Lẩu chay trước chỉ quanh quẩn ở món lẩu chua, lẩu nấm. Bây giờ có đủ món lẩu chay từ nội đến ngoại
Ngay cả lẩu chay Việt cũng đã có những thay đổi nhiều. Nếu là lẩu chua thường được nấu bằng me, thơm khá gần với món canh chua Nam bộ thì bây giờ lẩu chua được đa dạng bởi vị chua của lá giang, măng chua, sấu… rồi thêm vị chua của lẩu Thái, vị chua của giấm đỏ theo gu món Hoa.
Còn lẩu chay ngọt, thường nước dùng được nấu trên nền của rau củ thì bây giờ người ăn được nếm thêm hương vị và màu sắc của món lẩu trái cây kèm với nước dùng nấu bằng tuyết lê và tuyết nhĩ. Còn lẩu hải sản chay giống như mùi lẩu hải sản mặn nhờ vào những lá rong biển làm dậy hương. Chay, nhưng theo thị hiếu người dùng nên phải kèm theo lẩu là cá, tôm, mực (chay) thì mới đúng gu của món lẩu miệt biển. Những món lẩu chay ngoại nhập như lẩu nấm kiểu Nhật, lẩu kim chi chay Hàn Quốc, lẩu chua cay Thái, lẩu chay Indonesia… cũng đang ngày càng góp phần quốc tế hoá cho món lẩu chay ở Sài Gòn.
Nhưng lẩu mắm và rau miền Tây mới thật sự là món lẩu hàng đầu của các loại lẩu chay. Để có cái mùi đặc trưng y như lẩu nấu bằng mắm thứ thiệt, người nấu phải tìm cho được mắm đậu nành ủ đúng độ. Phi dầu nóng xào với boa rô, sả, ớt, chao vừa vàng, cho tiếp mắm đậu và hắc xì dầu vào. Trong chốc lát mùi mắm dậy thơm nức mũi. Riêng hắc xì dầu là thứ gia vị giúp nước lẩu mắm lên đúng màu. Lẩu sôi, thả thêm cá, tôm, mực, thịt ba rọi chay vào là đủ bộ của món lẩu mắm. Chan nước lẩu với bún và rau ghém vừa thổi vừa ăn, cắn thêm trái ớt hiểm cay xé lưỡi là đúng điệu.
Theo SgTt
Ngay cả lẩu chay Việt cũng đã có những thay đổi nhiều. Nếu là lẩu chua thường được nấu bằng me, thơm khá gần với món canh chua Nam bộ thì bây giờ lẩu chua được đa dạng bởi vị chua của lá giang, măng chua, sấu… rồi thêm vị chua của lẩu Thái, vị chua của giấm đỏ theo gu món Hoa.
Còn lẩu chay ngọt, thường nước dùng được nấu trên nền của rau củ thì bây giờ người ăn được nếm thêm hương vị và màu sắc của món lẩu trái cây kèm với nước dùng nấu bằng tuyết lê và tuyết nhĩ. Còn lẩu hải sản chay giống như mùi lẩu hải sản mặn nhờ vào những lá rong biển làm dậy hương. Chay, nhưng theo thị hiếu người dùng nên phải kèm theo lẩu là cá, tôm, mực (chay) thì mới đúng gu của món lẩu miệt biển. Những món lẩu chay ngoại nhập như lẩu nấm kiểu Nhật, lẩu kim chi chay Hàn Quốc, lẩu chua cay Thái, lẩu chay Indonesia… cũng đang ngày càng góp phần quốc tế hoá cho món lẩu chay ở Sài Gòn.
Nhưng lẩu mắm và rau miền Tây mới thật sự là món lẩu hàng đầu của các loại lẩu chay. Để có cái mùi đặc trưng y như lẩu nấu bằng mắm thứ thiệt, người nấu phải tìm cho được mắm đậu nành ủ đúng độ. Phi dầu nóng xào với boa rô, sả, ớt, chao vừa vàng, cho tiếp mắm đậu và hắc xì dầu vào. Trong chốc lát mùi mắm dậy thơm nức mũi. Riêng hắc xì dầu là thứ gia vị giúp nước lẩu mắm lên đúng màu. Lẩu sôi, thả thêm cá, tôm, mực, thịt ba rọi chay vào là đủ bộ của món lẩu mắm. Chan nước lẩu với bún và rau ghém vừa thổi vừa ăn, cắn thêm trái ớt hiểm cay xé lưỡi là đúng điệu.
Theo SgTt