31 tháng 3, 2009

Uống quá nhiều caffein thì sao? Sự thật về cafein ? Uống điều độ chừng mực bạn nhé.

Mọi người thường uống quá nhiều đồ uống có chứa caffein hơn họ tưởng, hoặc họ có biết được rằng đang nạp caffeine nhưng lại không biết được lượng lớn nhất cho phép.

Rất nhiều người cảm thấy khỏe mạnh với một chút caffein vào mỗi buổi sáng. Caffein hiển nhiên là có mặt tích cực, nó giúp con người tỉnh táo và tăng cường các hoạt động về mặt nhận thức

Tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn tranh cãi xem caffeine có thực làm tăng thêm sự tỉnh táo hay chỉ đơn giản là phục hồi lại những chức năng của người đó sau một đêm ngủ hoặc bị mệt nhọc.

Nếu chỉ phân tích ở mức độ bình thường thì rõ ràng caffeine là chất hỗ trợ. Caffeine giúp con người hoạt động tốt hơn.

Nhưng vấn đề thường thấy là nó làm phiền giấc ngủ của chúng ta. Thậm chí chỉ uống cà phê vào buổi sáng thôi thì giấc ngủ buổi tối vẫn có thể bị ảnh hưởng. Nếu nạp thêm caffeine trong ngày nữa thì hiển nhiên là nó có ảnh hưởng không tốt. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng caffeine:

- Làm chúng ta khó ngủ

- Giảm số lượng thời gian của giấc ngủ vào đêm

- Làm cho chúng ta ngủ không sâu

Những mặt không tốt khác nữa là sự ỷ lại và tình trạng say. Trong khi có những tác dụng hưng phấn tức thời khi uống espresso hay “nước uống tăng lực”, thì thực ra người quen dùng những loại đồ uống chứa caffeine không phải để cảm thấy khỏe hơn mà là để tránh cảm giác mệt mỏi tồi tệ.

Khi mọi người uống các loại đồ uống có chứa caffeine như cà phê, trà, sô đa hay nước tăng lực, họ thường có cảm giác như bị cai nghiện khi dừng đột ngột các loại đồ uống trên. Đau đầu là biểu hiện thường thấy nhất, nhưng người ta còn phàn nàn thêm về tình trạng lơ mơ, nửa ngủ nửa thức, mệt mỏi uể oải, không tỉnh táo, kém nhanh nhẹn và mức độ tập trung giảm và dễ cáu kỉnh.

Tình trạng say caffeine xảy ra khi người ta nạp một lượng lớn caffeine một lúc hoặc trong vòng 1 giờ một lượng cao quá mức cho phép được đưa vào cơ thể. Hội chứng say cà phê có thể dẫn đến: lo lắng, hồi hộp, nóng nảy, mất ngủ, đau dạ dày, hay rùng mình, tim đập nhanh và luôn thấy bối rối không yên. Tuy nhiên có rất ít các báo cáo cho thấy có hiện tượng đột quỵ hay cái chết liên quan đến uống nhiều “nước tăng lực”.

Chúng ta nên biết và kiểm soát qua lượng caffeine trong mỗi lon nước mà chúng ta chuẩn bị uống, trên nhãn các loại đồ uống này thường có ghi rõ hàm lượng caffeine có chứa trong nước đó.

Theo Health


Cafein giờ đây không còn là một chất nguy hiểm nữa, đó là kết quả một cuộc nghiên cứu gần đây. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra chất cafein còn có những ưu điểm vượt ngoài sự mong đợi của bạn...

Đạt được thỏa hiệp

140 người tình nguyện đã tham gia vào một cuộc nghiên cứu về việc nêu ra những quan điểm riêng của mình đối với hiện tượng nạo thai và cho phép những người bị mắc bệnh nan y được chết không đau đớn. Sau đó, họ được đưa một thông điệp là hãy tán thành quan điểm của những người đối lập. Kết quả thật bất ngờ. Đa số những người uống nước cam có chứa chất cafein đều thay đổi ý kiến của mình so với những người chỉ uống nước cam nguyên chất. Như vậy có thể cho rằng sự kỳ diệu của chất cafein làm cho chúng ta dễ thỏa hiệp hơn.

Giảm béo

Cindy Crawford đã tiết lộ bí quyết giữ cho cô luôn có được một vóc dáng thon thả và cân đối là luôn uống cafe. Theo lời một chuyên gia về lĩnh vực làm đẹp thì chính chất cafein có trong cafe khi thẩm thấu vào da sẽ kích thích các tế bào mỡ giải phóng các axit béo và các tác dụng giảm béo. Ngoài ra, khi uống khoảng tách trà hay cafe mỗi ngày sẽ giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Giảm nguy cơ bị hen suyễn và chữa bệnh dị ứng

Một tác giả người Pháp, Marcel Proust - một người bị mắc bệnh hen, đã viết: "Chất cafein được kê vào đơn thuốc để giúp tôi thở được". Và thế là một cuộc nghiên cứu trên 70.000 người Ý để khám phá ra sự liên quan giữa triệu chứng của bệnh hen với việc dùng cafe. Kết quả là nếu chúng nhấm nháp từ 3 cốc cafe mỗi ngày có thểm làm giảm nguy cơ bị mắc bệnh xuống chỉ còn 28%.

Tăng cường trí nhớ và sự nhạy bén

Câu hỏi có phải chất cafein làm đầu óc chúng ta minh mẫn hơn không, đang được một nhóm ở trường đại học Northumbria, Anh - đứng đầu là Giáo sư Andrew Scholey nghiên cứu. Những người tình nguyện tham gia được phỏng vấn và chia thành 2 nhóm: một nhóm thường uống cafe khoảng 2 tách mỗi ngày và nhóm còn lại thì không uống. Và người ta đã thấy rằng chất cafein có trong cafe làm tăng sự nhanh nhẹn, tập trung và giúp chúng ta nhớ lâu hơn.

Phòng tránh bệnh về gan

Một nghiên cứu dựa trên kết quả của gần 10.000 người tình nguyện được thực hiện bởi Viện quốc gia về các loại bệnh tại Mỹ vào năm 2005 đã chỉ ra rằng dùng các chất cafein có trong trà hoặc cafe có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh về gan ở những người hay uống rượu và thừa cân. Trong khi đó, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Nauy còn khuyên: nếu dùng 3 tách cafe mỗi ngày có thể làm giảm tỷ lệ tử vong từ chứng bệnh xơ gan vốn rất phổ biến ở những người nghiện rượu.

Giảm đau

Không phải bây giờ mà từ ngày xưa người ta đã biết cách chữa chứng bệnh đau đầu nhẹ bằng việc dùng một tách trà hay cafe. Ngoài ra, đối với chứng giãn mạch máu (do những chất có nồng độ cồn như rượu gây ra) là nguyên nhân của chứng đau đầu thì chất cafein lại có tác dụng co mạch để làm dịu cơn đau.

Tại Mỹ, một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học của Đại học Georgia chỉ ra rằng uống cafe có thể làm giảm đau nhức gân cốt trong quá trình vận động hơn là dùng thuốc kháng sinh.

Tăng cường thể lực

Một nhóm nghiên cứu từ Viện thể thao Úc tại Canberra đã tìm ra rằng những vận động viên dùng một ít chất cafein có thể nâng cao thành tích hơn so với những vận động viên khác...

Tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường típ II

Một cuộc nghiên cứu được tiến hành trên 126.000 người ở Mỹ đã cho thấy rằng số người uống nhiều chất cafein hơn lại ít có nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường típ II hơn những người còn lại. Thật vậy, cũng theo một ấn phẩm in vào tháng 4/2006 của một nhóm nghiên cứu người Nhật đã chứng minh, nếu uống cafe đã lọc hết chất cafein thì chúng ta lại có nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường như thường.

Việt Báo

30 tháng 3, 2009

Bánh khoai mì nướng & Thân thương khoai mì


Bánh khoai mì nướng

1. vật liệu :
_ khoai mì còn vỏ 1kg
_ đậu xanh cà 200g
_ đường trắng 200g
_ nước cốt dừa 1/2 chén
_ sữa đặc 2 muỗng
_ vani 1 gói
_ dầu ăn hoặc bơ 1 muỗng
_ khuôn nhôm hoặc chảo
2. thực hiện :
a. sơ chế:
_ khoai mì lột vỏ, ngâm nước, rửa sạch, mài nhuyễn vắt bỏ nước mủ vàng
_ đậu xanh ngâm nước đãi vỏ nấu chín, say nhuyễn
_ trộn chung nước cốt dừa + sữa +đường+vani cho tan, tiếp tục cho khoai mì + đậu xanh vào trộn chung thành một hỗn hợp vừa đặc.
b. cách nướng :
_ cho dầu hoặc bơ vào khuôn nhôm hoặc chảo cắt một miếng giấy vừa bằng khuôn nhôm hoặc chảo, thấm ướt đều vào giấy, múc hỗn hợp khoai mì vào, lấy vá đè cho bằng mặt giấy 2cm.
_ cho khuôn vào lò nướng điện hay cho chảo lên bắp đậy nắp vung nướng cho đến khi bánh chín vàng hai mặt thì lấy bánh ra, gỡ giấy để nguội rồi cắt ra từng miếng.

Chỉ có người ăn kén khoai chứ khoai mỳ hấp không bao giờ kén khách, ăn loại nào, kiểu nào vẫn vô tư yêu cầu người bán. Thế nhưng dù cho vào túi nilon hay túi giấy thì chỉ ăn "bốc" mới đúng kiểu ăn khoai mì.

Sài Gòn vào mùa hạ, đồng nghĩa với những cơn mưa rả rích xuất hiện vào buổi chiều rồi biến mất vào buổi sớm mai. Mưa làm những kẻ yêu phố lười ra đường, mưa kéo người chuộng ăn đêm vào những hàng quán khang trang, mưa ngăn những gánh hàng rong tìm thêm thực khách...

Trong cái ẩm ướt đầu mùa ấy, thật bất ngờ khi được người bạn đưa túi khoai mì hấp nóng hổi. Đâu phải sơn hào hải vị mà một loáng túi khoai đã hết nhẵn đến từng hạt muối mè.

Khoai sượng và bột

Khoai mì hay còn gọi là luộc không xa lạ với nhiều người. Thuở còn tem phiếu, nó là một loại lương thực không thể thiếu trong bữa cơm nhà nghèo, cơm độn. Thời nay, kinh tế khá hơn, khoai mì trở thành món ăn chơi trong những lúc buồn miệng. Và chỉ có kiểu thưởng thức thế này thì mới thấy khoai mì thật hấp dẫn: chấm với muối mè và cơm dừa bào.


Khoai mì hấp dừa nạo

Có người thích ăn loại khoai sượng (khoai mì kè). Đó là loại khoai mà khi luộc hay hấp lên vẫn giữ nguyên hình dáng ban đầu, sớ thịt trong trong, cắn vào cảm nhận được độ dẻo và nghe sựt sựt trong miệng. Cũng có người chỉ thích ăn khoai mì bột. Loại này khi hấp xong tinh bột nở ra thường làm cho đầu củ khoai toe ra hình phễu, nhìn vào thấy rõ sợi chỉ khoai trắng đục cong cong nằm ở giữa, nếu ngại nóng mà vẫn muốn cầm khoai này để thấy độ dính kết chúng không hề rơi xuống.


Hàng khoai mì

Nói đến khoai mì hấp là đã thấy hình dáng cái xửng như xửng bánh bao của người Hoa. Xửng khoai mì có khác là không đậy nắp, nắp vẫn để ngỏ mặc cho từng cuộn khói bốc lên. Cứ tưởng nóng lắm không ăn nổi thế nhưng đem ra khỏi nồi chừng 3 phút là người ăn có thể vừa ăn vừa thổi, tất nhiên khi răng đã ngập trong củ khoai thì phải nhai nhanh kẻo phỏng.

Khoai chấm muối mè
Khoai mì hấp ăn với muối mè và cơm dừa khô được nạo sẵn, cũng có người chỉ thích ăn với muối mè. Người bán cầm cái kẹo gắp củ khoai vào túi nilon rồi tiện tay cầm túi muối mè cho vào luôn thể, hoặc rắc cả cơm dừa lẫn muối mè vào một lượt. Dù ăn theo kiểu nào thì dân nghiền ăn vặt vẫn nhớ món chấm đi cùng.

Thức chấm nói đến không gì khác đó là muối mè. Làm muối mè cũng đơn giản nhưng phải trộn thế nào giữa muối, đường, mè (vừng) để sao cho khi ăn với khoai vị không được quá mặn, không được quá ngọt. Dừa khô có thể bào thành sợi hoặc nạo nhuyễn để khi bỏ chung với khoai chúng dễ bám vào từng củ một. Cầm túi khoai hấp đã có dừa nạo, xé bọc muối mè rắc lên cho đều rồi nhón lấy củ khoai bằng hai đầu ngón tay đưa vào miệng cảm được vị béo hay hay.



Chè chuối chưng khoai mì

Tuy nhiên có hàng khoai không dùng mè rang mà dùng đậu phộng rang ròi xay nhuyễn nhưng vẫn trộn chung với muối và đường, điều này cho thấy muối và đường là vị chủ lực không thể thiếu được trong món khoai hấp này.

Người ta nói ăn khoai mì dễ nặng bụng, mau no nhưng đói rất nhanh, có lẽ vì vậy mà nó không được chọn là lương thực chính trong ngành nông nghiệp. Nói đến khoai mì là nói đến một chặng đường dài của khó khăn vất vả đã qua. Trong cái lạnh đầu mùa, thói quen ủ củ khoai nóng vào vạt áo thay cho sưởi ấm của con trẻ vẫn còn là nét truyền thống nông thôn. Ngày nay có thể dễ dàng tìm thấy hàng khoai hấp trên các con phố đông người vào buổi trưa hay thấy chúng ở các góc phố gần trung tâm mua sắm ở sài gòn. Chủ yếu phục vụ cho thú ăn linh tinh của khách bộ hành. Chỉ có người ăn kén khách, ăn loại nào, kiểu nào vẫn vô tư yêu cầu người bán. Thế nhưng dù cho vào túi nilon hay túi giấy thì chỉ ăn "bốc" mới đúng kiểu ăn khoai mì. Thú vị thật khi trùm áo mưa ngồi sau lưng bạn hay đứng trú mưa dưới hàng hiên nhà ai đó mà trong tay có túi khoai nóng hổi. Vừa ăn vừa nghe tiếng rả rích của mưa đầu mùa, câu chuyện cứ kéo dài cho đến khi đã hết món khoai!

Vũ Hà

(Theo MonngonVietNam)

Cách làm Bánh Khoai Mì Nướng

Nhung xin hương dẫn các bạn Ong nội trợ làm món bánh khoai mì nướng đây là món ăn tráng miệng rấ dể làm mà cũng rất ngon.

Vật liệu :
-3 bịt khoai mì (loại đã bào sẵn và để đông đá)
-2 hộp nước cốt dừa
-Đậu xanh không vỏ 100gr
-Đường 400gr (nếu ai không thích ăn ngọt thì bớt lại)
-1 bịt Vanille
-3 cái lòng đỏ hột gà
Cách làm :
Đậu xanh rửa sạch ngâm cho nở, sau đó lược bỏ nước ngâm cho vào nồi nấu nhớ chỉ đổ nước hơi ngập đậu thôi vì nhiều quá đậu sẻ nhảo,để lửa nhỏi và phải quậy đều tay không thì bị khét đến khi đậu chín đánh cho nhừ ra để nguội. Khoai mì sau khi đã tan đá, để vô một cái rổ lưới lót vải chờ một chút cho chảy hết nước vì sợ ăn không tốt. Giai đoạn chuẩn bi để nướng bánh, các bạn mở lò nướng khoảng 180độ C để lò nóng trước 10phút, trong khi đó thì trộn tất cả hổn hợp khoai mì, lòng đỏ hột gà, đường, đậu xanh,Vanille, nước cốt dừa quậy cho đều tay. Xong lấy một cái khuôn lót giấy loại để nướng bánh cho khỏi bị dính, đổ hết hổn hợp vào cho vào lò nướng , nướng khoảng 1 tiếng, khi lấy cây tâm hoặc cây đủa xâm vào lấy ra không dính là bánh chín, nếu muốn cho bánh thơm thì để lửa trên nhiều cho mặt bánh thiệt vàng. Xong lấy ra để nguội dùng ăn tráng miệng rất hấp dẫn. Chúc các bạn thanh công

Theo Gia Đình Tuổi Ong

29 tháng 3, 2009

Món ăn chay bài thuốc : Rau hẹ rẻ tiền dinh dưỡng cao


Hẹ còn được gọi là cửu thái, khởi dương thảo... tên khoa học là Allium ramosum (hẹ hoang ) hay Allium tuberosum (hẹ trồng), thuộc họ hành (Alliaceae).

Hẹ là món ăn - bài thuốc có tác dụng tốt vào mùa xuân, bởi vị thuốc có từ hẹ cao hơn vào thời điểm này. Sách Nội kinh viết: "Xuân hạ dưỡng dương" (mùa xuân ăn món bổ dương khí), hẹ nằm trong nhóm thức ăn đó. Sách Bản thảo thập di viết: "Rau hẹ tính ấm, có ích cho người, nên ăn thường xuyên". Trong Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh có nhiều bài thuốc dùng hẹ.

Các y văn cổ cũng chép lại nhiều trường hợp các ngự y đã dùng nước hẹ trị hết bệnh nấc cục cho vua chúa. Dẫn chứng để thấy rằng, hẹ đã xuất hiện từ lâu và có vị trí rất quan trọng trong đời sống của con người.

Cây hẹ dễ trồng và ít phải chăm sóc, gieo một lần có thể thu hoạch nhiều lần, cây phát triển xanh tốt quanh năm, vừa cho lá để ăn vừa có thể dùng làm thuốc. Hẹ có vị cay nhẹ, tính ấm; có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Trong lá hẹ có đạm, đường, vitamin A và C, canxi, phốt pho, protid, glucid và calo năng lượng.

Chất xơ trong lá hẹ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Chất odorin là một kháng sinh mạnh chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.

Dân gian dùng hẹ để chữa nhiều bệnh thông thường như ho khò khè ở trẻ em (lá hẹ cắt nhỏ cho vào chén, chưng cách thủy, lấy nước cho trẻ uống); cảm mạo, ho do lạnh (hẹ, gừng tươi, hấp chín với ít đường, ăn cái, uống nước); đau răng (lấy hẹ còn rễ đâm nhuyễn, đặt vào chỗ đau, liên tục cho đến khi hết); trị tiểu nhiều (lá hẹ, dây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử; lượng bằng nhau, phơi khô tán bột, uống ngày 2 lần với nước ấm)...

Hẹ là loại rau được dùng nhiều trong các món ăn hàng ngày của nhân dân, nhất là các món ăn sáng hay dùng giá, hẹ. Trong các thứ rau sống ăn với món kho thì lá và bông hẹ đóng vai trò quan trọng cho sự “khoái khẩu”.

Các món bông hẹ xào với giá đậu xanh là món mà người dân rất ưa chuộng. Món canh lá hẹ nấu với tàu hũ là sự kết hợp độc đáo, là món canh rẻ tiền nhưng có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra, có một loại hẹ hoang dã dân gian gọi là hẹ nước. Đó là loài rau trầm thủy hoang dại mọc nhiều ở Đồng Tháp Mười.

Nơi nào nước sâu, chảy mạnh và nhiều thì lá hẹ nước có màu xanh đậm và to bản hơn, xốp hơn, giòn hơn và thơm hơn. Nhổ hẹ nước về, người dân cắt bỏ gốc, rễ, rửa sạch, ăn sống với món kho...

Hẹ kỵ với mật ong và thịt trâu. Người bị chứng âm hư hỏa vượng (mặt đỏ, bừng nóng, ngực nóng, lòng bàn tay chân nóng, đổ mồ hôi trộm, miệng khô, lưng đau, gối mỏi, tay chân tê...) không nên ăn hẹ.

28 tháng 3, 2009

Món ăn chay bài thuốc : Dẫu ngon cũng tiếng rau dền

Rau dền có nhiều loại. Loại lá lớn có màu đỏ tía là dền đỏ, thân mọng nước. Loại có màu xanh, lá lớn là dền trắng hay dền xanh, thường bài bán chung với dền đỏ ở các chợ. Hai loại dền này được trồng đại trà vì cho năng suất cao.

Loại mọc hoang có dền cơm: cây thấp, lá nhỏ, màu xanh, mọc nhiều ở miệt vườn miền Tây Nam bộ; dền gai: thân nhiều gai, lá lớn, mọc nhiều ở vùng miền Đông, các bạn sinh viên từng ở ký túc xá Thủ Đức sẽ không bao giờ quên loại dền gai này.

Theo Đông y, rau dền nói chung có tác dụng bổ dưỡng và phòng trị một số bệnh thông dụng, dân gian thường dùng cả thân, lá, rễ, hột của cây dền để làm thuốc.

Cây dền tía được thổ dân châu Mỹ dùng làm rau ăn cách nay hàng ngàn năm, ngày nay, dền tía được trồng bạt ngàn trên các cánh đồng ở châu Mỹ, như dân ta trồng lúa và được xem là một loại thức ăn thông dụng.

Dền tía có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, sát trùng, trị nhiễm nọc ong và rắn rết, dị ứng mẩn ngứa, kiết lỵ, vàng da vì viêm gan. Sản phụ sau khi sinh, dùng dền tía nấu canh hoặc xay lấy nước nấu cháo ăn bổ dưỡng và phòng ngừa một số bệnh hậu sản.

Rễ cây rau dền được dùng làm thuốc trị sốt xuất huyết, buồn nôn. Người Nhật còn dùng các sản phẩm được chiết xuất từ dền tía để tẩy rửa chất phóng xạ.

Rau dền cơm dùng luộc, nấu canh ngọt hơn dền tía, vị bùi khó quên. Để trị bệnh táo bón, huyết áp cao, nhức đầu, chóng mặt: lấy 250 g dền cơm luộc sôi 3 phút, vớt ra trộn với dầu vừng hoặc bột vừng đen, ăn với cơm. Hột dền cơm có vị ngọt, tính lạnh, trừ phong nhiệt, chữa mắt kém: bột hột dền sắc với 12 g hột muồng ngủ (thảo quyết minh), uống nhiều lần trong ngày. Hột dền còn có ích cho khí lực, thông tiểu, trừ giun đũa.

Rau dền gai chỉ dùng lá và đọt non nấu canh hoặc luộc. Có người thích loại này vì nó có mùi vị đậm đặc biệt. Dền gai luộc chấm vừng cũng là món ăn ngon bổ, phòng trị các bệnh đường ruột. Lá dền gai đâm nát, đắp lên chỗ rết cắn, ong đốt sẽ khỏi.

Dẫu có tên gọi mộc mạc, dân dã nhưng rau dền là món ăn được ưa chuộng từ nông thôn đến thành thị. Rau dền cơm là một ưu đãi của thiên nhiên dành cho người miệt vườn, là món ngon của mọi nhà:

Trời mưa cho ướt lá dừa
Cho tươi lá cải cho vừa lòng em
Cho em hái đọt rau dền
Nấu tô canh nấm dâng lên mẹ già

27 tháng 3, 2009

Món ăn bài thuốc chay : Rau má - sâm của mọi nhà


Cây rau má mọc hoang ở ven đường, bờ ruộng, góc vườn, bãi cỏ ở nước ta và các nước vùng nhiệt đới như Lào, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ… Cây mọc là là trên mặt đất và có lá tròn bầu bĩnh như gò má con người nên gọi là rau má.

Cây rau má còn gọi là tích tuyết thảo, tên khoa học Centella asiatica, thuộc họ Hoa tán. Toàn cây khi tươi có vị đắng, có thể thu hái quanh năm.

Rau má là một vị thuốc cổ truyền có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc, có tính chất giải nhiệt (làm xuất được chứng nóng nảy và bức rứt trong người), giải độc (do ăn phải độc chất có trong thực phẩm, dùng rau má giã nát uống với nước nóng), thông tiểu (giã nhuyễn lấy nước uống), dùng chữa chảy máu chân răng, chảy máu cam, tiêu tiểu ra máu, bệnh kiết lỵ và đàn bà băng huyết (dùng 30g rau má, cỏ nhọ nồi và lá trắc mỗi vị 15g, sấy khô, sắc uống), trị khí hư, bạch đới (phụ nữ đau bụng lúc có kinh dùng rau má phơi khô làm thành bột uống, mỗi sáng hai muỗng cà phê), lợi sữa (có thể ăn tươi hoặc luộc, nếu luộc thì dùng cả nước mới có tác dụng)… Thuốc làm từ rau má không độc, phụ nữ có thai vẫn dùng được.

Ở miền Nam nước ta, rau má còn được trồng để làm rau ăn và nước giải khát. Dùng làm nước giải khát dưới dạng nước sinh tố như các loại trái cây khác: chọn cả cây, rửa sạch, xay nhuyễn với nước dừa. Món giải khát này ngày nay rất phổ biến, người bị nóng nảy làm lở miệng rất ưa chuộng. Rau má còn dùng để ăn sống hoặc nấu canh .

Canh rau má là món ăn được người miền Nam rất ưa chuộng, nhiều người ăn quen đâm nhớ. Tuy nhiên đối với người có tùy vị hư hàn, thường đi đại tiện lỏng thì không nên dùng nhiều vì rau má có tính mát lạnh.

Ngày xưa rau má được coi như nhân sâm của người nghèo, quen thuộc và mộc mạc:

Ngày nay vị thế của rau má đã khác, nó được xem như thức ăn, đồ uống của mọi nhà không kể hèn sang.

26 tháng 3, 2009

Món ăn chay , bài thuốc điều trị thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh phổ biến ở người cao tuổi, là trạng thái bệnh lý do não bị thiếu máu nuôi dưỡng gây nên. Thiểu năng tuần hoàn não gây giảm khả năng lao động; nếu không dự phòng và điều trị tích cực sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não: Thiểu năng tuần hoàn não thường do hai nguyên nhân chính gây ra là xơ vữa động mạch và thoái hóa đốt sống cổ. Cả hai nguyên nhân trên đều dẫn đến hậu quả là giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng não, giảm khả năng cung cấp ôxy cho não… gây ra nhiều triệu chứng khác nhau.

Triệu chứng bệnh thiểu năng tuần hoàn não: Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, hoặc rối loạn giấc ngủ… thần kinh luôn ở trạng thái căng thẳng. Mệt mỏi, sức khỏe giảm sút dần, giảm khả năng lao động trí óc. Trí nhớ giảm, khả năng tập trung chú ý giảm. Chậm chạp, có nhiều biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật như tim đập nhanh, dị cảm chân tay, rối loạn huyết động, cơn bốc hỏa…

Nếu không được điều trị tích cực, bệnh tiến triển không ngừng gây hậu quả nghiêm trọng như xơ hóa não, động kinh, Parkinson…

Hiện nay, y học hiện đại điều trị bệnh chủ yếu là điều trị nguyên nhân như điều trị rối loạn lipid máu, thoái hóa đốt sống cổ với các thuốc tăng cường tuần hoàn não như duxit, tanakan, cavinton… Ngoài ra, cần điều trị tích cực các bệnh phối hợp như đái đường, tăng huyết áp, hạn chế các yếu tố nguy cơ của bệnh xơ vữa động mạch.

Điều trị thiểu năng tuần hoàn não bằng y học cổ truyền: Nếu thấy bản thân mình có các triệu chứng của bệnh thiểu năng tuần hoàn não, bạn cần đi khám bệnh để xác định nguyên nhân và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu chưa có điều kiện đi khám, bạn có thể tạm dùng một trong các loại thuốc sau:

- “Viên hoạt huyết dưỡng não”, thuốc có nguồn gốc thực vật, được bào chế từ bạch quả và đinh lăng, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-3 viên.
- “Viên ích mẫu”, thuốc cũng có nguồn gốc thực vật, được bào chế từ một số dược liệu như ích mẫu, hương phụ… có tác dụng hoạt huyết (tăng cường lưu thông máu), nam giới cũng sử dụng được, phụ nữ có thai không được dùng.
- Viên dogarlic. Thuốc được bào chế từ tỏi, nghệ, có tác dụng giảm mỡ trong máu, điều hòa đường máu, tăng cường tuần hoàn máu, bảo vệ thành mạch, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 viên trước bữa ăn, uống từ 15-30 ngày.

Áp dụng y thực trị: Như trên đã nói, một trong những nguyên nhân gây bệnh là xơ vữa động mạch thường do mỡ trong máu cao, nên việc ăn uống chữa trị chủ yếu là chữa nguyên nhân. Sau đây là những món ăn – bài thuốc mà bạn đọc có thể áp dụng.

Bài 1: Ăn canh nấm hương, mộc nhĩ, tuần ăn 2-3 lần, có tác dụng giảm mỡ máu và tăng cường lưu thông máu lên não. Có thể sử dụng nấm linh chi xay nhỏ, hãm uống ngày 10g, do nấm linh chi không độc nên có thể dùng lâu dài.
Bài 2: Lấy phần dưới cuộng rau cần chừng 10cm liền rễ, khoảng 20 gốc, rửa sạch, thêm 500ml nước, sắc lấy 200ml nước đầu, uống. Cũng như vậy, sắc nước thứ hai, uống lúc đói là tốt nhất, dùng cho người chứng bệnh mỡ máu cao, huyết ứ, đờm ẩm nhiều.
Bài 3: Hành tây thêm gia vị xào không hoặc luộc, kiêng dùng mỡ động vật, mỗi ngày ăn 100g, dùng cho người chứng bệnh mỡ máu cao, tăng huyết áp.
Bài 4: Nước tỏi, uống cách nhật, lượng vừa đủ, dùng cho người mỡ máu cao.
Bài 5: Sơn tra 10g, hoa cúc 10g, quyết minh tử 10g, sắc nước uống thay trà, dùng cho người mỡ máu cao, kèm huyết áp cao.
Bài 6: Vỏ lạc khô 50-100g, rửa sạch, đun nước uống, ngày 1 thang, dùng cho người mỡ máu cao.
Bài 7: Lá sen 50g, mỗi ngày sắc uống, dùng cho người mỡ máu cao ẩm đục nhiều.

BS. Thanh Quy (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

25 tháng 3, 2009

Giá trị dinh dưỡng của Tương sạch, Chao sạch, Xì dầu sạch, Miso cung cấp sinh tố B12 cho người ăn chay


Một trong những vấn đề được đặt ra với những người ăn chay là làm cách nào để cung cấp cho cơ thể Vitamin B12, mà sự thiếu sẽ gây ra những rối loạn về thần kinh, thiếu máu loại pernicious anemia, kém trí nhớ..

Ăn chay rất có lợi cho sức khỏe, ngừa được nhiều chứng bệnh liên hệ đến tim-mạch như cao cholesterol .. đó là điều được mọi người chấp nhận.. nhưng ăn chay như thế nào để bảo vệ được sức khỏe cũng là điều đáng quan tâm.

Những người ăn chay loại Vegetarian tức là chỉ không ăn thịt mà vẫn ăn những thực phẩm khác nguồn gốc từ động vật , thì cơ thể vẫn vẫn được cung cấp đầy đủ B12 . Những người ăn chay kiểu lacto vegetarian (có ăn thêm các thưc phẩm từ sữa như bơ, phó mát...) hay lacto-ovo vegetarian (ăn thêm trứng, và thực phẩm từ sữa) .cũng có đủ B12 đem vào cơ thể từ trứng và sữa..

Những người ăn chay, hoàn toàn không ăn thực phẩm gốc từ động vật hay vegan, quả thật có những vấn đề với B12 vì Vitamin này không có trong thực vật thông thường ! Tuy nhiên, các nhà dinh dưỡng Phương Tây, sau khi nghiên cứu cách thức ăn uống của các tu sĩ Phật giáo tại Trung Hoa, Nhật..đã tìm thấy những điều bất ngờ lý thú..vì các vị tu sĩ này tuy hoàn toàn không ăn những thực phẩm gốc động vật, kể cả sữa..trứng.. nhưng vẫn không bị các triệu chứng bệnh do thiếu B12.. và lý do được giải thích là do ở Tương, Chao, Miso,Xì dầu.. là những thực phẩm được chế tạo bằng cách lên men từ đậu nành, gạo..

Nhu cầu B12 hàng ngày cho người trường thành theo FAO/WHO là 2 microgram., ( Handbook on Human Nutritional Requirements-WHO Geneva 1974) . Theo Food and Nutrition Board USA, nhu cầu này là 3 microgram. (dựa vào giả thiết cho rằng khi ăn một chế độ có 3 microgram B12, ít nhất 50% lượng này sẽ được cơ thể sử dụng) Nhu cầu trung bình theo USRDA lại là 6 micro gram và với phụ nữ có thai và cho con bú là 8 microgram.( RDA= Recommended Dietary Allowances là lượng trung bình cần thiết nên đưa vào cơ thể hàng ngày do National Research Council xác định để một người Mỹ mạnh khỏe không bị các triệu chứng gây ro do ở suy thiếu chất này.

Một đặc điểm khác của Vitamin B12 là tuy thuộc nhóm Vitamin tan trong nước ( nhóm này thường không được tồn trữ trong cơ thể) nhưng Gan có một hệ thống rất hữu hiệu để trữ B12 thường với số lượng đủ dùng được đến...1000 ngày ! Do đó cho dù chúng ta ngưng hoàn toàn ăn uống những thực phẩm có chứa B12 ..các triệu chứng thiếu B12..chỉ bắt đầu xuất hiện ít nhất là sau đó 3 năm. Ngoài ra còn có một hệ thống tái hấp thu nơi ruột..khiến B12, đã sử dụng, sau khi từ mật qua đường tiêu hóa, lại được hấp thu trở lại..để dùng lại..

Một số các nguồn (không thuộc động vật) được ghi nhận là có chứa B-12 như Tempeh, Tảo vi sinh (Spirulina, Chlorella), Miso, Tamari và các rau biển (Nori, Arame, Kombu, Wakame..) : số lượng tuy không cao,có những phản ứng hóa học của B12 nhưng chưa hẳn đã có tác dụng sinh học kiểu B12.

Vitamin B12 và các thực phẩm lên men từ đậu nành

Thực phẩm lên men từ đậu nành đã được dùng tại Á châu nhất là Trung Hoa, Việt Nam, Nhật. Cao ly và Indonesia từ hàng chục thế kỷ. Những tu sĩ Phật giáo đã nhờ những thực phẩm này để cung cấp đủ B12 cho cơ thể..

Những thực phẩm rất quen thuộc với chúng ta như Tương, Chao..Xì dầu (Nước tương)..có những liên hệ rất mật thiết với Miso, Shoyu (của Nhật), Tempeh (Indonesia)..Jang (Đại hàn)

Tại Việt Nam , chiang được gọi là Tương. Bài viết đầu tiên mô tả về tương và cách sản xuất tương do Ông Bùi quang Chiêu viết tại Bắc Việt vào năm 1905 : Ông Chiêu mô tả hai loại tương chính, làm bằng hạt đậu nành rang chín và cơm nếp hay hạt ngô (Bắp). Loại tương làm với cơm nếp được tả như sau : "...Cơm nếp được trải mỏng trên khay, ủ bằng lá chuối, 2-3 ngày đến khi có mốc . Rang chín hạt đậu nành, xay thành bột, đồ sôi, và đổ trong chum/vại ; để 7 ngày đến khi đậu có vị ngọt do tự thủy giải.Sau đó thêm 6 phần mốc cơm nếp trộn với 5 phần đậu, để lên men trong từ 15-30 ngày, quậy đều mỗi sáng sớm, đậy kín ban đêm.." Tương có thể có hai dạng còn hột hay thật mịn.. Tương còn hột hay Tương bần là loại tương thông dụng, còn tương mịn hay Tương Cự đà chỉ được làm tại làng Cự đà (Bắc Việt).

Tại Nhật, Chiang liên hệ rất mật thiết với Miso, một thực phẩm thuộc loại "quốc túy" của Nhật. Chiang đã theo các tu sĩ Phật giáo đến Nhật từ đời Nhà Đường. Miso đã được nghiên cứu khá kỹ lưỡng, theo các phương pháp hóa học tân tiến của Phương Tây từ thời Minh Trị , do các nhà khoa học Đức.. Từ thập niên 60 , các chủng men được thuần hóa, nhất là Aspergillus orizae.. cách chế tạo Miso được "tân tiến hóa" bằng cách dùng các chủng men tạo acid lactic, alcohol.. như Pediococcus halophilus, Saccharomyces rouxii, các loài Torulopsis..

Miso được sản xuất bằng các phương pháp công nghiệp hiện đại, men được nuôi trong những môi trường khoa học..và dĩ nhiên là thành phẩm công nghiệp trở thành..khác hơn với miso cổ truyền. Các chất phụ gia được thêm vào thành phẩm như chất bảo quản, chất tạo màu.., MSG.. chất ngọt..

Có 3 loại Miso chính, phân loại theo hạt mễ cốc dùng lên men :
- Miso lên men từ hại gạo (Rice miso) , chiếm 81 % , gồm 6 loại khác nhau.
- Miso lên men từ hạt lúa mạch (Barley miso) , chiếm 11 %, có 2 loại.
- Miso lên men từ đậu nành (Soy miso), 8 %, cũng có 2 loại ( đây là những Miso rất giống với tương VN, Miso đậu nành loại mịn (light-yellow miso) , nhất là Shinshu Miso có thể..thay thế Tương Cự đà !)

Trên thị trường có 5 loại Chao Tàu chính :

Chao trắng lên men ngâm rượu (Wine-fermented Tofu= Pai toufu-ru). Tỷ lệ rượu và muối trong nước ngâm thay đổi tùy Nhà sản xuất, thường khoảng 10% rượu và từ 12-15 % muối. Tại Đài Loan và Trung Hoa có 5 thứ chao ngâm rượu, thêm vào gia vị như Chao ngâm rượu có ớt (La-chiao fou-ru) ; có mè (Mayu-la toufu-ru), có ngũ vị hương..
Chao ngâm nước muối (brine fermented), giống loại trên, nhưng không có rượu.
Chao đỏ (Red fermented Tofu= Hung toufu-ru, nanru) Chao được ngâm trong rượu , có thêm gạo đỏ : Gạo đỏ được chế tạo bằng cách lên men gạo trắng với Hồng khúc (Monascus purpureus), sau đó gạo đỏ được nghiền nát và cho vào nước ngâm ( nên chú ý Monascus purpureus là men chế tạo Cholestin, được dùng để trị cholesterol..cao trong máu)
Chao nặng mùi (Redolent Fermented tofu= Ch�ou toufu), Loại chao để lâu, có mùi rất nặng.
Chao ngâm tương =Chiang-tofu..

Xì dầu hay nước tương , hoặc Tàu vị yểu là tên được dùng để gọi chung các loại nước chấm làm từ đậu nành. Tuy nhiên cần phân biệt giữa loại làm bằng cách lên men đậu nành tự nhiên mà người Nhật gọi là Shoyu với loại tổng hợp (không lên men) bằng thủy giải các protein thực vật, thêm màu, và vị.. (Đa số (70%) xì dầu sản xuất tại Trung Hoa, và tại Hoa Kỳ là xì dầu tổng hợp).

Shoyu được chế tạo bằng cách dùng đậu nành và lúa mì rang chín (tỷ lệ bằng nhau), lên men bằng Aspergillus sojae..Thời gian lên men có thể kéo dài từ 12 đến 18 tháng.. Tại Nhật còn có loại Tamari Shoyu, chỉ dùng đậu nành, hoặc rất ít lúa mì ( từ 0-10%). Shoyu được ghi nhận là xuất hiện tại Nhật trong khoảng thời gian 1561-1661. Tại Nhật có 3300 cơ sở sản xuất khoảng 350 triệu gallon shoyu mỗi năm, riêng Hãng Kikkoman sản xuất khoảng 30 % tổng sản lượng shoyu.

DS Trần Việt Hưng
BS Trần Quang Tuấn Anh BS (Pharm), MPH, ND

Các bài liên hệ : Cách tự làm chao sạch, nước tương sạch và miso sạch tại nhà

Chao và cách làm Chao & cách làm xốt chấm từ Chao

PHƯƠNG PHÁP LÀM NƯỚC TƯƠNG sạch - TƯƠNG HỘT sạch tại nhà tại chùa by Hồng Mai

Miso và cách làm Miso

Bài đọc thêm về sinh tố và khoáng chất ( Anh Ngữ )

Vitamins are very easy to find if you know where to look. Grains, fruits and vegetables are all excellent natural sources of vitamins. As an added bonus, your body will typically absorb the vitamins found in foods more easily than those found in supplement tablets. This article will discuss the top natural foods that contain important vitamins that your body needs.

Oranges are not only jam packed with vitamin C, but they also contain potassium, vitamin B6 and vitamin B12. Vitamin C is commonly know to help prevent and cure the common cold and helps aid in iron absorption but has also been tied to the prevention of heart disease. Vitamin B6 is a powerful tool that aids your metabolism as well as other vital bodily functions.

Carrots are heavy on the Vitamin A and also have a good amount of calcium and vitamin C. However, it’s important not to overcook them or all of the healthy vitamins and minerals will be cooked right out. Tossing a fresh carrot into your lunch bag is a great way to keep all those great vitamins right where they should be - in the carrot.

Spinach Folic Acid or B9 is found abundantly in spinach. Folic acid is vital to pregnant women because it can help reduce the risk of birth defects in newborns. Spinach also has some other important nutrients such as vitamin A, C and E and should be eaten raw to get the most benefit from the nutrients it contains.

Blueberries are perhaps best known for their effects on memory. Studies have shown that the vitamin B compounds in blueberries help improve memory and reduce the risk of Alzheimer’s and dementia. They are also a great source for vitamin C.

Almonds are chock full of calcium and vitamin E. Vitamin E is thought to help prevent certain cancers and cardiovascular diseases. It’s also a great source of calcium which helps build strong bones.

Broccoli Vitamin K, A and C, calcium and fiber are all very abundant in broccoli and a good dose of broccoli once a week will help prevent cancer as well as help build strong bones.

Cauliflower is hands down the best source for vitamin K, which is vital to your body’s ability to make your blood clot. It is also a good source of vitamin C, fiber and some great nutrients that are believed to help prevent certain cancers like breast and prostate cancer.

Beans are a great source of folate which is great for cell formation. Iron is also found in beans which helps keep your energy up. Other important substances in beans can help prevent cancer, reduce the risk of diabetes, aid your circulatory system and help control your weight.

Apples An apple a day may just keep the doctor away. Apples are a great source of vitamin C which will help boost your immune system. However, studies have shown that apples also contain other vital properties that help boost your immune system in ways that vitamin C supplements can’t.

24 tháng 3, 2009

Chạo Tôm Chay



1 gói ham chay màu đỏ soya beanpaste ( 2 pound)
1 cafe' baking poweder
1 cafe' đường cát
1/2 cafe' tiêu
2 tablespoon nước mắm chay
1 cafe' bột nêm chay
1/3 cup bột mì căn ( gluten wheat )
5 tép tỏi bầm nhuyển (có thể dùng bô rô (leek) )
1/ 2 cup cũ sắn thái hột lựu ướp một chút đường cho cũ sắn được trong.
1 cây mía tươi chẻ nhỏ (hoặc mua mía cây bán trong lon )


Ham nhảo để tan đá , trộn tất cả gia vị, dùng bao tay nhồi cho đều ,để chừng 3 hrs cho ham thấm, quấn ham vào cây mía bên ngoài thêm lớp lá chuối , hấp 20 phút thì ham chín, bắt chảo chiên ham , ăn với bánh hỏi rau sống. Chúc làm thành công.

By CHANTHIEN MY

23 tháng 3, 2009

Thực phẩm cho mùa thi ( món chay dể kiếm )


Bên cạnh việc học và ôn thi, các "sĩ tử" sắp tham dự những kỳ thi quan trọng còn phải chú ý đến những thực phẩm giúp cho não bộ hoạt động tốt, sung sức và khỏe mạnh.

Các khoáng chất và sinh tố trong nước ép trái cây rất tốt và giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn

Từ món khoái khẩu...

Tế bào não "thích" nhất là đường, khi lượng đường trong cơ thể bị "dùng" hết, cơn "đói" của não sẽ khiến chúng ta cảm thấy chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn (hạ đường huyết). Theo bác sĩ Đào Thị Yến Phi - ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, đường "nhanh" mà tế bào não có thể "dùng" ngay được có trong đường cát, mật ong, trái cây. Còn các loại đường "chậm" có trong cơm, bánh mì... nếu não muốn "dùng" phải chờ... tiêu hóa.

Như vậy, ngoài bữa chính cần có 15g, 20g, chẳng hạn như viên kẹo, ly nước đường, trái cây, để não được "no đủ". Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là ly nước ép trái cây vì trong hoa quả có sinh tố, khoáng chất giúp cơ thể hấp thụ đường dễ dàng hơn.

Ngoài ra, những món ăn vặt của nữ sinh như: cóc, ổi, xoài, mận, me... có nhiều sinh tố C (sinh tố C tham gia trong quá trình sản xuất dopamine và adrenalin) giúp hưng phấn, học bài lâu mệt.

Về axít amin (đơn vị cấu tạo của chất đạm), não cần nhất là tryptophan và tyroxine để tổng hợp serotonin tạo cảm giác hưng phấn và dịu thần kinh. Cơ thể không thể tự tạo ra tryptophan, do đó cần tăng cường uống mỗi ngày một ly sữa, và "nhâm nhi" đậu phộng.

Thực phẩm dành cho trí thông minh còn có bí đỏ. Trong quả này có chứa chất acid glutamic có khả năng tăng cường phản ứng chuyển hóa giữa các tế bào thần kinh và não.

Người ta nhận thấy nếu thiếu axít omega 3 sẽ bị rối loạn trí nhớ, kém tập trung, chán nản và buồn ngủ. Song, cơ thể không tự tổng hợp được axít béo này nên phải dựa vào nguồn cung cấp từ thực phẩm.

Trong khẩu phần hàng ngày nên tăng cường ăn các loại dầu flax seed , rong biển... Mỗi tuần nên ăn trung bình ba lần. Bên cạnh đó, kali cũng cần cho sự dẫn truyền tín hiệu thần kinh, giảm căng thẳng, chất này có trong cam, khoai tây, sữa.

Học và ghi nhớ là "công việc" mà não phải làm mỗi ngày. Các sinh tố tăng cường thêm khả năng nhớ là sinh tố nhóm B. Chẳng hạn như B6 giúp điều hòa sản sinh chất dẫn truyền thần kinh. Sinh tố B12 giúp duy trì hoạt động của tế bào thần kinh, vỏ bọc các sợi thần kinh.

Các sinh tố này có nhiều trong lòng đỏ trứng, phó mát, đậu nành, quả bơ... Rau xanh được mệnh danh là thuốc chống suy nhược, nhờ có chứa nhiều axit folic. Canxi không chỉ giúp xương răng chắc khỏe mà còn cần thiết cho sự thu nhận, dẫn truyền các tín hiệu thần kinh. Canxi có trong sữa, sữa chua, đậu nành...

Trà và cà phê... là những trợ thủ mà các bạn trẻ hay sử dụng để "kích thích" hoạt động của não. Điều này chỉ đúng vào lúc 4h sáng để tỉnh táo, không nên dùng sau 10g tối. Lạm dụng cà phê, trà để chống buồn ngủ, học thật nhiều sát ngày thi dễ khiến cơ thể kiệt quệ, não mất sáng suốt vào những ngày thi!

... Đến "sạc pin" cho não

Một giấc ngủ ngon và sâu sẽ giúp bạn tỉnh táo và có khả năng tiếp thu nhanh hơn

Tế bào nào cũng biết mệt. Và giấc ngủ được xem như "sạc" pin lại cho não và cơ thể. Bác sĩ Đặng Văn Mon - khoa Giấc ngủ - Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Medic TP.HCM, giải thích: "Một giấc ngủ tốt giúp não đưa những thông tin quan trọng vào "kho dữ liệu", để khi cần có thể lấy ra nhanh chóng và dễ dàng.

Trong giấc ngủ còn có những giai đoạn cơ thể tiết ra một số chất cần thiết bảo vệ não, chống lại một số căng thẳng hoặc stress làm tổn thương não.

Một giấc ngủ tốt phải thoả mãn các điều kiện: thời gian từ 6 -8 tiếng (tùy người), ngủ sâu, khi thức dậy cảm thấy thoải mái, sảng khoái, ham thích học tập, học đâu nhớ đấy. Cần nhớ, một tiếng học tập sau giấc ngủ có giá trị bằng 2 - 3 tiếng ráng học lúc đang mệt mỏi. Do đó không nên "ép" mình học dồn dập.

Não bộ - "tổng hành dinh" của cơ thể, điều hòa mọi hoạt động và suy nghĩ, vì vậy nó được hưởng "chế độ" ưu đãi đặc biệt - đó là sử dụng trên 20% thể tích ôxy phổi hít vào, mặc dù trọng lượng của nó chỉ bằng 2% trọng lượng cơ thể.

Nói cách khác, ôxy là "thức ăn" không thể thiếu của não. Do đó, muốn có bộ não khỏe mạnh thì tim phổi phải khỏe. Để có trái tim khỏe cần tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày. Theo TS Phạm Nguyễn Vinh - Viện Tim TP.HCM thì chỉ cần đi bộ mỗi ngày nửa tiếng là đã tốt cho cơ thể rồi.

Tuy nhiên, cần thư giãn 5 phút sau mỗi một tiếng học bài bằng những động tác thể dục, hít thở sâu để tăng cường lượng ôxy trong máu.

Theo TinTucOnLine.Com

22 tháng 3, 2009

Nên uống gì để tốt cho tim ( món chay dể kiếm )

Nhiều nghiên cứu cho thấy một trái tim khỏe mạnh phụ thuộc khá nhiều vào các loại thực phẩm và thức uống bạn dùng mỗi ngày. Mỗi khi khát nước, bạn hãy nghĩ tới...

Nước dâu ép


Các loại nước ép từ họ hàng nhà dâu như dâu tây, dâu tằm... rất tốt cho sức khỏe.

Trong loại quả này chứa nhiều vitamin C và các khoáng chất như ka-li, na-tri, sắt...

Những thức uống từ dâu tây làm tăng sức đề kháng, thúc đẩy chuyển hóa các chất trong cơ thể, giúp mạch máu lưu thông tốt, hạn chế các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, dâu tằm còn có tác dụng bổ thận, huyết...

Mỗi ngày, uống một ly nước ép dâu sẽ tốt cho sức khỏe.

Nước cam ép

Công dụng đầu tiên của nước cam là giúp hạ huyết áp. Mỗi ngày, uống hai ly nước cam sẽ bổ sung cho cơ thể lượng vitamin C và E đáng kể, loại nước ép này đưa huyết áp trở lại trạng thái bình thường và ổn định chỉ sau bốn tuần.

Theo các bác sĩ dinh dưỡng, nước cam còn cung cấp a-xít folic, giúp giảm homocysteine. Đây là chất thường gây viêm nhiễm, dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nước lựu ép

Nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung khoảng 300ml nước ép lựu mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng máu huyết lưu thông.

Trong quả lựu chứa hàm lượng các chất chống ô-xy hóa cao gấp ba lần so với trà xanh. Loại quả này giữ vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh ung thư và các bệnh về tim mạch.

Nếu chúng ta dùng liên tục trong ba tháng, lượng máu điều hòa khắp cơ thể lên đến 17%.

Nước ca cao

Loại thức uống này giúp cải thiện sự lưu chuyển máu. Đặc biệt, ca cao đen chứa rất nhiều chất chống ô-xy hóa, có lợi cho tim mạch, đồng thời giúp phòng chống tình trạng tắc nghẽn động mạch.

Vì thế, khi pha ca cao nóng, bạn nên chọn loại đen.

Lưu ý: Không nên cho thêm sữa. Theo các bác sĩ dinh dưỡng, chất chống ô-xy hóa kết hợp với sữa sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ hết chất dinh dưỡng.

Ly rượu vang nhỏ
Theo các nghiên cứu, mỗi ngày uống đều đặn một ly rượu vang nhỏ sẽ tốt cho quá trình thúc đẩy sự sản xuất cholesterol HDL có lợi.

Đồng thời, chúng còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch đến 40%.


Theo TinTucOnLine.Com

21 tháng 3, 2009

Chiếc Pizza chay lớn nhất Việt Nam sáng 4/1 tại công viên văn hóa Đầm Sen Sài Gòn

Món ăn kỷ lục được quan tâm đặc biệt nhất là Chiếc Pizza chay lớn nhất Việt Nam, có đường kính 1,5 m. Sau khi nướng, chiếc bánh nặng 50 kg, được làm từ 18 kg bột mì, 10 kg bơ, hành tây, nấm mỡ, ớt chuông, cà rốt mỗi thứ 4 kg, bông cải xanh, cà chua khô, olive đen mỗi thứ 8 kg, 18 quả trứng gà cùng một số gia vị khác.

Chiếc bánh Pizza khi được khui ra vẫn còn nóng hổi và thơm phưng phức. Ban tổ chức cho biết, trước khi được đem ra chia cho du khách thưởng thức, món ăn kỷ lục đều được các cơ quan chức năng kiểm tra và đánh giá là đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh
thực phẩm.

Món ăn này ra mắt nhân dịp lần đầu tiên Sài Gòn tổ chức chương trình Hội ngộ kỷ lục ẩm thực Việt Nam. Ông Lê Trần Trường An, giám đốc Trung tâm sách kỷ lục cho hay, sau lần ra mắt này, dự kiến chương trình Kỷ lục ẩm thực được tổ chức 2 năm một lần nhằm giới thiệu nét đẹp ẩm thực trong và ngoài nước đến với đông đảo người dân và khuyến khích văn hóa ẩm thực sạch, an toàn, giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của mọi người.


Chiếc bánh Pizza khổng lồ được chở bằng xe tải từ nơi nướng bánh đến công viên Đầm Sen.


Các vị tăng sư cũng trầm trồ khen ngợi chiếc bánh pizza chay kỷ lục.


Người dân chứng kiến chiếc bánh được đo đường kính

20 tháng 3, 2009

Cơm Mo Cau Dùng Với Muối Xả



-Cơm:
Gạo thơm : 1kg
Mo cau khô : 2 cái
Lá dứa : vài cọng
Muối sả:
Sả cây : 15 cây
Ớt trái đỏ : 5 trái
Đậu phụng : ½ chén
Mè : ½ chén
Đậu xanh (cà vỡ) : 1 chén
Chao : 1 muỗng soup
Boa-rô : 1 cây
Gia vị : dầu ăn, xì dầu, muối, đường

-Mo cau khô: Rửa sạch, sau đó ngâm trong nước cho mềm rồi lau khô, cắt bớt phần cứng 2 đầu để mo cau được vuông vức.

-Gạo thơm: vo nước sạch, thêm vài cọng lá dứa cho vào nồi nấu. Đến khi cơm đã chín dẻo và thơm, xới cơm đang còn nóng cho vào mo cau, nhồi mạnh tay cho đến khi cơm dẻo và quánh lại thành một khối, nắn lại cho cơm được chặt và vuông vức, gói mo cau lại, lấy dây lạt buộc chặt để mo cau khỏi bung ra.
Muối sả:

- Đậu xanh (cà vỡ): ngâm nước lạnh một đêm cho mềm và nở, vớt ra rổ cho ráo, đem quết mịn và nêm vào một ít muối. Xong, vo lại thành từng miếng tròn dẹp, đem chiên vàng, để nguội rồi cho vào cối giã thật tơi.

- Ớt trái đỏ: xẻ bỏ hạt, lấy thịt ớt băm nhỏ.

- Sả cây: bào mỏng rồi băm nhỏ.

- Đậu phụng, mè: rang chín vàng, đâm nhỏ.

Đặt chảo lên bếp, khi chảo nóng, cho vào 2 muỗng soup dầu ăn, cho boa-rô xắt lát mỏng vào xào thơm. Cho đậu xanh đã giã tơi vào xào chung với ớt, sả và chao nghiền nhuyễn, nêm chút xì dầu và đường vào cho vừa ăn.

Nhắc xuống cho mè và đậu phụng đâm nhỏ vào trộn đều.

Món cơm vắt mo cau thường dùng trong mùa mưa lạnh hoặc bới đi xa, nên thường dùng khi để nguội. Khi dùng, lấy dao hoặc dây lạt (buộc sẵn bên ngoài), tách ra từng lát mỏng, chấm với muối sả. Chúc anh chị em nấu thành công.



Theo VietFun MonChay

19 tháng 3, 2009

Ăn chay để có thể phát triển trí tuệ

Đại Đái Lễ Ký nói: “Ăn thịt dũng cảm nhưng hung hãn, ăn chay thông minh mà hiền hậu”. Đây là thuyết “ăn chay có thể phát triển trí tuệ”, thấy ở những sách tịch cổ đại Trung Quốc. Điều này cực kỳ quan trọng đối với thành phần tri thức trẻ. Rất tiếc những người đề xướng ăn chay sau này, phần lớn chỉ lập luận trên nhân quả nghiệp báo, giới sát hộ sinh, rất ít người lao vào nghiên cứu nguyên lý “ăn chay có trí”, làm lỡ cơ duyên ăn chay cho biết bao người.

Gần đây, tiến sĩ Bình Sơn Hùng của Viện Vệ Sinh Lập Công Chúng, Nhật Bản, với con mắt của nhà nghiên cứu học thuật, đã thấy được người ăn chay tham dục ít, người ăn mặn tham dục nhiều; người ăn chay tinh thần sáng suốt, người ăn mặn thần chí lơ mơ. Người ăn chay đầu óc nhạy bén, người ăn mặn tinh thần chậm chạp. Phát giác này của ông ta hợp với thuyết “ăn chay đa trí” của người xưa. Hiện tại, có cuốn sách nói về ăn chay, có nói y học gia hiện đại, không ngừng nghiên cứu khảo chứng, đã phát hiện được ăn chay có hai lợi ích lớn. Thứ nhất là ăn chay có thể phát triển trí tuệ và sức phán đoán.

Ông ta nói: “Theo sự minh chứng trên, vấn đề sinh lý, sức hoạt động não bộ của con người, là do trong tế bào não có hai lực lượng chính phản tác dụng lẫn nhau, xung kích không ngừng trong bộ óc của con người, hình thành nên cái mà người ta gọi là “suy nghĩ”. Xung đột đến cuối cùng, có một phía giành được thắng lợi, đây chính là cái mà chúng ta gọi là “quyết định”. Nhưng muốn làm cho não bộ phát huy hết được hai tác dụng chính phản, thì cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho tế bào não. Thành phần dinh dưỡng này chủ yếu là phu toan, kế đó là vitamin B và dưỡng khí.

Và trong thực vật thì ngũ cốc và các loại đậu chứa phu toan và các loại vitamin B phong phú nhất. Thịt đứng thứ hai và phân lượng rất ít, cho nên chỉ có người ăn chay mới có được năng lực não kiện toàn, mới có thể nâng cao trí huệ và sức phán đoán. Nhớ lại 40 năm trước, lúc chúng tôi còn ngồi ghế nhà trường, y học gia thời đó cho rằng, muốn phát triển trí huệ, cần phải ăn nhiều thực vật có chất phốt pho và sắt”. Căn cứ khoa học của ông ta là tế bào da của não thiếu chất phốt pho, nên ảnh hưởng đến năng lực của não. Thần kinh thiếu phốt pho sẽ truyền đạt chậm chạp. Thậm chí chất sắt, cũng là nhân tố chủ yếu nâng cao trí tuệ. Cơ thể con người nếu như thiếu sắt sẽ bị thiếu máu, phát sinh các chứng bệnh chóng mặt, hồi hộp, hay quên, thân thể mỏi mệt. Những người như vậy thành tích học tập chắc chắn sẽ yếu.

Sưu Tầm Thư Viện Hoa Sen

Thực phẩm có quan hệ mật thiết với việc học như vậy, nên giới học sinh trẻ không thể không biết lợi ích của ăn chay và vấn đề dinh dưỡng thường thức. Mỗi người đều mong muốn mình là người có trí tuệ bậc nhất trên đời, đặc biệt đang là thời học sinh, ai cũng muốn đọc qua một lần là nhớ, vì muốn làm bậc trí siêu cấp, thế là phải bổ não, bổ thận. Người Trung Quốc cổ đại luôn tương truyền một quan niệm sai lầm là: cơ thể suy nhược thì dùng thịt để bồi bổ.

Lại cho rằng ăn gan bổ gan, ăn não tất có thể bổ não. Trước đây khoa học chưa phát triển, mọi người không ai biết trong não của heo, dê, trâu, bò có colesterin. Với quan niệm sai lầm rằng ăn não bổ não, làm cho rất nhiều con em nhà quan đầu óc lú lẫn. Trái lại, những con em nhà nghèo khó, cả đời chưa từng ăn bữa cá lại được thông minh, trí tuệ. Cho nên, trong xã hội thường nghe câu ngạn ngữ khuyên con em nhà nghèo khó thế này: “Làm tướng không có dòng, nam nhi nên gắng sức”, hoặc là “Sống được đời cơ hàn, mới là trang nam tử”. Thậm chí có lời khen: “Biết bao tay trắng rốt nên danh”. Nhưng lại có mấy ai biết được đạo lý “ăn chay đa trí” đâu!

Giới Phật giáo nước ta, hàng tăng ni xuất gia phụng hành Phật pháp Đại thừa nhất loạt đều ăn chay. Từ xưa đến nay, nước ta cao tăng Phật giáo ồ ạt xuất hiện. Có người trí tuệ siêu quần, có người biện tài vô ngại. Nổi danh thiên hạ như Thích Đạo An. Tài cao ngũ ấn Đường Huyền Trang. Bậc trí như ngài Đạo Sinh. 90 ngày thuyết kinh Pháp Hoa đến đá cũng gật đầu. Thanh Lương nhờ đạo đức văn chương làm thầy bảy đời vua.

Liên Trì đại sư nhờ ngôn hành hợp nhất làm tổ thứ tám. Những cao tăng đại đức như vậy tính không thể hết. Tuy nói họ nhờ tu trì Phật pháp mà được phước trí tăng trưởng, nhưng vâng lời Phật dạy trường trai, đối với vấn đề nâng cao trí tuệ cũng là một nhân duyên lớn. Hiện tại, y cứ theo sách sinh dưỡng của trường đại học y, trích lục thực phẩm và cách dinh dưỡng có liên quan đến nâng cao trí tuệ phổ thông nhất, để cung cấp cho những ai có chí ăn chay tham khảo. Đọc kỹ sách này, nội dung đối chiếu thức ăn mặn và thức ăn chay, thấy được khoáng chất có trong thực phẩm chay, cho đến vitamin B cao hơn nhiều so với thực phẩm thịt. Vả lại, chủng loại thực phẩm chay nhiều, nguồn cung cấp phong phú lại không có độc tố, có thể an tâm sử dụng, đủ để chứng minh ăn chay hơn ăn mặn.

18 tháng 3, 2009

Bánh in quê mình


Trước Tết gọi điện thoại về nhà cho Mẹ, dặn Mẹ nhớ mua ít bánh in về Tết cho con ăn... Rứa là mẹ mua sẵn hai bịch bánh in đậu xanh để đó. Mấy ngày Tết nhâm nhi hết một bịch... Hôm đi vào lại Saigon, Mẹ nhớ nên bỏ sẵn vào túi xách nói khẽ " món ưa thích của con đây, con đem vô Saigon mà ăn "...

Chiều ni lôi bịch bánh in ra ăn mà răng thấy ngon quá. Không biết mình có quê mùa hay hoài cổ quá không nữa nhưng cái bánh in đậu xanh quê mình ngọt bùi hương nếp & đậu xanh khiến lòng chợt nhớ đến ngày nào...

Hồi còn nhỏ, Tết đến quê tôi hay làm bánh in. Với những gia đình nghèo, bánh in là thứ bánh hầu như Tết lúc nào cũng phải có như bánh tét vậy. Bánh in đơn giản làm dễ, mua nếp về đem rang rồi xay bột. Nếu nhà mô có tiền chút chút thì mua thêm ít đậu xanh nữa để bánh thơm hơn... Hai thứ bột nếp & đậu xanh sau khi rang về đem phơi sương sau đó trộn với đường tán cạo ra & nhào bột... Rồi lấy bột đã nhào tới bỏ vào bàn in với các hình thù khác nhau đè thiệt chặt rồi lấy ra xông trên lò than cho bánh khô... & sắp vào thùng để Tết đến dọn ra cho khách cũng như dành lại ít ra giêng nhâm nhi với nước trà lúc giữa buổi hay sau giấc ngủ trưa...

Bánh in dung dị rẻ tiền nhưng với con nít nhà nghèo đó là món ăn chúng rất thích. Tôi còn nhớ ngày mình còn nhỏ, sau ngày Tết... lúc tiết trời tháng giêng vẫn còn se se lạnh... đi học về, Ngoại lấy cho tôi 2 cái bánh in to hình con cá, tôi đã vui sướng thế nào khi một tay cầm cái bánh in con cá bỏ vào miệng, tay kia cầm cái bánh còn lại mà tung tăng khắp xóm nhem thèm mấy đứa cùng trang lứa khi bánh in nhà tụi nó đã hết rồi...

Bây giờ khi bánh trái đa dạng với bao nhiêu thứ nhập ngoại nhan nhản... Ngày Tết, đi siêu thị mua bánh loại này loại nọ sản xuất theo công nghệ tiên tiến với hương vị sô cô la, ca cao... đầy rẫy khắp nơi, người ta đã quên mất đi cái bánh in ngày xưa ấy. Bánh kẹo với lũ trẻ cũng chẳng còn là thứ quà mê hoặc của chúng nữa rồi... bởi chúng có biết bao nhiêu thứ để ăn, để giải trí... Hay chúng có muốn thì cha mẹ chúng cũng chẳng cho ăn bởi sợ bị bịnh béo phì...

Tự nhiên tôi cảm thấy tiếc sao ấy... tôi tiếc cho cái tuổi thơ của tụi nhóc bây giờ... Giá mà bây giờ cha mẹ chúng vẫn còn làm bánh in như ngày xưa nhỉ? chắc vài chục năm sau chúng sẽ như tôi, nhớ cái cảnh cả nhà cạo đường, nhào bột, in bánh... rồi thỉnh thoảng có cái bánh in ra bị bể, bỏ vào miệng ăn mà bột tung toé cười sặc ngã nghiêng...

Giờ đây tôi đã có cơ hội để nhấm nháp thanh sô cô la Godiva hay Hershey's nổi tiếng... thế nhưng hương thơm, vị ngọt của cái bánh in mộc mạc quê mình vẫn là thứ tôi thích mãi... Pha tách trà nóng, cắn cái bánh in cái rụp... bột nếp & đậu xanh tan trong miệng... cùng với tách trà lài thơm lừng... thiệt là ngon...

Bánh quê dung dị rứa mà ngon... Ngon bởi nó chứa đựng cả một trời tuổi thơ tôi!

Theo ThienNguyen's blog

17 tháng 3, 2009

Đậu non kho thập cẩm

Đậu non kho với hành tây, cà rốt, đậu Hà Lan... sẽ là một món ăn thú vị cho bữa cơm gia đình của bạn, nhất là khi bạn đã chán ngán với những món khác.

Nguyên liệu (dành cho 4 người ăn):

- Bốn bìa đậu non
- 10 gr gừng
- 20 gr hành tây
- 30 gr đậu bo (đậu Hà Lan)
- 50 gr cà rốt
- 6 tai nấm đông cô.
- Một trái ớt đỏ
- Hai thìa súp dầu ăn
- Một thìa cà phê tiêu
- Một thìa cà phê bột bắp
- Một thìa cà phê dầu mè (dầu vừng)
- Ba thìa cà phê tương đen
- Một thìa cà phê tương hạt
- Hai thìa cà phê hạt nêm.

Cách làm:

Gừng cạo vỏ, xắt sợi. Ớt xắt hạt lựu nhỏ. Hành tây, cà rốt xắt hạt lựu. Nấm đông cô ngâm mềm xắt nhỏ. Đậu phụ xắt miếng quân cờ khoảng 2 cm.

Làm nóng chảo, cho dầu vào, xào gừng, hành tây và tiêu thật nhanh tay. Cho tương đen và tương hạt vào nấu cùng với một ít nước làm nước sốt. Khi sôi, cho cà rốt, đậu phụ, đậu bo và nấm vào nấu chín, nêm hạt nêm cho vừa ăn.

Làm đặc bằng bột bắp. Thêm dầu mè vào khuấy tan cho thơm. Múc ra tô trang trí ngò, ăn nóng với cơm.


Theo Món Ngon Việt Nam

16 tháng 3, 2009

Món ăn dân dã : Bánh ít hồn quê

Chị Thủy ở Mỹ Tho gởi con lên nhà tôi đi học. Mỗi lần thăm con, chị mang lên một giỏ quà, lần nào cũng có trái cây và vài ba chục bánh ít. Trái cây tôi không quan tâm nhưng bánh ít thì lần nào cũng vậy, tôi chọn ngay một cái nhưn đậu, một cái nhưn dừa, lột ra ăn ngấu nghiến như trẻ con mặc cho bột dính miệng, dính tay. Bánh ngon là một chuyện, nhưng khó tả nổi cái cảm giác nao nao, nhớ thương về cánh đồng thời tuổi nhỏ.

Hồi ấy, mỗi mùa ruộng mẹ tôi thường dành một công đất (1000 m2 ) để cấy nếp, bởi nếp làm ra được nhiều thứ bánh cho ngày tết, ngày rằm, ngày giỗ ông bà và cả ngày đầy tháng, ngày thôi nôi con trẻ. Cuối năm, khi gió bấc vùn vụt thổi về, cả cánh đồng lúa vàng rờn rợn sóng, tôi lội ra thăm đám nếp và báo với mẹ tôi rằng nếp đã đỏ đuôi, giống như thứ trái cây vừa mới hườm hườm. Mẹ tôi hiểu tôi muốn gì, bà xách chiếc vòng gặt ra đồng, chị tôi chuẩn bị lột dừa khô, tôi bơi xuồng đi mượn cái cối bồng, lòng nôn nao, mường tượng đến mẻ cốm dẹp đầu tiên.

Vẫn không tìm được câu trả lời rằng ai là người nghĩ ra cách làm cốm dẹp? Những hạt nếp đỏ đuôi cho vào chảo, rang đều cho nóng lên, vừa chín tới rồi đổ vào cái cối bồng – cối làm bằng một khúc cây to, khoét một lỗ tròn, sâu chính giữa – dùng cây chày vồ quết mạnh, quết một hồi, vỏ nếp rang nóng giòn nát ra thành bụi cám, ruột nếp nóng dẻo dẹp lại từng hạt mỏng tanh thành cốm dẹp. Cốm dẹp trộn với đường mía, dừa nạo trở thành một món ăn độc đáo của đồng quê, thơm lừng mùi nếp mới, ngòn ngọt vị mía đường cộng với cái béo béo của dừa khô.

Cánh đồng quê tôi, cánh đồng Chó Ngáp, mẹ tôi hay gọi là cái xứ đồng khô cỏ cháy. Mùa hạn, nhìn mút tầm mắt chỉ thấy rạ khô, cỏ khô và nắng, nắng chập chờn như nhảy múa, xa xa ẩn hiện một khu vườn. Sau nhiều trận giao tranh, bom đạn, pháo bầy đã biến những khu vườn ấy thành vườn hoang, xơ xác.

Gần tết, bọn trẻ chúng tôi hay băng đồng, hướng về những khu vườn ấy, mót từng tàu lá chuối để gói bánh ít, có khi phải giành nhau: “Bụi chuối này tao thấy trước, của tao!” Về nhà, thấy mẹ tôi đang còng lưng ngồi xay bột. Nếp phải ngâm nước trước một đêm, vút sạch, ngâm lại lần nữa, tay trái cầm cây muỗng, múc từng muỗng nếp đổ vào cối đá, tay phải cầm cán cối quay đều. Bột nếp được hứng trong cái bao vải ú trắng đặt trong một cái thau, cái bao ấy được gọi thành danh là cái bao bồng bột. Sau khi xay xong, cái bao bồng bột được dằn giữa hai thớt cối, để qua đêm cho nước rỏ khô mới đem bột ra nhồi làm bánh. Bánh ít luôn được làm hai loại, bánh nhưn đậu và bánh nhưn dừa. Nhưn dừa làm bằng dừa nạo, xào với đường mía cho thật dẻo, thật khô. Nhưn đậu làm bằng đậu xanh ngâm nước một đêm, đãi sạch vỏ, nấu cho khô nước, trộn với một ít dừa nạo. Cả hai được vắt thành từng viên nhỏ, làm nhưn cho lớp bột nếp bên ngoài. Bánh nhưn đậu thì bột pha đường, màu nâu, nhưn lạt. Bánh nhưn dừa thì bột lạt, màu trắng, nhưn ngọt.



Tôi vẫn không quên hình ảnh mẹ tôi ngồi gói từng chiếc bánh ít, bốc một cục bột, bóp cho nó dẹp lại, bỏ cái nhưn vào, vo tròn, cho vào chiếc lá chuối xếp thành hình chóp nón, túm lại rồi xếp thêm hai lớp lá chuối bên ngoài, thoáng chốc đã thành chiếc bánh. Khi những chiếc bánh được sắp xếp một cách trật tự vào nồi hấp, lửa cháy bừng lên là anh em tôi kéo nhau đến ngồi bó gối, co ro, há hốc quanh bếp lửa, hồi hộp đợi chờ. Thời gian chầm chậm trôi qua, mẹ tôi giở nắp nồi ra cho hơi khói bốc lên rồi đậy lại, gọi là lấy hơi, chúng tôi nhìn thấy từng chiếc bánh ngả màu nâu mà bụng dạ cồn cào, thèm khát. Khi mẹ tôi giở nắp nồi lần thứ hai thì chúng tôi nhốn nháo lên, mừng reo bánh chín. Đứa thì đòi bánh nhưn đậu, đứa thì đòi bánh nhưn dừa. Bốc ra, vừa thổi vừa ăn, bột dính đầy tay đầy miệng, vậy mà sung sướng, mà đã cơn thèm.

Phần bột thừa do thiếu nhưn được mẹ tôi nhồi với đường rồi ém vài cái dĩa nhôm đem phơi trên mái nhà cho khô cứng, gọi là bánh tổ. Sau tết khoảng mười ngày, nửa tháng, mẹ tôi đem những cái bánh tổ ấy ra, cắt từng lát mỏng, chiên mỡ, nó mềm ra, phồng lên, ăn vừa ngọt vừa thơm. Mẹ tôi cười chua xót: “Tội nghiệp con nhà nghèo, giữa đồng khô cỏ cháy, ăn cái gì cũng thấy ngon !”

Giữa đồng khô cỏ cháy, nghèo khó, chiến tranh, nhưng ngày giỗ của mỗi nhà là ngày hội tụ của dòng họ, của xóm làng. Trước đám giỗ ba bốn ngày là mẹ tôi phải thức khuya dậy sớm, ngâm nếp, ngâm đậu, xay bột, nạo dừa làm bánh ít. Khách đến, mỗi người mang theo một chai rượu nho, đặt lên bàn thờ. Khi về, chủ nhà hồi lại một bọc bánh ít làm quà, ít hay nhiều tuỳ theo số lượng trẻ con ở nhà của khách. Bởi vậy, mỗi lần đám giỗ, mẹ tôi phải gói ít nhất hai ba thúng táo bánh ít mới đủ để vừa đãi khách, vừa làm quà cho khách mang về. Ngược lại, mỗi lần mẹ tôi đi đám giỗ, tôi ở nhà nơm nớp đợi chờ. Khi thấy bóng dáng bà luộm thuộm từ xa, tôi băng đồng chạy, bất chấp đất nẻ hay lỗ chân trâu để đón lấy gói quà toòng teng trên tay mẹ. Đám giỗ ở những gia đình khá giả hoặc trúng mùa, ngoài bánh ít, có khi còn thêm mấy cái bánh bò, bánh da lợn, bánh kẹp cuốn, bánh bông lan. Nhưng bánh ít vẫn là món quà không bao giờ thiếu. Hồi ấy chúng tôi có một nhóm bạn cùng lứa, cùng nghề đi thả rập cua. Hừng đông, mỗi thằng một chiếc xuồng bơi đi, thả rập xong là gom lại, kể chuyện tiếu lâm hoặc chơi tú lơ khơ. Hễ nhà thằng nào có đám giỗ là biết chắc ngày hôm sau, dưới khoang xuồng thằng đó cũng có một bọc vài ba chục cái bánh ít để chia nhau. Chỉ có vậy thôi mà lấy làm oai, mà hãnh diện, mà được coi trọng suốt cả ngày.

Mấy mươi năm xa quê, cứ tưởng gió bụi thị thành đã xoá nhoà ký ức. Rồi bất chợt, giỏ quà của chị Thuỷ gợi lại trong tôi một nỗi nhớ cồn cào. Một hôm về Mỹ Tho, chị Thuỷ đưa tôi đến thăm lò bánh ít của bà Bảy Kim ở xóm đình Mỹ Phong nằm giữa khu vườn ngoại ô thành phố. Gọi là lò bánh, nhưng trước mắt tôi là một không khí đầm ấm như cảnh gói bánh chuẩn bị cho ngày giỗ của một gia đình khá giả ngày xưa. Năm ba người gói, hai người hấp, ba người xếp bánh. Bà Bảy năm nay đã 74 tuổi nhưng vẫn ngồi xếp từng chiếc bánh vào bao, không có vẻ gì là một bà chủ. Bà nói hồi xưa, bà là một người khéo tay, chuyên đi gói bánh cho bà con trong xóm. Về sau, nhiều gia đình không đủ điều kiện để gói bánh tại nhà nên gởi tiền cho bà làm như một dịch vụ, rồi cái dịch vụ ấy phát triển dần, bà làm bánh theo đơn đặt hàng, có ngày phải làm hàng ngàn cái bánh ít. Bánh cho đám giỗ, bánh cho cúng rằm, bánh làm quà cho người thân, bánh cho thương lái mang lên Sài Gòn bỏ mối, bánh cho mấy chị hàng rong khắp các phố phường. Thì ra bánh ít vẫn còn tồn tại giữa nghìn trùng những nhãn hàng bánh tây, bánh ta nổi tiếng. Phải chăng vì nó chứa đựng cái hồn quê trong ký ức con người.

Mấy mươi năm làm kẻ thị thành, tôi đã biết nhận quà từ người khác và tặng quà cho người khác, những chai rượu ngoại, những hộp bánh ngoại gói trong giấy kính thắt nơ lịch sự, sang trọng và đầy trân trọng. Nhưng những cái bánh ít sần sùi bỏ trong cái giỏ đệm bàng của chị Thuỷ nó vẫn làm cho tôi nao dạ nao lòng.

Theo SGTT

15 tháng 3, 2009

Kiến thức phổ thông : Cách sử dụng khoai tây an toàn


Chất acrilamit được tìm thấy trong một số loại của quả đặc biệt là khoai tây. Chất này sẽ trở nên rất độc hại cho sức khoẻ chúng ta khi ở nhiệt độ cao. Nếu bạn là đệ tử của món khoai tây rán, đừng vội thất vọng.

Các nhà nghiên cứu Anh mới đây đã tìm được một phương pháp có thể giúp giảm được chất này trong khoai tây: hãy gọt vỏ và ngâm kỹ khoai tây trong nước trước khi chế biến.


TS. Rachel Burch, trưởng nhóm nghiên cứu và các đồng sự khẳng định rằng gọt vỏ khoai tây giúp giảm 23% chất acrilamit có trong loại củ này. Ngâm khoai từ 30 - 120 phút giảm được từ 38 - 48% chất độc hại này.

Mặc dù giảm được một khối lượng lớn chất acrilamit trong khoai tây nhưng không có nghĩa là bạn có thể ăn chúng hàng ngày. Hãy kết hợp hài hoà món ăn này trong các bữa ăn của bạn và không nên dùng nhiều hơn 2 bữa với khoai tây mỗi tuần. Bởi dù sử dụng nhiều khoai tây đã ngâm kỹ trong nước, chất acrilamit vẫn có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của bạn.

Theo Dân trí

14 tháng 3, 2009

Cách làm 3 món xôi : Xôi gấc, Xôi vò, Xôi tam sắc (xôi tam hạt)




Xôi tam sắc (xôi tam hạt)

Nguyên liệu: 450g gạo nếp, 50g đậu đen, 50g đậu xanh cà vỏ, 50g lạc, muối.

Thực hiện: Gạo nếp vo sạch, ngâm nước 2 giờ, vớt ra rổ, để ráo, chia làm ba phần bằng nhau. Đậu đen ngâm nước 2 giờ, cho vào nồi với 1/4 thìa cafe muối.

Nấu cho đậu đen chín mềm, trộn với 1 phần nếp, sau đó cho vào nồi, chế nước xâm xấp mặt, nấu chín như nấu cơm. (Lưu ý: Vặn lửa nhỏ để hạt nếp mềm mà không bị khét).

Lạc ngâm nước 2 giờ, cho vào nồi với 1/4 thìa cafe muối, nấu đến khi chín mềm. Trộn lạc với 1 phần nếp, nấu chín như nấu với đậu đen.

Đậu xanh rửa xanh, trộn với 1/4 thìa cafe muối và 1 phần nếp. Cách nấu xôi đậu xanh giống như nấu xôi đậu đen hay xôi lạc.

Thưởng thức: Cho xôi vào khuôn tròn tạo hình, ăn kèm với muối vừng.

Xôi vò


Nguyên liệu: 400g gạo nếp ngỗng, 150g đậu xanh cà vỏ, 30g đường cát, dầu ăn, muối, 1 bó lá dứa.

Thực hiện: Nếp vo sạch, ngâm nước 2 giờ, vớt ra rổ, để ráo. Đậu xanh ngâm nước 30 phút, vớt ra, để ráo, xốc với 1/2 thìa cafe muối, hấp chín, giã mịn. Chia đậu xanh làm 2 phần. Một phần trộn với nếp, 10ml dầu ăn và 1/2 thìa cafe muối. Phần còn lại để riêng.

Chuẩn bị một xửng nước sôi, cho lá dứa vào, cho phần nếp đã trộn đậu xanh vào hấp chín. Đổ xôi ra một cái mâm, đánh tơi, để nguội.

Trộn tiếp phần đậu xanh còn lại vào xôi, hấp thêm khoảng 5 phút rồi rắc đường lên mặt xôi, nhắc xuống, trộn đều.

Thưởng thức: Múc ra đĩa, ăn kèm với chả lụa.

Xôi gấc


Nguyên liệu: 400g gạo nếp, 1 quả gấc chín đỏ, 50g đường cát, 10ml dầu ăn, 1 thìa cafe muối, 1 thìa cafe rượu trắng.

Thực hiện: Gạo nếp vo sạch, ngâm nước 2 giờ, vớt ra rổ, để ráo. Gấc xẻ đôi, nạo lấy phần thịt gấc, cho vào tô. Cho rượu trắng, muối vào tô gấc, bóp nhuyễn thịt gấc thành hỗn hợp sền sệt, trộn vào nếp.

Cho nếp vào xửng hấp chín. Trộn đều xôi với đường và dầu ăn.

Thưởng thức: Múc xôi ra đĩa hoặc có thể cho vào khuôn tạo hình theo ý thích, dùng nóng hay nguội đều được.

Theo Vào Bếp

13 tháng 3, 2009

Để ít hao vitamin C trong rau ...


Cách tốt nhất để giữ được vitamin C trong rau là nên rửa rau rồi mới cắt. Khi nấu cho vào nước sôi để luộc và ăn ngay sau khi chín thì chỉ mất khoảng 25% vitamin C, nếu không, có thể mất 50% hoặc hơn.

Rau quả tươi là thức ăn chủ yếu cung cấp vitamin C. Vitamin C dễ hòa tan trong nước và dễ bị phân huỷ bởi ôxy (không khí), đặc biệt ở nhiệt độ cao.

Thời gian dự trữ rau càng dài thì lượng C hao hụt càng lớn, sau một ngày hao hụt 26%, sau hai ngày 41%.

Rửa rau hao 1%, cắt nhỏ hao 14%.

Cho rau vào nước sôi để luộc hao 15%, cho vào nước lạnh luộc tới sôi hao 42%.

Luộc rau đậy nắp hao 15%, mở nắp hao 32%.

Rau luộc xong ăn ngay hao 15%, để sau 1 giờ hao 25%, sau 2 giờ hao 34%, sau 3 giờ hao 42%.

Rau xào mất nhiều vitamin C hơn luộc, vì tiếp xúc cùng một lúc với không khí và nhiệt độ cao hơn. Xào xong để một giờ hao 45%, sau hai giờ hao 57%.

Theo_VnExpress.net

12 tháng 3, 2009

Canh chua hoa chuối & Canh đậu hủ rau củ

Nguyên liệu
- 1 cái bắp chuối luộc.
- ¼ trái thơm.
- 150g cà chua bi.
- 30g rau răm.
- Boa rô băm, muối, đường, bột ngọt, dầu ăn.

Thực hiện
- Bắp chuối tác lấy bẹ non, rửa sạch, xé sợi.
- Nhặt riêng hoa chuối già (hoa chuối bao tử) rút bỏ tim cứng.
- Thơm xắt lát. Cà chua bi chẻ làm tư.
- Rau răm xắt nhỏ.
- Bắc nồi cho dầu vào xào boarô băm, tiếp theo cho cà chua vào xào cho ra màu, thêm nước vào, nấu sôi. Nêm gia vị.
- Cho thơm vào, tiếp theo bắp chuối, hoa chuối vào. Nêm nếm lại cho vừa ăn. Rắc rau răm xắt nhỏ lên trên.

Nguyên liệu
- 1 miếng đậu hủ non
- 1 củ cà rốt nhỏ.
- 50g bông cải xanh.
- 50g nấm càng cua.
- 50g bạch quả.
- 2 củ cải trắng (để nấu nước dùng).
- Muối, đường.

Thực hiện
- Đậu hủ xắt quân cờ.
- Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa, xắt miếng.
- Bông cải cắt miếng vừa ăn, ngâm nước muối pha loãng, rửa sạch.
- Nấm cắt bỏ chân, ngâm nước muối loãng, rửa sạch,
- Nấu nước dùng với củ cải trắng xắt miếng, nước sôi thêm cà rốt vào nấu mềm, bỏ bông cải, bạch quả vào. Nêm nếm vừa ăn, tiếp tục cho nấm và đậu hủ vào. Tắt bếp.