Vùng đất Lạng Sơn không chỉ nổi tiếng với phố chợ Kỳ Lừa nhộn nhịp mỗi buổi chiều, đỉnh Mẫu Sơn quanh năm mát mẻ trong lành mà còn bởi những món ăn đặc trưng, đậm đà bản sắc núi rừng. Một trong những món ăn dân dã mà có hương vị rất riêng đó là món măng ớt và mắc mật ngâm.
Người Lạng Sơn xem món măng ớt và mắc mật ngâm là món ăn quen thuộc có thể ăn cùng cơm, phở hoặc bất cứ món ăn gì hàng ngày. Thường thì khoảng tháng 6, tháng 7 mắc mật vào vụ chín, lúc ấy măng trên rừng cũng vào độ ngon nhất sau những cơn mưa đầu hè. Người ta sẽ chọn loại măng mai hoặc măng vầu no tròn, thái miếng. Mắc mật chín vừa độ và ớt loại quả nhỏ. Tất cả cùng ngâm với giấm, tạo ra một loại hương vị đặc biệt chỉ có ở vùng địa đầu tổ quốc này....
Hương vị đặc biệt của món măng ớt mắc mật đựng trong những chiếc bát sứ nho nhỏ trắng tinh trông như những bông hoa rừng. Mầu trắng ngà của măng tre, măng nứa, quyện trong mầu đỏ của ớt, cùng những quả mắc mật mầu nâu óng ánh như mời chào thực khách.
So với món măng ngâm của nhiều vùng quê khác thì món măng chua, mắc mật Lạng Sơn ngoài vị chua chua, ngòn ngọt của măng ngâm chín tới còn có vị cay dìu dịu vừa thơm, vừa nồng, phảng phất mùi vị hoa quế, hoa hồi của quả mắc mật chỉ mọc được ở vùng núi đá Lạng Sơn này mà thôi. ...
Vi Nguyễn (Tổng hợp)
Người Lạng Sơn xem món măng ớt và mắc mật ngâm là món ăn quen thuộc có thể ăn cùng cơm, phở hoặc bất cứ món ăn gì hàng ngày. Thường thì khoảng tháng 6, tháng 7 mắc mật vào vụ chín, lúc ấy măng trên rừng cũng vào độ ngon nhất sau những cơn mưa đầu hè. Người ta sẽ chọn loại măng mai hoặc măng vầu no tròn, thái miếng. Mắc mật chín vừa độ và ớt loại quả nhỏ. Tất cả cùng ngâm với giấm, tạo ra một loại hương vị đặc biệt chỉ có ở vùng địa đầu tổ quốc này....
Hương vị đặc biệt của món măng ớt mắc mật đựng trong những chiếc bát sứ nho nhỏ trắng tinh trông như những bông hoa rừng. Mầu trắng ngà của măng tre, măng nứa, quyện trong mầu đỏ của ớt, cùng những quả mắc mật mầu nâu óng ánh như mời chào thực khách.
So với món măng ngâm của nhiều vùng quê khác thì món măng chua, mắc mật Lạng Sơn ngoài vị chua chua, ngòn ngọt của măng ngâm chín tới còn có vị cay dìu dịu vừa thơm, vừa nồng, phảng phất mùi vị hoa quế, hoa hồi của quả mắc mật chỉ mọc được ở vùng núi đá Lạng Sơn này mà thôi. ...
Vi Nguyễn (Tổng hợp)