4 tháng 3, 2009

Vài loại thực phẩm hàng đầu cho thai phụ

Trong giai đoạn mang thai, người phụ nữ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Vậy những loại thực phẩm nào cần thiết và thực sự tốt cho thai phụ và thai nhi?

1. Đậu

Các loại đậu nói chung như đậu lăng, đậu tương, đậu đen đều có chứa một lượng lớn chất xơ, protein, sắt, folate, canxi và kẽm rất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

2. Dầu thực vật: Hạn chế các loại dầu mỡ để tránh thừa cân cho mẹ, tuy nhiên dầu thực vật lại rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa các loại vitamin nhóm A, E, D. Vì thế không nên loại chúng ra khỏi thực đơn của mẹ, có thể dùng xen kẽ với dầu ôliu, dầu hướng dương

3. Dâu tây

Dâu tây không chỉ hấp dẫn bạn bởi hương thơm và vị ngọt mà nó còn đặc biệt rất tốt đối với thai phụ, bởi đó là loại trái cây có chứa lượng lớn cácbonhydrat, vitamin C, kẽm, folate, chất xơ. Hơn thế nữa, chất phytonutrient có trong dâu tây còn có khả năng bảo vệ tế bào.

4. Bông cải xanh

Bông cải xanh hay còn gọi là súp lơ, được xem như một loại thực phẩm "chức năng" bởi lẽ khi ăn bông cải xanh sẽ rất có lợi cho sức khỏe con người nói chung và thai phụ nói riêng.

Nó giúp cung cấp folate, chất xơ, canxi, lutin, kẽm, vitamin A. Cũng xin nói thêm rằng, bông cải xanh cũng có khả năng giúp bạn sáng mắt nhờ vào lượng vitamin A có trong bản thân nó.

Rau, quả Cung cấp nhiều chất xơ, giúp cho bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt. Các loại quả như: chuối, táo, dâu tây… cung cấp nhiều vitamin C, chất khoáng và ngừa dịch bệnh. Đặc biệt, ăn nhiều chuối còn có khả năng giảm thiểu hiện tượng co thắt, thư giãn các cơ bắp và kích hoạt quá trình co bóp khi sinh con. Bên cạnh đó, ăn nhiều cà rốt, cải bông xanh, cải bắp…cũng góp phần cung cấp nhiều vitamin A, axit folic tốt cho mắt của trẻ và sức khỏe của mẹ.

5. Pho mát

Sở dĩ pho mát được khuyên nên sử dụng với phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai là bởi pho mát có chứa rất nhiều canxi, phot pho và magiê cần thiết cho sự phát triển xương của bé.

Nhưng cần nhấn mạnh rằng, bạn nên thu nạp pho mat một cách có chừng mực, vì nó cũng có thể sẽ trở thành "thủ phạm" làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu bạn.

6. Trứng

Người ta đã tìm thấy trong trứng có chứa một lượng lớn protein vì thế nó cung cấp những axit amino axit cần thiết cho cả mẹ và bé.

Cung cấp những axit amino axit cần thiết cho cả mẹ và bé. Nhiều bà mẹ khi mang thai lại cố ăn nhiều trứng ngỗng dù khó ăn vì nghĩ nó đặc biệt tốt cho thai nhi. Thực chất, theo các nghiên cứu không nhất thiết phải là trứng ngỗng vì xét về chất dinh dưỡng và độ ngon, trứng gà hơn hẳn trứng ngỗng. Ngoài ra, ăn lòng đỏ trứng gà trong giai đoạn mang thai còn có thể làm tăng trí thông minh và trí nhớ cho bé trong tương lai. Những cũng không nên lạm dụng, chỉ ăn không quá 5 quả một tuần.

7. Sữa

Ngoài canxi, photpho, vitamin A, B sữa còn có khả năng làm chắc xương do có chứa hàm lượng vitamin D rất cao. Vì thế các bà mẹ đang mang thai đừng quên bổ sung 1 - 2 cốc sữa mỗi ngày.

8. Nước cam

Ngoài các loại thực phẩm hàng đầu nói trên, thai phụ cũng nên uống thêm các loại nước trái cây để bổ sung thêm vitamin. Các chuyên gia khuyên bạn nên uống nước cam, vì nước cam ngoài việc có chứa rất nhiều vitamin C, nó còn chứa thêm photpho và folate.

9.Nước: Rất cần cho quá trình điều tiết nhiệt độ cơ thể (cả mẹ và bé), trao đổi chất, duy trì hệ miễn dịch, thải chất độc…

Vì thế, cần cung cấp cho cơ thể ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày, tốt nhất là nước lọc hoặc nước trà và các loại nước hoa quả ép chứa nhiều vitamin C.

10. Khoai lang

Nhiều bà bầu thường than phiền do bị mắc chứng táo bón "hoành hành" khi mang thai, nguyên nhân phần lớn là do sự phát triển của thai nhi gây nên sự chèn ép, khiến bạn bị mắc chứng táo bón.
Để cải thiện tình hình bạn đừng quên bổ sung khoai lang vào thực đơn ăn uống. Bên cạnh chức năng đó khoai lang còn có chứa viatmin C, folate, photpho, cần thiết cho cả mẹ và bé.

11. Ngũ cốc

Ngũ cốc là loại thực phẩm không thể vắng mặt trong chế độ ăn uống của thai phụ, lý do là bởi ngũ cốc có chứa axit folic, vitamin B, sắt và kẽm.

Ngũ cốc có nhiều trong cơm, bánh mỳ, bột mỳ, mỳ ý.

Ngũ cốc và các loạt hạt (hạt điều, đậu phộng, mè…): Ngũ cốc cung cấp hydratcacbon cho hoạt động của hệ thần kinh và quá trình tiêu hoá diễn ra được tốt. Trong khi đó, ăn nhiều hạt điều, đậu phộng, mè… sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng đạm không thua gì thịt, cá.

12. Sữa chua

Sữa chua không chỉ tốt cho tiêu hóa mà là một loại thần dược đối với các chị em phụ nữ. Mà nó cũng rất cần thiết cho bà bầu do có chứa nhiều canxi, viatmin B và kẽm. Ngoài ra cũng xin tiết lộ thêm với bạn là lượng canxi có trong sữa chua lớn hơn so với lượng canxi có trong sữa.

Ngoài canxi, phốt pho, vitamin A, B sữa còn đóng vai trò quan trọng cho quá trình hình thành xương và răng cho trẻ do trong sữa có hàm lượng vitamin D cao.

Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho rằng, khi mang thai không nhất thiết phải uống dành riêng cho cac bà mẹ, có thể uống sữa tươi hay các loại sữa đã quen dùng và hợp khẩu vị. Ăn nhiều sữa chua cũng cung cấp một lượng lớn canxi, kẽm và đặc biệt tốt cho việc tiêu hóa thức ăn.

Theo WebMD

Tránh ăn thực phẩm nào?

Các nhà nghiên cứu giai đoạn thai phụ đều cho rằng, trong các loài động vật có vỏ như: trai, sò, vẹm, cua, hến, tôm…có mức độ nhiễm hóa chất rất cao dù trong môi trường tự nhiên hay nuôi nhân tạo. Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh ăn những loại thực phẩm này.

Không chỉ vậy, để bảo vệ thai nhi thai phụ cũng nên tránh các loại thức ăn như: gan động vật, patê, trứng sống hoặc chế biến chưa chín kỹ, thịt động vật còn tái (nhúng, dấm…) vì dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến bệnh sán lá, phomat xanh, khoai lên mầm…

Đặc biệt, khi mang thai người phụ nữ không nên ăn nhãn, long nhãn sẽ tăng nhiệt cho thai nhi, dễ dẫn đến khí huyết không điều hòa và dễ bị nôn. Tuyệt đối không dùng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, nước ngọt có gas…làm hưng phấn trung khu thần kinh, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Nhãn gây nóng trong và tăng nhiệt bào thai, táo mèo có thể gây co bóp tử cung. Nếu các bà bầu ăn nhiều hai loại quả này có thể phải đối mặt với nguy cơ sinh non hoặc sẩy thai.

Dinh dưỡng đối với các bà bầu luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào cũng tốt và có lợi cho sức khỏe của bạn. Bạn có thể tham khảo những gợi ý dưới đây để bổ sung vào cẩm nang dinh dưỡng trong 9 tháng thai kỳ của mình.

Các món ăn chưa nấu chín kỹ

Nếu bạn là một fan trung thành của sushi, các món gỏi và lẩu, bạn sẽ phải tập “cai nghiện” trong suốt thời kỳ mang thai. Gỏi và các món ăn chưa được nấu chín kỹ có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với bạn cũng như bé yêu. Chúng có thể làm bạn bị ngộ độc thức ăn, đau bụng hay bị nhiễm khuẩn và sán.

Ngay cả đối với các loại thịt nướng/thịt quay hay trứng chưa được chế biến kỹ cũng có thể gây nguy hại cho sức khỏe của bà bầu.

Cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao

Các bà bầu ai cũng biết tác dụng của cá đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập, cá ngừ, cá mú biển cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển não bộ của thai nhi, cụ thể là gây ra hiện tượng não không phát triển.

Đồ hộp và các loại thức ăn nhanh

Trong đồ hộp có chứa một loại vi khuẩn có tên Listeria monocytogene có khả năng xâm nhập vào cơ thể mẹ gây ra hiện tượng sảy thai và sinh non. Vì vậy, tốt nhất bạn nên hạn chế loại thực phẩm này. Trong trường hợp cần thiết, tốt nhất là bạn hãy đun nóng lại thức ăn trước khi sử dụng.

Ngoài ra, các loại thức ăn nhanh hoặc đồ ăn đã chế biến sẵn thường chứa quá nhiều dầu mỡ, cũng không tốt cho sức khỏe của bạn trong thời kỳ mang thai.

Bạn cũng không nên sử dụng các loại đồ hộp hay đồ ăn nhanh đã quá hạn sử dụng hay vỏ hộp bị trầy xước, thủng hay móp méo…

Các chế phẩm từ thịt

Xúc xích, jambon, thịt muối hay các chế phẩm khác từ thịt sống cũng không tốt cho sức khỏe của bạn và bé.

Gan động vật

Gan động vật cũng có thể gây nguy hại cho bạn vì đây là nơi tập trung nhiều độc tố nếu động vật bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, trong gan cũng có chứa nhiều cholesterone và vitamin A. Nếu bạn ăn quá nhiều gan, kết hợp dùng thêm các loại thuốc hay thực phẩm dinh dưỡng khác có thể gây ra hiện tượng thừa vitamin, ảnh hưởng xấu đến bé yêu.

Các chế phẩm từ bơ, sữa chưa qua diệt khuẩn

Những thực phẩm làm từ bơ, sữa thường chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển bộ xương cho bé. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng những thực phẩm chưa qua quá trình diệt khuẩn vì chúng có chứa nhiều loại vi khuẩn và có thể làm bạn và cả bé yêu bị ngộ độc thực phẩm.

Theo các chuyên gia, tốt nhất, bạn nên tránh xa bất cứ loại phomat nào làm từ sữa cừu hoặc sữa dê… vì chúng đặc biệt không tốt cho bé.

Thực phẩm gây dị ứng

Nếu bạn có tiền sử về dị ứng, bạn sẽ dễ dàng tránh được những tác nhân gây bệnh cho mình trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng của từng người, bạn cũng rất có thể bị dị ứng trong thai kỳ. Vì vậy, bạn nên ngưng sử dụng tất cả các loại thực phẩm đang dùng nếu có các dấu hiệu dị ứng (ngứa, mẩn đỏ, sưng phù…) và đi khám để được điều trị kịp thời.

Gia vị quá nóng hay quá cay

Các gia vị và chất phụ gia quá nóng hay quá cay (gừng, ớt, hạt tiêu...) cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn trong thời gian mang thai, gây hiện tượng nóng trong và táo bón với các bà bầu.

Đồ ngọt

Trong thời kỳ mang thai, bạn nên hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt như kẹo, bánh và đồ ăn vặt... vì chúng có thể gây hiện tượng tăng cân quá nhanh. Ngoài ra, hàm lượng đường khá lớn chứa trong các loại thực phẩm này cũng có thể gây nguy cơ tiểu đường ở bé.

Đồ uống có chứa caffeine

Trong thời kỳ mang thai, nếu bạn dùng thường xuyên các loại đồ uống có chứa caffeine (như caffe, chè, coca, nước tăng lực, soda, cocktail…) bạn sẽ có thể bị tăng nhịp tim và áp lực máu dẫn đến mất ngủ và đau đầu. Không chỉ thế, nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng, gây nguy cơ sảy thai và sinh non.

Rượu

Phụ nữ mang thai và trong đang trong thời kỳ cho con bú đặc biệt không nên uống rượu vì có thể gây nguy hại không chỉ cho sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến cả bé. Các nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh, chỉ cần một lượng rượu nhỏ mà mẹ uống vào trong thời kỳ mang thai cũng có thể gây dị tật ở thai nhi, sảy thai và sinh non.

Thuốc lá

Khói thuốc lá không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn mà còn gây nguy hại cho cả bé trong bụng. Mẹ hút thuốc làm tăng nguy cơ thai chết lưu, thai phát triển chậm và bé sinh thiếu tháng. Nếu trong thời kỳ mang thai (đặc biệt là 3 tháng đầu), mẹ hít phải khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động) cũng gây ảnh hưởng trầm trọng đến con.

Các món nên tránh khác

- Quẩy: Trong quẩy có phèn chua (chứa nhôm - một chất vô cơ), ăn nhiều có nguy cơ bị down ở thai nhi.

- Rau bina (rau chân vịt): Cản trở việc hấp thu chất sắt dẫn đến thiếu máu

(Theo Mevabe.net)