Chè long nhãn cũng vì thế mang bàn tay thơm thảo của con gái Hà Thành đi làm dâu bốn phương chẳng thể nào lẫn được. Nó cứ ý nhị, thấm dần, thấm dần làm lòng người lưu luyến chẳng bao giờ muốn rời xa. Nét giao cảm tình tứ giữa đất và trời, giữa người với người ấy lại chỉ đến có một chút xíu trong năm ở vào đúng khoảnh khắc giao mùa đầy lưu luyến.
Dường như tất cả tinh túy đất trời được lắng lại trong hương vị chén chè lúc giao mùa.
Cũng phải đợi đến tháng 7 âm lịch, những rặng nhãn đỏng đảnh bên kia sông Hồng mới vào vụ chín rộ. Khi ấy, các bà nội trợ khảnh ăn đủng đỉnh ời ời gọi gánh nhãn kẽo kẹt trên phố, rồi sà vào để mua thứ nhãn lồng Hưng Yên ngon tuyệt. Chẳng mấy chốc, cả gánh nhãn quý đã hết veo từ lúc nào không hay.
Nhãn Hưng Yên kén đất, kén người sành ăn cũng vì lẽ muộn mằn, nhưng chắt chiu được vị ngọt của đất và trời. Chẳng phải ngẫu nhiên mà từ lâu thức quả ngọt này vẫn được mệnh danh là vua của loài nhãn và sánh ngang với bậc "Vương giả chi quả". Chính nhà khoa học Lê Quý Đôn đã từng mô tả mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho...
Người Phố Hiến từ xa xưa vẫn nâng niu cây nhãn của báu trời cho, coi đó như thứ tạo vật làm nên đất và người tài hoa thanh lịch chẳng kém chốn kinh kỳ. Ngay từ lúc nhãn đơm hoa, bói quả đã cặm cụi đan lồng ôm chùm quả lúc lỉu lại cho khỏi vương vãi bởi lũ chim trời ngày đêm rình nhón trộm. Nhãn vì thế lớn phổng phao trong sự trông mong đến mỏi mắt của bà con khắp bốn phương. Nhãn lồng thành tên đã thấm vào lòng người cứ như nét duyên ngầm đến ý nhị và đằm thắm từ bao đời.
Nếu nhãn lồng được tôn vinh là "Vương giả chi quả", thì sự sánh đôi với "Vương hậu chi hoa" - tức hoa sen trong đầm không còn gì hợp lẽ hơn. Hai tạo vật của đất trời ấy lại luôn chọn đúng thời điểm, khoảnh khắc giao thời trong năm để bừng bừng tỏa hương, tỏa sắc thơm ngan ngát dâng đời. Cũng dễ hiểu khi nhãn lồng ngon ngọt, thấm vào lòng người bởi khi hương vị đồng quê đằm thắm đã ẩn trong lớp cùi trắng trong ngào ngạt, còn sen được tôn lên hàng tứ quý của loài hoa là tại sen không chỉ thanh tao, cao quý mà còn là vị thuốc đặc biệt chữa nhiều bệnh hiểm nghèo. Hạt sen chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ; tâm sen có vị đắng chữa tim hồi hộp, an thần; gương sen phơi khô sắc uống có tác dụng cầm máu trong đại tiểu tiện băng huyết..., hạt gạo trong hoa sen dùng ướp chè; hạt sen dùng làm mứt sen. Xưa kia, trong các dịp Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, những cô gái con nhà nề nếp thường làm ít mứt sen để những khi nhà có khách quý đem ra mời với ngụ ý kén người quân tử làm đấng lang quân.
Phải chọn ngày nực nhất tháng bảy, những bà nội trợ mới khéo léo chiều lòng cả gia đình bằng thứ chè long nhãn tuyệt diệu. Thứ nhãn cùi mọng, dày được tách khéo ra khỏi hạt. Hạt sen bỏ vào nồi ninh đúng độ, không quá nhừ rồi bỏ vào trong cùi nhãn. Chỉ vậy thôi mà dường như tất cả tinh túy đất trời được lắng lại trong hương vị chén chè lúc giao mùa. Nhãn và sen cứ quyện lấy nhau, ôm lấy nhau trong cái nét giao hòa tình tứ đến là bâng khuâng. Vị ngọt thanh của quả quí, vị bùi ngan ngát của hương sen cứ mãi thơm ngây nơi đầu lưỡi chẳng muốn rời. Chè long nhãn cũng vì thế mang bàn tay thơm thảo của con gái Hà Thành đi làm dâu bốn phương chẳng thể nào lẫn được. Nó cứ ý nhị, thấm dần, thấm dần làm lòng người lưu luyến chẳng bao giờ muốn rời xa. Nét giao cảm tình tứ giữa đất và trời, giữa người với người ấy lại chỉ đến có một chút xíu trong năm ở vào đúng khoảnh khắc giao mùa đầy lưu luyến.
Theo Hanoimoi
Dường như tất cả tinh túy đất trời được lắng lại trong hương vị chén chè lúc giao mùa.
Cũng phải đợi đến tháng 7 âm lịch, những rặng nhãn đỏng đảnh bên kia sông Hồng mới vào vụ chín rộ. Khi ấy, các bà nội trợ khảnh ăn đủng đỉnh ời ời gọi gánh nhãn kẽo kẹt trên phố, rồi sà vào để mua thứ nhãn lồng Hưng Yên ngon tuyệt. Chẳng mấy chốc, cả gánh nhãn quý đã hết veo từ lúc nào không hay.
Nhãn Hưng Yên kén đất, kén người sành ăn cũng vì lẽ muộn mằn, nhưng chắt chiu được vị ngọt của đất và trời. Chẳng phải ngẫu nhiên mà từ lâu thức quả ngọt này vẫn được mệnh danh là vua của loài nhãn và sánh ngang với bậc "Vương giả chi quả". Chính nhà khoa học Lê Quý Đôn đã từng mô tả mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho...
Người Phố Hiến từ xa xưa vẫn nâng niu cây nhãn của báu trời cho, coi đó như thứ tạo vật làm nên đất và người tài hoa thanh lịch chẳng kém chốn kinh kỳ. Ngay từ lúc nhãn đơm hoa, bói quả đã cặm cụi đan lồng ôm chùm quả lúc lỉu lại cho khỏi vương vãi bởi lũ chim trời ngày đêm rình nhón trộm. Nhãn vì thế lớn phổng phao trong sự trông mong đến mỏi mắt của bà con khắp bốn phương. Nhãn lồng thành tên đã thấm vào lòng người cứ như nét duyên ngầm đến ý nhị và đằm thắm từ bao đời.
Nếu nhãn lồng được tôn vinh là "Vương giả chi quả", thì sự sánh đôi với "Vương hậu chi hoa" - tức hoa sen trong đầm không còn gì hợp lẽ hơn. Hai tạo vật của đất trời ấy lại luôn chọn đúng thời điểm, khoảnh khắc giao thời trong năm để bừng bừng tỏa hương, tỏa sắc thơm ngan ngát dâng đời. Cũng dễ hiểu khi nhãn lồng ngon ngọt, thấm vào lòng người bởi khi hương vị đồng quê đằm thắm đã ẩn trong lớp cùi trắng trong ngào ngạt, còn sen được tôn lên hàng tứ quý của loài hoa là tại sen không chỉ thanh tao, cao quý mà còn là vị thuốc đặc biệt chữa nhiều bệnh hiểm nghèo. Hạt sen chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ; tâm sen có vị đắng chữa tim hồi hộp, an thần; gương sen phơi khô sắc uống có tác dụng cầm máu trong đại tiểu tiện băng huyết..., hạt gạo trong hoa sen dùng ướp chè; hạt sen dùng làm mứt sen. Xưa kia, trong các dịp Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, những cô gái con nhà nề nếp thường làm ít mứt sen để những khi nhà có khách quý đem ra mời với ngụ ý kén người quân tử làm đấng lang quân.
Phải chọn ngày nực nhất tháng bảy, những bà nội trợ mới khéo léo chiều lòng cả gia đình bằng thứ chè long nhãn tuyệt diệu. Thứ nhãn cùi mọng, dày được tách khéo ra khỏi hạt. Hạt sen bỏ vào nồi ninh đúng độ, không quá nhừ rồi bỏ vào trong cùi nhãn. Chỉ vậy thôi mà dường như tất cả tinh túy đất trời được lắng lại trong hương vị chén chè lúc giao mùa. Nhãn và sen cứ quyện lấy nhau, ôm lấy nhau trong cái nét giao hòa tình tứ đến là bâng khuâng. Vị ngọt thanh của quả quí, vị bùi ngan ngát của hương sen cứ mãi thơm ngây nơi đầu lưỡi chẳng muốn rời. Chè long nhãn cũng vì thế mang bàn tay thơm thảo của con gái Hà Thành đi làm dâu bốn phương chẳng thể nào lẫn được. Nó cứ ý nhị, thấm dần, thấm dần làm lòng người lưu luyến chẳng bao giờ muốn rời xa. Nét giao cảm tình tứ giữa đất và trời, giữa người với người ấy lại chỉ đến có một chút xíu trong năm ở vào đúng khoảnh khắc giao mùa đầy lưu luyến.
Theo Hanoimoi