Nhiều người sẽ bảo cơm thì có khó gì để nấu. Vo gạo rồi cấm điện thế là xong. Nhưng những mẹo nho nhỏ sau đây sẽ giúp cho bạn có bữa cơm ngon hơn.
1. Nấu cơm bằng nước gì?
Nấu bằng nước sôi: thông thường chúng ta quen dùng nước máy để nấu cơm. Tuy nhiên nước máy có chất Clo đã làm tổn hao khoảng 30% vitamin B1 trong gạo. Nếu chuyển sang phương pháp nấu bằng nước sôi thì sẽ tránh được bao tổn ấy.
Nấu bằng nước trà: nếu dạ dày của bạn không tốt, chỉ cần vài bữa cơm nấu bằng nước trà, bệnh sẽ thuyên giảm. Bạn dùng 0,5 - 0,7g trà khô đun sôi với khoảng 500 - 1000g nước, sau khi sôi, lọc hết bã rồi cho vào nồi gạo đã vo sẵn.
Không được dùng nước trà đã qua đêm đem nấu cơm.
Nếu muốn cơm không bị thiu nhanh và trắng hơn, bạn nên cho vào 1 lượng giấm (5% so với lượng nước và gạo). Ví dụ: 1000g gạo thì dùng 1500g nước và khoảng 12g giấm.
2. Khử mùi cơm nguội.
Cơm nguội dù hấp thế nào cũng có mùi do đó trước khi hấp bạn nên cho vào cơm một ít muối ăn.
3. Khử mùi cơm khét.
Bỏ một cục than đỏ vào một cái chén, cho vào nồi cơm bị khét, đậy nắp lại trong 10 phút. Nếu chỉ mới chớm khét, bạn chỉ cần bỏ vào nồi cơm vài cọng hành, đậy nắp lại vài phút. Bạn có thể lấy một tờ giấy sạch gói một cục than củi đặt lên trên mặt nồi cơm, đậy nắp lại trong ít phút.
4. Cách chữa cơm bị sống.
Nếu trường hợp này xảy ra, bạn rưới vào cơm một ít rượu gạo và để lửa nhỏ một lúc, cơm sẽ chín như thường.
Cơm Gạo Lức
Các khoa học gia Nhật Bản đã phát hiện, gạo lức được ngâm trong nước trước khi nấu sẽ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng hơn. Do gạo lức ở trạng thái nẩy mầm dẫn tới những enzyme (thành phần quan trọng trong các tiến trình trao đổi chất) trong hạt gạo trở nên hoạt động tốt, kết quả tạo ra nhiều các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng hơn.
Vât Liệu:
- Gạo lức: 1 chén
- Nước ấm: 2 chén
- Muối: 1/4 muỗng cà phê
Cách Làm:
Cho 1 chén gạo lức vào thau nước lạnh đãi và khuấy nhẹ tay. Cho gạo sạch ngâm cùng 2 chén nước ấm khoảng 3 giờ.
Cho gạo + nước ngâm gạo + muối vào nồi đất khuấy cho đều, đậy nắp thật kín nấu sôi khoảng 15 phút, hạ lửa riu riu khoảng 1 giờ 30 phút thì cơm chín. Nấu cơm gạo lức cần nhiều hơi cho gạo mềm, do vậy nên dùng nồi lớn gấp đôi lượng gạo cần nấu, nhớ xoay trở nồi liên tục cho cơm đừng cháy nhiều vì chất bổ dưỡng thường tụ xuồng đáy nồi nên cơm cháy chứa nhiều chất bổ dưỡng hơn. Khi hâm cơm nên cho thêm chút nước để cơm mềm.
CÁCH NẤU CƠM GẠO LỨC
Có 3 cách nấu cơm gạo lức.
1)- NẤU BẰNG NỒI CƠM ĐIỆN:
Rửa sơ gạo xong cho vào nồi cơm điện, cho nước ngập gạo khoảng 1 lóng tay và nấu như thường, ăn với mè rang, giã ra với 1 tí xíu muối. (Đây là cách ăn số 7 để chữa bệnh) .
Nấu theo kiểu nầy cơm không dẻo như cơm nếp được. nấu cách nầy thầy thuốc cũng có ý là để cho ta nhai thật lâu, để nước miếng tiết ra thật nhiều quyện với cơm gạo lức, muối mè để chữa bệnh mới có công hiêu. (ĂN THỨC UỐNG, UỐNG THỨC ĂN). Ý MUỐN NÓI TA PHẢI NHAI CƠM RA THÀNH NƯỚC.
2)- NẤU CÁCH THỦY BẰNG NỒI ÁP SUẤT:
- Muốn có nồi nầy phải đi chợ Nhật mới có.
Nồi nầy ở ngoài là 1 nồi áp suất cao, bên trong còn có một nồi nhỏ bằng sành có nắp đậy, khi nấu, lấy gạo ra cũng rửa sơ, xong cho vào nồi bằng sành, cũng đổ nước ngập chừng bằng 1 lóng tay.
Lấy 5 cups nước lạnh đổ vào nồi áp suất, cho nồi sành vào trong, đậy lại thật chặt và nấu trong 1 tiếng đồng hồ.
Nấu kiểu nầy gạo lức ăn như cơm nếp, dẻo và rất ngon, nếu nấu với đậu đỏ càng bổ và ăn bùi, ngon lắm.
3-NẤU BẰNG NỒI THƯỜNG:
Nấu cơm gạo lức theo cách cổ điển thôi tức là nấu như nấu cơm thường chỉ khác một điều là anh phải ngâm gạo lức trong vòng 22 tiếng đồng hồ cho gạo lức nẩy mầm.
Ví dụ như sau khi ăn tối xong khoảng 9 giờ thì đem ngâm gạo lức và cho tới hôm sau khi đi làm về khoảng 7 giờ tối thì gạo lức đã nẩy mầm.
Đem đi nấu chừng 15 phút thôi (nấu nồi thường), nếu thấy gạo đã mềm mà còn nước nhiều thì chắt nước cơm gạo lức để uống.
Sau đó để lửa nhỏ chừng vài phút là ăn được rồi. Như vậy lần sau thì đã biết cho bao nhiêu nước thì vừa. Sau đó chuẩn bị muối mè có bữa cơm gạo lức ngon lành (bảo đảm là cơm sẽ rất là mềm)
Cách Nấu Cơm Tấm
Trước khi nấu thì ngâm tấm với nước lạnh 2 tiếng trước. Thường thì bên đây nấu bằng nồi cơm điện chứ ở Việt Nam nấu bằng nồi gang. Lúc nấu cơm tấm thì cho nhiều nước nhưng thấy nước sôi lên thì canh chừng.
Sôi một tí khi bắt đầu rút nước là chắt nước bỏ đi. Đừng có quậy nha. Nát hết. Như vậy cơm sẽ khô mà không có cứng.
Hạt tấm mới rời. Khi chín thì dùng đũa xới xới lên đừng có đánh bằng muỗng múc cơm nhé dễ bị nát bét đó.
1. Nấu cơm bằng nước gì?
Nấu bằng nước sôi: thông thường chúng ta quen dùng nước máy để nấu cơm. Tuy nhiên nước máy có chất Clo đã làm tổn hao khoảng 30% vitamin B1 trong gạo. Nếu chuyển sang phương pháp nấu bằng nước sôi thì sẽ tránh được bao tổn ấy.
Nấu bằng nước trà: nếu dạ dày của bạn không tốt, chỉ cần vài bữa cơm nấu bằng nước trà, bệnh sẽ thuyên giảm. Bạn dùng 0,5 - 0,7g trà khô đun sôi với khoảng 500 - 1000g nước, sau khi sôi, lọc hết bã rồi cho vào nồi gạo đã vo sẵn.
Không được dùng nước trà đã qua đêm đem nấu cơm.
Nếu muốn cơm không bị thiu nhanh và trắng hơn, bạn nên cho vào 1 lượng giấm (5% so với lượng nước và gạo). Ví dụ: 1000g gạo thì dùng 1500g nước và khoảng 12g giấm.
2. Khử mùi cơm nguội.
Cơm nguội dù hấp thế nào cũng có mùi do đó trước khi hấp bạn nên cho vào cơm một ít muối ăn.
3. Khử mùi cơm khét.
Bỏ một cục than đỏ vào một cái chén, cho vào nồi cơm bị khét, đậy nắp lại trong 10 phút. Nếu chỉ mới chớm khét, bạn chỉ cần bỏ vào nồi cơm vài cọng hành, đậy nắp lại vài phút. Bạn có thể lấy một tờ giấy sạch gói một cục than củi đặt lên trên mặt nồi cơm, đậy nắp lại trong ít phút.
4. Cách chữa cơm bị sống.
Nếu trường hợp này xảy ra, bạn rưới vào cơm một ít rượu gạo và để lửa nhỏ một lúc, cơm sẽ chín như thường.
Cơm Gạo Lức
Các khoa học gia Nhật Bản đã phát hiện, gạo lức được ngâm trong nước trước khi nấu sẽ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng hơn. Do gạo lức ở trạng thái nẩy mầm dẫn tới những enzyme (thành phần quan trọng trong các tiến trình trao đổi chất) trong hạt gạo trở nên hoạt động tốt, kết quả tạo ra nhiều các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng hơn.
Vât Liệu:
- Gạo lức: 1 chén
- Nước ấm: 2 chén
- Muối: 1/4 muỗng cà phê
Cách Làm:
Cho 1 chén gạo lức vào thau nước lạnh đãi và khuấy nhẹ tay. Cho gạo sạch ngâm cùng 2 chén nước ấm khoảng 3 giờ.
Cho gạo + nước ngâm gạo + muối vào nồi đất khuấy cho đều, đậy nắp thật kín nấu sôi khoảng 15 phút, hạ lửa riu riu khoảng 1 giờ 30 phút thì cơm chín. Nấu cơm gạo lức cần nhiều hơi cho gạo mềm, do vậy nên dùng nồi lớn gấp đôi lượng gạo cần nấu, nhớ xoay trở nồi liên tục cho cơm đừng cháy nhiều vì chất bổ dưỡng thường tụ xuồng đáy nồi nên cơm cháy chứa nhiều chất bổ dưỡng hơn. Khi hâm cơm nên cho thêm chút nước để cơm mềm.
CÁCH NẤU CƠM GẠO LỨC
Có 3 cách nấu cơm gạo lức.
1)- NẤU BẰNG NỒI CƠM ĐIỆN:
Rửa sơ gạo xong cho vào nồi cơm điện, cho nước ngập gạo khoảng 1 lóng tay và nấu như thường, ăn với mè rang, giã ra với 1 tí xíu muối. (Đây là cách ăn số 7 để chữa bệnh) .
Nấu theo kiểu nầy cơm không dẻo như cơm nếp được. nấu cách nầy thầy thuốc cũng có ý là để cho ta nhai thật lâu, để nước miếng tiết ra thật nhiều quyện với cơm gạo lức, muối mè để chữa bệnh mới có công hiêu. (ĂN THỨC UỐNG, UỐNG THỨC ĂN). Ý MUỐN NÓI TA PHẢI NHAI CƠM RA THÀNH NƯỚC.
2)- NẤU CÁCH THỦY BẰNG NỒI ÁP SUẤT:
- Muốn có nồi nầy phải đi chợ Nhật mới có.
Nồi nầy ở ngoài là 1 nồi áp suất cao, bên trong còn có một nồi nhỏ bằng sành có nắp đậy, khi nấu, lấy gạo ra cũng rửa sơ, xong cho vào nồi bằng sành, cũng đổ nước ngập chừng bằng 1 lóng tay.
Lấy 5 cups nước lạnh đổ vào nồi áp suất, cho nồi sành vào trong, đậy lại thật chặt và nấu trong 1 tiếng đồng hồ.
Nấu kiểu nầy gạo lức ăn như cơm nếp, dẻo và rất ngon, nếu nấu với đậu đỏ càng bổ và ăn bùi, ngon lắm.
3-NẤU BẰNG NỒI THƯỜNG:
Nấu cơm gạo lức theo cách cổ điển thôi tức là nấu như nấu cơm thường chỉ khác một điều là anh phải ngâm gạo lức trong vòng 22 tiếng đồng hồ cho gạo lức nẩy mầm.
Ví dụ như sau khi ăn tối xong khoảng 9 giờ thì đem ngâm gạo lức và cho tới hôm sau khi đi làm về khoảng 7 giờ tối thì gạo lức đã nẩy mầm.
Đem đi nấu chừng 15 phút thôi (nấu nồi thường), nếu thấy gạo đã mềm mà còn nước nhiều thì chắt nước cơm gạo lức để uống.
Sau đó để lửa nhỏ chừng vài phút là ăn được rồi. Như vậy lần sau thì đã biết cho bao nhiêu nước thì vừa. Sau đó chuẩn bị muối mè có bữa cơm gạo lức ngon lành (bảo đảm là cơm sẽ rất là mềm)
Cách Nấu Cơm Tấm
Trước khi nấu thì ngâm tấm với nước lạnh 2 tiếng trước. Thường thì bên đây nấu bằng nồi cơm điện chứ ở Việt Nam nấu bằng nồi gang. Lúc nấu cơm tấm thì cho nhiều nước nhưng thấy nước sôi lên thì canh chừng.
Sôi một tí khi bắt đầu rút nước là chắt nước bỏ đi. Đừng có quậy nha. Nát hết. Như vậy cơm sẽ khô mà không có cứng.
Hạt tấm mới rời. Khi chín thì dùng đũa xới xới lên đừng có đánh bằng muỗng múc cơm nhé dễ bị nát bét đó.
Theo HinhTran.Com