Bánh Chưng mang theo hương của đất, sắc của thiên nhiên và vị của mùa màng. Bên cạnh bánh Chưng, người xứ Bắc còn rất mong muốn có một đĩa xôi Gấc với sắc đỏ tươi tắn, để cúng tổ tiên vào ngày Tết. Đĩa xôi Gấc nói lên mong muốn của con người, mong có có một năm mới nhiều may mắn và thành đạt.
Trái Gấc tròn trĩnh, khi chín đã mang mầu đỏ gạch ngay từ ngoài lớp vỏ xù xì, nhìn rất đẹp mắt. Người làm món xôi Gấc không khỏi thích thú khi bổ đôi quả Gấc, cẩn trọng cắt lớp vỏ mỏng rồi tới lớp cùi dầy mầu vàng mỡ ở bên trong, để không làm nát phần ruột Gấc đỏ tươi. Lớp cùi vàng bao lớp hột đỏ thắm, hai thứ mầu rất đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền của người Việt ta, mà chỉ nhìn thôi, đã thấy sự may mắn trong đó.
Ở xứ lạnh, dù là nơi có nhiều người Việt sinh sống, trái Gấc không hề dễ kiếm, bởi chỉ có người xứ Bắc là hay dùng, mà cũng chỉ dùng vào dịp Tết là chính. Vào dịp này mỗi năm, nếu muốn có một quả Gấc thì mình phải đặt người bán hàng từ trước vài tuần. Có vẻ như chỉ có một mình mình mua, chị ấy chỉ lấy về có hai quả.
Nấu xôi Gấc không khó, cái chính là chọn cho được một quả gấc có ruột thật đỏ. Trung bình, người ta có thể dùng một quả Gấc cho hai đĩa xôi nhỏ vẫn để thờ cúng.
Ruột Gấc được bào và để riêng trong một bát lớn, người ta cũng lấy thêm một chút lớp cùi vàng mỡ óng ả, cho xôi thêm phần béo ngậy, song không lấy quá nhiều, vì phần cùi vàng sẽ làm lạt bớt mầu đỏ của đĩa xôi. Gấc sẽ thơm ngậy hơn nữa khi được trộn cùng một chút rượu gạo. Người làm xôi phải dùng tay mà trộn đều cho ruột Gấc thôi dần sắc đỏ, cho tới khi thấy ruột Gấc thật nhuyễn, đỏ và thơm.
Gạo nếp ngon được đem đãi sạch, ngâm nước trong khoảng 3 giờ, vớt ra cho ráo, xóc đều cùng muối trắng. Lúc này ruột gấc được đem trộn lẫn vào với gạo nếp, một lần nữa, người ta phải dùng hai tay mà trộn, để gạo không vỡ vụn còn mầu đỏ của ruột Gấc thì thấm đều vào hạt gạo. Có nhà thì đem bỏ hột Gấc, chỉ hấp xôi không, còn như nhà mình thì có thói quen hấp xôi lẫn với hột Gấc. Các cụ bảo, nên hấp cả hột Gấc vào xôi cho đẹp mắt.
Gạo được đem hấp trong khoảng 40 phút, xôi chín mềm, hạt xôi bóng mọng, dẻo, thì được.
Để món xôi Gấc có một mùi vị hấp dẫn riêng có nó, khi xôi còn đang nóng, mình có thể rưới đều vào đó vài thìa đường, vài thìa ăn phở dầu ăn hành phi , trộn đều cho đường và dầu tan, thấm đều vào xôi. Món xôi sẽ có vị ngọt nhẹ, béo ngậy.
Quả Gấc chưa được sự dụng thật nhiều trong việc chế biến các món ăn, nhưng bạn cũng có thể dùng nó trong các món hầm, xốt vang . Gấc góp phần làm nên những món ăn rất thơm, ngậy về mùi vị, hấp dẫn về mầu sắc.
Theo Vườn Hương Vị
Trái Gấc tròn trĩnh, khi chín đã mang mầu đỏ gạch ngay từ ngoài lớp vỏ xù xì, nhìn rất đẹp mắt. Người làm món xôi Gấc không khỏi thích thú khi bổ đôi quả Gấc, cẩn trọng cắt lớp vỏ mỏng rồi tới lớp cùi dầy mầu vàng mỡ ở bên trong, để không làm nát phần ruột Gấc đỏ tươi. Lớp cùi vàng bao lớp hột đỏ thắm, hai thứ mầu rất đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền của người Việt ta, mà chỉ nhìn thôi, đã thấy sự may mắn trong đó.
Ở xứ lạnh, dù là nơi có nhiều người Việt sinh sống, trái Gấc không hề dễ kiếm, bởi chỉ có người xứ Bắc là hay dùng, mà cũng chỉ dùng vào dịp Tết là chính. Vào dịp này mỗi năm, nếu muốn có một quả Gấc thì mình phải đặt người bán hàng từ trước vài tuần. Có vẻ như chỉ có một mình mình mua, chị ấy chỉ lấy về có hai quả.
Nấu xôi Gấc không khó, cái chính là chọn cho được một quả gấc có ruột thật đỏ. Trung bình, người ta có thể dùng một quả Gấc cho hai đĩa xôi nhỏ vẫn để thờ cúng.
Ruột Gấc được bào và để riêng trong một bát lớn, người ta cũng lấy thêm một chút lớp cùi vàng mỡ óng ả, cho xôi thêm phần béo ngậy, song không lấy quá nhiều, vì phần cùi vàng sẽ làm lạt bớt mầu đỏ của đĩa xôi. Gấc sẽ thơm ngậy hơn nữa khi được trộn cùng một chút rượu gạo. Người làm xôi phải dùng tay mà trộn đều cho ruột Gấc thôi dần sắc đỏ, cho tới khi thấy ruột Gấc thật nhuyễn, đỏ và thơm.
Gạo nếp ngon được đem đãi sạch, ngâm nước trong khoảng 3 giờ, vớt ra cho ráo, xóc đều cùng muối trắng. Lúc này ruột gấc được đem trộn lẫn vào với gạo nếp, một lần nữa, người ta phải dùng hai tay mà trộn, để gạo không vỡ vụn còn mầu đỏ của ruột Gấc thì thấm đều vào hạt gạo. Có nhà thì đem bỏ hột Gấc, chỉ hấp xôi không, còn như nhà mình thì có thói quen hấp xôi lẫn với hột Gấc. Các cụ bảo, nên hấp cả hột Gấc vào xôi cho đẹp mắt.
Gạo được đem hấp trong khoảng 40 phút, xôi chín mềm, hạt xôi bóng mọng, dẻo, thì được.
Để món xôi Gấc có một mùi vị hấp dẫn riêng có nó, khi xôi còn đang nóng, mình có thể rưới đều vào đó vài thìa đường, vài thìa ăn phở dầu ăn hành phi , trộn đều cho đường và dầu tan, thấm đều vào xôi. Món xôi sẽ có vị ngọt nhẹ, béo ngậy.
Quả Gấc chưa được sự dụng thật nhiều trong việc chế biến các món ăn, nhưng bạn cũng có thể dùng nó trong các món hầm, xốt vang . Gấc góp phần làm nên những món ăn rất thơm, ngậy về mùi vị, hấp dẫn về mầu sắc.
Theo Vườn Hương Vị