Chùa Hương nổi tiếng là cơ sở Phật giáo linh thiêng ở Việt Nam. Hội chùa Hương hằng năm diễn ra từ tháng Giêng đến hết 15 tháng 3 âm lịch.Tuy nhiên, hiện nay, người dân đến với Chùa Hương không chỉ vào thời gian Hội chính mà đến quanh năm. Người đi Chùa Hương như được trở về với miền quê có người mẹ hiền yêu dấu.
Đức linh thiêng mọi người hướng tới ở Chùa Hương là Quan Thế âm Bồ Tát được coi là Phật Bà Chùa Hương, hình ảnh một người mẹ với tình thương bao la trong lòng người Việt. Về Chùa Hương, mọi người như được tẩy sạch bụi trần, lâng lâng niềm vui thoát tục và một ấn tượng không phai về một chốn Thiên Thai ngay trên chốn trần gian:
“ Hương Sơn là chốn non tiên. Bồng lai mà thấy ở miền trần gian”- (Ca dao). Về chốn Bồng lai và cũng là miền trần gian tuyệt vời ấy, mọi người còn được thưởng thức những món đặc sản đã nổi tiếng trong văn hoá ẩm thực Việt Nam là mơ lông, củ mài trắng và rau sắng Chùa Hương. Rau sắng từ lâu đã được ngụ ý với Chùa Hương va ngược lại vì chỉ Ở Chùa Hương rau sắng mới cho con người cái vị ngọt thơm bùi của một thứ thực phẩm cao cấp vào loại nữ hoàng của các loài rau. Cách đây ngót thế kỷ thi sĩ Tản Đà đã viết:
“Nước non muôn dặm đường trường.
Hỡi ai: “rau sắng Chùa Hương “ nhớ cùng”
Cây rau sắng tên khoa học là Phyllanthus elegansl còn có tên gọi khác là cây mì chính, cây rau ngót rừng. Rau sắng thuộc loại thân mộc, mọc tự nhiên trên những vách đá, ưa ánh sáng. Rau sắng cùng họ với rau ngót, lá trông tựa như lá rau ngót, nhưng nhỏ và nhọn hơn. Lá non có màu xanh thẫm, óng; ả. Hoa rau sắng mọc thành bông trên thân, người dân gọi là râu rồng, lấm tấm như hoa ngâu. Quả sắng hình bầu dục, to như quả nhót, khi chín có màu vàng sẫm, ăn có vị ngọt đượm như mật ong.
Khác với đa phần các loại cây rau khác, cây sắng có loại cây cái và cây đực. Chỉ cây cái dân gian gọi là cây sắng nếp mới cho quả và hạt mà từ hạt mới cho những cây sắng tương lai khác. Tại khu vực Chùa Hương hiện nay chỉ còn lại hai cây sắng nếp nhiều năm tuổi thật quý hiếm để nhân lên nhiều cây sắng khác đem lại sự ngọt ngào đến với du khách thập phương. Và đó là một tài sản thực sự của Chùa Hương và của ngành du lịch Hà Tây. Trong số cây sắng mọc mới chỉ 1/100 là cây sắng nếp.
Điều đặc biệt của sắng Chùa Hương là mọc trên sườn núi đá vôi và lấy mùn cây và lá rừng làm thức ăn. Rau sắng là cây thanh tịnh, nếu lấy phân gia súc, gia cầm mà chăm bón thì cây sẽ bị rệp và chết. Có lẽ vì kén chọn thức ăn và được hưởng khí hậu tự nhiên tuyệt vời của vùng núi Chùa Hương mà rau sắng nơi đây cho chất lượng tuyệt hạng không nơi nào sánh kịp. Một điều kỳ diệu nữa là rau sắng ra nhiều lá non và ra hoa kết trái vào mùa xuân đúng với dịp hội Chùa Hương như để chiều lòng du khách. Tuy nhiên, để cho lá hoa và quả, cây rau sắng phải được từ 3 đến 5 tuổi. Sau 10 năm cây rau sắng mới cho thu hoạch nhiều.
Tất cả các bộ phận của cây rau sắng đầu dùng làm thực phẩm và làm thuốc được. Quý nhất là quả sau đó là lá và hoa (rồng rồng). Cành lá rau sắng dùng nấu canh ăn ngọt, thơm dịu, mát và bổ. Các nhà khoa học cho biết trong lá rau sắng có 6,2% protein, 5,5% gluxit, 2,2% xenluloza và nhiều axit min cần thiết cho con người. Chính vì có hàm lượng protein cao nên khi nấu canh, rau sắng cho vị ngọt như có mì chính (glutamat).
Dân gian thích nấu canh rau sắng suông, chỉ thêm ít muối để thưởng thức vị ngọt, vị bùi đặc biệt của loại rau này. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người nấu canh rau sắng với thịt lợn, thịt bò . . . Lá và hoa có thể xào với thịt bò rất ngon hạt quả sắng bóc vỏ hầm với xuơng cho mùi vị thơm ngon, ngọt, bùi.
Rau sắng quý và đắt nhưng có giá trị. Thưởng thức món rau này không chỉ được hưởng thụ vị ngọt, ngon, chất dinh dưỡng cao để nhớ mãi sau này mà còn được cảm nhận sự sảng khoái về mặt tinh thần, được hưởng lộc Phật từ chốn bồng lai- Chùa Hương tích.
T.S. Đỗ Minh Cao
Đức linh thiêng mọi người hướng tới ở Chùa Hương là Quan Thế âm Bồ Tát được coi là Phật Bà Chùa Hương, hình ảnh một người mẹ với tình thương bao la trong lòng người Việt. Về Chùa Hương, mọi người như được tẩy sạch bụi trần, lâng lâng niềm vui thoát tục và một ấn tượng không phai về một chốn Thiên Thai ngay trên chốn trần gian:
“ Hương Sơn là chốn non tiên. Bồng lai mà thấy ở miền trần gian”- (Ca dao). Về chốn Bồng lai và cũng là miền trần gian tuyệt vời ấy, mọi người còn được thưởng thức những món đặc sản đã nổi tiếng trong văn hoá ẩm thực Việt Nam là mơ lông, củ mài trắng và rau sắng Chùa Hương. Rau sắng từ lâu đã được ngụ ý với Chùa Hương va ngược lại vì chỉ Ở Chùa Hương rau sắng mới cho con người cái vị ngọt thơm bùi của một thứ thực phẩm cao cấp vào loại nữ hoàng của các loài rau. Cách đây ngót thế kỷ thi sĩ Tản Đà đã viết:
“Nước non muôn dặm đường trường.
Hỡi ai: “rau sắng Chùa Hương “ nhớ cùng”
Cây rau sắng tên khoa học là Phyllanthus elegansl còn có tên gọi khác là cây mì chính, cây rau ngót rừng. Rau sắng thuộc loại thân mộc, mọc tự nhiên trên những vách đá, ưa ánh sáng. Rau sắng cùng họ với rau ngót, lá trông tựa như lá rau ngót, nhưng nhỏ và nhọn hơn. Lá non có màu xanh thẫm, óng; ả. Hoa rau sắng mọc thành bông trên thân, người dân gọi là râu rồng, lấm tấm như hoa ngâu. Quả sắng hình bầu dục, to như quả nhót, khi chín có màu vàng sẫm, ăn có vị ngọt đượm như mật ong.
Khác với đa phần các loại cây rau khác, cây sắng có loại cây cái và cây đực. Chỉ cây cái dân gian gọi là cây sắng nếp mới cho quả và hạt mà từ hạt mới cho những cây sắng tương lai khác. Tại khu vực Chùa Hương hiện nay chỉ còn lại hai cây sắng nếp nhiều năm tuổi thật quý hiếm để nhân lên nhiều cây sắng khác đem lại sự ngọt ngào đến với du khách thập phương. Và đó là một tài sản thực sự của Chùa Hương và của ngành du lịch Hà Tây. Trong số cây sắng mọc mới chỉ 1/100 là cây sắng nếp.
Điều đặc biệt của sắng Chùa Hương là mọc trên sườn núi đá vôi và lấy mùn cây và lá rừng làm thức ăn. Rau sắng là cây thanh tịnh, nếu lấy phân gia súc, gia cầm mà chăm bón thì cây sẽ bị rệp và chết. Có lẽ vì kén chọn thức ăn và được hưởng khí hậu tự nhiên tuyệt vời của vùng núi Chùa Hương mà rau sắng nơi đây cho chất lượng tuyệt hạng không nơi nào sánh kịp. Một điều kỳ diệu nữa là rau sắng ra nhiều lá non và ra hoa kết trái vào mùa xuân đúng với dịp hội Chùa Hương như để chiều lòng du khách. Tuy nhiên, để cho lá hoa và quả, cây rau sắng phải được từ 3 đến 5 tuổi. Sau 10 năm cây rau sắng mới cho thu hoạch nhiều.
Tất cả các bộ phận của cây rau sắng đầu dùng làm thực phẩm và làm thuốc được. Quý nhất là quả sau đó là lá và hoa (rồng rồng). Cành lá rau sắng dùng nấu canh ăn ngọt, thơm dịu, mát và bổ. Các nhà khoa học cho biết trong lá rau sắng có 6,2% protein, 5,5% gluxit, 2,2% xenluloza và nhiều axit min cần thiết cho con người. Chính vì có hàm lượng protein cao nên khi nấu canh, rau sắng cho vị ngọt như có mì chính (glutamat).
Dân gian thích nấu canh rau sắng suông, chỉ thêm ít muối để thưởng thức vị ngọt, vị bùi đặc biệt của loại rau này. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người nấu canh rau sắng với thịt lợn, thịt bò . . . Lá và hoa có thể xào với thịt bò rất ngon hạt quả sắng bóc vỏ hầm với xuơng cho mùi vị thơm ngon, ngọt, bùi.
Rau sắng quý và đắt nhưng có giá trị. Thưởng thức món rau này không chỉ được hưởng thụ vị ngọt, ngon, chất dinh dưỡng cao để nhớ mãi sau này mà còn được cảm nhận sự sảng khoái về mặt tinh thần, được hưởng lộc Phật từ chốn bồng lai- Chùa Hương tích.
T.S. Đỗ Minh Cao