Cách nấu xôi Gấc cho Linh nữa đây nhé. Ở Anh cũng có gấc hả ?
Nguyên liệu :
- 1 quả gấc đỏ
- 1 kg gạo nếp, ( nếu nấu ít thì dùng 500 gr, gấc nhiều quá thì bớt gấc, tùy quả to nhỏ, tính sao xôi đủ ngấm mầu đỏ )
- Hai thìa con rượu gạo
- Muối, đường, dầu thường phi hành thơm.... hoặc dùng nước cốt dừa
Cách làm :
- Gạo nếp nếu là gạo hạt dài nhỏ của Thái, đãi sạch cho nước trong, chỉ ngâm nước lã khoảng 3 giờ là đủ mềm.
- Gạo lấy ra để ráo nước, trộn vào đó một ít muối cho vừa, xóc nhẹ cho muối đều vào gạo để gạo không bị gẫy nát.
- Lấy thìa bào lấy phần ruột đỏ của gấc, lẫn cả hột, bỏ vào một tô lớn, cho hai thìa con rượu gạo, dùng tay bóp nhẹ cho gấc đều, nhuyễn.
- Trộn bát gấc đều vào với gạo ( nhà mình để lẫn hột gấc )
- Dùng nồi hoặc trõ hấp xôi, nếu nồi có lỗ thông hơi quá to thì lót tạm lá chuối hay lá gì khác ( miễn loại lá đó đừng ảnh hường đến màu và mùi vị của xôi gấc ), để nước xôi, đặt trõ lên nồi hấp, hấp lửa nhỏ vừa trong vòng 35 - 40', tùy nhiều hay ít gạo.
- Phi dầu thường với hành cho thơm
- Khi xôi chín, còn đang nóng, trộn vào đó vài thìa đường, rồi đến khoảng ba thìa phở dầu phi với hành , vị ngọt nổi, đủ ngậy.
- Lấy xôi bỏ vào bát, hoặc khuôn bánh, nén nhẹ rồi úp sang một đĩa sạch, xếp cho hột gấc điểm lộ ra ngoài cho đẹp.
Theo Vườn Hương Vị
Gấc Việt Nam, loại dược phẩm quý
Nguyễn Kim Khánh
Trong hội nghị này, người báo cáo công trình nghiên cứu về quả gấc là một nhà khoa học người Mỹ gốc Việt. Tiến sĩ Dinh dưỡng học Vương Thuý Lệ - hiện công tác tại Trường đại học Davis California. Điều gì đã khiến chị "mê" quả gấc đến thế? Chị cho biết: Trước năm 1994, chị đã dành nhiều thời gian và công sức nghiên cứu về tình trạng thiếu vitamine A ở trẻ em nông thôn Việt Nam từ những năm 1950 đến những năm đầu thập kỷ 90. Dù tình trạng sức khoẻ trẻ em Việt Nam đã được cải thiện đáng kể do sự tăng trưởng của nền kinh tế và những cố gắng của Chính phủ, nhưng trẻ em ở các vùng nông thôn vẫn thiếu vitamine A theo tiêu chuẩn quy định của Tổ chức y tế thế giới (WHO).
Thành phần Beta Carotene (tiền vitamine A) có nhiều trong các loại quả có mầu vàng, da cam, đỏ và các loại rau xạnh. Những loại rau, quả này rất sẵn có ở Việt Nạm Gấc vẫn là đại diện số 1 về hàm lượng Beta Carotene (trong 100 g màng đỏ hạt gấc có tới 38 mg Beta Carotenee tương đương với 50.000 đơn vị vitamine A). Ngay cả so với cà-rốt một trong những loại thực phẩm vẫn được coi là giàu tiền vitamine A nhất, hàm lượng Beta Carotene trong quả gấc vẫn cao gấp 14 lần. Để đánh giá chính xác hơn kết quả nghiên cứu cuối năm 1997, Vương Thuý Lệ đã thực hiện một cuộc thử nghiệm ở hai xã Tân Trào và Đoàn Kết, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dượng Trong thời gian 30 ngày, 193 trẻ từ 31 đến 70 tháng tuổi được chia thành 3 nhóm: nhóm ăn dầu gấc, nhóm ăn Beta Carotene tổng hợp, nhóm ăn xôi có nhuộm thực phẩm mầu giống gấc. Kết quả thu được cho thấy: trẻ ở nhóm 1 ăn xôi gấc, lượng hồng cầu, Beta Carotene, vitamine A trong máu tăng lên rõ rệt so với 2 nhóm trẻ không ăn xôi gấc. Phấn khởi với những kết quả thu được, trở về Mỹ, Lệ đã viết các báo cáo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành và chị đã nhận được nhiều ý kiến trao đổi của các đồng nghiệp từ khắp nơi trên thế giới. Không dừng lại ở những kết quả đó, chị tiếp tục tìm kiếm nguồn tài trợ với mong muốn thực hiện một dự án nghiên cứu làm thế nào để người dân Việt Nam có thói quen dùng dầu gấc trong các bữa ăn hằng ngày. Quả gấc mang tính thời vụ, chỉ có từ trước Tết đến sau Tết Nguyên đán. Làm thế nào đề quanh năm người dân có được dầu gấc để ăn?
Không phải bây giờ gấc Việt Nam mới được quan tâm đến thế. Cách đây 200 năm, nhà thực vật học người Bồ Đào Nha J.Lourciso đến nước ta đã phát hiện ra cây gấc và đặt tên khoa học cho nó là Momordica Cochinchincuris. Các lương y Việt Nam và Trung Quốc từ lâu đã biết đến tác dụng chữa bệnh của cây gấc: rễ cây chữa ung nhọt, nhọt đầu đinh, viêm tuyến hạch; màng đỏ hạt gấc chữa bệnh trẻ em chậm lớn, khô mắt, quáng gà, kém ăn, mệt mỏi; hạt gấc chữa quai bị, trĩ, làm tan khối tụ máu do chấn thương... Ruột quả và màng đỏ hạt gấc cũng là nguyên liệu tuyệt vời để làm thành món xôi gấc cổ truyền của dân tộc. Từ vài chục năm nay, nhiều nhà khoa học Việt Nam như Bùi Đình Sang, Nguyễn Văn Đàn, Phạm Kim Ma~n...dda~ tích cực nghiên cứu và chiết được một lượng dầu gấc từ màng đỏ cùi gấc. Gần đây Đinh Ngọc Lâm và Hà Văn Mạo tiến hành đã nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước tạo ra chế phẩm Gacavit từ màng đỏ cùi gấc - có tác dụng khắc phục tác hại của dioxin đối với cơ thể con người; phòng, chữa xơ gan và ung thư gan nguyên phát, giảm tác hại của những bệnh nhân ung thư phải điều trị bằng hoá chất và tia xạ.
Lần này, được sự ủng hộ của quỹ Tầm nhìn thế giới, tháng 12-2000, Vương Thuý Lệ đã trở lại Việt Nạm Hành trang của chị lần này là hai giàn máy ép dầu gấc và những kiến thức đã thu lượm được trong quá trình nghiên cứu về gấc ở Việt Nam trước đậy Tại hai xã Tân Minh và Bắc Sơn thuộc huyện Sóc Sơn, cùng với các cộng sự Việt Nam, chị tư vấn cho bà con nông dân tác dụng và cách sử dụng dầu gấc trong các bữa ăn hằng ngày. 20 gia đình ở Tân Minh có trẻ dưới năm tuổi suy dinh dưỡng, mỗi gia đình được nhận 1 lít dầu gấc để dùng theo hướng dẫn. Kết quả thu được sau hai tháng khiến chị và các cán bộ y tế Việt Nam cùng tham gia quá trình thực hiện dự án hết sức vui mừng: hầu hết các bà mẹ đã cho con mình sử dụng dầu gấc đúng cách: nấu xôi, xào nấu với thức ăn, trộn với cơm nóng... Có chị còn dùng dầu gấc bôi vào vết thương do bị bỏng, ngã. Tuy nhiên, việc biến dầu gấc thành thực phẩm có thể sử dụng thường xuyên cho bữa ăn hằng ngày mới là cái đích nghiên cứu của chị Lệ lần này. Cây gấc dễ trồng, có thể để gấc leo quanh bờ rào hay làm giàn cho gấc ở cổng, sân nhà, vừa tạo cảnh quan, lấy bóng mát, vừa cho thu hoạch quả gấc. Trung bình một giàn có thể cho từ 50 đến 200 quản tuỳ theo mức độ chăm sóc. Gấc vừa dễ trồng, vừa tận dụng được đất... nếu có "đầu ra" chắc chắn và ổn định, gấc cũng sẽ là thu nhập đáng kể cho người nông dận Ai bảo gấc không đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo? Gấc Việt Nam cũng đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới chú ý, bởi ngoài tác dụng chữa bệnh, bồi bổ sức khoẻ, gấc còn có hàm lượng đáng kể lycopene - chất thường được dùng để chế biến các sản phẩm kem dưỡng da, son môi làm đẹp. Nếu được sự quan tâm thích đáng của ngành chế biến thực phẩm và ngành công nghiệp dược Việt Nam, việc chế biến và xuất khẩu dầu gấc sẽ trở thành hiện thực trong tương lai không xa.