27 tháng 3, 2009

Món ăn bài thuốc chay : Rau má - sâm của mọi nhà


Cây rau má mọc hoang ở ven đường, bờ ruộng, góc vườn, bãi cỏ ở nước ta và các nước vùng nhiệt đới như Lào, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ… Cây mọc là là trên mặt đất và có lá tròn bầu bĩnh như gò má con người nên gọi là rau má.

Cây rau má còn gọi là tích tuyết thảo, tên khoa học Centella asiatica, thuộc họ Hoa tán. Toàn cây khi tươi có vị đắng, có thể thu hái quanh năm.

Rau má là một vị thuốc cổ truyền có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc, có tính chất giải nhiệt (làm xuất được chứng nóng nảy và bức rứt trong người), giải độc (do ăn phải độc chất có trong thực phẩm, dùng rau má giã nát uống với nước nóng), thông tiểu (giã nhuyễn lấy nước uống), dùng chữa chảy máu chân răng, chảy máu cam, tiêu tiểu ra máu, bệnh kiết lỵ và đàn bà băng huyết (dùng 30g rau má, cỏ nhọ nồi và lá trắc mỗi vị 15g, sấy khô, sắc uống), trị khí hư, bạch đới (phụ nữ đau bụng lúc có kinh dùng rau má phơi khô làm thành bột uống, mỗi sáng hai muỗng cà phê), lợi sữa (có thể ăn tươi hoặc luộc, nếu luộc thì dùng cả nước mới có tác dụng)… Thuốc làm từ rau má không độc, phụ nữ có thai vẫn dùng được.

Ở miền Nam nước ta, rau má còn được trồng để làm rau ăn và nước giải khát. Dùng làm nước giải khát dưới dạng nước sinh tố như các loại trái cây khác: chọn cả cây, rửa sạch, xay nhuyễn với nước dừa. Món giải khát này ngày nay rất phổ biến, người bị nóng nảy làm lở miệng rất ưa chuộng. Rau má còn dùng để ăn sống hoặc nấu canh .

Canh rau má là món ăn được người miền Nam rất ưa chuộng, nhiều người ăn quen đâm nhớ. Tuy nhiên đối với người có tùy vị hư hàn, thường đi đại tiện lỏng thì không nên dùng nhiều vì rau má có tính mát lạnh.

Ngày xưa rau má được coi như nhân sâm của người nghèo, quen thuộc và mộc mạc:

Ngày nay vị thế của rau má đã khác, nó được xem như thức ăn, đồ uống của mọi nhà không kể hèn sang.