Gừng vốn là một thứ gia vị và cũng là một vị thuốc được sử dụng từ lâu trong dân gian. Trong Ðông y, gừng thường được dùng làm thuốc giải cảm, làm ấm tỳ vị và để chống nôn... Thế nhưng, củ gừng còn có nhiều tác dụng kỳ diệu khác nữa. Những năm gần đây, các nghiên cứu về dược lý đã phát hiện ra một số tác dụng đặc biệt khác của củ gừng mà trước đây ít ai nghĩ đến.
Phát hiện thêm một số tác dụng kỳ diệu của gừng
Gừng vốn là một thứ gia vị và cũng là một vị thuốc được sử dụng từ lâu trong dân gian. Trong Ðông y, gừng thường được dùng làm thuốc giải cảm, làm ấm tỳ vị và để chống nôn... Thế nhưng, củ gừng còn có nhiều tác dụng kỳ diệu khác nữa. Những năm gần đây, các nghiên cứu về dược lý đã phát hiện ra một số tác dụng đặc biệt khác của củ gừng mà trước đây ít ai nghĩ đến.
Thứ nhất là tác dụng chống lão suy. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy: những thành phần tạo ra cảm giác cay trong của gừng có tác dụng chống ôxy hóa rất mạnh đối với các chất mỡ có trong cá và thịt. Tác dụng đó còn mạnh hơn là tác dụng của các thứ thuốc chống ôxy hóa nổi tiếng như BHA, BHT và vitamin E. Gừng không những có thể chống lại sự hủy hoại các chất mỡ trong thức ăn do ôxy hóa, mà khi được hấp thu vào cơ thể, các thành phần cay đó còn có tác dụng chống lại sự ôxy hóa các chất mỡ bên trong cơ thể; chính vì vậy, cho nên gừng có tác dụng chống lão suy.
Thứ hai là tác dụng phòng sỏi mật. Các nghiên cứu mới đây - cũng của các nhà khoa học Nhật, cho biết: khi lượng prostaglandin (PG) trong cơ thể phân tiết quá nhiều, hàm lượng chất muxin (một loại protein) trong dịch mật có thể sẽ tăng lên. Chất muxin có thể kết hợp với các ion canxi và bilirubin trong dịch mật và tạo thành các hạt sỏi trong mật. Trong gừng, các loại tinh dầu thơm có tác dụng ức chế sự hợp thành prostaglandin, do đó làm giảm bớt hàm lượng muxin trong dịch mật và có thể làm phòng ngừa bệnh sỏi mật. Như vậy, gừng là thứ thuốc tốt đối với bệnh sỏi mật và những người có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này nên thường xuyên ăn thêm gừng và một số chế phẩm làm từ gừng.
Thứ ba là tác dụng cải thiện thành phần máu. Các nghiên cứu trong những năm gần đây ở nhiều nước cho biết, trong gừng có một chất đặc biệt, có cấu tạo hóa học gần giống với chất acid salicylic trong thuốc aspirin. Các nhà bào chế đã sử dụng chất đó, chế thành một loại thuốc hòa loãng máu để chống sự đông máu; thuốc này còn có tác dụng làm giảm mỡ trong máu, hạ thấp huyết áp, đặc biệt là nó có thể phòng ngừa chứỏng huyết khối và chữa trị bệnh nghẽn tắc cơ tim. Hơn nữa thứ thuốc này lại không hề gây nên tác dụng phụ.
Ngoài ra, các nhà khoa học Ðức đã phát hiện thấy, nước gừng có khả năng ức chế sự sinh sản của tế bào ung thư và làm giảm bớt các tác dụng phụ của các thứ thuốc chống ung thư. Các chuyên gia Philipin phát hiện thấy gừng có tác dụng chống đau răng - thực nghiệm cho thấy, các chất zingiberol, zingiberen, aldehyde... trong gừng có tác dụng tiêu viêm, giảm đau và diệt khuẩn. Các chuyên gia Hà Lan phát hiện thấy trong gừng có những chất tác dụng giống như thuốc kháng sinh và tác dụng của chúng rõ rệt nhất đối với các chứng viêm nhiễm do vi khuẩn salmonella gây nên.
Phát hiện thêm một số tác dụng kỳ diệu của gừng
Gừng vốn là một thứ gia vị và cũng là một vị thuốc được sử dụng từ lâu trong dân gian. Trong Ðông y, gừng thường được dùng làm thuốc giải cảm, làm ấm tỳ vị và để chống nôn... Thế nhưng, củ gừng còn có nhiều tác dụng kỳ diệu khác nữa. Những năm gần đây, các nghiên cứu về dược lý đã phát hiện ra một số tác dụng đặc biệt khác của củ gừng mà trước đây ít ai nghĩ đến.
Thứ nhất là tác dụng chống lão suy. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy: những thành phần tạo ra cảm giác cay trong của gừng có tác dụng chống ôxy hóa rất mạnh đối với các chất mỡ có trong cá và thịt. Tác dụng đó còn mạnh hơn là tác dụng của các thứ thuốc chống ôxy hóa nổi tiếng như BHA, BHT và vitamin E. Gừng không những có thể chống lại sự hủy hoại các chất mỡ trong thức ăn do ôxy hóa, mà khi được hấp thu vào cơ thể, các thành phần cay đó còn có tác dụng chống lại sự ôxy hóa các chất mỡ bên trong cơ thể; chính vì vậy, cho nên gừng có tác dụng chống lão suy.
Thứ hai là tác dụng phòng sỏi mật. Các nghiên cứu mới đây - cũng của các nhà khoa học Nhật, cho biết: khi lượng prostaglandin (PG) trong cơ thể phân tiết quá nhiều, hàm lượng chất muxin (một loại protein) trong dịch mật có thể sẽ tăng lên. Chất muxin có thể kết hợp với các ion canxi và bilirubin trong dịch mật và tạo thành các hạt sỏi trong mật. Trong gừng, các loại tinh dầu thơm có tác dụng ức chế sự hợp thành prostaglandin, do đó làm giảm bớt hàm lượng muxin trong dịch mật và có thể làm phòng ngừa bệnh sỏi mật. Như vậy, gừng là thứ thuốc tốt đối với bệnh sỏi mật và những người có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này nên thường xuyên ăn thêm gừng và một số chế phẩm làm từ gừng.
Thứ ba là tác dụng cải thiện thành phần máu. Các nghiên cứu trong những năm gần đây ở nhiều nước cho biết, trong gừng có một chất đặc biệt, có cấu tạo hóa học gần giống với chất acid salicylic trong thuốc aspirin. Các nhà bào chế đã sử dụng chất đó, chế thành một loại thuốc hòa loãng máu để chống sự đông máu; thuốc này còn có tác dụng làm giảm mỡ trong máu, hạ thấp huyết áp, đặc biệt là nó có thể phòng ngừa chứỏng huyết khối và chữa trị bệnh nghẽn tắc cơ tim. Hơn nữa thứ thuốc này lại không hề gây nên tác dụng phụ.
Ngoài ra, các nhà khoa học Ðức đã phát hiện thấy, nước gừng có khả năng ức chế sự sinh sản của tế bào ung thư và làm giảm bớt các tác dụng phụ của các thứ thuốc chống ung thư. Các chuyên gia Philipin phát hiện thấy gừng có tác dụng chống đau răng - thực nghiệm cho thấy, các chất zingiberol, zingiberen, aldehyde... trong gừng có tác dụng tiêu viêm, giảm đau và diệt khuẩn. Các chuyên gia Hà Lan phát hiện thấy trong gừng có những chất tác dụng giống như thuốc kháng sinh và tác dụng của chúng rõ rệt nhất đối với các chứng viêm nhiễm do vi khuẩn salmonella gây nên.
Cuối cùng, chúng ta cũng không nên quên một số tác dụng "kinh điển": Giã gừng tươi vắt lấy nước cốt, bôi ở ngoài da có tác dụng tiêu thũng, giảm phù nề. Giã gừng với vài hạt muối, bó vào chỗ đau có thể chữa bong gân. Giã gừng với củ cải, vắt lấy nước uống có thể tiêu trừ chứng trướng bụng, lại có thể chống mệt mỏi và làm cho tinh thần thêm phần sảng khoái. Trước khi cần đi xa, có thể ăn mấy miếng mứt gừng, vài lát gừng sống, hoặc hãm gừng với nước sôi uống, có thể chống say xe trên đường.
Theo SK & ĐS
Theo SK & ĐS