30 tháng 11, 2008

Tàu hũ chiên chua ngọt


Một món ăn chay hấp dẫn cho ngày Rằm, mồng Một và bất kỳ khi nào bạn thích. Tàu hũ được chiên dòn rồi trộn với sốt me chua ngọt và mè tạo nên hương vị đậm đà khó quên.



Cho 2 phần ăn
3 miếng đậu phụ
2 thìa bột trứng (sản phẩm thay thế trứng cho người ăn chay)
¼ bột bắp
Dầu thực vật


Nước sốt: 3 thìa giấm + ¼ chén nước + 2 thìa đường + 1 muỗng me + 1 muỗng sốt cà chua + 1 thìa mật đường + 1 thìa gừng giã nhuyễn + muối



Cắt tàu hũ thành hình tam giác hoặc khối vuông. Cắt nhỏ sẽ ít bị nát hơn và chiên mau dòn hơn cắt to.

Trộn bột trứng (egg replacer) với nước rồi đảo nhẹ với tàu hũ . Rắc bột bắp lên trên, hất nhẹ tay cho bột bắp bám đầy tàu hũ và hút ráo nước.

Đun nóng dầu ăn trong chảo không dính. Khi đợi dầu sôi, đánh đều các gia vị của nước sốt với nhau để có một hỗn hợp đặc sệt.

Chiên tàu hũ ngập trong dầu sôi tới khi vàng đều 2 mặt. Vớt tàu hũ ra để ráo dầu.

Trộn tàu hũ với nước sốt khi chúng còn nóng. Tưới nhẹ nước sốt lên trên, đảo nhẹ tay để tránh làm nát tàu hũ . Rắc thêm mè lên trên và dọn ăn nóng.

29 tháng 11, 2008

Tofu, a wonderfully nutritious food for you ( Đậu hũ, thức ăn bổ dưỡng )


There are 3 types of Tofu -

Silken

Soft

Firm

The Firm has the highest amounts of iron and protein and the second highest of calcium. It's really misleading to be named "Firm' as it's not particularly firm as the word suggests! Read the chart to see all the nutrients contained in just 4 ounces of Tofu:

PROTEIN ( g )
Silken 9.6
Soft 9
Firm 13

SODIUM ( mg )
Silken 30
Soft 8
Firm 9

CALCIUM ( mg )
Silken 40
Soft 130
Firm 120

Source: Composition of Foods: Legumes and Legume Products. United States Department of Agriculture, Human Nutrition Information Service.

28 tháng 11, 2008

Cách làm chao trắng đơn giản


Chao là món không thể thiếu trong thực đơn chay. Đôi khi người ta dùng chao như một loại gia vị, có khi lại dùng như nước chấm, lại có lúc chao dùng như một loại thức ăn bình dị mà không kém phần hấp dẫn. Thế mà cách làm chao lại đơn giản đến không ngờ...

Nguyên liệu

2 bìa đậu hũ trắng
50ml rượu trắng
1 thìa súp muối bột
1 thìa cà phê ớt bột
Lá chuối tươi


Thực hiện

* Đậu hũ lựa loại dày và chắc, rửa sạch, để ráo, cắt quân cờ.
* Dùng lá chuối xé tơi lót trong rổ tre, xếp đậu hũ lên trên.
* Xếp thêm lớp lá khác lên đậy lại sao cho đậu kín gió, hầm hơi và nổi meo.
* Để khoảng 3 ngày là đậu nổi meo dùng được, lấy ra rửa sơ lại bằng nước lạnh, không được rửa kỹ, đậu sẽ trôi hết meo.
* Pha nước muối với nước lạnh theo tỷ lệ sao cho khi ta bỏ hạt cơm trắng vào, hạt cơm nổi lên là được.

* Sắp đậu vào hũ. Đổ vào đó 2/3 nước muối, 1/3 rượu trắng, thêm ớt bột hoặc tiêu sọ tuỳ thích, đậy nắp kín, phơi nắng.
* Chờ vài tuần cho chao nổi lên là chao đã tới, ăn được và ngon. Để càng lâu chao càng ngấm và ngon hơn.

27 tháng 11, 2008

Tự làm chanh muối


Tuy có hơi mất thời gian, nhưng bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng của loại nước giải khát hữu hiệu trong mùa hè nóng bức này.

Nguyên liệu: Chanh 20 quả, phèn chua 1 thìa cà phê, muối hạt 200 g, nước 2 lít.

Cách làm: Đặt chừng 10 quả chanh vào rá, dùng một rá nhỏ khác, (hoặc xòe tay đặt lên trên) xát nhẹ cho vỏ chanh ra bớt nước chua và dễ thấm.

Pha phèn chua với 1 lít nước và 1 thìa súp muối hạt, đun sôi, thả chanh vào chần qua rồi vớt ra ngay. Phèn chua sẽ giúp chanh có màu trắng và vỏ chanh khi muối xong sẽ giòn, không bở.

Nấu 1 lít nước với phần muối còn lại (thả vài hạt cơm vào nước muối, nếu cơm chìm là còn nhạt, hạt cơm nổi lên thì mới đạt yêu cầu về độ mặn), lọc cho hết bọt đen, để nguội, lọc hết cặn muối.

Xếp chanh vào lọ thủy tinh sạch, nén một chiếc đĩa nhựa nhỏ lên trên để chanh khỏi nổi lên, đổ nước muối phủ ngập mặt chanh cách khoảng 2 cm. Dùng vải thưa làm nắp đậy tránh bụi rơi vào và hũ chanh vẫn thoáng khí. Phơi nắng cho đến khi thấy vỏ chanh trở màu trắng ngà, có thể đậy nắp kín. Khi phơi nhớ trở mặt lọ cho đều.

Chanh muối phơi nắng khoảng 1 tháng là dùng được, tuy nhiên để đến khoảng 3 tháng trở đi mới thật ngon.

Trường hợp bị nổi một lớp meo trắng trên mặt là do hũ không thật sạch hoặc bị vật lạ rơi vào. Khi ấy hớt bỏ lớp váng, đổ vào một thìa súp rượu đế. Khi lấy chanh ra dùng, nên lau thìa thật khô, không để thìa dính nước.

26 tháng 11, 2008

NHỮNG LÝ DO ĐỂ CHÚNG TA ĂN CHAY


Ăn chay giúp cơ thể không bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Nếu không có những dưỡng chất từ thức ăn thực vật sẽ không thể đảm bảo đủ những chất dinh dưỡng cần thiết cho chức năng của cơ thể con người.

Ăn chay giúp tránh được những chất béo cao và cholesterol. Thức ăn động vật có hàm lượng chất béo cao và chất báo bão hòa. Thực vật không có chứa cholesterol.

Ăn chay giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt chất xơ và các chất tinh bột cần thiết cho cơ thể.
Ăn chay còn giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin B, vì thịt rất ít vitamin.

Ăn chay giúp tránh được những hóa chất công nghiệp. Chúng tồn tại với hàm lượng cao trong chuỗi thức ăn, thực phẩm động vật chứa hàm lượng các chất hóa học nông nghiệp.

Ăn chay giúp hạn chế vi sinh vật gây bệnh. Có một số lượng lớn vi khuẩn và virus rất nguy hiểm phổ biến trong thịt động vật. Khi bạn ăn thịt, bạn cũng sẽ tiêu thụ những vi sinh trong thịt.

Thức ăn động vật có nhiều giun lãi và những sinh vật ký sinh.

Thời hạn sử dụng của hai loại thực phẩm là khác nhau. Thực phẩm thực vật giữ lâu hơn thực phẩm động vật.

Thực vật có khả năng chỉ thị mầm bệnh. Thực phẩm thực vật cho dấu hiệu chỉ báo tình trạng tồi tệ của bệnh tật.

Ăn chay giúp phòng ngừa bệnh tim. Ăn thịt lại gia tăng những nguy cơ của đau tim. Mối tương qua này được chứng minh từ những dữ liệu nghiên cứu của dịch tễ học.

Ăn chay giúp ngăn ngừa ung thư. Hầu hết những chất ngăn ngừa ung thư căn bản là vitamin C, B-17, hydroquionen, beta carotene, NDGA, không có chất ngăn ngừa ung thư nào có nguồn gốc từ động vật. Còn hầu hết thịt khi bị nấu sản sinh ra những dàn benzen và những phức hợp gây ung thư khác.

Ăn chay giúp phòng chống loãng xương.
Ăn chay giúp phòng chống sỏi mật và sỏi thận.
Ăn chay giúp phòng chống tiểu đường.
Ăn chay giúp phòng tránh đa sơ cứng.
Ăn chay giúp phòng chống chứng viêm khớp.
Ăn chay giúp phòng bệnh về răng nướu.

Ăn chay giúp phòng tránh mụn trứng cá. Tình trạng này sẽ nặng thêm bởi thức ăn động vật.

Ăn chay giúp tránh bệnh béo phì. Những nghiên cứu chứng thực rằng người ăn chay có xu hướng mảnh dẻ hơn người ăn thịt. Chứng béo phì được coi như một căn bệnh.

Giảm nguy cơ mắc các chứng ngộ độc đường ruột. Sản phẩm từ thịt động vật làm nhiễm trùng ruột kết.

Thời gian xâm nhập của mầm bệnh trong thực phẩm động vật vào cơ thể rất nhanh chóng. Độc tố từ thịt động vật di chuyển rất nhanh qua ông G.I, chỉ tốn một ít thời gian để phá hủy và tạo cơ hội cho những căn bệnh cho cơ thể.

Ăn chay giúp bù đắp sự thiếu hụt chất xơ. Chất xơ giúp hấp thu những chất báo ư thừa và quá lượng cung cấp số lượng và những sự hỗ trợ nhu động ruột. Thức ăn thực vật có hàm lượng chất xơ cao hơn thịt.

Thịt động vật có chứa nhiều chất thải cơ thể. Thức ăn từ động vật chứa đựng chất thải của chúng bao gồm adrenaline, urê và acid lactic,.v.v…

Ăn thịt động vật làm gia tăng dư thừa protein. Trung bình một người Mỹ ăn 400% RDA của lượng protein. Điều này gây ta sự dư thừa nitrogen trong máu và phát sinh nhiều vấn đề sức khỏe.

Ăn chay giúp kéo dài tuổi thọ. Những người sống lâu trăm tuổi thường duy trì một lối sống không ăn thịt thường xuyên.

Ăn chay mang lại một cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh. Bạn chỉ cảm thấy tốt hơn từ khi bỏ thịt và bắt đầu trở thành người ăn chay.


Ăn chay giúp nuôi dưỡng tình yêu thương động vật. Bạn sẽ yêu động vật như chính bản thân mình.

Bạn không thể tạo ra một thông điệp chống lại kỹ nghệ chăn nuôi nếu chính bản thân bạn ăn thịt.

Ăn chay là tôn trọng đời sống của loài hữu tình. Hãy bày tỏ lòng biết ơn đến với tạo hóa bằng việc tiêu thụ ít đi thức ăn mà bạn có thể.

Ăn chay tức là ủng hộ nền kinh tế.

Ăn chay sẽ giúp thúc đẩy phát triển công nghiệp cho quá trình công nghiệp hóa hiện đạo hóa bằng việc tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm của ngành công nghiệp.

Ăn chay là bạn đã thực hiện một nghĩa cử hy sinh nhưng còn rất nhỏ nhoi so với những gì loài động vật phải gánh chịu bằng cả tính mạng và cuộc sống của chúng.

Ăn chay là chế độ ăn kiêng tự nhiên tốt nhất.

Ăn chay là một sự chia sẻ. Nếu bạn tham gia vào việc giết thịt động vật, bạn sẽ phải trả giá cho những hành động của mình.

Ăn chay là tin tưởng và thực hành bất bạo động vì một thế giới an bình. Sự giết chóc thì đẩy bạo động vào khổ đau.

Ăn chay là bạn có ý thức và có quan điểm rõ ràng. Bạn biết bạn hành động cho lẽ phải. Bạn sẽ thấy một sự bình an, tốt lành trong lòng khi bạn quyết định duy trì không ăn thịt.

Ăn chay là một tấm gương. Sống theo cách này là bảo vệ “những giá trị bên trong” của bạn.

Ăn chay vẫn đảm bảo một sự thay thế dể dàng các nhu yếu dinh dưỡng cần thiết. Có nhiều rau cải hoàn toàn có thể thay thế cho các sản phẩm thịt.

(Theo The Whole Earth Vegetarian Catalogue)
Tâm Quang Nguyên chuyển ngữ

25 tháng 11, 2008

Nho đỏ rất tốt cho bệnh nhân tim mạch

Các nhà khoa học thuộc Trường đại học Madrid mới đây đã phát hiện ra khả năng kỳ diệu của loại nho đỏ, đó là chống lại căn bệnh nhồi máu cơ tim và đột qụy.

Để đi đến kết luận trên, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu trên 120 tình nguyện viên có độ tuổi từ 45 - 70 thường xuyên đối mặt với căn bệnh huyết áp cao và có nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Các tình nguyện viên này được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm. Nhóm một được bổ sung vào thực đơn hàng ngày bằng nho tươi và rượu vang nho đỏ, nhóm 2 không sử dụng nho cũng như thực phẩm chế biến từ nho.

Sau 16 tuần thử nghiệm kết quả cho thấy, huyết áp của 60 tình nguyện viên ở nhóm một được giảm trung bình tới 5% và cholesteron giảm tới 14%. Còn những tình nguyện viên ở nhóm 2 thì tình trạng này không được cải thiện.

Phát biểu trong lễ công bố kết quả nghiên cứu các nhà khoa học đã đưa ra lời khuyên cho những ai hiện đang phải đối mặt với bệnh tim mạch rằng hãy bổ sung vào thực đơn của mình một chút nho đỏ tươi hoặc rượu nho đỏ.

(Theo SK&ĐS)

24 tháng 11, 2008

Thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch

Trà xanh

Từ trước đến nay có rất nhiều nghiên cứu cho thấy trà xanh có đặc tính chống lại quá trình oxy hóa, giúp giảm được nguy cơ mắc các loại bệnh ung thư. Bên cạnh đó, chất phytonutrient trong trà xanh còn giúp cho các vi khuẩn có ích trong ruột phát triển tốt và ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại.

Cây quế
Được dùng rất nhiều trong các món tráng miệng và các món ăn Ấn Độ, quế rất giàu chất chống lại quá trình oxy hóa giúp cơ thể ngăn ngừa tụ huyết khốingăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn kể cả vi khuẩn gây hôi miệng. “Nhiều nghiên cứu còn cho thấy quế còn giúp ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tiểu đường loại 2. Bên cạnh đó, nó còn giảm cholesterol trong cơ thể”.


Quả việt quất ( Blue Berries )
Theo ông Ryan Andrews, người đứng đầu nghiên cứu tại Precision Nutrition, Canada thì quả việt quất tuy có hình dáng nhỏ bé nhưng lại có thể ngăn ngừa rất nhiều bệnh tật nguy hiểm từ ung thư cho đến tim mạch. Lượng chất chống oxy hóa chứa trong 100g quả việt quất nhiều hơn bất cứ loại quả nào khác.

Sung
Không những giàu kali, mangan và chất chống oxy hóa, quả sung còn giúp cân bằng độ pH trong cơ thể, không cho mầm bệnh có cơ hội phát triển. Thêm vào đó, chất xơ trong quả sung còn có thể làm giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường và hội chứng trao đổi chất. Những quả sung có vỏ màu sâm sẽ giàu dinh dưỡng hơn. Một tuần chúng ta nên ăn 4 quả sung để tăng cường hệ miễn dịch.

Quả lựu
Nhờ vào chất ellagitannins mà nước ép của quả lựu có thể giảm thiểu nguy cơ mắc hầu hết các loại bệnh ung thư đặc biết là ung thư tuyến tiền liệt. Có thể nói nưới ép quả lựu là một thức uống rất tốt cho nam giới vì vậy các quý ông nên uống mỗi ngày một ly nước ép lựu đã được pha loãng.

Ớt
Quả ớt có tác dụng kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể và giúp tiết ra endorphin, một hoạt chất tự nhiên tạo cảm giác hưng phấn, vui vẻ. Thêm vào đó, ớt còn là một thực phẩm làm gia tăng hương vị cho các món ăn mà không làm tăng hàm lượng chất béo hay calorie. Ớt còn rất giàu beta-carotene, một chất sẽ chuyển thành vitamin A trong máu có tác dụng giúp cơ thể chống lại các bệnh viêm nhiễm. Theo một nghiên cứu gần đây được đăng trên tạp chí Cancer Research thì ớt còn có đặc tính ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt. ( nên tránh ăn hột ớt - ăn vừa phải kích thích tiêu hóa - ăn quá nhiều sẽ làm nóng bao tử )

Nấm
Nấm không những ăn rất ngon miệng mà còn rất giàu chất chống oxy hóa ergothioneine, ngăn ngừa sự phát triển không bình thường của các tế bào. Theo các nhà khoa học, nấm còn giúp ngừa chứng viêm khớp, bệnh tim và ung thư. Nhiều loại nấm ăn còn có tác dụng an thần, trấn tĩnh, rất có lợi cho việc điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Gần đây, nhiều nhà khoa học còn phát hiện thấy một số loại nấm ăn có tác dụng phòng chống AIDS ở mức độ nhất định, thông qua khả năng nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.

Khoai lang
Khoai lang là một trong các loại thực phẩm tốt nhất trên trái đất. Ngoài khả năng chống lại những ảnh hưởng không tốt từ khói thuốc và ngăn ngừa tiểu đường, khoai lang còn chứa chất glutathione, một chất chống oxy hóa có thể tăng cường qua trình hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể, tăng cường hện miễn dịch đồng thời ngăn ngừa bệnh Alzheimer, Parkinson, bệnh gan, xơ nang, HIV, ung thư, đau tim và đột quỵ.

Gừng
Trái ngược với những điều mọi người thường nghĩ, củ gừng không thuộc rễ cây mà thuộc thân cây. Gừng không chỉ có công dụng là một loại gia vị làm tăng hương vị trong món ăn của người châu Á mà nó còn chứa rất nhiều hợp chất giúp cải thiện sức khỏe của chúng ta. Từ trước đến nay có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng chất gingerol trong gừng có khả năng chống lại ung thư, đặc biệt là ưng thư ruột kết. Càng kiên trì, sức khỏe của bạn sẽ càng được nâng cao. ( nóng trong người thì bớt lại nhen các bạn. Cái gì mà thái quá cũng không nên - tốt cho mùa đông làm ấm người )

23 tháng 11, 2008

Chè bưởi

22 tháng 11, 2008

Chuối nướng ( Video )

20 tháng 11, 2008

Đại Hội các món chay - Vu Lan 2007



19 tháng 11, 2008

Nho - Mỹ phẩm thiên nhiên có lợi cho sắc đẹp của chị em phụ nữ


Trong các loại thực phẩm thì trái cây, rau củ tươi bao giờ cũng được coi là loại thức ăn có lợi cho sức khỏe nhất. Ngoài tác dụng bồi bổ sức khỏe thì hầu hết mọi loại trái cây đều được dùng như những phương thuốc diệu kỳ giúp chị em phụ nữ duy trì vóc dáng và nhan sắc.


Trái nho - Một trong những loại quả chứa nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho cơ thể cũng là một trong những "vị cứu tinh" đặc biệt của phái đẹp và là một vị thuốc với nhiều công dụng bất ngờ.

Thực phẩm giàu dinh dưỡng

Nho là loại trái cây có vị ngọt, giàu chất dinh dưỡng, dễ chuyển hóa trong cơ thể tạo thành nhiều loại vitamin. Thông thường, 100g nho có chứa khoảng 4mg vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B9) và các chất khoáng vi lượng cần thiết cho cơ thể như kali, phosphor, can xi, lưu huỳnh, magne, sắt, natri, cobalt... Nho được coi là loại quả quý dùng để chế biến nhiều món ăn và đồ uống ngon, có màu sắc và có mùi thơm hấp dẫn như rượu nho, nước ép nhi, nho khô...

Tại Trung Quốc, nghề trồng nho đã có từ lâu đời và ở các nước phương Tây, nho là nguyên liệu chính để chế tạo ra rượu vang cùng những thức uống có cồn khác như cognac, champage... Rượu nho là loại thức uống quen thuộc của người Hy Lạp và người La Mã xưa. Ngày nay, rượu nho cũng là món đồ uống được ưa chuộng ở hầu hết mọi quốc gia trên thế giới.

Mỹ phẩm thiên nhiên

Từ xa xưa, cách đây khoảng 5000 năm trước Công nguyên, con người đã biết đến trái nho như một sản vật thiên nhiên đặc biệt quý giá. Vì thế, khi chưa xuất hiện nhiều loại mỹ phẩm được bào chế theo công thức hóa học như ngày nay thì phái đẹp đã biết chọn nho làm mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp hàng ngày.

Những ngày mùa đông hoặc khi thời tiết trở lạnh, nếu uống rượu nho hoặc ngâm mình trong bồn tắm với nho tươi thì da dẻ và đặc biệt là hai gò má sẽ trở nên hồng hào tự nhiên. Ở một số thẩm mỹ viện khách hàng còn được đắp da với bột men rượu nho hòa mật ong để giữ ẩm, giúp da luôn tươi tắn, hồng mịn.

Nho cũng có tác dụng rất tốt với da mặt. Với những người da nhờn thì đắp mặt nạ nho là giải pháp hữu hiệu để loại bỏ chất nhờn, cho làn da trắng hồng tự nhiên.

Nho là loại trái cây có vị ngọt, giàu chất dinh dưỡng, dễ chuyển hóa trong cơ thể tạo thành nhiều loại vitamin

Thần dược cho sức khỏe

Không chỉ có lợi cho sắc đẹp của chị em phụ nữ mà nho còn là loại trái cây có nhiều tác dụng về mặt y học. Nho tươi có tác dụng bồi bổ cho cơ thể khi mệt mỏi, đau ốm. Nước ép nho tươi có thành phần chống oxy hóa rất có lợi cho quá trình điều tiết ở da, chống ứ nước trong cơ thể.

Theo Đông y, quả nho có vị ngọt, chát, không độc. Khi ăn nho, những dưỡng chất có trong thịt quả nho sẽ ngấm vào kinh phế, tỳ và thận, có tác dụng bổ khí huyết, mạnh gân cốt, tăng lực, cường trí, lợi tiểu.

Nho được dùng để chữa các bệnh khí huyết hư nhược, gân cốt tê đau, phế hư và các bệnh đường tiết niệu. Gần đây nhiều nghiên cứu còn cho thấy tác dụng phòng chống ung thư của nho nhờ chất quercetin tiềm ẩn trong thành phần của loại quả này. Theo các nhà nghiên cứu thì mỗi ngày uống 1 - 2 cốc rượu vang đỏ chế từ quả nho tím thì có thể phòng ngừa được một số bệnh về tim mạch.

Ngoài ra trong thành phần của quả nho có 5 loại hợp chất đặc biệt là axit oleanolic, oleanolic aldehyde, betulin, betulinic axit và 5 (hydroxymenthy) - 2 (furfual) có tác dụng diệt khuẩn gây sâu răng và các bệnh về răng miệng.

Theo các từ điển y dược học của Mỹ thì nho còn có tác dụng chữa chứng ăn không tiêu, sốt, trĩ, táo bón và các bệnh về gan, thận. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng trong thành phần của quả nho còn có chất boron - một chất có tác dụng làm chậm lại hoặc ngăn ngừa chứng loãng xương ở người phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh và những người cao tuổi.

Theo_24h

18 tháng 11, 2008

Để bữa ăn thêm an toàn - tự làm dưa muối


Món ăn cổ truyền được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, việc buôn bán các loại dưa muối trên thị trường hiện nay được coi là "hái tiền từ đồ bỏ đi". Nguyên liệu để làm dưa muối thường là các loại đã bị thối, hỏng, vứt bỏ được tận dụng lại. Quá trình chế biến rất mất vệ sinh. Chưa kể đến việc để dưa mau chín và giòn họ phải trộn thêm dấm và một số hóa chất (đáng kể nhất là hàn the).

Hậu quả: Dưa muối vốn là món ăn kèm, không nên ăn nhiều vì hàm lượng muối thường rất cao. Loại dưa muối xổi đúng quy cách nhưng ăn quá sống cũng có thể gây ngộ độc nitrat. Các loại dưa muối trôi nổi trên thị trường dễ dàng gây ra tình trạng đầy bụng, ăn không tiêu hoặc ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy do mất vệ sinh và tồn dư các loại hóa chất độc hại (cả trong nguyên liệu và trong quá trình chế biến).

Giải pháp: Món dưa muối thực ra rất dễ làm. Công thức chung cho nước muối dưa là 3 muối - 1 đường (1 lít nước cho ba thìa súp muối bột và 1 thìa súp đường). Nấu hỗn hợp muối đường cho sôi và tan hết, sau đó để thật nguội và đổ vào hũ (vại) sau đó cho ngập nguyên liệu. Để từ 1 đến 3 ngày (tuỳ loại dưa), khi dưa có màu xanh ngả vàng là dùng được. Lần muối dưa sau bạn có thể tận dụng lại nước muối dưa cũ (nếu chưa có váng), chỉ cần thêm muối cho vừa mặn mà không cần thêm đường. Nên lưu ý muối dưa bằng hũ sành hoặc thuỷ tinh, không muối dưa bằng các vật dụng bằng nhựa và kim loại.

Theo_24h

17 tháng 11, 2008

Để bữa ăn thêm an toàn và tiết kiệm : tự làm giá đỗ


Chúng ta có thể đổ lỗi cho người sản xuất hám lợi, coi thường sức khỏe và cả tính mạng của người khác. Nhưng đôi khi, những người tiêu dùng cũng phải trách chính bản thân mình, nhiều khi đã ỷ lại, giao phó" quá nhiều cuộc sống của chúng ta cho sự ô nhiễm của thức ăn đường phố.

Gần đây, nhiều người lo ngại trước hiện tượng người làm giá sống sử dụng các loại hóa chất tăng trưởng...

Cũng là một loại thực phẩm làm từ đậu (đậu nành, đậu xanh) nên có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt với phụ nữ vì có rất nhiều vitamin C, caroten, chất khoáng, làm cho mái tóc óng mượt và còn có thể làm giảm béo. Tuy nhiên, gần đây, nhiều người lo ngại trước hiện tượng người làm giá sống sử dụng các loại hóa chất tăng trưởng (của Trung Quốc) để rút ngắn thời gian tăng trưởng và giữ cây giá tươi lâu, trắng, căng mọng, giòn.

Hậu quả: Không thể kể hết được những hậu quả tiềm ẩn của việc dùng các loại hóa chất kích thích tăng trưởng không rõ nguồn gốc. Thông thường giá đậu cần ít nhất 3 ngày (mùa hè) và khoảng 6 ngày (mùa đông) để cho ra thành phẩm, nhưng các loại hóa chất này cho ra giá sống chỉ sau khoảng vài tiếng ngâm ủ đậu.

Giải pháp: Cũng như trồng rau mầm, làm giá sống vừa là một hình thức cải thiện đời sống, vừa có thể được xem là một thú vui. Chọn đậu nành, đậu xanh loại tốt, hạt mẩy. Sau đó đem đãi sạch cát và bột vỏ, dội kỹ bằng nước sạch. Cho đậu vào nồi, xoong... phía dưới lót lá tre, đổ đậu lên, xong lại cho vào một lớp lá khác đậy kín lên mặt, đặt vỉ tre lên, cài que chặt lại để khi nghiêng hoặc úp nồi xuống đậu cũng không rơi ra được.

Cho nước vào nồi ngâm 30- 60 phút, sau đó gạn ra để nghiêng nồi lại. Chú ý là nước để ngâm và cho uống hàng ngày phải là nước sạch. Khi thấy cây giá mọc dài, mập, hai mảnh của hạt đậu đã teo lại, có màu vàng tươi là lúc chất protein dự trữ đã chuyển hết thành đường dễ tiêu, nên cây giá mập mạp, ngon và hết mùi tanh đậu. Ủ như vậy thì 1kg đậu sẽ được 5- 6kg giá.

Theo_24h

16 tháng 11, 2008

Cách làm đậu phụ rất đơn giản và tiết kiệm


Chúng ta có thể đổ lỗi cho người sản xuất hám lợi, coi thường sức khỏe và cả tính mạng của người khác. Nhưng đôi khi, những người tiêu dùng cũng phải trách chính bản thân mình, nhiều khi đã ỷ lại, giao phó" quá nhiều cuộc sống của chúng ta cho sự ô nhiễm của thức ăn đường phố

Chúng ta hãy cùng xem xét một số loại thực phẩm có mặt trên thị trường để thấy được mức độ độc hại của chúng. Đồng thời, tham khảo một số cách chế biến thực phẩm đơn giản để thấy rằng, tự bảo vệ mình đôi khi không mất nhiều thời gian và công sức như chúng ta tưởng tượng. Đôi khi, chúng còn trở thành một thú vui.

Đậu phụ

Đậu tương, đậu nành nguyên liệu để làm ra các loại đậu phụ là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng cho cơ thể. Và theo lý thuyết thì đậu phụ cũng là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng, lành tính, mà lại rẻ tiền. Tuy nhiên, đáng tiếc là phần lớn các cơ sở sản xuất đậu phụ hiện nay đều coi thạch cao là chất kết dính chủ chốt. Chỉ vài thìa thạch cao là đủ cho một mẻ đậu (một thùng nước đậu khoảng 40 lít).

Tuy nhiên, dùng thạch cao thì đậu sẽ không béo. Vì vậy, để tăng độ béo, thơm cho sản phẩm, người sản xuất có thể cho thêm bột béo công nghiệp (giá vài ngàn đồng/1 gói/1kg dùng cho vài mẻ đậu).

Hậu quả: Chưa có kết luận cuối cùng về tác động của thạch cao đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Trên lâm sàng thử nghiệm cho thấy cho quá nhiều thạch cao khiến ăn đậu như ăn vôi, gây đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

Giải pháp: Cách làm đậu phụ rất đơn giản và tiết kiệm. Có thể kết hợp làm thêm sữa đậu nành, sữa chua đậu nành, phomat chay. Nguyên liệu chỉ bao gồm đậu tương và nước chua (nếu chua thì có thể dùng chanh, dấm). Ngâm đậu tương 1 ngày cho nở; đãi vỏ; cho tất cả đậu + nước lã vào máy xay sinh tố xay cho mịn; lọc dung dịch trên qua một cái rây; nước đã lọc cho vào cái xoong và đun lên (cỡ chừng 800C, hoặc nhìn thấy nước sủi tăm lên) thì đổ vào đó ít nước chua; đến khi chớm sôi thì tắt bếp, bắc nồi ra, đậy vung lại.

Chờ đến lúc đậu kết tủa hẳn lại thì đem ra lọc, bỏ nước đi. Thế là ta có một món đậu không hàn the, không phụ liệu nguy hiểm, sẵn sàng cho việc chế biến các món ăn thơm ngon.

(Theo_24h)

14 tháng 11, 2008

Dùng chanh làm đẹp


Giúp tóc bóng mượt: Sau khi đã xả sạch dầu gội, ta gội lại một lần nữa bằng nước có pha nước cốt chanh. Không nên thoa nước cốt chanh trực tiếp lên tóc, vì sẽ khiến tóc bắt nắng nhanh hơn.

Xóa vết thâm đen nơi khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân: Chuẩn bị 1 thìa súp dầu thực vật hoặc dầu ô-liu, 15 giọt chanh, 1 thìa súp mật ong. Trộn đều hỗn hợp trên, thoa lên vùng da thâm, chai sần. Để khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Lưu ý tránh ánh nắng mặt trời trong vài giờ sau khi sử dụng.

Làm đẹp cho móng: Nếu móng tay và móng chân của bạn ố vàng hoặc quá mỏng, mềm, hãy ngâm chúng vào dung dịch nước chanh pha loãng. Thực hiện thường xuyên, móng tay, móng chân của bạn sẽ bóng và khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, nếu móng tay khô, dễ gãy, mỗi ngày 2 lần (sáng và tối), bạn hãy thoa nước cốt chanh lên trên móng. Thực hiện liên tục trong một tuần.

Làm mềm da tay và da chân: Nước cốt chanh, một nhúm đường vàng hoặc muối. Hòa tan đường hoặc muối với nước cốt chanh, thoa đều lên vùng da thô ráp. Massage nhẹ trong khoảng 2-3 phút. Sau đó, thoa kem giữ ẩm cho da.

Giảm cân: Trước khi ăn sáng, bạn nên tạo thói quen uống 1 ly nước lọc hòa cùng 2 thìa cà phê nước cốt chanh. Điều này giúp bạn cảm thấy sảng khoái, hưng phấn, phần nào hạn chế khả năng hấp thụ chất béo, giải độc cho cơ thể. Bạn có thể uống nóng hoặc lạnh, tùy khẩu vị.

13 tháng 11, 2008

Chè bạch quả củ năng ( Video Nấu Ăn )

12 tháng 11, 2008

Cách chọn lựa thực phẩm khô


Cách chọn thực phẩm ngon:

Măng khô: Măng khô nói chung ngon là loại măng có màu vàng hơi nâu, còn lưu giữ mùi hương đặc trưng là măng mới. Măng khô chọn măng búp vàng đều không có xơ là măng non. Măng khô thường có 4 loại: măng trúc, măng nứa, măng vầu, măng lưỡi lợn.

Măng trúc nhỏ và nhọn đầu ăn giòn, ngọt. Măng nứa và măng vầu mềm hơn. Ba loại măng này thường được dùng để xào hoặc nấu canh.

Măng lưỡi lợn là loại măng củ, bổ miếng và được sấy khô, khi nấu xắt miếng hình lưỡi lợn và thường được hầm với thịt heo, chân giò trong các bữa cỗ.

Nấm hương: Chọn những cây nấm “cúc áo” - là nấm hương vừa nhỏ, chân nhỏ, mình dày. Nấm có màu hơi nâu, dày to đều nhau, có mùi thơm đặc trưng của nấm hương và sờ khô tay.

Nấm mèo (mộc nhĩ đen): Chọn những cây cánh to, dày, có màu đen và có một lớp nhung phủ lên cánh nấm. Nấm khô, giòn là loại ngon.

Cách sơ chế:

Nấm mèo: trước khi sử dụng khoảng 30 phút hãy ngâm trong nước nóng để tránh nấm quá mềm và mất độ giòn. Ngâm nấm ngập trong nước để nấm nở đều sau đó rửa sạch bằng nước lạnh, cắt bỏ gốc.

Nấm hương: Nên rửa sạch qua bằng nước lạnh một lần rồi cho vào ngâm với nước sôi, ngâm ngập nấm để nấm nở đều. Có thể dùng nước nấm để nấu canh, mùi vị sẽ rất thơm ngon.

Măng: Nên ngâm với nước ấm khoảng 1 tuần và thay nước hằng ngày hoặc có thể dùng nước gạo để ngâm măng sẽ giúp măng nhanh mềm, trắng và sạch. Trước khi nấu, cho măng vào nồi luộc sôi khoảng 15 phút, đổ nước đi sau đó cho nước lạnh vào luộc tiếp. Luộc đi luộc lại khoảng vài lần khi măng mềm là được.

Theo Bếp gia đình

11 tháng 11, 2008

Nói về Ăn chay ( Thích Tâm Hải )

10 tháng 11, 2008

Thực phẩm giúp não trẻ khỏe

Quả việt quất

loài quả mọng này giàu chất chống oxy hóa có tác dụng đẩy lùi lão hóa và chúng cũng sở hữu các chất bảo vệ thần kinh có thể trì hoãn sự tấn công của hiện tượng mất trí nhớ liên quan đến tuổi tác bằng cách bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn hại do các nguyên tố hóa học hoặc chấn thương. Ngoài ra chúng còn có khả năng kháng viêm – một trong những nhân tố gây lão hóa.

Quả hạch và hạt

Quả hạch và hạt là những thực phẩm kỳ diệu cho bộ não. Chúng rất giàu protein, axit béo và khoáng chất amino arginine có tác dụng kích thích tuyến yên ở cuống não nhằm giải phóng hormone tăng trưởng – một chất suy giảm nhanh chóng sau tuổi 35.

Bạn nên ăn vặt quả hạch và hạt giữa các bữa ăn chẳng hạn như đậu phộng, đỗ tương, đậu Hà Lan, hạt dẻ, quả óc chó, hay hạt bí ngô nhằm nuôi dưỡng và hỗ trợ não bộ. Bạn cũng nên luôn mang theo những đồ ăn nhẹ này theo mình để dùng khi cần thiết.

Các loài rau họ cải

Cây bông cải xanh, súp lơ và cải Brussels tất cả đều giàu choline – một chất dinh dưỡng cần thiết cho trí nhớ và sức khỏe của bộ não. Choline là nguyên tố cấu thành nên chất dẫn truyền thần kinh giúp não làm việc hiệu quả và minh mẫn. Khi chúng ta già đi, sản lượng choline tự nhiên của cơ thể giảm sút và hoạt động hóa thần kinh của nó cũng yếu dần đi. Bạn có thể ăn các loại thực phẩm giàu choline nhằm tăng sản lượng acetylcholine giúp cải thiện năng lực não bộ. Các nguồn cung cấp choline khác bao gồm: trứng, đậu nành, lạc, cải bắp, đậu đen và đậu lửa.

Vi tảo

Các loại vi tảo từ đại dương và các khu hồ chưa bị ô nhiễm, bao gồm tảo màu xanh lục – lam, spirulina, chlorella, rong biển và tảo bẹ dễ tiêu hóa, có nhiều protein và các nguyên tố giàu năng lượng và chứa hơn một trăm loại khoáng chất! Nên bổ sung vi tảo vào chế độ ăn để có một bộ não khỏe mạnh và minh mẫn

Theo Người tiêu dùng

9 tháng 11, 2008

Sức khỏe và sắc đẹp với nấm

Trong rất nhiều loại thực phẩm mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người thì nấm là một trong những loại thức ăn vừa giàu chất dinh dưỡng vừa có khả năng điều trị và khám bệnh hiệu quả. Ngoài ra với phụ nữ, nấm ăn còn là thực phẩm tuyệt vời giúp duy trì sức khỏe và sắc đẹp.

Nấm được xếp vào loài thực vật bậc thấp còn gọi là tản thực vật. Trong thân cây nấm không có chất diệp lục như các loại cây xanh vì vậy chúng phải sống và phát triển nhờ vào chất hữu cơ có sẵn trên thân cây của một loại cây nào đó. Nấm gồm hai loại là nấm ăn và nấm độc.

Theo kinh nghiệm của những người sành ăn nấm và từ đúc kết của những cơ sở nghiên cứu cho thấy: Nấm độc thường là loại nấm có màu sắc sặc sỡ, mùi thơm hấp dẫn. Còn nấm ăn là loại nấm được trồng cấy, chăm sóc cẩn thận, đảm bảo an toàn, vệ sinh. Những loại nấm ăn phổ biến thường có bán ngoài thị trường là nấm hương, nấm rơm và nấm mèo (còn gọi là mộc nhĩ).

Nấm hương (còn có tên gọi khác là nấm đông cô, hương cô): chứa khá nhiều đạm, khoáng chất, vitamin B, C và các chất như canxi, niacin, nhôm, sắt, magiê...Trong thành phần của nấm hương có khoảng 30 loại enzym và các axit amin tối cần thiết cho cơ thể. Nấm hương được xem là món ăn và là vị thuốc quý cho những người bị thiếu máu, cao huyết áp, tiểu đường, trẻ em suy dinh dưỡng...

Nấm rơm: là loại nấm có mũ trên đầu, mọc lên từ những đống rơm dạ đã bị mục. Nấm rơm được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, bổ và rất tốt cho sức khỏe như: nấm rơm xào rau dền, trứng đúc nấm rơm, cá chép chưng nấm rơm và rau thì là... Cũng như nấm mèo, nấm rơm là món ăn có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư.

Nấm mèo (mộc nhĩ): chứa nhiều protit, khoáng chất, vitamin, lecithin, cephalin và sphingomyelin. Nấm mèo có hàm lượng chất sắt cao hơn cả rau cần và gan heo. Nấm mèo thường được dùng làm thức ăn và bào chế thuốc chữa bệnh cho những người bị xuất huyết, táo bón, viêm dạ dày mãn tính, thiếu máu. Ngoài ra nấm mèo cũng là loại thực phẩm có tác dụng phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, kháng khuẩn, chống phóng xạ và kìm hãm một số chủng tế bào ung thư phát triển.

Các loại nấm ăn có hàm lượng calo thấp với thành phần chủ yếu là nước thích hợp dùng trong thời kì ăn kiêng giảm mập ở phụ nữ. Đặc biệt, trong các loại nấm ăn đều có chất chống lão hóa mang tên L-ergothionrine, chất này chỉ có ở nấm và không bị mất đi trong quá trình chế biến nấm.

Nhiều nghiên cứu về sinh học cũng cho thấy, trong nấm có nhiều chất miễn dịch giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú ở phụ nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Trong thành phần của nấm cũng có hàm lượng khoáng chất potassium cao, có khả năng ngăn chặn chứng cao huyết áp rất nguy hiểm ở người.

Những lưu ý cần khi ăn nấm

- Không ăn nấm có màu sắc sặc sỡ và mùi thơm vì đây là những đặc trưng thường thấy ở nấm độc.

- Không ăn nấm dại khi còn non để tránh ăn nhầm phải nấm độc.

- Không ăn những loại nấm mà khi cắt, vết cắt có rỉ ra chất trắng như sữa.

- Không ăn nấm đã quá già.

- Không ăn nấm không rõ nguồn gốc.

- Nên chọn mua nấm ở những nơi chuyên sản xuất, kinh doanh nấm ăn hoặc ăn nấm tự trồng.

(Theo 24h)

8 tháng 11, 2008

5 thực phẩm “thanh lọc” cơ thể giúp bạn có một sức khoẻ tốt


Tác dụng thanh lọc giải độc cho cơ thể có trong các loại thực phẩm quen thuộc sau sẽ giúp bạn luôn có một sức khoẻ tốt và vóc dáng như ý.

1. Tỏi

Tỏi có tác dụng giải độc, làm sạch cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Tỏi cũng được biết đến với tác dụng ngăn ngừa máu vón cục và giảm cholesterol.

2. Giấm rượu táo

Giấm rượu táo chứa nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng làm lành các vết thương trong cơ thể và cải thiện hệ tiêu hoá. Giấm rượu táo giúp tẩy các chất độc trong cơ thể rất hiệu quả.

3. Nước

Nước có tác dụng loại bỏ độc tố trong cơ thể rất tốt vì thế nên uống đủ nước hàng ngày để cơ thể luôn khoẻ mạnh và tươi trẻ.

4. Quả việt quất

Quả việt quất có chứa nhiều chất chống ôxy hoá và dinh dưỡng có tác dụng làm sạch các độc tố trong cơ thể. Ăn hoặc uống nước ép quả việt quất đều có tác dụng như nhau.

5. Chanh

Chanh có tác dụng làm sạch và giúp cơ thể khoẻ khoắn sảng khoái. Giải độc cho cơ thể bằng chế độ ăn và uống nhiều nước chanh giúp duy trì sự thanh lọc cơ thể từ 7-10 ngày. Chanh còn có tác dụng giảm cân và rất tốt với sức khoẻ.

Nguồn: Dân T

7 tháng 11, 2008

Cà rốt - Nên ăn sống hay chín?


Cà rốt là loại củ ngậm đường và có hàm lưọng vitamin A rất cao. Nhiều người thích ăn sống và làm nộm cà rốt vì cho rằng sẽ hấp thụ được hết lượng vitamin có trong đó, thực tế không đúng như vậy.

Cách sử dụng tốt nhất

Caroten có trong cà rốt cũng chính là bán thành phẩm của vitamin A, nghĩa là nguồn sinh ra vitamin A. Tuy nhiên, đây lại là chất khó hấp thu đối với cơ thể. Vì vậy, nếu ăn sống hay làm nộm thì 90% caroten trong cà rốt không được dạ dầy hấp thu.

Bản chất caroten là chất chỉ tan trong dầu mỡ nên việc ninh, nấu chín cà rốt với dầu mỡ là cách tốt nhất để sử dụng triệt để lượng vitamin dồi dào có trong loại củ này. Khi ấy, caroten đã hoà tan được chuyển xuống ruột non và dưới tác dụng của niêm mạc ruột sẽ chuyển thành vitamin A giúp cơ thể hấp thu dễ dàng.

Bên cạnh, đó các nhà dinh dưỡng cũng khuyên người sử dụng chỉ nên nấu lượng cà rốt vừa đủ ăn trong một lần bởi carotin là chất có tính ổn định trong kiềm, axit và nhiệt nhưng lại oxi hoá trong không khí, nhất là dưới tác dụng của tia tử ngoại. Ngoài ra, các thức ăn có cà rốt không nên để bên ngoài tiếp xúc với không khí.

Cà rốt, vị thuốc quý

Ngoài carôten, cà rốt còn có một hàm lượng đường cao hơn các thứ rau quả khác, cùng 9 loại acid gốc NH2, COOH và các khoáng chất phốt pho, canxi, sắt, đồng, flo, magiê..... Tinh dầu trong cà rốt cũng có tác dụng diệt khuẩn.

Cà rốt không chỉ là một loại rau có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là vị thuốc rất có hiệu quả. Theo các nhà khoa học những người thường xuyên phải làm việc ở môi trường độc hại và tiếp xúc nhiều với sóng điện tử nên ăn nhiều cà rốt có nhiều caroten bởi caroten có thể chuyển hoá thành vitamin A giúp sáng mắt và đề phòng bệnh quáng gà và khô mắt.

Các nhà khoa học Mỹ đã có công trình nghiên cứu về cà rốt và đưa ra kết luận: carôten trong cà rốt có tác dụng phòng chống bệnh ung thư.

Chưa hết, cà rốt còn chứa một lượng insulin, làm giảm 1/3 đường trong máu, là thực phẩm lý tưởng cho người bị bệnh tiểu đường và cũng có tác dụng hạ huyết áp, nên rất tốt với người bị cao huyết áp. Đặc biệt, hạt cà rốt có chứa chất B bisabolen có tác dụng hạn chế sinh đẻ.

Theo Y học cổ truyền thì cà rốt tính cam, bình, hạ khí, bổ trung lợi, trường vị, an ngũ tạng (sách Bản thảo cương mục) và nhuận thận mệnh, tráng nguyên dương, ấm chân tay, trừ hàn thấp (sách Y lâm quả yếu). Cà rốt có thể chữa một số bệnh dưới đây:

- Mắt quáng gà, khô giác mạc: ăn cà rốt xào (Ẩm thực trị liệu chỉ nam).

- Huyết áp cao, tiêu hóa kém, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng: cà rốt (không quá 120g/ ngày) cạo vỏ, thái nhỏ, nấu cháo với gạo tẻ ăn hàng ngày chia 2 bữa sáng - tối.

- Đi lỵ mãn tính và ỉa chảy: cà rốt nấu chín tới, ăn liên tục trong vài ngày.

- Ho gà: cà rốt 200g, đại táo 12 quả cùng 3 bát nước, sắc lên còn 1 bát chia 3 lần uống/ ngày. Uống liên tục 10 thang (Lĩnh Nam thảo dược chí).

Cuối cùng, các bạn gái có thể tự làm cho mình mặt nạ cà rốt để có làn da mặt sáng đẹp bằng cách: luộc chín cà rốt, sau đó nghiền nát rồi trộn đều với mật ong. Quệt từ từ hỗn hợp lên mặt, đợi khoảng 10 phút rồi sau đó rửa sạch bằng nước lạnh

Theo Người tiêu dùng

6 tháng 11, 2008

Nấm - Thực phẩm phòng ung thư hiệu quả


Các nhà khoa học thuộc hiệp hội chống ung thư Mỹ đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: Sử dụng nấm thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư một cách hiệu quả, đặc biệt là ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến.

Có rất nhiều các loại nấm được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày như: nấm rơm, nấm hương, nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm mèo, nấm kim châm…

Sau khi phân tích, các nhà khoa học kết luận: Các thành phần dinh dưỡng tự nhiên có trong các loại nấm ăn không những giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lão hóa mà chúng còn giống với thành phần của các chất chống ung thư.


Ăn nấm thường xuyên sẽ kích thích cơ thể sản sinh hoạt chất inteferon, giúp ức chế được quá trình sinh trưởng và chuyển lưu của các loại vi rút, ngăn ngừa quá trình hình thành và phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể.

Các polysaccharide trong nấm có khả năng hoạt hóa miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B. Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể đối với các bệnh ung thư.

Phụ nữ thường xuyên ăn nấm giúp lưu thông khí huyết, thải độc tố ra ngoài cơ thể, làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Axít linoleic có trong nấm có tác dụng tốt trong việc điều hòa khả năng hoạt động của các tế bào sinh dục nam, ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt.

Tuy nhiên, một điều vô cùng quan trọng là cần phân biệt được nấm ăn với các loại nấm độc để không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Theo Dân trí

5 tháng 11, 2008

Tại sao táo ( bom ) cực kỳ tốt cho đường ruột?

Táo và nước táo ép luôn mang lại hiệu quả tích cực đối với hầu hết các bộ phận của cơ thể, đặc biệt là đường ruột. Nghiên cứu mới đây cho thấy chất pectin trong táo và chất polyphenol trong nước táo là những hợp chất quan trọng tạo nên các chất chống ung thư trong suốt quá trình lên men tại đường ruột.

Nhà nghiên cứu người Đức, TS Dieter Schrenk và các cộng sự đưa ra giả thuyết rằng hợp chất butyrate có thể tăng lên nhờ sự hiện diện của chất pectin trong táo tươi và chiết xuất từ nước táo ép.


Butyrate được cho là chất chuyển hóa tự miễn, có thể ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ác tính, gây ung thư ruột kết, một căn bệnh rất phổ biến ở các nước công nghiệp phương Tây. Đây là một axit béo chuỗi ngắn, được xem là một trong những yếu tố quan trọng bảo vệ lớp mucosa, lớp trong cùng của thành ruột (ruột có 4 lớp), nơi chứa các tuyến tiết dịch.

Các nhà nghiên cứu lưu ý: "Chất butyrat không chỉ là một yếu tố dinh dưỡng quan trọng đối với hệ ruột mà còn giữ vai trò quyết định trong việc bảo vệ, chống lại căn bệnh ung thư".

Ngoài ra, táo cũng là nguồn chất xơ tự nhiên rất tốt cho cơ thể, hỗ trợ giảm cân hiệu quả trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

Theo tạp chí Dinh dưỡng (Mỹ).

4 tháng 11, 2008

Các Điều Căn Bản Khi Nấu Món Chay


Cách giữ đậu hũ cho ngon: Đậu hũ mua ở chợ đem về nấu nước sôi để chút muối , luộc sơ, trút ra rổ để ráo nước,làm như vậy miếng đậu hũ mềm và thấy tươi hơn

Cách Làm nấm đông cô khô: Nấm đông cô lựa loại dầy, rửa sạch sẽ, ngâm vài giờ cho nấm nở ra, sau đó vớt nấm ra. Nước ngâm nấm còn lại lọc cho trong, đổ vô nồi cho chút đường, bỏ nấm vào nồi và luột sơ, trút nấm ra rổ cho ráo. Lấy chảo cho chút dầu olive, rồi để nấm vào xào sơ. Nếu chưa ăn nấm hết một lần, thì để nấm vào bọc nylon, cột chặt để vào tủ đá ăn dần.

Cách làm cọng mì giòn và không dính: Mua loại mì không có trứng ở chợ. đem về xổ ra ,hấp cách thủy ( dùng loại xửng để hấp bánh) chừng 15 phút là được. Xong đổ mì xuống cái xửng tầng dưới có nước đun sôi, lấy đũa quậy đều cho các sợi mì không bị dính lại, chừng 3 vòng là được, trút mì ra rổ cho ráo, rửa sơ lại. Làm xong có thể ăn mì có nước hay mì khô tùy ý.

Cách nấu nước giấm để làm các loại đồ chua:
Đổ 1 chén giấm, 2 chén đường, 1 muỗng cafe muối bọt vào nồi nấu cho sôi, để nguội. Có thể dùng giấm đã nấu nầy trong các loại đồ chua như dưa cải, dưa rau muống, cà rốt, cải trắng, v.. v... nhớ đừng ngâm đồ chua khi gấm còn nóng .

Những món ăn chuyên nấu từ đậu hũ là loại thực phẩm mềm, độ dinh dường cao chế biến từ đậu nành - thích hợp cho người lớn tuổi khó nhai nuốt.

Lưu ý:

Đừng nên lạm dụng những loại thực phẩm chay đã chế biến công nghiệp tạo hình thành món mặn như tôm, cá, bò gà v.v... Vì những loại thực phẩm này sử dụng rất nhiều hóa chất trong công nghệ làm cứng giòn, bảo quản đóng hộp.

Sử dụng các loại rau củ tươi hơn là các loại thực phẩm dự trữ dạng khô.

Các món chay nói chung đều là rau củ cho nên nuớc hầm các loại rau củ là một loại nuớc dùng chay rất tốt. Vừa có thể dùng làm các món súp; pha trộn để chế biến các thứ bánh chay thay cho nước lọc, làm các món canh, v.. v...

Vị ngon của các món chay ngon thường là do các loại thực phẩm rau củ tươi, còn hương thì nên sử dụng gia vị một cách linh hoạt để cho ra món có hương vị khác biệt cho dù chỉ dùng một loại thực phẩm chính.

Xếp các món chay và phân loại theo nguyên tắc làm chín như món mặn là: hấp, kho, xào, luộc, hầm, nướng (thí dụ như các loại bánh làm bằng bột nhồi với nuớc dùng)... sẽ dễ ra thực đơn hơn.

Theo VietLove

3 tháng 11, 2008

Thịt Quay Chay


VẬT LIỆU - THỰC HÀNH

Phân lượng vật liệu chỉ có tính tượng trưng.

1. Chuẩn bị nước dùng chay: Hầm các loại củ quả như cà rốt, su su, bắp cải... cắt nhỏ; cứ mỗi kí lô nấu nhỏ lửa với 2 lít nước, còn lại 1,5 lít, để nguội, lọc lược qua túi vải cho nước trong đẹp, nêm chút muối cho đậm đà chứ không mặn. Sử dụng nước hầm các loại rau củ này để chế biến các món chay nói chung.

2. Làm phần da với vỏ bánh mì: Dùng loại bánh mì vỏ cứng giòn, ruột mềm xốp. Đây là loại bánh mì quen thuộc ở VN có nhiều kích cỡ lớn nhỏ, nhiều quốc gia như Pháp, Ý cũng có loại bánh mì này. Mặt trên bánh có một vết xẻ dọc hoặc hai ba vết xẻ chéo cho bánh nở rộng, mặt dưới liền lạc. Dùng dao, kéo cắt khoét lấy phần mặt dưới của ổ bánh thành một miếng thẳng thớm, xé lột bỏ bớt phần ruột mềm cho phần vỏ còn dày khoảng non một phân (# 1cm). Chỉ sử dụng phần vỏ cứng này, cắt ra thành từng miếng chừng nửa bàn tay cho dễ làm

3. Tẩm ướp phần vỏ bánh: Nếu bạn có một công thức riêng nào đó hay dùng tẩm ướp phần da heo quay mặn, miễn sao không có phụ gia gốc động vật, đều có thể dùng được. Hoặc dùng công thức gợi ý như sau: 2 muỗng súp nước trong hủ chanh muối + 4 đến 6 muỗng nước lọc + 1 hoặc 2 muỗng súp mật ong cho hỗn hợp vừa có vị ngọt nhẹ + ½ muỗng cà phê ngũ vị hương + 1 muỗng súp dầu ăn + vài giọt xì dầu cho hỗn hợp sẩm màu lại. Dùng cọ sạch quét một lớp hổn hợp gia vị lên cả hai mặt trong ngoài của miếng vỏ bánh, để qua mươi lăm phút cho khô rồi quét lại một lần nữa, để khô hoàn toàn.

4. Làm phần mỡ với bột năng: Dùng 1 chén bột năng, châm từ từ vào chừng 1 chén nước dùng chay cho hỗn hợp vừa sệt, bắc lên bếp, nhỏ lửa, khuấy bột năng nửa sống nửa chín, hỗn hợp phải đặc sệt nhưng đổ ra vẫn ở dạng chảy được. Thời gian khuấy một chén bột chỉ chừng hai phút. Để nguội bột.

5. Làm phần thịt nạc với đậu xanh:
- Dùng một chén đậu xanh đã đải vỏ, nấu chín như nấu cơm rồi tán nhuyễn mịn hoặc tùy ý thay đậu xanh bằng khoai môn lột vỏ cắt miếng, hấp chín, tán nhuyễn mịn.

- Khuấy 2 muỗng súp bột năng với 2/3 chén nước dùng nguội. Tùy thích thêm vài giọt màu đỏ, hồng ..(loại màu thực phẩm hay dùng làm kem bánh ngọt) vào nước bột khuấy đều để tạo màu .

- Cho nước bột vào bột đậu bắc lên bếp, nhỏ lửa, khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp sệt mịn lại, tùy ý nêm trộn đều với chút xíu muối, tiêu, dầu ăn.

6. Tạo hình cách : Đổ lên mặt trong miếng vỏ bánh mì một lớp bột năng dày chừng 3 phân, tải đều ra, xong rồi đổ tiếp lên một lớp đậu xanh dày chừng 4 đến 5 phân, đắp nặn thành khối đẹp mắt, lớp bột đậu này sẽ đè lớp bột năng lún xuống là vừa đẹp hoặc tùy vào độ sệt của bột và sự khéo tay của người làm. Khi thao tác trét bột nên lưu ý làm nhẹ và đều tay sao cho nhìn thấy ba phần da, mỡ, đậu xanh, liền lạc. Tạo hình cách 2 dạng miếng ba chỉ: Làm như cách 1 nhưng trét chen kẻ hai lần cứ một lớp bột năng dày 1 phân, rồi một lớp bột đậu dày 2 phân.


7. Sơ chế: Chuẩn bị xửng hấp, nước sôi lớn. Dùng dĩa sứ, để ngửa từng miếng bánh đã trét các lớp bột vào dĩa, hấp chỉ trong một phút trở lại vừa đủ cho lớp bột năng chín đều và trở trong là được, đừng hấp lâu, lớp vỏ bánh sẽ bị nát và đây cũng là lý do tại sao nên làm từng miếng nhỏ. Hấp xong để nguội hoàn toàn cho phần vỏ khô ráo hẳn . Khâu này có tác dụng duy nhất là làm cho phần bột năng chín, đông lại và có sắc trong.

8. Chiên: Chuẩn bị xẻng phẳng; chảo đáy phẳng, chảo không dính càng tốt, cho vào một lượng dầu vừa đủ ngập phần da vỏ của miếng bánh, để dầu nóng vừa, đặt ngửa vào chảo cho phần vỏ cứng tiếp xúc với đáy chảo, khi thao tác chiên, dùng xẻng ép nhẹ tay lên mặt cho phần vỏ tiếp xúc đều với đáy chảo, múc từng ít dầu rưới đều lên mặt đậu một hai lần cho thấm vị dầu. Chiên trong thời gian rất ngắn kẻo cháy vỏ bánh, vừa đủ thấy lớp vỏ phồng dộp lên là dùng xẻng xúc ra liền và luôn để ngửa miếng . Để nguội.

9. Cắt “thịt” quay chay: Để ngửa lên mặt thớt, phần da tiếp xúc với thớt, dùng dao mỏng bén đặt lên mặt đậu rồi nhẹ tay xắn thành từng miếng từ trong ra chứ không phải chặt từ ngoài vào. Tùy ý xắn thành miếng to nhỏ, khi sắp vào dĩa thì để ngang miếng cho thấy rõ ba phần da, mỡ, đậu xanh cho đẹp mắt .

10. Nói thêm:

- Thao tác khuấy bột năng, bột đậu xanh… cần chút ít kinh nghiệm riêng của người đứng bếp để nhận xét, nếu làm quá đặc thì các lớp "mỡ, nạc…" sẽ khó kết dính vào nhau, quá loãng thì sẽ khó tạo hình. Đây là điều không hướng dẫn hàm thụ được. Nếu cần, phải làm nhiều lần để tự mình rút kinh nghiệm.

-Gợi ý về việc dùng những vật liệu khác để thay thế vỏ bánh mì giòn VN: Bánh mì sandwich vuông, nướng lại cho phần vỏ trở vàng giòn hơn; bánh mì tròn vỏ giòn của châu Âu. Tại Bolsa, Cali. có rất nhiều cửa hàng của người Việt bán bánh mì ổ làm theo kiểu VN.

- Gợi ý về dùng vật liệu khác để làm phần "nạc": Dùng hột sen nấu chín mềm tán mịn; hoặc dùng chả chay cắt lát mỏng chừng 1,5cm đặt lên lớp bột năng thay cho lớp đậu xanh rồi mới đem hấp, khi cắt thì phần chả chay này khá giống nạc hơn nhưng khó dính chắc vào lớp mỡ.

- Chất lượng dầu sử dụng để chiên quyết định phần lớn chất lượng món ăn, nếu dùng dầu olive hay dầu hạt hướng dương, dầu đậu phụng. món ăn sẽ rất thơm ngon.

Theo Nguoivienxu

2 tháng 11, 2008

Gỏi hải sản chay



- Mực tươi chay 200g.
- Tôm chay 200g.
- Cà rốt 1 củ.
- Dưa leo 1 quả.
- Xà lách 1 cây.
- Bắp chuối 100g.
- Thơm (dứa) 1/3 quả cỡ vừa.
- Bánh phồng tôm ½ gói.
- Sả 2 cây.
- Nấm mèo, đậu phộng, hành tím, ngò gai, ngò ta: mỗi thứ một ít.
- Nước mắm chay, dầu ăn, đường, muối, chanh giấm.

Luộc mực tươi chín, thái sợi. Luộc tôm chín, chẻ lưng. Thái sợi cà rốt, dưa leo, ướp sơ với chút muối, vắt chanh vào. Bắp chuối, xà lách, rau thơm rửa sạch, ngâm nước. Đậu phộng rang chín. Ngâm nước mèo vào nước ấm, cắt bỏ đuôi, thái sợi. Băm nhỏ ớt. Chiên bánh phồng tôm.

Sắp xếp từng thành phần theo màu sắc, sao cho hài hòa, đẹp mắt trong đĩa tròn (hoặc bầu dục). Pha nước mắm chay với ớt băm, chanh, giấm, đường vào sao cho vị chua cay ngọt hài hòa.

Thưởng thức:

Khi ăn trộn đều các nguyên liệu với nước mắm pha. Gỏi hải sản chay màu sắc hài hòa, mùi vị đặc biệt, thơm ngon

Kim Thảo Mai Sưu Tầm

1 tháng 11, 2008

Cơm chiên khóm chay


- 2 chén cơm
- 1 trái thơm ( khóm )
- 1 trái cà chua
- 1 cây cải ngọt
- 1 muổng soupe poireau cắt nhỏ
- 50g nho khô
- 1 muổng cafe đường
- 2 muổng cafe nước tương đậu nành
- 2 muổng cafe bột nêm.
: Poireau lấy phần trắng xắt hạt lựu, thơm gọt bằng đầu, khoét ruột xắt hạt lựu, phần vỏ dùng để đựng cơm. Cà chua chọn trái còn cứng tay, chưa chín hẳn, rửa sạch bỏ ruột, thịt xắt hạt lựu, nho khô ngâm nở mềm. Cải ngọt bỏ lá, cọng xắt hạt lựu, trụng qua nước sôi cho chín sơ. Làm chảo nóng với một ít dầu, cho poireau vào xào thơm trút ra.

Thêm ít dầu vào chảo nóng, cho cà chua vào xào nhanh trên lửa lớn 1 phút, trút ra. Cho cơm vào đảo nhanh khoảng 5 phút cho cơm tơi đều, cho nho khô, cà chua, hành tây, cọng cải và thơm đảo nhanh thêm vài phút

Nêm nếm lại cho vừa ăn bằng nước tương đậu nành, đường và hạt nêm. Cho cơm chiên vào lại trái thơm, đặt nên đĩa trang trí ngò. Dùng kèm nước tương đậu nành.

Kim Thảo Mai Sưu Tầm

ĐẾN HUẾ ĂN CHAY


Huế là thành phố có nhiều chùa chiền vào hàng nhất nước, hơn 400 chùa và 230 niệm phật đường. Về nông thôn mỗi làng cũng có chùa, gọi là chùa làng. Vì thế, số người ăn chay hàng tháng (trên 200.000 tín đồ Phật giáo) không phải nhỏ.

Thời chúa Nguyễn Phúc Chu, hoàng tộc đã ăn chay, các hoàng thân quốc thích đều xây chùa riêng để làm công đức. Tại đàn Nam Giao-Huế có cả một khu nhà đồ sộ tên là Trai cung, dành cho vua lên đó ở, ăn chay trước khi tế trời. Đây là nhà nấu món chay siêu hạng, tập trung các đầu bếp tài ba. Hơn mười năm trở lại đây, quán chay xuất hiện nhiều. Khách hàng ngày càng đông, đa số là du khách đến Huế…

Những người lớn tuổi hay kể về hàng chay Tịnh Bình (phường Thuận Thành). Ba mươi năm trước, họ còn nhớ món chay ở đây rất ngon và rẻ, nổi tiếng món bún khô, bún nước và bánh lọc chay. Bây giờ, mời nhau bữa cơm chay, cứ ra quán Đồng Tâm (đường Lê Lợi). Giới trẻ thích quán Bồ Đề (đường Bà Triệu), mỗi suất cơm chay 5.000 đồng, lại gần các trường học và nhà trọ sinh viên. Chiều chiều, dân trung niên thì đến đường Chu Văn An, Võ Thị Sáu, thực đơn đủ cả: thịt luộc, gà bóp, gà rán, nộm… nhưng là món chay. Khách du lịch đến Huế đều biết nhà hàng Tịnh Tâm trên đường Phạm Ngũ Lão. Tịnh Tâm gần các khách sạn, thu hút nhiều khách nước ngoài. Bà chủ quán trước là cô giáo, mở quán kiếm thêm thu nhập. Chị nói: Ban đầu dè dặt sau thấy có khách nên mở rộng quán, và duy trì đến nay. Phía Tây thành phố, các quán cơm chay san sát nhau trên đường Điện Biên Phủ, Phan Bội Châu được người mộ đạo đi chùa ưa thích. Một đĩa cơm chay bình dân 5.000 đồng, thêm cái đùi gà 7.500 đồng. Mạnh dạn ăn không sợ nhiễm cúm gà đâu, vì đó là gốc sả nhồi tàu hủ non, lăn bột chiên dòn thơm phức. Món chay so với món mặn phong phú không kém, đủ thức ăn sáng, trưa, chiều. Bảng thực đơn có hai cột ghi hàng nội và hàng ngoại. Những quán chay sang trọng chế biến bằng thực phẩm, gia vị nhập ngoại. Từ chai tàu vị yểu (xì dầu) đến nước sốt, mộc nhĩ, miến sợi… đều “made in” Hong Kong, Đài Loan. Món chay thông thường là: sốt cá, chả giò, mắm, cơm thập cẩm, bánh trái, bún, phở. Tuy gọi tên như món mặn nhưng phải chế biến mất công hơn. Mâm cơm chay là kết quả của nghệ thuật ẩm thực, vừa là nghệ thuật tạo hình, rực rỡ sắc màu, tất cả bắt nguồn từ hoa quả, thực vật. Quán chay Tịnh Bình, Tịnh Tâm cho biết: Khách ăn chay không những đòi hỏi thức ăn ngon, họ muốn không gian trong quán yên tịnh, bàn ghế sạch sẽ. Xung quanh tường trang trí những bức tranh mô tả sự tích Đức Phật, hoa kiểng.

Vào chợ Đông Ba, Bến Ngự (chỉ bán món chay ngày mồng một, ngày rằm sau đó bán mặn thường xuyên), trăm nghìn đồng có thể đãi bạn bè đủ món bánh trái đặc sản Huế, tất nhiên là món chay giả mặn. Xuống chợ quê cũng có món chay. Đến bánh chưng, bánh tét, bánh canh, bún, phở, hủ tíu và bánh bèo, nậm, lọc bán rong trên đường phố, ngày rằm, mồng một cũng nấu chay. Các ngày vía (lễ của Phật giáo), ngày rằm, Vu Lan, Phật đản… gần như chợ Huế ít bán cá thịt, hàng cơm hến đóng cửa (vì không ai cào hến). Quanh năm, cơm chay, cỗ chay thường xuyên có mặt trong gia đình người Huế. Mời khách một bữa tiệc chay là dịp các bà nội trợ thể hiện tài nữ công gia chánh.


Chị Thúy-giáo viên trường THCS Thuận Lộc, thường nhận nấu tiệc chay kể với chúng tôi: “Làm chả bằng quả chuối mật nấu chín, bóc vỏ, giã nhỏ với gia vị, bột thính (bánh tráng nướng giòn tán mịn thành bột) xong trộn đều với bí đao thái hột lựu, gói lá chuối đem hấp. Thịt gà xé phay là bột mì đã loại bỏ tinh bột (người Huế gọi là mì căn) bóp cùng tiêu, muối, rau răm. Chả quế cắn ra mới biết làm bằng khuôn đậu, trên mặt phết phẩm màu đem hấp. Sườn rán là khoai lang, vỏ đậu xanh bọc ngoài, bỏ vào chảo dầu lạc chiên vàng rộm. Con cá lóc da khía cũng làm từ chuối xanh tẩm gia vị. Đĩa chả ram là nấm, miến tàu, gói bánh đa nem. Chỉ một quả mít non, vào tay người nấu chay giỏi sẽ thành thịt gà, thịt lợn y như thật”.

Nếu Huế biết phát huy thế mạnh “thành phố chùa” của mình, tổ chức các phố ăn chay ở phía Tây thành phố: Trường An, Thủy Xuân và Kim Long, Bạch Đằng (gần các chùa nổi tiếng Từ Đàm, Từ Hiếu, Thiên Mụ, Diệu Đế) sẽ khiến du lịch ẩm thực Huế thêm đa dạng, hấp dẫn. Và chắc chắn đây là một thế mạnh không nơi nào cạnh tranh được với Huế.

(Theo Phật Tử Việt Nam)