Mới đây, các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng đưa ra khuyến cáo bổ ích với 6 nhóm dinh dưỡng cần thiết dành cho phái đẹp nếu muốn thân hình luôn được cân đối, khỏe mạnh, nước da đẹp, hồng hào.
50 năm trước, các chuyên gia về dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng cũng đã đưa ra những khuyến cáo bổ ích về chế độ ăn hợp lý dành cho cả nam và nữ. Cho đến nay, ngày càng nhiều các chuyên gia, các nhà dinh dưỡng tiến hành nghiên cứu trên lĩnh vực này, đặc biệt là chế độ ăn dinh dưỡng dành cho nữ giới.
Vậy 6 nhóm dinh dưỡng bổ ích dành cho nữ giới đó là gì?
1. Nhóm Vitamin tổng hợp nhóm B
Đây là loại vitamin rất cần thiết và bổ dưỡng dành cho những người đang mang bầu: nếu thiếu loại vitamin này trong quá trình mang thai có thể sẽ gây ra các khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi. Loại vitamin này rất cần thiết để hình thành các tế bào mới trong cơ thể, điều này có nghĩa là nếu không đủ loại vitamin này thì ngay lập tức nó sẽ thể hiện trên da, tóc và móng tay, móng chân.
Ngoài ra, loại vitamin này còn có khả năng chống hình thành các loại axit khác gây ra các loại bệnh như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, suy nhược trí tuệ ở những người già và một số loại bệnh mãn tính khác. Các nhà khoa học khẳng định rằng, bổ sung thường xuyên loại vitamin này với liều lượng 400 mg/ngày (mg – microgram) đêm sẽ giúp ngăn chặn bệnh trầm cảm.
Loại vitamin này thường có trong bánh mỳ, mỳ ống, rau bina, bắp cải, đậu…
2. Nhóm Canxi
Đây là một trong những thành phần có nhiều nhất trong cơ thể con người, chủ yếu là trong xương và răng. Nó tạo nên cái khung cơ bản của mỗi người, thúc đẩy quá trình phát triển của xương cốt, đồng thời ngăn chặn sự hao mòn xương. Cùng với thời gian, bệnh loãng xương sẽ đe dọa tới mọi người, nhưng chủ yếu là ở nữ giới. Có thể dễ dàng nhận ra sự thiếu canxi trong cơ thể thông qua biểu hiện bất thường của tóc và móng tay, móng chân.
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng, canxi có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, đồng thời đưa ra lời khuyên với chị em nên bổ sung 1000 mg canxi/ngày trước khi mãn kinh và 1200 mg/ngày sau khi mãn kinh. Một điểm lưu ý là với số lượng nêu trên thì cơ thể sẽ không thể hấp thụ hết trong một lần mà phải chia liều lượng ra thành hai lần, tức là 500 mg/lần/ngày. Đồng thời hãy chú ý đến hàm lượng canxi trong các loại dược phẩm trước khi sử dụng, đặc biệt là đối với phụ nữ khi mang thai và những người ngoài 40 tuổi.
Canxi thường có nhiều trong các sản phẩn sữa bột, bắp cải trắng, cây cải xanh,…
3. Nhóm Vitamin D
Vitamin D cũng là một trong những thành phần không thể thiếu trong cơ thể của mỗi người, đặc biệt là phụ nữ. Nó giúp cho cơ thể của chúng ta hấp thụ được nhiều hơn canxi từ thức ăn. Ngoài ra, loại vitamin này còn giúp cơ thể chống chọi lại với một số loại bệnh nghiêm trọng, trong đó có ung thư (ung thư vú, ung thư cổ tử cung). Đồng thời loại vitamin này cũng rất cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của tuyến giáp, chống làm tổn hại và nhiễm trùng da. Các chuyên gia nghiên cứu khuyến cáo nên bổ sung 2,5 mg/ngày đêm, riêng đối với phụ nữ khi mang thai và những người mẹ khi nuôi con cần 10 mg/ngày đêm.
Loại vitamin này thường có trong sữa và trứng.
4. Nhóm Sắt
Sắt đóng vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung tế bào cho cơ thể. Gần 2/3 thành tố sắt trong cơ thể chúng ta có trong huyết cầu tố. Nó góp phần bổ sung và duy trì năng lượng cũng như hoạt động của các chức năng khác trong cơ thể. Nếu cơ thể thiếu sắt sẽ có biểu hiện là mệt mỏi toàn thân, chân tay dã rời. Lời khuyên của các chuyên gia là nên bổ sung 18 mg/ngày trước thời kỳ mãn kinh và 8 mg sau khi mãn kinh. Trong thời kỳ mang thai nên bổ sung nhiều hơn, 27 mg/ngày.
Sắt thường có trong rau bina và các loại củ.
5. Nhóm chất xơ
Mặc dù cơ thể của chúng ta không thể hấp thụ loại xenluloza này, song nó lại rất quan trọng trong hệ thống tuần hoàn máu và hệ thống tiêu hóa. Nó có khả năng hút các chất cholesterol (chất béo gây xơ cứng động mạch) và ngăn chặn không cho chất này thấm vào thành dạ dày. Bên cạnh đó, xenluloza lại tiêu hóa rất chậm, mà các thực phẩm có chứa các chất này lại rất ít hàm lượng dinh dưỡng. Các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung 30 g/ngày chia đều cho các bữa ăn. Nếu bạn đang ăn rất ít loại thực phẩn có chứa chất xenluloza này thì nên tập ăn dần dần, bắt đầu từ 15g là tốt nhất.
Loại chất xơ này thường có trong ngô, bánh mỳ, mỳ ống, táo, đậu đỗ, cây bông cải xanh, …
6. Nhóm Axit béo Omega-3
Đây là loại axit béo rất tốt cho cơ thể. Cơ thể không thể hấp thụ chất axit béo này thông qua các loại axit béo khác, do đó tốt nhất là hấp thụ loại axit bổ dưỡng này qua thức ăn. Thường xuyên sử dụng loại axit béo này có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim tới 3 lần. Loại axit béo này rất hữu hiệu đối với những người ngoài 45 tuổi. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng chứng tỏ rằng, loại axit béo này còn có khả năng chống viêm nhiễm, giảm các triệu trứng của các loại bệnh khác như viêm khớp.
Loại axit béo này tốt nhất là nên bổ sung ở tịnh lượng 1,1 g/ngày. Nó có nhiều nhất trong walnut (hạt óc chó), flax seed và dầu flax seed .
Theo Newsland
50 năm trước, các chuyên gia về dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng cũng đã đưa ra những khuyến cáo bổ ích về chế độ ăn hợp lý dành cho cả nam và nữ. Cho đến nay, ngày càng nhiều các chuyên gia, các nhà dinh dưỡng tiến hành nghiên cứu trên lĩnh vực này, đặc biệt là chế độ ăn dinh dưỡng dành cho nữ giới.
Vậy 6 nhóm dinh dưỡng bổ ích dành cho nữ giới đó là gì?
1. Nhóm Vitamin tổng hợp nhóm B
Đây là loại vitamin rất cần thiết và bổ dưỡng dành cho những người đang mang bầu: nếu thiếu loại vitamin này trong quá trình mang thai có thể sẽ gây ra các khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi. Loại vitamin này rất cần thiết để hình thành các tế bào mới trong cơ thể, điều này có nghĩa là nếu không đủ loại vitamin này thì ngay lập tức nó sẽ thể hiện trên da, tóc và móng tay, móng chân.
Ngoài ra, loại vitamin này còn có khả năng chống hình thành các loại axit khác gây ra các loại bệnh như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, suy nhược trí tuệ ở những người già và một số loại bệnh mãn tính khác. Các nhà khoa học khẳng định rằng, bổ sung thường xuyên loại vitamin này với liều lượng 400 mg/ngày (mg – microgram) đêm sẽ giúp ngăn chặn bệnh trầm cảm.
Loại vitamin này thường có trong bánh mỳ, mỳ ống, rau bina, bắp cải, đậu…
2. Nhóm Canxi
Đây là một trong những thành phần có nhiều nhất trong cơ thể con người, chủ yếu là trong xương và răng. Nó tạo nên cái khung cơ bản của mỗi người, thúc đẩy quá trình phát triển của xương cốt, đồng thời ngăn chặn sự hao mòn xương. Cùng với thời gian, bệnh loãng xương sẽ đe dọa tới mọi người, nhưng chủ yếu là ở nữ giới. Có thể dễ dàng nhận ra sự thiếu canxi trong cơ thể thông qua biểu hiện bất thường của tóc và móng tay, móng chân.
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng, canxi có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, đồng thời đưa ra lời khuyên với chị em nên bổ sung 1000 mg canxi/ngày trước khi mãn kinh và 1200 mg/ngày sau khi mãn kinh. Một điểm lưu ý là với số lượng nêu trên thì cơ thể sẽ không thể hấp thụ hết trong một lần mà phải chia liều lượng ra thành hai lần, tức là 500 mg/lần/ngày. Đồng thời hãy chú ý đến hàm lượng canxi trong các loại dược phẩm trước khi sử dụng, đặc biệt là đối với phụ nữ khi mang thai và những người ngoài 40 tuổi.
Canxi thường có nhiều trong các sản phẩn sữa bột, bắp cải trắng, cây cải xanh,…
3. Nhóm Vitamin D
Vitamin D cũng là một trong những thành phần không thể thiếu trong cơ thể của mỗi người, đặc biệt là phụ nữ. Nó giúp cho cơ thể của chúng ta hấp thụ được nhiều hơn canxi từ thức ăn. Ngoài ra, loại vitamin này còn giúp cơ thể chống chọi lại với một số loại bệnh nghiêm trọng, trong đó có ung thư (ung thư vú, ung thư cổ tử cung). Đồng thời loại vitamin này cũng rất cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của tuyến giáp, chống làm tổn hại và nhiễm trùng da. Các chuyên gia nghiên cứu khuyến cáo nên bổ sung 2,5 mg/ngày đêm, riêng đối với phụ nữ khi mang thai và những người mẹ khi nuôi con cần 10 mg/ngày đêm.
Loại vitamin này thường có trong sữa và trứng.
4. Nhóm Sắt
Sắt đóng vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung tế bào cho cơ thể. Gần 2/3 thành tố sắt trong cơ thể chúng ta có trong huyết cầu tố. Nó góp phần bổ sung và duy trì năng lượng cũng như hoạt động của các chức năng khác trong cơ thể. Nếu cơ thể thiếu sắt sẽ có biểu hiện là mệt mỏi toàn thân, chân tay dã rời. Lời khuyên của các chuyên gia là nên bổ sung 18 mg/ngày trước thời kỳ mãn kinh và 8 mg sau khi mãn kinh. Trong thời kỳ mang thai nên bổ sung nhiều hơn, 27 mg/ngày.
Sắt thường có trong rau bina và các loại củ.
5. Nhóm chất xơ
Mặc dù cơ thể của chúng ta không thể hấp thụ loại xenluloza này, song nó lại rất quan trọng trong hệ thống tuần hoàn máu và hệ thống tiêu hóa. Nó có khả năng hút các chất cholesterol (chất béo gây xơ cứng động mạch) và ngăn chặn không cho chất này thấm vào thành dạ dày. Bên cạnh đó, xenluloza lại tiêu hóa rất chậm, mà các thực phẩm có chứa các chất này lại rất ít hàm lượng dinh dưỡng. Các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung 30 g/ngày chia đều cho các bữa ăn. Nếu bạn đang ăn rất ít loại thực phẩn có chứa chất xenluloza này thì nên tập ăn dần dần, bắt đầu từ 15g là tốt nhất.
Loại chất xơ này thường có trong ngô, bánh mỳ, mỳ ống, táo, đậu đỗ, cây bông cải xanh, …
6. Nhóm Axit béo Omega-3
Đây là loại axit béo rất tốt cho cơ thể. Cơ thể không thể hấp thụ chất axit béo này thông qua các loại axit béo khác, do đó tốt nhất là hấp thụ loại axit bổ dưỡng này qua thức ăn. Thường xuyên sử dụng loại axit béo này có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim tới 3 lần. Loại axit béo này rất hữu hiệu đối với những người ngoài 45 tuổi. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng chứng tỏ rằng, loại axit béo này còn có khả năng chống viêm nhiễm, giảm các triệu trứng của các loại bệnh khác như viêm khớp.
Loại axit béo này tốt nhất là nên bổ sung ở tịnh lượng 1,1 g/ngày. Nó có nhiều nhất trong walnut (hạt óc chó), flax seed và dầu flax seed .
Theo Newsland