9 tháng 2, 2010

Hành trình món dưa hành trên mâm cỗ Tết của người Việt


Bên cạnh những món ăn ngon và hấp dẫn, trên mâm cỗ Tết của người Việt còn có một món dân dã- giản dị, đó là món dưa hành. Trải qua thời gian lịch sử hàng nghìn năm, bằng hương vị khó quên của mình, dưa hành đã qua tay bao nhiêu thế hệ các bà, các mẹ trở thành món ăn mang hồn dân tộc Việt.

Hành trình đầy ý nghĩa của món dưa hành

Dưa hành, món ăn tưởng chừng giản dị lại là một trong những yếu tố địa- văn hóa của dân tộc Việt. Nước ta thuộc xứ nhiệt đới nóng ẩm, đã tạo nên nền ẩm thực đặc trưng của cộng đồng người Việt trên đất nước Việt Nam ưa thích những món ăn chua, mát ít nhiều có tác dụng giải nhiệt, trong đó có những món như dưa muối hay canh chua.

Tùy thuộc nguyên liệu chính và cách chế biến, mà có hàng trăm kiểu loại dưa muối, nhưng xét về phương thức muối, dưa muối thường được làm theo hai dạng chính là dưa muối xổi (dưa góp) thời gian ngắn, tương đối ít chua thậm chí vẫn còn cay, hăng, thường được sử dụng ngay trong ngày; và loại dưa muối mặn (dưa ghém hay dưa muối nén) có thời gian muối lâu hơn và sử dụng dài hạn hơn.

Dưa muối sử dụng rất đa dạng các loại rau, củ, quả được trồng hoặc mọc hoang dại, phối trộn với muối theo một tỉ lệ nhất định theo kinh nghiệm của người ẩm thực không quá mặn (khiến dưa bị khú hỏng, không chua), cũng không quá nhạt (khiến sản phẩm bị chua quá nhanh và chóng hỏng).

Trải qua thời gian lịch sử hàng nghìn năm, bằng hương vị khó quên của mình, dưa hành đã qua tay bao nhiêu thế hệ các bà, các mẹ trở thành món ăn mang hồn dân tộc Việt.

Những biến thể của dưa hành

Một số vùng miền Trung Việt Nam (như Nghệ An) còn sử dụng xơ và múi mít xanh để làm món nhút, một sản phẩm dạng dưa muối chua, nổi tiếng là nhút Thanh Chương.

Ẩm thực Miền Nam Việt Nam lại rất thịnh hành các loại quả chua (như xoài xanh, cóc xanh) bằm, trộn với ớt bột hoặc ớt tươi, đường, tỏi v.v. để tạo món tương tự như dưa chua, dùng rất ngon trong các bữa ăn như một đồ nhắm rượu.

Ngoài ra, một số vùng miền ở Việt Nam còn làm các loại mắm với sự kết hợp của các nguyên liệu như củ kiệu hoặc đu đủ xanh xắt lát mỏng, trút vào lu, hũ để tạo chua.

Món kim chi cải thảo, một trong số hàng trăm món kim chi của nền ẩm thực Triều Tiên cũng được làm theo kiểu Việt để trở thành một biến thể của dưa muối chua.

Cà pháo muối chua ăn kèm với canh rau ngót hay rau muống luộc chấm tương. Xu hào, đu đủ xắt lát thật nhỏ trộn chua là thành phần không thể thiếu của món bún chả Hà Nội. Bông điên điển muối chua nấu canh , dưa chua cải bẹ hầm v.v.

Dưa muối chua có thể được ăn như một trong những món rau trên mâm cơm thường nhật. Ngoài ra, nhiều loại dưa chua được sử dụng ăn kèm với một món ăn khác hoặc sử dụng trong những ngày lễ đặc biệt: Tết Nguyên Đán thường có dưa hành củ; các loại cà rốt, xu hào tỉa hoa muối xổi.

Theo Vitinfo