Một trong những điểm đặc sắc của ẩm thực ở Tây Ninh là thức ăn chay. Cư dân Tây Ninh đa số là tín đồ đạo Phật, đạo Cao Đài nên người ăn chay khá đông. Trước đây, vào những “ngày chay” có chợ như chợ Long Hoa hầu như chỉ bán toàn thức ăn chay. Có những gia đình ở Tây Ninh nổi tiếng về nghế nấu ăn món chay gia truyền qua nhiều đời.
Cũng như nhiều địa phương khác ở Nam Bộ, món ăn chay ở Tây Ninh được nấu bằng các loại rau quả, củ, đậu hủ, tàu hủ ky; nhưng về tên gọi và hình thức được thể hiện không khác các món ăn mặn như :
- “Vịt tiềm” được làm từ nấm rơm, tàu hủ ky, hành tỏi, mì căn được nặn, bó thành con vịt với chiếc cổ cong cong, đầu có gắn hai hạt tiêu làm mắt. “Vịt” được quay đến khi có màu vàng thì đem nấu tiềm với củ sen, táo tàu.
- “Heo quay” được làm bằng võ bánh mì (để làm da heo), bột gạo nhồi nước cốt dừa đánh nhuyễn cho đông đặc lại giả làm mở, tàu hủ ky trộn gia vị hấp làm thịt nạc. Gắn các phần lại với nhau thành món “heo quay” khi ăn cũng giòn, béo, thơm ngậy như thịt heo quay thật.
- “Chuột xào” gồm mì căn, củ sen, hành tây bằm nhỏ, đổ vào dầu xào chín, trộn thêm củ hành, sả, ớt, nấm hương, nấu xong để xúc ăn với bánh đa.
- “Cá chiên” dầm nước tương làm bằng bắp chuối luộc chín, lột bỏ các bệ già bên ngoài, xong tách bỏ trái non, tỉa đầu cùi giả làm đầu cá, còn phần thân để dẹp giả làm cá lòng tong, sau đó nhúng bột mì chiên vàng, xấp lên dĩa giống như cá thiệt.
- “Tôm kho tàu” nguyên liệu chính là tàu hủ, nắn thành hình dạng con tôm, lấy tàu hủy ky làm đầu râu và chân tôm, phết màu đỏ thực phẩm lên mình tôm rồi chiên vàng, sau đó kho. Ngoài ra còn có các món nem, gỏi, chả, bì …
- Về gỏi có gỏi sứa làm bằng củ cải mặn, tàu hủ, đậu phọng … Gỏi cá gồm đu đủ, củ cải, mì căn thái lát mỏng trắng tinh giả làm món cá, món này dùng chung với tương ngọt dầm ớt. Gỏi tôm càng thì lấy mì căn, đậu hủ giả làm tôm càng, dưa môn xé nhỏ trộn chung với hành tây, cà chua, tương ớt. Đặc biệt là gỏi rau chiếc, làm bằng sợi tàu hủ chiên vàng, nấm đông cô thái mỏng, củ hành tây xào chung rồi cuốn bánh tráng ăn với bún, giá, rau chiếc chấm tương ớt.
- Về chả có chả cua làm bằng tàu hủ ky, bún tàu, nắm mèo, nắm rơm.
- Về nem có nem chua làm bằng ruột võ bưởi thái mỏng bóp muối quết nhuyển, dừa nạo thái nhỏ giả làm mở, trộn bún tàu, thính rồi gói bằng lá chùm ruột non và lá chuối.
- Về bì làm bằng mì căn thái sợi chiên vàng giả làm thịt trộn chung với củ sắn, hành tây, tỏi, riềng, thính. Bì nầy làm thành các món bì cuốn, bánh tằm bì, bì bún, bánh mì bì chay … Đặc biệt, tuy là đồ chay nhưng cũng đáp ứng được tập quán và nhu cầu thích ăn mắm của người dân Nam Bộ. Món chay ở Tây Ninh có đủ loại “mắm” : mắm kho, mắm thái, mắm chưng, dưa mắm …
Bánh kẹo
- Bánh ú lá tre : làm bằng nếp, nhân đậu xanh gói bằng lá tre, được gói vào dịp tết đoan ngọ (mùng 5 tháng 5 ÂL), xuất xứ từ vùng Trảng Bàng.
- Kẹo đậu phộng : được làm bằng đậu phộng lựa hạt to nấu với đường tán hoặc đường thẻ rồi trộn chung với nước cốt dừa cho dặc lại, sau đó lót bánh tráng ở dưới rồi đổ kẹo đậu phộng đều lên mặt bánh, xong rắc mè đã rang lên trên, để nguội, miếng kẹo được cắt thành 8 miếng hình tam giác để vào bao ny long. Kẹo đậu phọng Tây Ninh rất ngon, có vị ngọt, béo, mùi thơm quyện vào nhau, đây là món quà quê hương mà dân Tây Ninh thường dành tặng cho người thân, bạn bè ở nơi khác.
- Kẹo hạt điều : cách làm cũng giống như kẹo đậu phộng nhưng lót bằng bánh phồng chứ không lót bằng bánh tráng, có mùi vị thơm ngon.
Muối ớt Tây Ninh
Xuất hiện trên thị trường sau các đặc sản như mãng cầu, bánh tráng Tây Ninh nhưng đặc sản muối ớt Tây Ninh cũng nhanh chóng khẳng định ''tên tuổi” không kém phần nổi tiếng. Chị Ngọc Anh, chủ một cơ sở bán muối ớt ở Thị xã cho biết: ''Tôi không biết muối ớt Tây Ninh bắt đầu xuất hiện tự lúc nào. Nhưng khoảng 10 năm gần đây, món muối ớt chay Tây Ninh đã trở thành món quà không thể thiếu đối với khách du lịch đến với Tây Ninh. Để làm món muối ớt ngon không phải dễ. Người làm không chỉ biết kết hợp liều lượng muối, và bột nêm sao cho vừa ăn, mà còn biết cách rang muối sao cho vừa độ chín, biết phơi muối sao cho đúng thời gian, đúng nắng. Muối ngon là muối không dùng những phẩm màu, có độ cay, mặn, thơm vừa ăn. . .''.
Xuất hiện trên thị trường sau các đặc sản như mãng cầu, bánh tráng Tây Ninh nhưng đặc sản muối ớt Tây Ninh cũng nhanh chóng khẳng định ''tên tuổi” không kém phần nổi tiếng. Chị Ngọc Anh, chủ một cơ sở bán muối ớt ở Thị xã cho biết: ''Tôi không biết muối ớt Tây Ninh bắt đầu xuất hiện tự lúc nào. Nhưng khoảng 10 năm gần đây, món muối ớt chay Tây Ninh đã trở thành món quà không thể thiếu đối với khách du lịch đến với Tây Ninh. Để làm món muối ớt ngon không phải dễ. Người làm không chỉ biết kết hợp liều lượng muối, và bột nêm sao cho vừa ăn, mà còn biết cách rang muối sao cho vừa độ chín, biết phơi muối sao cho đúng thời gian, đúng nắng. Muối ngon là muối không dùng những phẩm màu, có độ cay, mặn, thơm vừa ăn. . .''.
Khách du lịch đến Tây Ninh có thể tìm mua muối ớt tại các điểm du lịch ở núi Bà đen, trung tâm thương mại Long Hoa, đến tận Gò Dầu, Trảng Bàng. . . Có người tìm đến tận các cơ sở chế biến muối để đảm bảo mua được loại ngon nhất.
Muối ớt Tây Ninh thường được dùng làm món chấm trên bàn ăn, để ăn trái cây… Ngoài ra, món muối ớt trộn với bánh tráng được cắt nhỏ đã trở thành món ăn chơi vừa ngon vừa vui miệng ưa thích của các cô, các bà, nhưng có lẽ cả các ông, các anh gặp dịp cũng không chê…
Bánh tráng Trảng Bàng (thị trấn Trảng Bàng) Bánh tráng Trảng Bàng được làm rất công phu bằng bột xay ra từ gạo ngon, tráng hai lớp, hai lần. Phơi khô xong bánh tráng được nướng trên các nồi tròn kín như cái cà om bằng võ đậu phọng khô; nướng xong, bánh tráng được đem phơi sương vào tờ mờ sáng cho bánh dịu lại và đem bọc kín trong lá chuối tươi, để giữ cho bánh được mềm, dẻo. Bánh tráng cuốn chung với rau sống, rau sông (loại rau mọc ở trên bờ sông, rạch), dưa leo, đỗ chùa, giá, tỏi chua …