Cây thốt nốt Bảy Núi, An Giang cho ra những sản phẩm có tiếng, từ nước thốt nốt, đường thốt nốt, cho đến món ăn tráng miệng đặc sắc: bánh thốt nốt. Bánh thốt nốt đúng như tên gọi, thành phần vẫn là nước thốt nốt, trái thốt nốt và gạo Nàng Nhen.
Bánh ngon vì bột được chế biến từ gạo đặc chủng Nàng Nhen chỉ canh tác được ở vùng Bảy Núi, còn trái thốt nốt làm bánh phải có cơm dày, không mỏng cùi. Muốn làm ra ổ bánh thốt nốt ngon khá là kỳ công. Gạo Nàng Nhen vừa xay xong phải đem phơi khô và dự trữ trong 1 năm ròng, nếu không bột gạo làm ra sẽ mềm nhão, bánh không giòn.
Bánh ngon hay không vẫn hơn thua ở khâu ủ gạo. Đầu tiên người ta chà gạo lấy bột rồi ủ cho lên men trong 1 đêm. Thời tiết xấu làm bột gạo khó lên men ngon, nên bánh thốt nốt thường chỉ được làm trong các mùa khô. Khi gạo ủ xong mới pha trộn cơm thốt nốt, nước thốt nốt, lúc này các chị các cô sẽ nêm thêm tạo cho bánh có mùi vị riêng. Hấp vài tiếng, giở nắp xửng ra, khói bốc lên ngào ngạt ẩn hiện lờ mờ những chiếc bánh thốt nốt màu vàng đậm thơm ngon gọi mời.
Trong các kỳ hội chợ ở Đồng bằng sông Cửu Long hay Sài Gòn, món bánh thốt nốt An Giang thường được bày bán như một thứ đặc sản và mỗi ngày như vậy bán được hàng ngàn cái. Người ăn rồi thường quay lại mua thêm vài cái nữa ăn cho đã thèm.
Bánh ngon vì bột được chế biến từ gạo đặc chủng Nàng Nhen chỉ canh tác được ở vùng Bảy Núi, còn trái thốt nốt làm bánh phải có cơm dày, không mỏng cùi. Muốn làm ra ổ bánh thốt nốt ngon khá là kỳ công. Gạo Nàng Nhen vừa xay xong phải đem phơi khô và dự trữ trong 1 năm ròng, nếu không bột gạo làm ra sẽ mềm nhão, bánh không giòn.
Bánh ngon hay không vẫn hơn thua ở khâu ủ gạo. Đầu tiên người ta chà gạo lấy bột rồi ủ cho lên men trong 1 đêm. Thời tiết xấu làm bột gạo khó lên men ngon, nên bánh thốt nốt thường chỉ được làm trong các mùa khô. Khi gạo ủ xong mới pha trộn cơm thốt nốt, nước thốt nốt, lúc này các chị các cô sẽ nêm thêm tạo cho bánh có mùi vị riêng. Hấp vài tiếng, giở nắp xửng ra, khói bốc lên ngào ngạt ẩn hiện lờ mờ những chiếc bánh thốt nốt màu vàng đậm thơm ngon gọi mời.
Trong các kỳ hội chợ ở Đồng bằng sông Cửu Long hay Sài Gòn, món bánh thốt nốt An Giang thường được bày bán như một thứ đặc sản và mỗi ngày như vậy bán được hàng ngàn cái. Người ăn rồi thường quay lại mua thêm vài cái nữa ăn cho đã thèm.