Gừng là một biện pháp chống lạnh và phòng chống cảm cúm phổ biến trong dân gian.
Ngoài ra, gừng còn có nhiều tác dụng chữa bệnh rất tốt trong mùa lạnh.
Mùa đông trước khi đi ra ngoài hay khi đi lạnh về, nên uống một cốc trà gừng nóng để làm ấm cơ thể và chống cảm lạnh rất hiệu quả.
Trong mùa đông, thường mắc phải các bệnh như: cảm cúm, đau họng, sổ mũi... Nếu cho ít muối vào nước gừng uống mỗi ngày 2-3 lần như uống nước trà có thể phòng chống viêm họng rất tốt. Mỗi ngày, vào buổi tối và buổi sáng trước khi ăn cơm uống một bát nước gừng nóng, nên kiên trì uống một thời gian sẽ có tác dụng tỉnh táo, cải thiện cho giấc ngủ. Những người bị loét miệng, nếu kiên trì mỗi ngày lấy nước gừng nóng xúc miệng 2-3 lần sẽ lành được chỗ bị loét.
Những người bị cao huyết áp khi huyết áp tăng lên, có thể ngâm chân vào chậu nước gừng nóng khoảng 15 phút. Cách này giúp máu lưu thông tốt hơn, có lợi cho bệnh huyết áp. Ngâm chân bằng nước gừng không những đỡ lạnh, mà đối với những người chân ra nhiều mồ hôi cũng rất tốt. Khi ngâm chân cho ít muối và dấm, ngâm xong lau khô chân, bôi ít phấn rôm sẽ không có mùi hôi.
Gừng còn có tác dụng điều hòa miễn dịch. Trong gừng có nhiều tinh dầu, trong đó có jamical có tính diệt nấm và mecin có tính diệt khuẩn. Vì thế, gừng được dùng làm thuốc chữa bệnh viêm đường hô hấp, dùng giảm đau kháng viêm. Khi bị chấn thương có thể giã nát gừng tươi với một ít muối, bó vào chỗ đau hoặc giã nát dùng để xoa bóp có tác dụng rất tốt.
Mùa đông, xương khớp cử động khó khăn do đó trong các vị thuốc của những người mắc bệnh này thường có vài lát gừng tươi. Bởi gừng làm giảm đau khớp, cải thiện sự hoạt động của khớp, giảm sưng, giảm cứng khớp vào buổi sáng.
Gừng không chỉ là gia vị đặc biệt làm món ăn đậm đà mà còn có tác dụng chữa bệnh rất hữu hiệu.
Theo Vzone
Ngoài ra, gừng còn có nhiều tác dụng chữa bệnh rất tốt trong mùa lạnh.
Mùa đông trước khi đi ra ngoài hay khi đi lạnh về, nên uống một cốc trà gừng nóng để làm ấm cơ thể và chống cảm lạnh rất hiệu quả.
Trong mùa đông, thường mắc phải các bệnh như: cảm cúm, đau họng, sổ mũi... Nếu cho ít muối vào nước gừng uống mỗi ngày 2-3 lần như uống nước trà có thể phòng chống viêm họng rất tốt. Mỗi ngày, vào buổi tối và buổi sáng trước khi ăn cơm uống một bát nước gừng nóng, nên kiên trì uống một thời gian sẽ có tác dụng tỉnh táo, cải thiện cho giấc ngủ. Những người bị loét miệng, nếu kiên trì mỗi ngày lấy nước gừng nóng xúc miệng 2-3 lần sẽ lành được chỗ bị loét.
Những người bị cao huyết áp khi huyết áp tăng lên, có thể ngâm chân vào chậu nước gừng nóng khoảng 15 phút. Cách này giúp máu lưu thông tốt hơn, có lợi cho bệnh huyết áp. Ngâm chân bằng nước gừng không những đỡ lạnh, mà đối với những người chân ra nhiều mồ hôi cũng rất tốt. Khi ngâm chân cho ít muối và dấm, ngâm xong lau khô chân, bôi ít phấn rôm sẽ không có mùi hôi.
Gừng còn có tác dụng điều hòa miễn dịch. Trong gừng có nhiều tinh dầu, trong đó có jamical có tính diệt nấm và mecin có tính diệt khuẩn. Vì thế, gừng được dùng làm thuốc chữa bệnh viêm đường hô hấp, dùng giảm đau kháng viêm. Khi bị chấn thương có thể giã nát gừng tươi với một ít muối, bó vào chỗ đau hoặc giã nát dùng để xoa bóp có tác dụng rất tốt.
Mùa đông, xương khớp cử động khó khăn do đó trong các vị thuốc của những người mắc bệnh này thường có vài lát gừng tươi. Bởi gừng làm giảm đau khớp, cải thiện sự hoạt động của khớp, giảm sưng, giảm cứng khớp vào buổi sáng.
Gừng không chỉ là gia vị đặc biệt làm món ăn đậm đà mà còn có tác dụng chữa bệnh rất hữu hiệu.
Theo Vzone