19 tháng 5, 2007

NHỮNG NGƯỜI SỐNG KHỎE VÀ SỐNG LÂU TRÊN THẾ GIỚI


It is believed that among these people centenarians are a common occurrence, and that it is not unusual for elderly persons to reach the venerable age of 130. It has even been reported that a significant number have survived to the incredible age of 145! They call themselves the Hunzas (pronounced Hoonzas) and live in what has come to be known as the roof of the world - the mountain peaks of the Himalayas. To be more precise, the Hunza country, with a population of only 30,000, is situated at the extreme northern point of India, where the borders of Kashmir, China, India and Afghanistan converge. Hunzas eat only two meals a day. The first meal is served at twelve noon, although the Hunzas are up every morning at five a.m. A large part of their diet is composed of grains: barley, millet, buckwheat and wheat.They also eat fruits and vegetables on a regular basis.They generally eat meat only once a week, if that often, and live longer and stay healthier than we do.


Another great Hunza health secret concerns the considerable amount of time each day devoted to physical exercise. Most exercise is done outdoors in order to take advantage of the pure mountain air, which in itself has a beneficial effect on health. They take regular walks - a 15 or 20 kilometer hike is considered quite normal. In addition to daily physical exercise, the Hunzas practice certain basic yoga techniques, notably yogic breathing, which is slow, deep and rhythmic, and which makes use of the entire thoracic cavity.Relaxation is the key to health, and the Hunzas, both young and old, practice it regularly, doing short meditation sessions a number of times a day.


Hiện nay trên thế giới vẫn còn một số dân tộc sống một cách đơn sơ như người thượng cổ. Đó là các sắc dân Hunzas sống tại khu vực chân núi Hy Mã Lạp Sơn trong lãnh thổ Pakistan, dân Georgians và Abkhazians thuộc Nga và dân Vilicambamban của xứ Ecuador. Các dân tộc này thường rất khỏe mạnh và tỷ số những người sống trên trăm tuổi rất nhiều. Họ không bao giờ biết đến bệnh thấp khớp, bệnh tim hay bệnh ung thư là gì cả.


Dân chúng trong các xứ này ăn toàn rau quả và ngũ cốc. Số calories trong các thức ăn mà họ hấp thụ vào cơ thể từ các bữa ăn thường nhật chỉ vừa đủ ở mức độ trung bình và không hề thừa thãi. Họ là những người năng hoạt động về thể lực, hít thở không khí trong lành tại những vùng đồi núi hoang sơ. Đặc biệt họ lại là những người thích sống cô lập với thế giới văn minh bên ngoài. Họ cũng không hề sử dụng máy móc và các tiện nghi khoa học kể cả các loại thuốc men được bào chế bằng phương pháp tối tân hiện đại.


Các khảo sát cũng còn cho biết, dân chúng sống trên các hải đảo Thái Bình Dương cũng là những sắc dân khỏe mạnh và trường thọ. Tuy nhiên tại những nơi nào mà người Tây phương đã đặt chân đến thì không bao lâu nơi đó sẽ xảy ra các bệnh truyền nhim và những bệnh tật chưa từng thấy tại nơi đó bao giờ. Số người bi bệnh phì mập, bệnh cao máu, bệnh cao mỡ, bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường càng lúc càng gia tăng. Ngược lại những bộ lạc vẫn còn sống cách ly với thế giới bên ngoài và theo tập quán cổ truyền thì những bệnh tật này thường hiếm thấy xảy ra.


Tại Nhật Bản, người phụ nữ ít khi mắc bệnh ung thư nhũ hoa. Nhưng khi họ di dân sang Hoa Kỳ thì tỷ số phụ nữ Nhật mắc bệnh tật này vẫn ngang hàng với tỷ số phụ nữ Hoa Kỳ sở tại. Theo các khảo sát của chánh phủ Úc Châu, cứ mỗi giây đồng hồ thì có một số người mắc phải các chứng bệnh trầm trọng như sau: 1 trong 5 người bị bệnh thấp khớp; 1 trong 7 người bị bệnh suyn; 1 trong 10 người bị bệnh tim mạch và sau lớp tuổi 50 thì cứ trong số 5 người lại có 1 người bị bệnh tiểu đường.


Mặc dầu tuổi thọ trung bình của dân chúng Úc có gia tăng từ thập niên 1990, nhưng thực tế tử suất được giảm thiểu là nhờ khoa học tân tiến bảo toàn được mẹ tròn con vuông mỗi khi người phụ nữ lâm bồn sinh sản. Tuổi thọ trung bình của người đàn bà Úc tăng từ 10 năm và người đàn ông Úc tăng từ 5 năm. Tuy nhiên so với chiều dài của thế kỷ thì đây là một con số không có gì đáng kể.


Tóm lại, cái giá mà chúng ta phải trả bởi sự gia tăng các bệnh nan y trên thế giới là vì chúng ta thường ăn uống theo thói quen và sự thích thú của khẩu vị. Giả sử con người chỉ hưởng thụ một cách vừa phải các tiện nghi vật chất và không đua đòi theo các khẩu vị cầu kỳ được chế biến từ các thịt động vật thì biết đâu cuộc sống của chúng ta sẽ được nhàn hạ, không bon chen và sẽ an nhiên tự tại hơn.