30 tháng 5, 2007

NHỮNG MÓN ĂN CHAY : Trang web bạn


Nấm xào cải

Quán Cơm chay Cây Bồ Đề 175/6 Phạm Ngủ Lão Quận 1, Sài Gòn



Trãi qua hơn 10 năm kể từ ngày khai trương (năm 1993) đến nay, nhà hàng Cây Bồ Đề đã trở thành một trong những nhà hàng món chay nổi tiếng tại Sài Gòn.

Nằm ở trung tâm thành phố, ngay khu vực Phạm Ngũ Lão nơi có nhiều khách du lịch nước ngoài lui tới, nhà hàng Cây Bồ Đề phục vụ hơn 150 món ăn chay ưa thích của Việt Nam, Ấn Độ, Mê-hi-cô và Ý. Những món tuyệt vời như cà xào tỏi xa tế, cà-ri rau các loại, đậu hủ kho tộ… sẽ cho bạn thấy món chay thật hấp dẫn không chỉ với người Việt mà còn thu hút rất nhiều khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam để thưởng thức.

Tất cả các món ăn đều được chế biến ngay sau khi khách yêu cầu để đảm bảo màu sắc và mùi vị món ăn, khách được thưởng thức nóng sốt ngay tại bàn. Sinh tố trái cây cũng là một món không thể bỏ qua ở đây.

Theo cô Hà chủ quán cho biết, quý khách thưởng thức món ăn ở đây nếu có nhu cầu học hỏi để tự chế biến sẽ được hướng dẫn tận tình mà không tính phí. Quán Cây Bồ Đề còn nhận đào tạo thành nghề cho các bạn có nhu cầu muốn trở thành đầu bếp món chay.

Cây Bồ Đề còn có dịch vụ cho thuê phòng trọ với giá bình dân từ 8 USD, 10 USD, 12 USD.
Điện thoại : 08-836-9545

Ăn rau củ cho xương chắc khõe


Các nhà khoa học Mỹ vừa tìm thêm một lý do để bạn nên ăn rau củ mỗi ngày. Đó là ăn nhiều rau củ sẽ giúp xương thêm chắc khỏe, ngừa chứng loãng xương khi về già.

Nghiên cứu này do các chuyên gia của Trung tâm Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm thuộc Đại học Surrey (Anh) thực hiện. Thử nghiệm được tiến hành trên 500 người cả nam lẫn nữ, ở nhiều độ tuổi khác nhau. Kết quả cho thấy có mối liên hệ giữa rau củ và tình trạng khoáng chất trong xương, đặc biệt là ở xương sống, xương đùi và vùng xương chậu. Nghiên cứu cũng chỉ rõ một phụ nữ lớn tuổi ăn thực phẩm có nhiều rau củ gấp đôi bình thường sẽ tăng được 5% lượng khoáng chất xương trong xương sống. Lượng khoáng chất trong xương này càng cao bao nhiêu thì xương càng chắc khỏe bấy nhiêu.


Chứng loãng xương ở phụ nữ lớn tuổi được xem là "bệnh dịch lặng lẽ", rất nguy hiểm vì chúng thường xảy ra đột ngột mà không hề có một cảnh báo nào. Cô Louisa Zhang, chuyên gia tư vấn về dinh dưỡng của Singapore cho rằng để đề phòng loãng xương, ngoài việc ăn nhiều rau củ, bạn còn cần tập thể dục đều đặn, không hút thuốc, không uống rượu, bổ sung đủ calcium và vitamin D cho cơ thể.

Lan Anh (Theo Crienglish)

Ảnh đẹp cuối tuần






Cà Tím Tẩm Hành & Xôi Đậu Đen


VẬT LIỆU

½ muỗng cà-phê bột nêm
½ muỗng cà-phê đường (nếu thích dùng hơi ngọt thì cho 1 muỗng cà-phê)
1 muỗng cà-phê dầu ăn
2 quả cà tím
3 tép hành lá, thái nhỏ

THỰC HIỆN

Vặn lò nướng 400° F ( 200 độ C ). Cà tím rửa sạch, cho vào nướng. Đến khi cà bung vỏ ra, lấy cà ra để nguội, bỏ vỏ.Thái hành lá cho dầu vào phi hành lá, bột nêm ,đường chung với hành phi.

Cho cà tím ra đĩa cho hành lá cho hành phi lên trên mặt.

Món này dùng chung với cơm trắng và nước tương. Có thể dùng chung với các món phụ như chả chay.








Vật Liệu :

- Nữa gói đậu đen
- 1 cup 1/2 gạo nếp

Cách Làm :

- Đậu đen ngâm qua đêm, sửa sạch cho vào nồi nấu cho đậu mềm.
- Gạo nếp vo sạch, cho vào đậu đen cả nước lẫn đậu cho chút muối.
- Bỏ vào nồi cơm điện nấu cho vừa đủ nước đừng cho nhiều nước sẽ thành cháo đậu.



Rau xào tổ yến chay

Chè Đậu Trắng


Vật Liệu :

-1 hộp đậu trắng (chợ Mỹ hay chợ VN)
-3/4 cup nếp
-3 cup nước
-2/3 cup đường
-1 muổng nhỏ bột năng
-Vanilla.

Cách làm :

Đậu trắng xả sạch nước của lon đậu . Chế nước sôi vô rồi đổ qua rây ,để ráo.

Rửa sạch nếp bỏ vô nồi với nước nấu lửa nhỏ cho hạt nếp vừa nở búp.Cho đường vô. Cho đậu vô, nấu thêm chút cho đường thấm vô đậu.

Nếm lại , cho vani vô, quậy bột năng với chút nước cho tan , cho vô nồi trộn cho chè sệt lại .

Nước dừa chan trên mặt :

- Lon nước cốt dừa nhỏ + tí muối + đường + chút bột gạo pha với sửa cho tan đều. Bắt lên lửa nhỏ cho vừa sôi nhẹ , lấy ra khỏi bếp. Khi ăn chan nưóc cốt dừa lên trên mặt. (nếu sợ béo không chan nước cốt dừa ăn vẫn ngon).

Tác Giả : Góc Bếp của bupbenhatban (Món Chay)

Bánh Cuốn Nhân Chay


Vật Liệu :

- 2 chén bột gạo
- 1 chén bột khoai
- 1/2 chén bột năng
- 5 chén rưỡi nước
- 3 muỗng súp dầu ăn


Trộn tất cả hỗn hợp cho hòa tan rồi để đó, chờ 1 giờ sau mới tráng bánh.Trong lúc chờ thì làm nhân.

Nhân Bánh :

- 300 gr mì căn - 1 cây chả lụa chay
- 50 gr nấm mèo sợi -
- 1 trái dưa leo xắt sợi - Gía trụng sơ nước nóng -
- Ngò
- 2 cây tỏi tây lấy phần trắng để hành phi
- Nước tương , muối , đường , giấm , bột ngọt , ớt bầm , tiêu

Cách Làm :

- Bột gạo + bột năng + bột khoai + muối + dầu ăn + nước hòa tan.
- 1 cây tỏi tây xắt mỏng phi vàng.

- Mì căn xắt hạt lựu nhỏ + nấm mèo đã ngâm nước xã sạch + 1 cây tỏi tây


Xắt nhỏ + 2 muổng dầu sào chung nêm nước tương , muối , đường , bột ngọt , tiêu nếm vừa ăn .

Dùng chảo non-stick để tráng , đổ dầu ăn vào chảo để nóng . Phải chờ chảo nóng rồi để một muỗng bột vào quấy đều để bột phủ khắp mặt chảo , khoảng 3 phút bánh chín rồi úp chảo ra điã đã thoa dầu ăn thì bánh trên điã. Sau đó thì bỏ nhân vào giữa rồi cuốn lại.

Trình Bày :

Bày bánh cuốn lên dĩa sắp chả lụa cắt mỏng lên thêm giá trộn với dưa leo rắc hành phi , ngò lên điã bánh cuốn.


Tác Giả : Góc Bếp của bupbenhatban (Món Chay)

Gỏi Cuốn Chay



Vật Liệu :

- 200 gr nấm rơm tươi
- 1 miếng đậu hủ
- 1 chục bánh tráng trắng
- 1 chén giá
- 1 ít rau sống, cải salad rửa sạch để sẵn
- Bún
- Đậu phọng

Cách Làm :

-Nấm rơm gọt ngâm nước muối, rửa sạch, tai nào lớn chẻ làm tư, nhỏ chẻ hai, vắt ráo , xào qua nếm chút muối,

- Bún luộc để ráo ,

- Đậu hủ cắt miếng chiên vàng, thái sợi dài khoảng 1 phân đừng mỏng quá

- Sau đó lấy các món đã làm sẵn trên đây dùng bánh tráng cuốn rau sống, salad , giá, bún .

-Nước chấm làm bằng hoisin sauce + peanut butter + tương ớt ăn phở và đậu phộng giã nhỏ.

Tác Giả : Góc Bếp của bupbenhatban (Món Chay)

Đậu hủ chưng tương bắc Cự Đà (chay) + Đậu hủ kho với khóm


Đậu hủ chưng tương bắc Cự Đà (chay)

--mua 1 bọc vegie meat ground from Safeway (nó làm bằng portebella mushroom and đậu hủ)

--đậu hủ chiên vàng sắt khoanh

--cà chua sắt hạt lựu

--kim châm ngâm nỡ lấy nhuỵ, cột lại

--bột nêm, muối, đường, tiêu

--1/4 cup tương bắc Cự Đà

--tí coco juice

Xào vegie ground và đậu hủ cho thơm cho cà chua và gia vị, tới tương, và kim châm, nêm nếm vừa ăn là được.

Dùng với rau ghém gồm có: giá trụng + salade + hành tỉa chỉ + ngò + tí rau húng lũi.



Đậu hủ kho với khóm

Đậu hủ mua chiên sẵn hay là mua về chiên cũng được
Khóm tươi cắt khúc
Chả lụa chay
Nước tương
Dầu hào chay
Muối, đường

Cho khóm vào nồi sên với đường và tí muối, cho hơi sánh cho đậu hủ vào xào chung, kế đến chả lụa chay, nước tương và oyster chay, xào khô có thể cho tí nước để kho cho lâu 1 tí nhưng kho kẹo lại..rắt tiêu ăn với dưa leo và cơm nóng

Theo Kitchen Aid

Nuts hoàn toàn không có chút cholesterol nào cả, lại chứa đầy các chất dinh dưỡng quan trọng khác kể cả protein và xơ (fiber).



Hằng bao lâu nay chúng ta vẫn từng được bảo rằng hạt là junk food, đầy những dầu và không có tí dinh dưỡng nào cả. Sự thật hoàn toàn trái ngược, cơ quan thực phẩm và dược liệu của Mỹ (The US Food and drug Admin.) trong tháng 7 năm 2003 đã chấp nhận là nếu ta ăn khoảng 11/2 ounces hạt nuts mỗi ngày, có thể giảm nguy cơ các chứng bệnh về tim.

Nuts hoàn toàn không có chút cholesterol nào cả, lại chứa đầy các chất dinh dưỡng quan trọng khác kể cả protein và xơ (fiber). Nuts còn là nguồn cung cấp dồi dào các chất vitamins như folic acid, niacin, vitamin E, vitamin B6 và các khoáng chất như magnesium, copper, zinc, selenium, phosphorus, potassium. Vậy mà đã hết đâu, nuts còn chứa những phytochemicals, những plat compounds được xem là những hợp chất làm giảm nguy cơ các chứng đau tim, ung thư và các bệnh kinh niên khác.

Mặc dầu nuts chứa nhiều dầu, đây là những loại dầu unsaturated. Unsaturated fats - gồm polyunsaturated & monounsaturated fats - thực ra là loại dầu có khả năng làm giảm mỡ xấu được biết là LDL (low density lipoprotein) trong máu. Nếu chúng ta cho rằng lượng calorie chứa trong nuts làm tăng cân, ta có thể loại bỏ một số thức ăn kém dinh dưỡng khác và dùng nuts thay thế. Carolyn O' Neil, một chuyên viên dinh dưỡng ở Atlanta đề nghị “chúng ta không cần ăn nhiều, chỉ một nắm nuts đủ loại đã đem lại nguồn dinh dưỡng dồi dào, còn tạo cảm giác no hơn, so với một cái bánh pretzel cỡ lớn”.

Tuy nhiên dinh dưỡng không phải là cái cớ để ta nhồi vào bụng vài cân nuts mỗi ngày.

Một ounces tương đương với 1/3 cup là đủ cho một bữa snack nhẹ. Nếu là hạt hạnh nhân (almonds) thì khoảng 35 hạt. 35 hạt hạnh nhân có khoảng 246 calories, nhưng đầy dẫy vitamins, khoáng chất, protein và xơ.

Nếu thích walnuts, 1 ounces cung cấp một lượng tốt omega-3 patty acids mà đã từng biết đến qua khả năng chống lại các bệnh tim, bệnh thấp khớp, và các chứng đau nhức khác.

Hạt hạnh nhân, hazelnuts, pecans, brazils cung cấp dồi dào những antioxidants như vitamin E, selenium. Antioxidants chống lại oxy hóa của tế bào được coi là làm tăng nguy cơ các bệnh ung thư, tiểu đường, tim, phổi và cataracts.

Bây giờ, chúng ta hãy quay sang một vấn đề khác hơn là dinh dưỡng. Tại sao rất nhiều người thích ăn nuts? Vì hương vị? Vì hợp khẩu? Vì sự tiện lợi và dễ dàng?

Nuts sống hay đã rang rồi giã nhỏ, rắc vào các món salad bằng rau hay trái cây, hoặc trộn vào bột làm bánh mì, rắc vào các món nước chấm đều làm tăng hương vị món ăn. Bà Melissa Thoveson, một phụ nữ thích nấu ăn ở Dallas, Texas dung hạt pecans chua ngọt làm món Baby Blue Salad rất nổi tiếng ở đó, bà nói “mỗi lần tôi đãi món rau trộn này, ai cũng hỏi xin recipe”, các bạn bè của bà thích nó tới nỗi bà nói sẽ dùng nó làm món khai vị.

Một đầu bếp nối tiếng trên màn truyền hình khắp thế giới và cũng là tác giả nhiều sách dạy nấu ăn được ưa thích, Graham Kerr, đề nghị một công thức riêng của ông ta: “Trộn một cup almond xắt mỏng (hoặc hạt khác cũng được) với 1 cup mỗi loại sau đây: Cranberry khô, tart cherry khô, hạt pumpkin xanh, hạt flax cán bể. Ðựng trong hũ đậy chặt bỏ trong tù lạnh có thể giữ được cả tháng. Bao giờ cần dùng, lấy ra rắc vào oatmeal, muesli, pancakes, muffins, salad, ya-ua và hằng lô các thức tráng miệng khác, voila, ta có những món ăn với đầy dinh dưỡng mà lại thơm ngon, hấp dẫn tôi gọi là T.A.C.T. (taste, aroma, color, texture).”

Cần đơn giản hơn ư? Thử ăn một nắm hạt đủ loại coi. Thật là một bữa ăn nhẹ nhàng với nhiều hương vị khác nhau mà lại đầy dẫy nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Chúng ta còn chờ gì nữa mà chưa GO NUTS?

QuickBites: Pumpkin & Black Bean Soup - Canh Bi Ro voi Dau Den

Thai Pumpkin Soup : Canh Bi Ro Chay kieu Thai

Ơn người nấu ăn

Khi thọ lãnh thức ăn, biết rằng đã có bao sức lực, tâm trí bỏ vào việc sửa soạn, tôi cảm thấy mang ơn mọi người đầu bếp gần xa, cảm ơn tất cả cả những người đã cắt, gọt, rửa, nấu nướng, cảm ơn người trồng cây, chăm bón, thu hoạch. Tôi muốn trải rộng lòng biết ơn đến cả những người đầu bếp từ bao thế hệ đã truyền thừa cho chúng ta biết cây nấm nào có công dụng làm sao, biết ngâm trái chanh, biết xào, biết chiên. Bao nhiêu bàn tay đã chịu đựng nắng mưa, đông lạnh, chai sạn, nứt nẻ để ta có thức ăn, có thức uống.

Khi bạn ngồi tĩnh lặng, có thể bạn sẽ cảm thấy trong đôi bàn tay mình, trong thân thể mình, bao cố gắng, bao công sức để chúng ta có mặt ở đây hôm nay. Thân tâm nầy hiện hửu không phải do một ngẩu nhiên nào đó, Nó đã được đào tạo từ bao trái tim không mệt mỏi. Thân thể nầy không chỉ gồm có da, xương, thịt, mà nó còn được tạo hình bởi sự cố gắng và lòng quan tâm của bao thế hệ.

Hãy tràn dâng lòng biết ơn đến với mọi người !

(theo Tomato Blessings and Radish Teachings)
Tác giả : Edward Espe Brown & Dịch thuật : Diệu Liên

Đậu hủ hấp bí

29 tháng 5, 2007

Mùa Hè Ăn Chay Những Gì


Đậu xanh: Thanh nhiệt giải độc, tiêu nắng nóng, tiêu khát, trừ bỏ phù thủng, lợi tiểu, chữa lở loét... Cháo đậu xanh là món ăn rất tốt cho mùa hè, có thể ăn cháo đậu xanh với đường hay muối (nước mắm). Cháo đậu xanh trị tiêu khát, uống nhiều nước, giải độc, nóng, lợi tiểu, thanh nhiệt, hạ khí.

Giá đỗ: Giúp thanh nhiệt, giải độc, cung cấp nhiều vitamin C và E.

Kết hợp đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, mỗi thứ 300 gr nấu chung với cam thảo, ăn cả bã lẫn nước trong vòng 7 ngày, dùng phòng các chứng bệnh mùa hè.

Đậu tương: Nhuận tràng, bổ trong, giải độc, thích hợp với mọi lứa tuổi. Cháo đậu tương giúp nhuận phế, tiêu đầy trướng hơi, lợi tiểu. Đậu tương rất cần thiết cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ chậm phát triển, người bệnh đái tháo đường, bệnh gút.

Đậu ván trắng: Đặc biệt tốt cho những tháng cuối mùa hạ và đầu mùa thu, có thể cầm tiêu chảy, thanh nhiệt, làm ấm tỳ vị, trừ thấp nhiệt và làm hết chứng tiêu khát.

Đậu đen: Trừ phong nhiệt, giải độc, giải nhiệt và dùng làm thuốc bổ dưỡng - rất thích hợp với người thận yếu hư, suy nhược khi cảm nặng, là món ăn giải nhiệt rất tốt trong mùa hè, giúp lợi tiểu, thích hợp với mọi lứa tuổi.

Đậu đỏ: Trị được các chứng mụn lở, thủy thũng, đi tả, đau buốt cơ thể, nôn mửa... Cháo đậu đỏ: Giúp tiêu phù nước tiểu, lợi tiểu tiện, tránh độc.



Dưa hấu: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải nóng. Vỏ quả dưa hấu cũng là một vị thuốc có công dụng thanh nhiệt, dùng dưới dạng sắc, hãm uống thay trà hoặc chế thành các món gỏi ăn khá ngon. Để chữa rôm sảy cho trẻ em, lấy dưa hấu 1 quả ngâm nước lạnh, sau 1 giờ giã nát vỏ để xoa, tắm cho trẻ.

Mướp đắng: Vị đắng, tính hàn, có công dụng giải nhiệt, dùng làm đồ ăn thức uống vào mùa hè rất tốt. Người ta thường dùng mướp đắng dưới dạng ăn sống, luộc, xào với trứng, nhồi thịt băm hoặc thái phiến, phơi khô, hãm uống thay trà.

Bầu: Vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, lợi niệu, giải khát. Canh bầu nấu với tôm có công dụng giải nhiệt và bồi bổ rất tốt.

Dưa chuột: Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu tiện, là một trong những loại quả được dùng rất phổ biến ở nhiều nơi trong mùa hè dưới dạng ăn sống, làm nộm, chế thành dưa góp hoặc dưa muối cả quả (loại dưa chuột bao tử). Dưa chuột còn có thể xào với một số loại thịt thành những món ăn khá hấp dẫn.

Củ đậu (củ sắn): Vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, giải rượu rất tốt. Có thể ăn sống, làm gỏi, nấu canh, xào với thịt hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống giải khát.

Rau dền: Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, bổ khí trừ phiền, hoạt thai, lợi đại tiểu tràng. Đây là loại rau chứa rất nhiều chất khoáng cần cho quá trình sinh trưởng, phát dục của thanh thiếu niên.

Rau cần: Vị ngọt mặn, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt lợi niệu, là loại rau lý tưởng trong mùa hè cho những người bị vữa xơ động mạch, cao huyết áp và bệnh lý tuyến giáp trạng.

Ngó sen: Dùng dưới dạng sắc uống thay trà, làm gỏi hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống.

Nấm rơm: Vị ngọt, tính hàn, có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều chất đạm, sinh tố C và các acid amin rất cần thiết cho cơ thể, có công dụng bồi bổ và thanh nhiệt tiêu thử. Đây là thực phẩm lý tưởng trong mùa hè cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu và các bệnh lý gan mật.

Mía: Vị ngọt, tính lạnh, dùng rất tốt để phòng chống các chứng viêm nhiệt có biểu hiện miệng khô, họng khát, sốt cao mất nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo...

Quả dâu: Quả dâu vị ngọt, tính hàn mà bổ huyết trừ nhiệt, là vị thuốc bổ huyết ích âm, nên dùng nhiều trong mùa hè dưới dạng sirô dâu làm nước giải khát, trà dâu hoặc chế thành mứt dâu.

Nho: Là một trong những loại quả chứa rất nhiều nước, có khả năng thanh nhiệt, trừ phiền, giải khát.

Chanh: Dùng rất tốt trong mùa hè cho những người hay bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn mệt mỏi, họng khô miệng khát, dễ bị nôn nấc, phụ nữ có thai hoặc thai động.

Bí đao: Tính mát, giúp thanh nhiệt, giảm tác hại của nắng nóng, sinh tân dịch. Có thể nấu canh hoặc ép lấy nước uống.

Nên tránh hoặc hạn chế dùng các thực phẩm như thịt , long nhãn, vải, hẹ, hành tây, hạt tiêu, nhục quế, gừng, đại hồi, lạc rang, rượu mạnh

Bí ẩn cái chết của Napoleon đã được giải đáp : thiếu rau xanh và trái cây tươi.


Các nhà khoa học cho biết họ đã tìm ra nguyên nhân cái chết của vị Hoàng đế nổi tiếng nước Pháp Napoleon Bonaparte - điều đang được coi là một ẩn số đối với các nhà nghiên cứu khoa học.

Năm 1961, các chuyên gia đã phát hiện một lượng thạch tín (arsenic) cao khi nghiên cứu mẫu tóc của Napoleon, và từ đó những lời đồn đoán rằng vị hoàng đế mưu lược này bị đầu độc bằng thạch tín được lan truyền rộng rãi.

Tuy nhiên kết quả khám nghiệm tử thi mới đây của các nhà khoa học Thụy Sĩ, được đăng trên trang web www.nature.com lại khẳng định không có dấu hiệu gì cho thấy Napoleon đã bị đầu độc. Các bác sĩ cho rằng nguyên nhân cái chết của ông là do bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Chứng bệnh này có thể đã nhanh chóng trở nên trầm trọng do chế độ ăn không đảm bảo trong các chiến dịch quân sự dài ngày và đặc biệt là khi Napoleon bị lưu đày tại đảo Saint Helena ở Nam Đại Tây Dương, trong đó chủ yếu là các loại thực phẩm ướp muối, thiếu rau xanh và trái cây tươi.

Cuộc khám nghiệm tử thi cho thấy trong dạ dày của Napoleon có một khối u dài 10,16cm và nhiều chất có màu sẫm như bã cà phê - chứng tỏ ông đã bị chảy máu dạ dày trầm trọng. Lập luận này càng được củng cố khi báo cáo của các nhà khoa học dẫn nhiều tài liệu lịch sử cho biết Napoleon đã bị giảm tới 9kg trong những tháng cuối đời và đặc biệt là cha của ông cũng qua đời do ung thư dạ dày hoặc một chứng bệnh tương tự.

Trong khi đó, sử sách không hề ghi chép những dấu hiệu thuyết phục nào chứng tỏ khả năng Napoleon bị đầu độc bằng thạch tín như móng tay bị chuyển màu; xuất hiện những vết đốm trên bàn chân, bàn tay; triệu chứng ung thư da, ung thư phổi, bàng quang hay chảy máu vách ngăn tim...

Napoleon bị đày ra đảo Saint Helena sau khi bại trận tại trận chiến lịch sử "Waterloo" năm 1815. Ông đã qua đời tại đây ngày 5/1/1821, ở tuổi 51. Thi hài của ông được chuyển về Pháp năm 1840
.

Theo: Media

DANH NHÂN THẾ GIỚI ĂN CHAY



Albert Einstein (1879 - 1955), nhà bác học nổi danh của thế kỷ thứ 20. Người đã phát minh ra thuyết tương đối và được tặng giải Nobel về vật lý học năm 1921 cũng là một người ăn chay trường. Tuy ông chánh thức không theo tín ngưỡng nào nhưng là một người rất sùng đạo. Ông tin có Thượng Đế và vũ trụ này được điều khiển bởi một cơ Trời huyền diệu. Nếu không thì mọi sự vận hành trong vũ trụ sẽ loạn lên và không theo một quy luật nhất định. Ông là một người yêu chuộng hòa bình, tôn trọng sự sống của muôn loài và đã từng phát biểu: "Không gì ích lợi cho sức khỏe của con người để có cơ hội sống lâu trên quả địa cầu này bằng cách ăn chay".

Trong lịch sử Ấn Độ vào thập niên 1940 và 50, nhà cách mạng bất bạo động Mohanda Gandhi đã dành lại chủ quyền cho đất nước từ trong tay thực dân Anh Quốc. Ông đã từng vào tù ra khám và được nhân dân nước Ấn tôn thờ là bậc Thánh nhân, cũng là người đã ăn chay từ thuở nhỏ. Thân sinh của ngài vốn theo đạo Hindus nên gia đình của ngài là một gia đình đạo đức và tất cả đều ăn chay theo giáo lý tốt lành của tôn giáo đó. Song dưới sự cai trị của Anh Quốc, những tư tưởng tân tiến Tây phương đã ảnh hưởng mạnh mẽ và dần dần đánh bạt một số phong tục cổ truyền của nước Ấn. Một số thanh niên thời bấy giờ đã chê bai việc ăn chay trường và thờ đạo bản xứ là hủ lậu nên họ học đòi theo lối sống Tây phương trong đó có việc ăn thịt được họ hăm hở chấp nhận hơn cả. Số người này còn khuyến dụ ông Gandhi theo trào lưu mới như bọn họ, nhưng đã bị ông từ chối. Do đó ông đã trở thành nạn nhân của sự chê bai gièm xiễm. Họ bảo rằng ăn thịt sẽ tăng cường sức khỏe, nghị lực và lòng can đảm. Nhưng ông Gandhi vẫn khăng khăng giữ vững lập trường của mình không hề xao xuyến. Không những thế ông còn viết tất cả 5 quyển sách chuyên về đề tài ăn chay và khuyên mọi người trì giới. Ông bảo: "Đã đến lúc chúng ta cần phải sửa sai một số tư tưởng lầm lẫn cho rằng ăn chay sẽ làm cho tinh thần chúng ta bị bạc nhược, thụ động và nhụt chí phấn đấu. Dù trong tình huống nào, tôi vẫn không xem việc ăn thịt là cần thiết".



Hàng ngày ông Gandhi thường dùng giá lúa mạch, bột hạnh nhân, rau xanh, chanh và mật ong trong những bữa ăn thanh đạm. Chính ngài bảo đã tìm thấy những nguyên lý và giá trị đạo đức của sự ăn chay qua các tác phẩm của nhà văn Tolstoi. Trong quyển Moral Basis of Vegetarianism (Căn bản đạo đức của chủ thuyết ăn chay), ngài viết: "Tôi khẳng định rằng thịt không phải là thức ăn thích hợp với con người. Chúng ta không nên sai lầm chạy theo lối sống của các loài cầm thú, nếu chúng ta tự coi mình cao thượng hơn các loài cầm thú đó". Ngài cũng bảo chính lòng từ bi là nguyên động lực khiến người ta ăn chay và tránh sát sinh hơn là vì lý do sức khỏe Ngài bảo sự tiến bộ về tâm linh đến một mức nào đó, con người sẽ tự ý thức và thương hại mà không giết chóc những sinh vật bạn bè của chúng ta để thỏa mãn nhu cầu của khẩu vị.


Kịch tác gia nổi tiếng Bernard Shaw (1856 - 1950) đã được giải thưởng về văn học nghệ thuật Nobel năm 1925. Ông cũng ăn chay trường từ năm 25 tuổi. Ông bảo chính những thi phẩm của Shelley đã làm cho ông thức tĩnh và thấy được sự đạo đức trong vấn đề chay lạt. Ông bảo có lần ông bị bịnh. Bác sĩ khuyến cáo ông hãy bỏ "cái tật xấu ăn chay" đó đi. Nếu không ông sẽ toi mạng vì kiệt sức. Nhưng ông vẫn bất chấp. Ông cũng mặc kệ trước những mỉa mai của bàng dân thiên hạ, vô công rổi nghề. Ông bảo chúng ta không nên quan tâm về sự gièm pha của số người chuyên ăn các thây ma của thú vật ấy. Ông thường trước tác những kịch bản và những văn phẩm liên hệ tới hành vi đạo đức của con người, tới sự sát sanh và những bạo động trên thế giới.

7 điều nên tránh sau bữa ăn




Nhiều người có thói quen điểm tâm chút hoa quả, uống một cốc chè ngon, tháo thắt lưng hay làm một giấc ngủ sau bữa ăn, không biết rằng chúng rất có hại cho sức khỏe.

Dưới đây là những điều không nên làm ngay sau khi ăn:

Tháo thắt lưng đột ngột

Tùy theo thói quen hay ngẫu hứng của từng cuộc ăn nhậu, đôi khi thực khách lại không ngồi trên bàn, mà ngồi xuống chiếu theo kiểu xếp chân bằng tròn, quần áo và thắt lưng thì nai nịt chặt chẽ. Khi ăn xong, thức ăn lưu thông từ dạ dày xuống ruột bị chậm trễ. Tuy vậy, dạ dày, ruột vẫn có nhu động, không ngừng co bóp một cách khó khăn để đẩy từng ít thức ăn xuống ruột.

Nếu chưa ăn thực sự no, bạn đã nới thắt lưng ra đột ngột thì lượng thức ăn đang bị dồn ép nay được trôi đi nhanh một cách tự do, dễ gây ra các hiện tượng xoắn quai ruột và tắc ruột. Nếu tình huống này xảy ra thì việc xử trí chắc chắn sẽ rất phức tạp.

Uống nước chè

Trong chè có chất tanin và theocin. Tanin vào dạ dày sẽ kết hợp với protein, vitamin B1 và chất sắt trong thức ăn, tạo thành những hợp chất khó hấp thụ. Tanin và theocin còn ức chế sự bài tiết dịch vị và dịch ruột.

Vì vậy, việc uống nước chè sau khi ăn gây lãng phí các chất dinh dưỡng, lại làm cho bộ máy tiêu hóa mệt mỏi. Sau khi ăn nửa tiếng đồng hồ mới nên uống nước chè.

Ăn hoa quả

Thức ăn vào dạ dày phải lưu lại 1-2 giờ. Nếu sau bữa ăn, bạn ăn ngay trái cây sẽ làm tăng thêm sự lưu trệ trong dạ dày.

Trái cây có đường đơn monosacchant và các loại axit, sẽ kết hợp với axit trong dạ dày tạo ra axit tactaric, citric, dẫn đến đầy hơi, chướng bụng. Trong các loại trái cây thường dùng như cam, quýt, nho, lê, hồng... lại có plavon, chất này ở đường ruột bị vi khuẩn phân giải thành axit tioxianic, gây ức chế công năng của tuyến giáp trạng, tạo ra tình trạng bệnh lý của tuyến này.

Một số loại hoa quả có hàm lượng tanin và pectin cao; chúng kết hợp với dịch vị, chất xơ và protein trong thức ăn, dễ vón thành những hạt rắn, khó tiêu hóa. Những hạt này gây sỏi ở dạ dày, ruột.

Vì vậy, nên ăn hoa quả sau bữa ăn độ 1-3 giờ.

Hút thuốc lá

Ăn cơm xong, tuần hoàn máu tăng nhanh. Nếu hút một điếu thuốc vào lúc đó, lượng chất độc được hấp thu lớn hơn hút 10 điếu vào lúc khác. Hút thuốc lá sau ăn còn làm giảm tiết mật, các proteinase và axit cacbonic của tuyến tụy.

Việc hút thuốc lá sau khi ăn còn làm cho công năng của dạ dày bị rối loạn, là nguy cơ tiềm ẩn của các bệnh viêm loét dạ dày, bệnh phổi và bệnh tim mạch.

Tắm

Sự kỳ cọ khi tắm làm cho các mạch máu ngoài da giãn nở, máu lưu thông mạnh. Máu dồn ra chân tay và mình, làm giảm thiểu máu ở đường tiêu hóa và nội tạng. Do vậy, các men tiêu hóa bị giảm tiết, ruột giảm nhu động nhào trộn thức ăn, dẫn đến giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột.

Đặc biệt, bạn không nên tắm nước lạnh sau khi ăn vì dễ bị cảm.


Đi dạo

Khi người ta đi bộ, cơ bắp ở chân, tay, lưng co duỗi. Máu dồn vào cơ bắp để bảo đảm nhu cầu ôxy, tạo năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Nếu sau ăn mà đi bộ ngay, lượng máu đưa đến hệ tiêu hóa giảm, ảnh hưởng đến chức năng tiết dịch và hấp thu, gây rối loạn công năng của dạ dày và ruột.

Thói quen này kéo dài dễ đưa đến viêm loét dạ dày. Người bị sa dạ dày, nếu ăn no mà đi bộ ngay một cách thường xuyên sẽ làm cho bệnh sa dạ dày ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Ngủ

Một số người sau khi ăn xong thì thấy mệt mỏi, buồn ngủ rũ rượi, đó chính là do lượng huyết dịch tăng cường chảy vào bộ máy tiêu hóa, làm cho não bộ ở trong tình trạng tạm thời thiếu máu. Ngủ làm cho đại não rơi vào trạng thái ức chế, kéo theo ức chế tất cả các bộ máy trong cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa.

Như vậy, giấc ngủ sẽ làm cho công năng của dạ dày, ruột bị giảm đi rõ rệt. Nếu ăn xong mà ngủ ngay thì thức ăn sẽ không được tiêu hóa một cách hoàn thiện, hay hấp thu kém. Người sẽ mệt mỏi, bụng chướng, ậm ạch, khó tiêu và đó là nguyên nhân dẫn đến những bệnh về dạ dày, ruột.

Theo SK&ĐS

Những vị thuốc đơn giản từ hoa quả


Hoa quả tươi là liều thuốc quý báu có lợi cho sức khoẻ của bạn. Dùng hoa quả tươi mỗi ngày sẽ giúp bạn có một làn da đẹp, kháng được bệnh tật. Các loại trái cây dưới đây chính là ''thiên thần'' của bạn.

Chanh

Buổi sáng, lúc bụng đang đói, uống một cốc nước chanh sẽ giúp bạn loại trừ những chất độc ra khỏi cơ thể. Mặt khác, chúng còn có tác dụng tẩy sạch da, làm mờ tàn nhang.

Táo

Chứa nhiều vitamin, muối vô cơ và đường thiên nhiên, rất tốt cho răng và da. Ngoài ra, táo còn được dùng để chữa chứng thâm quầng mắt bằng cách cắt một lát mỏng, đặt dưới mắt.

Dâu tây

Có tính axít nhưng khi kết hợp với sữa chua sẽ là loại mặt nạ hợp với mọi loại da, có khả năng sát trùng nhẹ, se lỗ chân lông. Ăn dâu tây còn chữa bệnh mất ngủ.



Là sản phẩm bảo vệ da lý tưởng nhất. Lê nghiền nát trộn với sữa chua là hỗn hợp rất tốt cho da trung tính và da dầu. Lê có tác dụng làm sạch. Sữa chua có làm trơn, mềm và nhuận da.

Chuối

Chuối có tác dụng bổ sung độ ẩm, khôi phục sự mềm mại. Loại quả này thích hợp với mọi loại da. Thật đơn giản, cắt chuối thành từng lát mỏng, băm nhỏ. Sau dó dùng thìa khuấy chuối thành dạng tương bôi lên mặt, để khoảng 20 phút rồi rửa sạch.


Dứa

Có tác dụng làm mềm ngón tay. Trộn rứa nghiền nát vào lòng đỏ trứng gà rồi ngâm 10 ngón tay trong 20 phút. Lớp biểu bì xung quanh móng sẽ mềm mại, giảm tình trạng xước, bong và khô da.

Theo VCDMedia

6 loại đồ uống không nên dùng để uống thuốc


Để phát huy lợi ích cao nhất của thuốc chữa bệnh và hạn chế những phản ứng phụ có thể xảy ra, khi uống thuốc mọi người nên tránh dùng các loại đồ uống sau đây:

Nước nho ép: Dùng nước nho ép để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh, lý do nước nho ép có thể ức chế enzymes trong quá trình hấp thụ thuốc, ví dụ như thuốc chữa bệnh tim mạch, thuốc chống trầm cảm và thuốc chống nấm.

Cà phê, chè, coca: Trong thời gian đang uống thuốc chữa bệnh hen nếu dùng quá nhiều caffein (hợp chất trong cà phê) có thể làm tăng các phản ứng phụ. Ngoài ra caffein có thể có hại cho dạ dày, vì vậy khi dùng các loại thuốc chống viêm nhiễm hay còn gọi là thuốc NSAID như lbuprofen thì không nên dùng chè, coca và cà phê.

Sữa: Canxi có trong sữa có thể cản trở mức hấp thụ của một số loại thuốc kháng sinh.

Rượu: Trong khi đang dùng thuốc, nhất là loại thuốc có tên là acetaminophen, nếu uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ phá huỷ gan, ngoài ra rượu còn hạn chế tác dụng chữa bệnh của các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa bệnh thần kinh và làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh khác, tốt nhất là trong quá trình điều trị, uống thuốc thì không nên dùng rượu, bia.

Nước dâu ép: Theo một số nghiên cứu khoa học thì khi dùng wafarin - một loại thuốc chống đông máu - nếu dùng nước dâu ép có thể tăng quá trình chảy máu.

Các loại đồ uống có chứa chất xơ: Chất xơ có trong các loại đồ uống sẽ làm liên kết nhiều loại thuốc khác nhau và hậu quả làm giảm hiệu quả chữa bệnh của thuốc.

Theo Khoahocphattrien

Hạt đậu - thuốc của mùa hè

Làm thế nào để bữa ăn mùa hè vừa ngon lại vừa mát và bổ, đó là thử thách với các bà nội trợ. Ưu tiên các loại đậu là một giải pháp hay.

Đậu xanh

Theo Đông y, hạt đậu xanh vị ngọt mát, hơi tanh có tác dụng giải nóng, tiêu khát, trừ bỏ phù thũng, lợi tiểu, chữa lở loét...

- Giá đỗ: Thường ăn giá sống, xào và muối chua. Giá tính mát, tác dụng vào hai kinh bàng quang và tỳ, giúp thanh nhiệt, giải độc, chỉ khát. Ngoài ra, giá đậu còn cung cấp vitamin C và E.

- Cháo đậu xanh: Đậu xanh xay nấu cả vỏ cùng gạo. Đây là món ăn rất tốt cho mùa hè, có thể ăn cháo đậu xanh với đường hay muối (nước mắm). Cháo đậu xanh trị tiêu khát, uống nhiều nước, giải độc, nóng, lợi tiểu, thanh nhiệt, hạ khí.

Kết hợp đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, mỗi thứ 300 g nấu chung với cam thảo, ăn cả bã lẫn nước trong vòng 7 ngày, dùng phòng các chứng bệnh mùa hè.


Đậu tương (đậu nành)

Đậu tương chứa 40% protit, 20% lipit. Người ta cho rằng đậu tương là “thịt chay”, vì thế nên chỉ dùng ở mức độ vừa phải. Ngoài ra, trong đậu tương có rất nhiều muối khoáng và các vitamin B1, B2, E...

- Đậu phụ: Vị ngọt, tính mát, nhuận tràng, bổ trong, giải độc. Đậu phụ thích hợp với mọi lứa tuổi, là món ăn chủ đạo trong ăn chay.

- Giá đậu nành: Đối với phụ nữ, ăn giá đậu nành xào tái thêm một chút gừng có thể cải thiện được mái tóc, làm cho mái tóc óng mượt và còn có thể làm giảm béo vì trong giá đậu nành có rất nhiều vitamin C, caroten, chất khoáng.

- Cháo đậu tương:Đậu tương ngâm nước, đãi vỏ sạch, cùng với một ít gạo nấu nhừ thành cháo. Cháo đậu tương giúp nhuận phế, tiêu đầy trướng hơi, lợi tiểu.

Đậu tương là thức ăn rất cần thiết cho trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ chậm phát triển, người bệnh đái tháo đường, bệnh gút.

Đậu đen

Theo “Nam dược thần hiệu”, đậu đen vị ngọt, tính hàn, bổ thận, gan, máu. Đậu đen trị được nhiều bệnh như trừ phong nhiệt, giải độc, giải nhiệt và dùng làm thuốc bổ dưỡng. Đậu đen rất thích hợp với người thận yếu hư, suy nhược khi cảm nặng, là món ăn giải nhiệt rất tốt trong mùa hè.

- Cháo đậu đen: Đậu đen ngâm nước 2 giờ, cho thêm một ít gạo nấu nhừ thành cháo. Ăn nóng hay ăn nguội tùy thích. Khi ăn kết hợp với đậu phụ rán. Đây là món ăn giúp lợi tiểu, giải nhiệt rất tốt, thích hợp với mọi lứa tuổi.

Đậu đỏ

Theo y học cổ truyền, đậu đỏ có vị ngọt chua, tính bình, không độc. Đậu đỏ trị được các chứng mụn lở, thủy thũng, đi tả, đau buốt cơ thể, nôn mửa...

- Cháo đậu đỏ: Giúp tiêu phù nước tiểu, lợi tiểu tiện, tránh độc. Cách nấu như cháo đậu xanh, đậu đen.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Hành ta- thuốc kháng sinh tự nhiên


Chất alicine trong hành ta diệt khuẩn rất mạnh nhưng lại dễ mất tác dụng khi nấu. Vì vậy, hành nên là thứ gia vị cuối cùng được cho vào món ăn.


Hành ta có lá dài, củ nhỏ, thường được sử dụng trong nấu ăn như một gia vị quen thuộc. Thế nhưng cây hành ta nhỏ bé còn chứa đựng trong nó nhiều bí mật mà không phải bà nội trợ nào cũng biết.

Hành chứa một lượng đáng kể can xi, phốt pho và kali, carotene và chất sắt, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng không phải điều quý nhất của nó.

Hành chứa rất nhiều thành phần hóa học có tác dụng phòng chữa bệnh như acid malic, phytin và alylsulfit, tinh dầu, đặc biệt là chất kháng sinh alicine hòa tan trong nước. Alicine giúp diệt khuẩn rất mạnh đối với một số bệnh như thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn, bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, nó lại dễ mất tác dụng bởi nhiệt, kiềm. Vì vậy, trong khi nấu ăn, hành là gia vị cho vào cuối cùng để tránh mất chất alicine.

Hành cũng chứa chất kháng khuẩn fitoncidi. Khi có dịch bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, nên ăn hành sống để dự phòng.

Do chứa nhiều chất kháng sinh nên tinh dầu hành có tác dụng sát khuẩn mạnh, dùng thoa bên ngoài chữa mụn nhọt mưng mủ. Vì hành có thể kích thích được tuyến mồ hôi nên còn được sử dụng như một thức ăn giải độc. Người ta vẫn nấu cháo hành để chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu ăn cháo hành nóng, chữa đau lưng, kiết lỵ.

Ngoài ra, hành còn có tác dụng hạ thấp mỡ trong máu, có hiệu quả trị liệu nhất định đối với bệnh tim mạch. Nước ép hành rất tốt cho việc điều trị bệnh thiếu máu. Hợp chất lưu huỳnh có trong gia vị này giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây hành ta

Hành giã nát ngâm trong nước sôi, xông hoặc nhỏ mũi chữa ngạt mũi cấp tính và mãn tính, viêm niêm mạc mũi

Cảm cúm, nhức đầu: Lấy hành ta 6-8 củ, gừng sống 10 g, xắt mỏng, đổ vào 1 cốc nước sôi, xông miệng mũi mỗi ngày 2-3 lần. Đồng thời, nên sắc nước gừng và hành để uống (1 ly giữa bữa ăn và 1 ly trước khi đi ngủ).

Động thai: Hành ta tươi 60 g, sắc uống dần đến khi yên thai thì thôi.

Tăng huyết áp: Hành tây 2-3 củ xắt lát, trộn đường ăn, hoặc nấu nước uống thường xuyên. Uống 4-5 lần, huyết áp sẽ hạ.

Tắc ruột do giun đũa: Lá hành tươi 30 g giã nát, trộn với 30 g dầu vừng (dầu mè). Uống ngày 2-3 lần Nghiền nát hành sống đắp lên trên trán có thể làm giảm đau đầu.

Các củ hành nhỏ có thể được sử dụng như thuốc long đờm. Nghiền nát rồi trộn với đường phèn, để một lúc cho nước chảy ra. Dùng khoảng 3-4 thìa cà phê nước ép này để làm dịu đi chứng ho và đau họng.

Giải độc cho da qua rau củ trái cây



Vui quá chén với bạn bè, thích các món chiên, xào... là những nguyên nhân làm cho cơ thể mệt mỏi và làn da không còn tươi tắn. Áp dụng thực đơn giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu trong vài ngày sẽ giúp bạn loại bỏ các chất có hại từ thuốc lá, rượu, cà-phê, mỡ...tích tụ trong người.

Trong thời gian thanh lọc, bạn nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Như thế, các cơ quan sẽ "rảnh tay" để loại trừ độc tố tích tụ trong cơ thể bấy lâu nay.

Nước

Tránh uống nước máy trực tiếp, phải lọc kỹ để tránh cặn. Nước trái cây và rau quả đều rất tốt. Trà xanh lợi tiểu, giúp tiêu hóa các chất béo và hạ thấp lượng cholesterol.

Các loại rau củ

- Cà tím: Làm chậm quá trình hấp thụ đường và cholesterol.

- Bắp cải: Lợi tiểu, nhuận tràng, chống lại những cơn đau dạ dày.

- Cải xoong: Giải độc và lọc máu, lợi gan, ruột, da và phổi.

- Bí rợ: Nhuận trường, lợi tiểu.

- Rau diếp: Dễ tiểu.

- Đậu cô-ve: Lọc máu.

- Hành tây: Vừa lọc sạch cho da, vừa làm da ổn định.

- Rau sam: Giảm chứng khó tiêu.

- Cà chua: Dễ tiêu.

- Măng tây: Lọc máu, gan, tốt cho đường ruột, da và thận.


Các loại trái cây

- Dứa: Men bromelain trong dứa hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, tránh ăn phần sát vỏ.

- Chanh: Kích thích tiêu hóa, giải khát và lợi niệu.

- Hồng: Nhuận trường.

- Dâu tây: Có khả năng giúp khử độc.

- Xoài: dễ tiêu.

- Bưởi: Kích thích tiêu hóa, lọc gan.

- Lê: Giúp chống lại tác dụng a-xít hóa từ thực phẩm béo, thịt, rượu.

Ngũ cốc

Các loại ngũ cốc như gạo, ngô, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen... chứa nhiều chất xơ và ít chất béo. Bạn có thể dùng ngũ cốc để bổ xung lượng a-xít amin.

Xông hơi

Ngoài ra bạn cần kết hợp xông hơi để lọc các chất độc khí cơ thể tiết mồ hôi. Dùng mỹ phẩm thích hợp để tẩy tế bào chết cho da.

(Theo Tiếp Thị & Gia Đình)

Tin Việt Nam : Ăn sống các loại rau mọc dưới nước cơ hội dễ bị mắc bệnh sán lá gan


Bệnh sán lá gan lớn (Fascioliasis) hiện nay đã có mặt tại 45/64 tỉnh, thành phố của Việt Nam và có khả năng lan tỏa ở các địa phương khác trong cả nước. Bộ Y Tế, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng đã có thông báo vấn đề này đế các cơ sở có kế hoạch tổ chức công tác phòng, chống bệnh. Bệnh gây nên do sán ký sinh ở gan, gây tổn thương cho gan, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ con người và có thể gây tử vong.


Sán trưởng thành sống trong ống mật người và từ ống mật, trứng di chuyển tới ruột và thải ra ngoài cùng với phân. Trứng có thể tồn tại trong phân ẩm tới 9 tháng hoặc thậm chí lâu hơn mà không bị hỏng. Ấu trùng (ấu trùng lông: miracidium) nở sau khoảng 2 tuần kể từ khi trứng rơi xuống nước. Nó thâm nhập vào ốc, phát triển và sinh sản ra một số lượng lớn ấu trùng đuôi bơi lội tự do và các ấu trùng đuôi này bám vào những thực vật thuỷ sinh hay cây rau mọc dưới nước và tạo thành nang trùng. Nguyên nhân gây bệnh sán lá gan lớn là do ăn sống các loại thực vật thuỷ sinh hay rau mọc ở dưới nước có mang nang sán, ấu trùng nang (metacercaria) xuất hiện ở tá tràng, xâm nhập vào thành ruột và di chuyển tới gan theo đường bạch huyết hoặc khoang cơ thể, chúng sống ở gan khoảng 2-3 tháng. Khi đã trưởng thành chúng di chuyển đến ống mật. Chúng sống trong cơ thể người có khi lâu đến hơn 10 năm. Con sán dài khoảng 2-3cm, rộng 1,3cm có hình lá và dẹt. Ngoài ăn sống các loại thực vật thuỷ sinh có nang sán, người bị nhiễm sán lá gan, người bị nhiễm sán lá gan lớn cũng có thể do ăn gan sống hoặc uống nước có nang sán.

Bệnh sán lá gan lớn khó chẩn đoán vì các triệu chứng rất biến đổi và giống với triệu chứng của nhiều bệnh khác. Triệu chứng chủ yếu là đau tức vùng gan, ậm ạch khó tiêu, sốt, ngứa, sụt cân, mệt mỏi, viêm mãn tính ống mật… Xuất huyết ống mật có thể là một biến chứng của bệnh sán lá gan lớn. Chẩn đoán xác định bệnh bằng soi phân tìm trứng sán, xét nghiệm máu bằng phương pháp Elisa tìm kháng thể sán và siêu âm chẩn đoán.


Trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày, con người có tập quán ăn sống một số thực vật thuỷ sinh hay còn gọi là rau mọc ở dưới nước như rau cải soong (xà lách xoong), rau ngổ, rau cần, ngó sen… Các loại rau này thường được ăn sống hoặc chết biến tái, chưa hoàn toàn chín. Nếu rau có mang nang sán thì cơ hội bệnh sán lá gan lớn là điều rất dễ xảy ra.

- Rau cải soong (French cresson), còn gọi là cải xoong, xà lách xoong; tiếng Pháp gọi là Cresson (Cresson de fontaine, Cresson d’eau), thuộc họ Cải Brassicaceae. Cải Soong gốc ở Châu Âu được nhập vào trồng đầu tiên ở miền Nam nước ta vào cuối thế kỷ 19 rồi sau đó lan dần ra phía Bắc và các địa phương khác. Người ta trồng cải soong ở những nơi có dòng nước chảy từ những rãnh dưới nước tới đất ẩm, ven các suối, ven bờ giếng khơi… Cải soong là một loại rau ăn rất tốt, có thể thay thế các loại rau ăn thường ngày. Có thể dùng ăn sống, trộn dầu giấm, cũng có thể nấu canh hay xào ăn. Cải soong là rau khai vị, bổ, kích thích tiêu hóa.

- Rau ngổ (Coriander), còn gọi là rau ngổ nước, rau ngổ trâu, rau ngổ tía, rau ngổ hương, thuộc họ Cúc Asteraceae. Rau ngổ phân bố ở nhiều nơi vùng Đông Nam Á. Ở nước ta, rau ngổ mọc phổ biến trong các ao, hồ, mương máng, ruộng nước. Rau cũng thường được trồng để lấy lá thơm làm rau ăn, có thể ăn sống hay nấu canh.

- Rau cần (Water dropwort), còn gọi là rau cần nước, thuộc họ Hoa tán Apiaceae. Rau phân bố ở Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Australia. Ở nước ta, rau cần mọc hoang dại ở nơi ẩm ướt và thường được trồng làm rau ăn. Có thể ăn sống, luộc ăn hoặc chế biến thành những thức ăn khác. Rau cần có thể dùng xào ngót với các loại cá biển, xào thịt bò nạc, xào hủ tiếu… Khi dùng rau cần, ngoài ăn sống, rau thường không được xào chín mà chỉ xào tái để ăn cho giòn, ngon (cần tái, cần nhừ).

- Ngó sen (Lotus rootstock) là một bộ phận của cây sen, thuộc họ Sen Nelumbonaceae. Cây sen mọc hoang và cũng được trồng ở các ao hồ nhiều nơi từ Bắc vào Nam. Bộ phận dùng làm thức ăn của cây sen là ngó sen, thuộc phần thân rễ hình trụ của cây sen. Thông thường, ngó sen hay dùng để làm rau ăn như rau cải. Ngó sen được chế biến thành dưa ngó sen để ăn sống, gỏi sen có thành phần của dưa ngó sen và ngó sen xào với thịt và tép…

Các loại rau thuỷ sinh ở trên nếu nấu và luộc chính như canh rau muống, rau muống luộc… thì không còn là món ăn hấp dẫn và ngon lành nữa. Vì vậy khi ăn sống các loại rau này cần phải được xử lý bằng ngâm nước muối hoặc thuốc tím và rửa lại thật kỹ dưới vòi nước sạch nhiều lần trước khi dùng. Ở gia đình có thể thực hiện được việc xử lý rau theo cách đơn giản này, nhưng còn đối với các nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể… thì việc xử lý có thực hiện tốt hay không thì người ăn không thể kiểm soát được. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian qua chỉ mới chú trọng đến các lĩnh vực độc hại của hoá chất bảo vệ thực vật, hoá chất bảo quản, chế biến, vi trùng gây bệnh trong các loại thực phẩm… mà chưa chú ý đến lãnh vực ký sinh trùng gây bệnh. Vì vậy cộng đồng cần quan tâm đến việc vệ sinh ăn uống trong sinh hoạt hàng ngày để hạn chế bớt các cơ hội dễ bị nhiễm các loại bệnh giun sán nói chung và bệnh sán lá gan lớn nói riêng theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng.

Theo KH&CN

28 tháng 5, 2007

Ăn Chay Nên Biết - Hột Đậu: Thức Ăn Bổ Dưỡng


Đậu là một thức ăn có nhiều chất đạm. Hơn là chỉ thay thế cho thịt, đậu rất bổ dưỡng nên các nhà nghiên cứu khuyên chúng ta nên tăng gấp ba số lượng dùng đậu từ một tới ba chén mỗi tuần. Điều gì khiến đậu tốt cho chúng ta? Đây, một số chuyên viên đã nói:

So sánh về ca-lô-ri, đậu tương đương với thịt. Nhưng đậu có nhiều chất sơ và nước, hai nguyên liệu khiến bạn cảm thấy mau no và lâu đói.

Các thức ăn của chúng ta thường thiếu chất sơ (người ta ăn trung bình có 15 gờ-ram chất sơ một ngày). Điều này có hại cho tim và eo của chúng ta. Một chén đậu nấu chín cung cấp 12 gờ-ram chất sơ – gần một nửa số lượng đề nghị hằng ngày cho đàn bà: 21–25 gờ-ram; (đàn ông: 30–38 gờ-ram). Trái lại, thịt không có chất sơ gì cả.

Sự khác biệt về chất sơ nghĩa là thịt được tiêu hóa mau hơn, trong khi đó, đậu tiêu hóa chậm hơn, làm bạn cảm thấy no lâu hơn. Thêm nữa, đậu ít chất đường, nên ngăn ngừa insulin trong máu tăng quá nhanh. Khi bạn thay thế đậu cho thịt, bạn được một phần thưởng nữa là giảm chất béo bảo hòa (saturated fat).

Đậu có một chất nữa mà thịt không có: hóa chất thực vật (phytochemicals), một hợp chất chỉ có trong thực vật. Vì thế, đậu có nhiều chất chống oxy-hóa (antioxidants), một loại hóa chất thực vật làm suy yếu những gốc tự do (free radicals). Free radicals có liên can tới ung thư, mau già, các bệnh thần kinh suy nhược như bị run tay (Parkinson) và mất trí nhớ (Alzheirmer).



Các nhà nghiên cứu của Bộ Canh nông Hoa Kỳ đã đo lường khả năng chống oxy-hóa của hơn 100 thức ăn thông thường. Ba loại đậu đứng hàng đầu: đậu đỏ nhỏ (small red beans), đậu lửa (red kidney beans - hình trên), và đậu nâu (pinto beans - hình dưới ).

Kết luận:
hột đậu nhỏ bé gần như là một thức ăn hoàn hảo.

Theo WebMD Magazine

Bạn Có Thể Làm Gì Để Sống Tới 100 Tuổi?



Ăn Chay

Những người sống thọ dùng phần lớn các thức ăn thực vật, như: rau, đậu, trái cây, ngũ cốc nguyên chất, và các thứ hạt. Đồ ăn thực vật có nhiều chất bổ dưỡng và chống ốc-xy hóa.

Tích cực hoạt động về thể chất

Không bao giờ quá trễ để bắt đầu một chương trình tập thể dục đều đặn, như: đi bộ, bơi lội, tập tạ, v. v.

Yên Nghỉ Trong Ngày

Hãy dành thì giờ mỗi tuần để thờ phượng tôn giáo của quý vị, vui hưởng gia đình và bạn hữu, nghỉ ngơi và phục hồi sinh lực.

Thực Hành Đức Tin

Một mối tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời hay Đức Phật hoặc Thượng Đế cho chúng ta thấy mình có giá trị. Mối tương giao này đem lại mục đích cho đời sống và hy vọng cho tương lai.


Tích Cực Hoạt Động Về Tinh Thần

Hãy giữ trí óc bạn hoạt động bằng sự đọc sách, sáng tác thơ văn, và hội họa. Không bao giờ quá trễ để học một điều gì mới, như máy vi tính, một ngôn ngữ mới hay một nhạc khí mới.

Tích Cực Tham Gia Vào Đời Sống Xã Hội

Bạn bè và gia đình đem cho ta niềm vui trong xã hội. Hãy thân thiện với mọi người, khuyến khích và giúp đỡ người khác trong cuộc hành trình trên dương thế.

Đối Phó Với Sự Căng Thẳng

Bạn không thể tránh được sự căng thẳng. Nhưng bạn có thể học để đối phó và tiến tới, ngay cả trong những giờ phút đen tối nhất.

Theo Signs of the Times

Bữa Cơm Chay - Đạm Bạc

Chời, thiệt không vậy, cơm vậy mà đạm bạc huh ? Đồ ăn quá chừng...

Định nghĩa của Cơm Đạm Bạc : Cơm có nhiều chất đạm nên tốn lắm bạc ..ha ha

Thực đơn ( khiêm tốn !!! - 8 món ăn chơi ):

- Bông Bí xào tỏi.
- Bắp lăn bột.
- Khoai tây chiên.
- Mắm cà.
- Nấm rơm & tàu hủ kho rim.
- Canh chua cà.
- Nấm bào ngư xào hành tây.
- Cơm chiên dương châu.






Đọt đậu Hòa Lan xào tỏi ( snow pea shoots or snow pea leaves)


Ăn ở nhà hàng ngon lắm. Nấu ở nhà vừa rẻ vừa ngon.