Trong rất nhiều loại thực phẩm mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người thì nấm là một trong những loại thức ăn vừa giàu chất dinh dưỡng vừa có khả năng điều trị và khám bệnh hiệu quả. Ngoài ra với phụ nữ, nấm ăn còn là thực phẩm tuyệt vời giúp duy trì sức khỏe và sắc đẹp.
Nấm được xếp vào loài thực vật bậc thấp còn gọi là tản thực vật. Trong thân cây nấm không có chất diệp lục như các loại cây xanh vì vậy chúng phải sống và phát triển nhờ vào chất hữu cơ có sẵn trên thân cây của một loại cây nào đó. Nấm gồm hai loại là nấm ăn và nấm độc.
Theo kinh nghiệm của những người sành ăn nấm và từ đúc kết của những cơ sở nghiên cứu cho thấy: Nấm độc thường là loại nấm có màu sắc sặc sỡ, mùi thơm hấp dẫn. Còn nấm ăn là loại nấm được trồng cấy, chăm sóc cẩn thận, đảm bảo an toàn, vệ sinh. Những loại nấm ăn phổ biến thường có bán ngoài thị trường là nấm hương, nấm rơm và nấm mèo (còn gọi là mộc nhĩ).
Nấm hương (còn có tên gọi khác là nấm đông cô, hương cô): chứa khá nhiều đạm, khoáng chất, vitamin B, C và các chất như canxi, niacin, nhôm, sắt, magiê...Trong thành phần của nấm hương có khoảng 30 loại enzym và các axit amin tối cần thiết cho cơ thể. Nấm hương được xem là món ăn và là vị thuốc quý cho những người bị thiếu máu, cao huyết áp, tiểu đường, trẻ em suy dinh dưỡng...
Nấm rơm: là loại nấm có mũ trên đầu, mọc lên từ những đống rơm dạ đã bị mục. Nấm rơm được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, bổ và rất tốt cho sức khỏe như: nấm rơm xào rau dền, trứng đúc nấm rơm, cá chép chưng nấm rơm và rau thì là... Cũng như nấm mèo, nấm rơm là món ăn có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư.
Nấm mèo (mộc nhĩ): chứa nhiều protit, khoáng chất, vitamin, lecithin, cephalin và sphingomyelin. Nấm mèo có hàm lượng chất sắt cao hơn cả rau cần và gan heo. Nấm mèo thường được dùng làm thức ăn và bào chế thuốc chữa bệnh cho những người bị xuất huyết, táo bón, viêm dạ dày mãn tính, thiếu máu. Ngoài ra nấm mèo cũng là loại thực phẩm có tác dụng phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, kháng khuẩn, chống phóng xạ và kìm hãm một số chủng tế bào ung thư phát triển.
Các loại nấm ăn có hàm lượng calo thấp với thành phần chủ yếu là nước thích hợp dùng trong thời kì ăn kiêng giảm mập ở phụ nữ. Đặc biệt, trong các loại nấm ăn đều có chất chống lão hóa mang tên L-ergothionrine, chất này chỉ có ở nấm và không bị mất đi trong quá trình chế biến nấm.
Nhiều nghiên cứu về sinh học cũng cho thấy, trong nấm có nhiều chất miễn dịch giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú ở phụ nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Trong thành phần của nấm cũng có hàm lượng khoáng chất potassium cao, có khả năng ngăn chặn chứng cao huyết áp rất nguy hiểm ở người.
Những lưu ý cần khi ăn nấm
- Không ăn nấm có màu sắc sặc sỡ và mùi thơm vì đây là những đặc trưng thường thấy ở nấm độc.
- Không ăn nấm dại khi còn non để tránh ăn nhầm phải nấm độc.
- Không ăn những loại nấm mà khi cắt, vết cắt có rỉ ra chất trắng như sữa.
- Không ăn nấm đã quá già.
- Không ăn nấm không rõ nguồn gốc.
- Nên chọn mua nấm ở những nơi chuyên sản xuất, kinh doanh nấm ăn hoặc ăn nấm tự trồng.
(Theo 24h)
Nấm được xếp vào loài thực vật bậc thấp còn gọi là tản thực vật. Trong thân cây nấm không có chất diệp lục như các loại cây xanh vì vậy chúng phải sống và phát triển nhờ vào chất hữu cơ có sẵn trên thân cây của một loại cây nào đó. Nấm gồm hai loại là nấm ăn và nấm độc.
Theo kinh nghiệm của những người sành ăn nấm và từ đúc kết của những cơ sở nghiên cứu cho thấy: Nấm độc thường là loại nấm có màu sắc sặc sỡ, mùi thơm hấp dẫn. Còn nấm ăn là loại nấm được trồng cấy, chăm sóc cẩn thận, đảm bảo an toàn, vệ sinh. Những loại nấm ăn phổ biến thường có bán ngoài thị trường là nấm hương, nấm rơm và nấm mèo (còn gọi là mộc nhĩ).
Nấm hương (còn có tên gọi khác là nấm đông cô, hương cô): chứa khá nhiều đạm, khoáng chất, vitamin B, C và các chất như canxi, niacin, nhôm, sắt, magiê...Trong thành phần của nấm hương có khoảng 30 loại enzym và các axit amin tối cần thiết cho cơ thể. Nấm hương được xem là món ăn và là vị thuốc quý cho những người bị thiếu máu, cao huyết áp, tiểu đường, trẻ em suy dinh dưỡng...
Nấm rơm: là loại nấm có mũ trên đầu, mọc lên từ những đống rơm dạ đã bị mục. Nấm rơm được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, bổ và rất tốt cho sức khỏe như: nấm rơm xào rau dền, trứng đúc nấm rơm, cá chép chưng nấm rơm và rau thì là... Cũng như nấm mèo, nấm rơm là món ăn có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư.
Nấm mèo (mộc nhĩ): chứa nhiều protit, khoáng chất, vitamin, lecithin, cephalin và sphingomyelin. Nấm mèo có hàm lượng chất sắt cao hơn cả rau cần và gan heo. Nấm mèo thường được dùng làm thức ăn và bào chế thuốc chữa bệnh cho những người bị xuất huyết, táo bón, viêm dạ dày mãn tính, thiếu máu. Ngoài ra nấm mèo cũng là loại thực phẩm có tác dụng phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, kháng khuẩn, chống phóng xạ và kìm hãm một số chủng tế bào ung thư phát triển.
Các loại nấm ăn có hàm lượng calo thấp với thành phần chủ yếu là nước thích hợp dùng trong thời kì ăn kiêng giảm mập ở phụ nữ. Đặc biệt, trong các loại nấm ăn đều có chất chống lão hóa mang tên L-ergothionrine, chất này chỉ có ở nấm và không bị mất đi trong quá trình chế biến nấm.
Nhiều nghiên cứu về sinh học cũng cho thấy, trong nấm có nhiều chất miễn dịch giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú ở phụ nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Trong thành phần của nấm cũng có hàm lượng khoáng chất potassium cao, có khả năng ngăn chặn chứng cao huyết áp rất nguy hiểm ở người.
Những lưu ý cần khi ăn nấm
- Không ăn nấm có màu sắc sặc sỡ và mùi thơm vì đây là những đặc trưng thường thấy ở nấm độc.
- Không ăn nấm dại khi còn non để tránh ăn nhầm phải nấm độc.
- Không ăn những loại nấm mà khi cắt, vết cắt có rỉ ra chất trắng như sữa.
- Không ăn nấm đã quá già.
- Không ăn nấm không rõ nguồn gốc.
- Nên chọn mua nấm ở những nơi chuyên sản xuất, kinh doanh nấm ăn hoặc ăn nấm tự trồng.
(Theo 24h)