức Danh Đậu phụ Tứ Xuyên



Đậu phụ được chế biến từ hạt đậu lành, giàu prôtein, có axit béo không no và béo, có cả muối vôcơ, chất chống ung thư. Nhiều năm nay người Tứ Xuyên thấu hiểu điều đó và không ngừng sáng tạo làm cho món Đậu phụ ngày thêm thơm ngon bổ dưỡng.

Đậu phụ là đặc sản nổi tiếng của vùng đất Tứ Xuyên – món ăn dân dã mộc mạc có lịch sử hơn 100 năm nay với tên gọi ban đầu là “đậu phụ bà chủ Trần” thời nhà Thanh.

Xưa kia bên cầu Vạn Phúc ngoại thành Bắc Kinh có một quán cơm nổi tiếng mang tên họ Trần do một người phụ nữ làm chủ. Khách thập phương qua đây dừng chân nghỉ lại quán nhờ bà chủ chế biến đậu thành món ăn. Không ngờ đậu phụ đã được nhà họ Trần với một kỹ thuật đặc biệt, ai nếm thử cũng tấm tắc khen ngon. Đậu phụ bà chủ Trần nức danh từ đó. Hiện giờ nếu qua Tứ Xuyên – Trung Quốc chúng ta vẫn có cơ hội được thưởng thức món “ đậu phụ Trần” chính hiệu.

Nguyên liệu làm nên món ăn thơm ngon ấy thật đơn giản: đậu phụ tươi, hành khô, thêm bột ớt, hạt tiêu, muối, tương, xì dầu. Đơn giản là thế nhưng vận dụng sao cho khéo công thức để có một đĩa đậu phụ chính hiệu như đậu phụ Trần quả là không đơn giản. Miếng đậu phải mềm mà không nát, mùi thơm béo ngậy. Trước khi cho vào chế biến nên ngâm qua nước muối để loại bỏ mùi ngái của đỗ tương và giúp đậu giữ nguyên miếng khi chế biến. Các bước chế biến phải hết sức cẩn thận tỉ mỉ.... Theo nhà Trần đặc sắc của đậu phụ được khái quát trong tám hương, vị: tê, cay, nóng bỏng, thơm, giòn, mềm, tươi, tái.

Đậu phụ Tứ Xuyên đã, đang và sẽ sống mãi trong lòng văn hoá ẩm thực văn hoá Trung Hoa. Không chỉ thế món đậu phụ còn có sức ảnh hưởng rộng rãi tới nền ẩm thực các nước bạn bè. Từ món đậu phụ Tứ Xuyên, người Việt Nam ta đã chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, phù hợp hơn với nến ẩm thực Việt

Theo MonngonHanoi.com

18 tháng 4, 2010

Video nấu hủ tíu chay + Xin cho biết nấu hủ tíu chay thế nào cho ngon. Cảm ơn!?

Câu trả lời hay nhất - Do người sử dụng bình chọn

Muốn nấu hủ tiếu chay ngon cần có nguyên liệu: đậu nành,củ cải muối ,nước dừa xiêm.để tạo cho nước ngọt và thơm.su su,cà rốt,tàu hủ ki lá,tàu hủ ki cọng,chả lụa,vò viên,tàu hủ ki ngọt,giá,rau quế,ngò gai,đậu phộng rang,củ kiệu thái mỏng phi vàng,tương ngọt,chanh,ớt trái thái lát mỏng.đậu hủ chiên con cờ.
Cách chế biến:nấu nước sôi đậu nành rữa sạch cho vào túi vải bỏ vào nồi,củ cải muối rửa sạch để nguyên củ bỏ vào nồi.tàu hủ ki cọng bẻ khúc dài 3 phân ngâm nước nóng trước độ 5 tiếng ,củ su,cà rốt thái khoanh rồi chắn như làm dưa món,những thứ này nấu trước,bột nêm và đường cho vào nồi súp nếm thử vừa ăn .tàu hủ ki ngọt cắt hình tam giác 2 ngón tay bỏ vào chão dầu sôi thấy nở vớt ra liền,bỏ vào nồi súp sau cùng.tàu hủ ki lá bó đòn làm chả lụa với vò viên trước.nồi súp để sôi giá rữa sạch cho vào rổ để ráo,ngò gai xắt nhuyễn,chanh ớt,kiệu phi,tàu hủ chiên,vò viên chả lụa cho ra đĩa sẵn,tương ngọt cho ra chén để chấm..một soong nước sôi để trụng hủ tiếu,thế là ta cho giá vào tô trụng hủ tiếu cho vào tô và bắt đầu các món trong đĩa cho lên tô rồi hãy múc nước súp đang sôi chế vào,ngò gai chanh ớt đậu phộng cho vào thế là ta cứ thưởng thức tài nghệ của nàng..chúc bạn thành công.

Theo Hoai Huong ( Yahoo Hoi va Dap )

16 tháng 4, 2010

Xem Video Nấu Chay trực tuyến : Làm bánh khoai mở

14 tháng 4, 2010

6 Lý Do ( Ít ai biết ) Để Nên Ăn Lựu




Ít ai biết trong quả lựu chứa chất có thể cải thiện được khả năng cương dương đối với nam giới. Bên cạnh đó, lựu còn có rất nhiều tác dụng khác nữa.

Cải thiện sức khỏe của tim

David Grotto tác giả cuốn “101 Foods That Could Save Your Life” và cuốn sách sắp ra mắt “101 Optimal Life Foods’, cho biết: “Một số nghiên cứu trên người và động vật đã chỉ ra rằng lựu có khả năng giảm độ dày thành động mạch, giảm việc hình thành mảng bám, và giảm sự ôxy hóa Cholesterol xấu, vỗn là những nhân tố nguy hiểm của bệnh tim”.

“Lựu chứa nhiều polyphenol, chất hóa học thực vật nổi tiếng trong việc làm giảm quá trình sưng phù liên quan đến bệnh tim”.

Theo trang Nutrition Data, sưng phù mức độ thấp mãn tính trong cơ thể có liên quan đến nguy cơ bệnh tật, bao gồm bệnh tim và đột quỵ. Tăng lợi ích cho động mạch của bạn bằng cách kết hợp lựu với các thành phần có lợi cho tim khác như quả hạnh và quả lê, cả hai đều chứa chất béo “tốt” và chống sưng phù...

Giảm huyết áp và nguy cơ đột quỵ

Grotto cho biết: "Trong một nghiên cứu ở người, những người tham gia đều bị tăng huyết áp. Họ được đưa cho uống hơn 220 gram nước lựu hàng ngày trong suốt 14 ngày. Huyết áp tâm thu trung bình giảm, dẫn đến nguy cơ đột quỵ giảm 36%”.

Hãy uống nước lựu hoặc trộn với nước khoáng xenxe hoặc cocktail. Bên cạnh đó, hãy cố gắng dùng nước lựu thay cho các loại nước khác trong một số công thức chế biến món ăn hoặc đồ uống.

Chống lại ung thư tuyến tiền liệt

Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước lựu hoặc chiết xuất từ lựu đều có thể cản trở sự phát triển của các tế bào ung thư và loại bỏ các tế bào ung thư.

Grotto cho biết: "Những người đàn ông trải qua quá trình điều trị ung thư tuyến tiền liệt và trung bình hấp thụ hơn 220 gram nước lựu trong hai năm đã giảm đáng kế mức tăng của lượng PSA (kháng nguyên chuyên biệt tuyến tiền liệt), một nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt".

"Polyphenol có trong lựu làm tăng apoptosis, hoặc sự ra đi lập trình sẵn của tế bào, trong các tế bào ung thư nhất định".

Để bảo vệ tuyến tiền liệt, các chuyên gia khuyên bạn nên cắt giảm thịt đỏ và các sản phẩm làm từ sữa mà chứa nhiều chất béo và nên ăn các sảm phẩm tươi mới.

Có thể giết chết vi khuẩn gây hại

Grotto đã trích dẫn một cuộc nghiên cứu mới đây trên tạp chí Molecules mà chỉ ra rằng những chiết xuất từ 6 loại lựu Thổ Nhĩ Kỳ đã có hiệu quả trong việc giết chết 7 chuỗi vi khuẩn có hại khác nhau, bao gồm chuỗi E. coli và Staphylococcus.

Mặc dù cuộc nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm với các chiết xuất từ lựu nhưng nó cũng gợi ý rằng việc bổ sung nước lựu và hạt lựu vào chế độ ăn uống của mình có thể giúp cơ thể bạn chống lại một số loại vi khuẩn. Lựu, cùng với vỏ nho, rượu vang đỏ, và trà, có chứa tannin, hợp chất mà “có các tính chất kháng khuẩn và chống vi trùng”.

Hãy ăn lựu với các thành phần kháng khuẩn như tỏi, hành, hạt tiêu Giamaica và oregano, mà được phát hiện là “Chất giết chết vi khuẩn tốt nhất”.

Cải thiện khả năng cương dương

Grotto cho biết chất polyphenol, mà được tìm thấy nhiều trong lựu, "không chỉ cải thiện sự lưu thông máu đến tim mà còn đến các bộ phận khác trên cơ thể”.

Ông cho biết trong một cuộc nghiên cứu về những người đàn ông được chẩn đoán bị rối loạn cương dương, “những người uống nước lựu trong 4 tuần thì sẽ cải thiện sự cương dương lên gấp hai lần so với những anh chàng dùng giả dược”.

Trong một số trường hợp, có vẻ như có sự liên hệ giữa huyết áp cao và rối loạn cương dương. Vì thế, thực hiện chế độ ăn uống giúp giảm huyết áp cũng đồng thời có thể giúp cải thiện chức năng cương dương.

Hiệp hội tim mạch khuyến cáo nên cắt giảm natri và ăn thực phẩm chứa nhiều kali, như khoai lang, khoai tây, nấm, đậu lima, cam và sữa chua không chất béo.

Có thể tăng tỉ trọng xương

Grotto đã trích dẫn một cuộc nghiên cứu trong đó những con chuột được cho ăn chiết xuất từ lựu trong hai tuần đã ít rơi vào tình trạng “mất xương” hơn đáng kể so với những con chuột khônng ăn lựu.

Cách bóc vỏ quả lựu

Bổ quả lựu ra làm tư hoặc rạch vỏ theo phần tư của quả, sau đó tách quả ra theo vết cắt hoặc vết rạch đó.

Lấy một cái bát sâu và to rồi nhẹ nhàng tách hạt vào bát bằng tay. Đồng thời tách cả ruột và vỏ ra.

Bạn cũng có thể lấy hạt bằng cách cho quả lựu ngập trong một bát nước. Ruột quả sẽ nổi lên trên, hạt quả sẽ chìm xuống dưới. Tách ruột ra rồi làm ráo hạt trong một cái chao. Mặc dù mẹo này giúp bạn ít bị bẩn hơn nhưng sẽ khiến quả lựu bị mất nhiều nước hơn.

Nguồn: Afamily

12 tháng 4, 2010

Ăn chay sống khỏe, lạc quan

Ăn chay đã trở thành một thói quen không chỉ của những người theo Đạo Phật. Vào tháng 7 Âm lịch hàng năm, mọi người ăn chay nhiều hơn vừa để tịnh tâm thanh đạm, vừa để nguyện cầu phúc lành cho bậc phụ mẫu nhân mùa báo hiếu Vu Lan.

Bà Cao Thu Vân (33/13, Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TPHCM) 56 tuổi, đã ăn chay trường (ngày nào cũng ăn) được 28 năm. Bà cho hay, hồi còn trẻ, bà thường hay bị nhức nửa đầu, tay chân run vừa tốn kém rất nhiều tiền thuốc men vừa ảnh hưởng đến công việc. Sau 2 năm ăn chay, bà Vân nhận thấy, bệnh tật đã được cải thiện; tinh thần vui vẻ và ít nóng nảy hơn trước.

Ăn chay giúp tịnh tâm, thoải mái

Bà Thu Vân không lập gia đình, hàng ngày bà tìm niềm vui trong công việc của một điều dưỡng ở trạm xá phường 12, quận Phú Nhuận (TPHCM) và các món ăn chay. Bà Vân cho hay, nhiều người quen thấy bà khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái đã học bà cách nấu các món chay.

Không những thế, bà còn kêu gọi mọi người cùng tham gia các buổi nói chuyện về ăn chay và các cuộc thi viết “Ăn chay Khoa học” của Hội Dinh dưỡng- Thực phẩm TP.

Theo Thượng tọa Thích Thiện Chiếu Trần Văn Châu, trụ trì chùa Kỳ Quang II (TPHCM), muốn tránh các điều tội lỗi thuộc về việc sát sinh, Phật tử nên ăn chay để nuôi dưỡng lòng từ bi, biết yêu thương mọi loài, yêu quý những người xung quanh và trân trọng cuộc sống.

Khi Phật tử đã thấm nhuần giáo lý, tinh thần sẽ trở nên thoải mái, tịnh tâm; không còn ganh gét, dục vọng; trí tuệ cũng được khai thông và minh mẫn hơn.

Sư cô Hạnh Liên, trụ trì tịnh thất Ngọc Liên (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu), năm nay 53 tuổi, xuất gia đã được 39 năm cho biết, chế độ ăn chay đã cho cả gia đình Sư tinh thần và trí tuệ sáng suốt, minh mẫn.

Em trai Sư là Thượng tọa Thích Minh Hóa, trụ trì Pháp Viện Minh Đăng Quang (Q. 2, TPHCM) xuất gia đã 38 năm. Mẹ cô cũng đã theo chế độ ăn chay được hơn 40 năm nay.

Ăn chay để giữ gìn sức khỏe

Hầu hết những người đến tham dự Ngày hội ẩm thực chay mùa báo hiếu (TPHCM) đều cho hay, ăn chay giúp họ giảm bệnh tật rõ rệt. Bà Huỳnh Thị Lợi, 59 tuổi ( Đường Thống Nhất, phường 11, Q. Gò Vấp) cho biết, trước đây bà bị cao huyết áp, nhức đầu.

Sau 2 năm ăn chay trường, bệnh tật đã được cải thiện rõ rệt. Còn bà Nguyễn Mỹ Dung, 65 tuổi (Khu cư xá Thanh Đa, Q. Bình Thạnh, TPHCM) cho hay, sau gần 3 năm ăn chay kỳ (ăn có kỳ hạn vào những ngày nhất định trong tháng), bà trở nên nhanh nhẹn hơn, da dẻ hồng hào.

Theo BS Nguyễn Thị Kim Hưng, Nguyên Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TPHCM, ăn chay không hề có một tác hại nào. Ngược lại, ăn chay đúng cách sẽ tránh được những tác hại so với ăn thịt như: các bệnh lý về tim mạch, ung thư, ngộ độc thực phẩm, béo phì, đái tháo đường túyp 2, sỏi mật…Ăn chay còn tăng sức bền cho cơ thể gấp 2- 3 lần so với chế độ ăn nhiều thịt.

Theo nhiều nghiên cứu, chất đạm thực vật lành hơn chất đạm thịt động vật. Vì vậy, nếu chọn cách ăn chay hợp lý sẽ cung cấp đầy đủ nhu cầu về dinh dưỡng cho tất cả các đối tượng.

Một khẩu phần ăn chay hợp lý trước hết phải đảm bảo số lượng 3 bữa mỗi ngày và đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhóm thực phẩm ăn chay gồm: rau quả; ngũ cốc; chất đạm (có trong đậu, đỗ, sữa…) và dầu ăn, gia vị. Tuy nhiên, nên hạn chế muối, đường. Trong đó, rau quả nên ăn nhiều nhất.

Theo Bee.net

10 tháng 4, 2010

Ăn chay vẫn đủ chất đạm


Chúng ta thường có thói quen khi nghe nói về chất đạm là liên tưởng ngay đến thịt, cá, trứng... vốn là những thức ăn nguồn gốc động vật. Do đó nhiều người cứ nghĩ ăn chay thế nào cũng thiếu đạm, suy dinh dưỡng. Đây là một quan niệm hết sức sai lệch vì thật ra chất đạm không đơn thuần chỉ có trong thực phẩm nguồn động vật mà còn hiện diện trong nhiều loại thức ăn thực vật.

Trong các loại đậu đỗ hàm lượng đạm còn cao hơn một vài loại thịt.

Muốn đánh giá một chất đạm trong thực phẩm tốt xấu thế nào, các nhà dinh dưỡng thường để ý đến hai yếu tố:

- Hàm lượng (số lượng) chất đạm chứa trong thực phẩm.

- Chất lượng của thành phần đạm này: có đầy đủ các axit amin tối cần thiết hay không? Tỉ lệ thải bỏ của thực phẩm này nhiều hay ít?

Hàm lượng chất đạm trong một số loại đậu đỗ (đậu đen: 24,2g, đậu Hà Lan: 22,2g, đậu xanh: 23,4g, đậu phọng: 27,5g) cao hơn hẳn các loại thịt (thịt bò: 21g, thịt gà ta: 20,3g, thịt heo nạc: 19g, thịt vịt: 17,8g) và tỉ lệ thải bỏ rất thấp. Riêng đậu Hà Lan và hạt điều tỉ lệ thải bỏ là số 0, nghĩa là không bỏ đi tí nào cả. Đây là những bằng cớ chắc chắn rằng ăn chay cũng đủ chất đạm như ăn có thịt, cá...

Cần lưu ý là các nguồn đạm thực vật có thể bị thiếu một vài axit amin quan trọng cho cơ thể: protein của ngô (bắp) thiếu axit amin lysine và tryptophan, nên người chỉ ăn ngô sẽ bị bệnh pellagra (thiếu vitamin PP); protein đậu nành lại thiếu methionin... Do đó có một nguyên lý ẩm thực đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả là phải ăn nhiều loại thức ăn, càng đa dạng càng tốt, và thay đổi cách chế biến để khỏi nhàm chán.

Một nguy cơ khá lớn của ăn chay là thiếu vitamin B12 vì vitamin này thường từ nguồn động vật. Nhưng cũng dễ dàng khắc phục sự thiếu vitamin B12 bằng cách dùng nhóm thực phẩm chay có trứng sữa, các thực phẩm chay linh hoạt hay chay bán phần hoặc uống bổ sung vitamin B12.

TS.BS TRẦN BÁ THOẠI (Bệnh viện Đà Nẵng )

Ăn chay cần đảm bảo được lượng chất đạm cần thiết. Theo trung bình của mỗi một người thì cứ mỗi thanh niên nam cần khoảng 2700 kcal và nữ cần khoảng 2300 kcal.

Để cơ thể nhận đủ lượng đạm thì các trung bình một ngày cần ăn đủ 3 bữa chính (mỗi bữa phải được khoảng 2 chén cơm hoặc có thể thay phở, hủ tíu, bánh mì…) với đầy đủ các nhóm thực phẩm. Và nên nhớ thêm 3 bữa phụ như sữa, yaourt, trái cây, bắp, khoai, chè đậu…

Chất đạm không nhất thiết phải từ đậu hũ mà có thể từ những chất khác như các loại gạo, bắp, lúa mì, các loại đậu (không nhất thiết là đậu nành), sữa, và các loại trái cây. Tuy nhiên đậu hũ làm từ đậu nành và có giàu chất đạm nhưng không độc và lại dễ hấp thu hơn các loại khác, do đó phần lớn các thực phẩm ăn chay đều làm từ đậu nành.

Thật ra ăn chay rất bổ ích; tuy nhiên ăn chay không đúng quy thức sẽ dễ dẫn đến mất cân bằng về mặt dinh dưỡng. Trong đó có cả việc tăng cường chất đạm thiếu phối hợp về mặt dinh dưỡng.

Thức ăn thực vật giàu đạm thường thiếu một số acid amin thiết yếu như lysine (gạo, bắp, lúa mỳ), threonine (gạo), tryptophan (bắp) và methionine (các loại đậu). Nhưng tình trạng mất cân đối các acid amin sẽ không xảy ra nếu chúng ta biết cách phối hợp các loại đạm thực vật theo cách sau:

+ Rau đậu và các loại hạt. Ví dụ: Cháo với mè và đậu.

+ Ngũ cốc và họ rau đậu. Ví dụ: Cơm với đậu, súp đậu với bánh mỳ...

+ Ngũ cốc và sản phẩm từ sữa. Ví dụ: Bánh mỳ với sữa, cơm hoặc mỳ sợi với phô mai.

+ Rau có thể ăn với cơm, các hạt có dầu, phô-mai, mầm lúa mỳ.

- Tránh thiếu máu do thiếu sắt bằng cách ăn nhiều rau quả (đặc biệt là cam, chanh, dưa đỏ, ớt, cà chua, bông cải xanh...). Rau quả có nhiều vitamin C, giúp tăng cường hấp thu sắt và lấn át cả tác dụng ngăn cản hấp thu sắt của acid phytic, acid oxalic, acid tannic... Phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ nhũ nhi, trẻ đang dậy thì, vận động viên hoặc người mất máu nhiều nên sử dụng viên sắt bổ sung.

- Tình trạng thiếu vitamin B12 (gây thiếu máu hồng cầu to hoặc bệnh dây thần kinh) có thể xảy ra ở người ăn chay tuyệt đối vì thức ăn thực vật không có vitamin B12. Cần bổ sung vitamin này cho người ăn chay là phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và đặc biệt là người cao tuổi (vì thường đi kèm với giảm hấp thu vitamin B12 do thiếu yếu tố nội tại). Nếu ăn chay có trứng và sữa thì ít khi bị thiếu chất này.

- Thiếu kẽm có thể xảy ra ở người ăn chay tuyệt đối do kẽm trong thức ăn thực vật bị giảm hấp thu bởi acid phytic, oxalates, chất xơ và đạm đậu nành. Người cao tuổi (dù có ăn chay hay không) cũng có nguy cơ thiếu kẽm. Do vậy, có thể bổ sung bằng cách uống viên kẽm hoặc viên chứa kẽm.

Theo YkhoaNet.Com

Ăn chay cũng đủ những thành phần dinh dưỡng như ăn mặn. Nhiều khi ăn mặn lại không khỏe bằng ăn chay.Thực phẩm ăn chay có nguồn gốc thanh khiết hơn động vật. Đạm trong thực vật cũng là một loại đạm giàu chất dinh dưỡng hơn đạm trong động vật. Không có hàm lưỡng mỡ cao. Ngoài ra bạn có thể lấy chất béo từ những loại dầu thật vật như dầu đậu nành, dầu đậu phộng...Đường thì lấy từ những loại hoa quả tươi. Nói chung, ăn chay bạn có thể giữ gìn sức khỏe tốt nhất và đây cũng là một trong những phương thức cãi lão hoàn đồng nhanh nhất và hiệu quả nhất.

8 tháng 4, 2010

Umeboshi- Dưa mận của người Nhật Bản

Umeboshi (tiếng Nhật: 梅干し) là một món dưa muối rất phổ biến trong ẩm thực Nhật Bản được làm bằng cách đem quả mơ chín phơi héo rồi ngâm lâu ngày với thật nhiều muối. Nó còn được gọi là”quả ume khô” một loại trái quả được đem ngâm dấm, hình dáng của nó tương tự quả mơ của nước ta.

Món dưa mận umeboshi theo truyền thống phải được làm từ những quả mận đã chín. Vào từ khoảng đầu tháng sáu đến giữa tháng bảy, khi mùa xuân nhường chỗ cho hè tới, hầu khắp đất nước Nhật Bản đều bước vào một giai đoạn thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều gọi là tsuyu (hoặc baiyu). Và cũng là lúc những cây mận trĩu trái chín đỏ, người Nhật hái chúng và đặt chúng trong những chiếc thùng gỗ chứa muối. Sau khi mận đã xếp gần đầy mặt thùng, người ta cho lên mặt mận một lớp muối dầy, theo thời gian mận ngày càng bị xẹp xuống, nước cốt mận sẽ tiết làm tan muối tạo thành giấm mận tự nhiên. Thứ nước muối này có vị chua đặc trưng gọi là giấm mận, mặc dù nó không phải là giấm.

Có một loại mơ muối nữa gọi là umezuke, nhưng loại này không được phơi cho héo trước khi đem muối. Umeboshi mềm (nếu là umezuke thì giòn), có vị chua gắt và mặn. Thường thì umeboshi có màu vàng rộm, nhưng cũng có loại có màu đỏ, đó là tùy thuộc vào độ chín của quả mơ được phân loại trước khi tiến hành làm umeboshi.

Ngày nay có nhiều cách làm món umeboshi và phần đông người ta ít dùng muối mà mận sẽ làm dưa trực tiếp từ giấm mà chỉ cho một ít muối cho có vị mặn tương đương.

Loại dưa mận umeboshi có màu đỏ thì được muối chung với lá tía tô đỏ gọi là Akajiso hoặc có thể làm tăng thêm hương vị của món dưa mận này bằng cách muối chung với tảo Kombu hay thậm chí có cả mật ong.

Đây là một món ăn truyền thống của người dân Nhật Bản, dưa mận thường được ăn với cơm mà người ta cho rằng có thể giúp cho cơm không bị hỏng. Người dân thường đặt một quả dưa mận chính giữa hộp cơm nhằm tạo hình thù của lá cờ Nhật Bản. Chất chua mặn của quả dưa được tin là giúp cho khả năng tiêu hóa của thức ăn trong khi ăn uống. Theo y học cổ truyền Nhật Bản, món dưa mận có tác dụng phòng trừ các căn bệnh mùa lạnh như ho, sổ mũi. Vì lẽ đó, người Nhật thường ăn món cháo trắng với dưa mận hàng ngày.

Miền trung tỉnh Wakayama của Nhật Bản, nhất là ở một địa phương gọi là Minabe, là nơi nổi tiếng về làm umeboshi.

MonngonHanoi.com

6 tháng 4, 2010

Cơm pulao - Vị chay đặc trưng ẩm thực Ấn


Cũng như người Việt, cơm vẫn là món ăn chính trong bữa ăn hàng ngày của người Ấn Độ. Không “bình dân” và có cách chế biến đơn giản như ở nước ta, cơm pulao là món chay nổi tiếng tượng trưng cho ẩm thực Ấn Độ và là một trong những món ăn đắt nhất trong thực đơn các nhà hàng ở đất nước Phật giáo.

Ảnh hưởng từ nền ẩm thực của các quốc gia lân cận và là một đất nước của Phật giáo cho nên các món ăn của người Ấn Độ rất đa dạng về thành phần, hương vị. Ẩm thực Ấn được đông đảo du khách biết đến với sự phong phú của các món chay đặc biệt là hương vị đặc trưng của cơm pulao. Đây là món ăn được dùng phổ biến trong các dịp quan trong như lễ cưới hỏi.

Cũng là cơm nhưng cơm pulao lại có cách thức nấu cơm khác của người Việt. Nồi cơm của người Việt muốn ngon chỉ cần người nấu nắm được lượng nước thích hợp với gạo. Đổ gạo vào sau khi nước sôi để cơm vừa ngon lại giữ được nguyến chất dinh dưỡng. Ở Ấn Độ thì khác, gia vị được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng để tạo ra một món ăn ngon. Chúng có tác dụng làm sánh đặc thức ăn người ta lấy gạo xào với dầu hoặc bơ trước khi cho nước vào nấu. Khi gạo gần chín, người ta còn cho nhiều phụ liệu khác vào. Những phụ liệu như tiêu, hạt cumin, quế…được chiết xuất từ các loại thảo mộc chính là nguyên liệu để tạo nên hương vị của cơm pulao. Tuy nhiên, điều tạo nên đặc trưng và hấp dẫn của món ăn không phải chỉ ở các hương liệu đó mà chính là ở paneer và những hạt đậu Hà Lan bé nhỏ.

Paneer trong món cơm pulao của người Ấn Độ là một hỗ hợp được làm từ sữa tươi, lên men nhẹ để đóng thành khối chắc. Điều đặc biệt là những viên paneer này không bị vỡ khi xào, nấu. Có người gọi đây là loại pho - mát đặc biệt, rất bổ dưỡng và dễ ăn chỉ riêng có ở Ấn Độ.

Cơm pulao hấp dẫn bởi những viên paneer rắn, không vỡ nát, cắn từng miếng mà cảm giác êm mượt như nhung và mùi hương quyến rũ từ các gia vị thảo mộc. Bởi vậy mà Pulao cuốn hút và chinh phục ngay cả những người mới thử ăn chay lần đầu tiên. Sự dung hoà các vị ngọt sữa, trái cây và rau củ một cách khéo léo tạo nên món ăn mang màu sắc hấp dẫn và hương vị tuyệt vời.

Các món chay Ấn Độ nói chung và cơm pulao nói riêng là sự phối hợp phong phú của nhiều loại nguyên liệu, hương liệu thiên nhiên. Các gia vị tạo hương thơm đặc trưng cho món cơm không ở dạng tươi, dạng nước mà được rang lên cho khô sau đó mới nêm nếm vào cơm. Có như vậy vị món cơm pulao mới đậm đà, lâu tan rất hấp dẫn người thưởng thức.

Ẩm thực Ấn Độ cuốn hút du khách bởi sự tinh tế của hương vị và màu sắc. Cơm pulao là món ăn tượng trưng cho văn hóa ẩm thực đất nước Phật giáo. Nói đến ẩm thực Ấn Độ là người ta nghĩ ngay đến món cơm pulao và ngược lại, nhắc đến cơm pulao thì ai cũng biết món ăn đó đến từ nước Ấn.

Theo MonNgonHaNoi

4 tháng 4, 2010

Canh Đậu hủ dồn bí đao


Nguyên liệu :

-1 trái bí đao vừa
- nửa miếng đậu hủ trắng
- Nửa gói bún tàu, một nhúm nấm mèo
- 1 muỗng cà phê củ hành tím bằm
- Muối, bột nấm chay, nước soup chay
- Hành , ngò, tiêu


Cách Làm:

Bí đao rửa sạch, gọt vỏ cắt khúc, dùng muỗng cạo sạch ruột trái bí .

Đậu hủ rửa sạch, bóp nhuyễn,vắt bớt nước, trộn chung với tí muối , tiêu, bột nấm.

Bún tàu , nấm ngâm nở, mềm cắt khúc , trộn chung với đậu hủ, nhồi khoảng 5 - 10 phút cho đậu hủ được dai.

Xong dồn hỗn hợp vào lại trái bí.

Dùng nồi, cho dầu phi chút củ hành tím cho thơm, chế khoảng 1 tô nước lớn và nửa lon nước soup chay vào nấu , nước sôi hớt bọt , thả bí vào nấu khoảng 15 - 20 phút là bí chín.

Dùng chung với nước tương dầm ớt , hay nước mắm chay dầm ớt

Mình có thay thế bí đao bằng khổ qua hay bí đỏ ( lựa trái nhỏ, cắt cuống, múc ruột bí ra dồn hỗn hộp đậu hủ ).

Theo QuanCocDauLang

2 tháng 4, 2010

Đậu bắp: Giàu dinh dưỡng nhưng vẫn giảm béo


Thuộc loại thực phẩm giàu protein, nhiều dinh dưỡng, không có cholesterol, đậu bắp luôn có mặt trong thực đơn giảm béo, giúp cơ thể bài trừ độc tố, bảo vệ sức khỏe, làm đẹp da.

Các thành phần dinh dưỡng trong đậu bắp đều cao hơn các loại rau quả củ nói chung, đặc biệt là các vi chất như: canxi, kali, vitamin B6, ma giê, folate và axit alpha - linolenic. Những vitamin này sẽ giúp “nâng cấp” sức khỏe khá toàn diện.

Ngay đến cành non của đậu bắp cũng có hương thơm và mùi vị đặc trưng, luộc ăn giúp tiêu hóa tốt, chữa trị loét dạ dày, bảo vệ gan.

Ăn đậu bắp thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và cả ung thư.

Đậu bắp rất dễ ăn, có thể luộc, xào, nướng hoặc sấy khô đều được. Uống nước đậu bắp luộc hàng ngày, trong nhiều tháng còn giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, có làn da đẹp, đặc biệt là rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh.

Theo Phụ nữ