Từ xa xưa, bánh trôi, bánh chay là món đầu vị của người Việt Nam đón Tết Hàn thực. Song ngày nay, ở Hà Nội và các thành phố lớn, bánh trôi, bánh chay được liệt vào hạng quà quanh năm, ăn vào lúc hơi ngót dạ, ăn cho mát, cho ngọt, cho thơm, nhất là lúc đắng miệng. Nhìn những niêu bánh trôi trắng muốt xếp bên nhau trên chiếc đĩa Bát Tràng con con thoang thoảng mùi hương hoa bưởi, đã gợi thèm lắm rồi.
Làm bánh trôi chẳng tốn bao nhiêu nguyên liệu, mà cách làm lại đơn giản. Bánh trôi làm hoàn toàn bằng bột gạo nếp có trộn một chút gạo tẻ cho đỡ dính. Đường phên, thứ đường mía nguyên chất đóng bánh mỏng chỉ bằng bao diêm; muốn ngọt mát thì chọn miếng mầu nâu nhạt, muốn ngọt sắc thì lấy mầu sẫm. Bánh trôi nặn xong thả vào nồi nước sôi sục. Những viên bánh trắng chìm xuống đáy nồi, lát sau nổi lên lượn lờ như đàn cá trắng đuổi nhau, ấy là lúc bánh chín. Vớt bánh xếp vào đĩa nhỏ, rưới lên trên ít nước nguội có pha hương hoa bưởi cho mặt bánh khỏi se (khi ăn gạn bỏ nước đi). Thú nhất là lúc cắn vỡ nhân đường, vị ngọt bỗng lan tỏa, thấm vào cái dẻo của vỏ bánh nhàn nhạt ban đầu, người ăn bỗng có cảm giác bâng quơ, ngọt thơm, dẻo mềm, mát lạnh lẫn lộn trong miệng, trên răng, trên lưỡi. Theo Từ điển Văn hóa cổ truyền Việt Nam, ở Hội Đền Hùng người ta làm một mâm bánh trôi 100 chiếc, cúng xong chia đôi, đặt 50 chiếc trên bè lá sen thả xuống sông, 50 chiếc đặt trên núi, nhắc lại sự tích Một bọc trăm trứng.
Bánh chay cũng làm như bánh trôi, nhưng có thêm đỗ xanh, vừng và bột đao. Bánh chay nặn to gấp ba bốn lần bánh trôi, không vo tròn mà nén dẹt trũng giữa. Đặt nhân đậu vào giữa nắm lại vo tròn rồi thả vào nồi nước sôi. Bánh chín vớt ra thả vào nước nguội xong bày vào bát, ấn dẹt, rắc vừng lên trên. Mỗi bát thường bày chẵn bốn miếng, không bày lẻ hoặc nhiều hơn, như đã thành lệ. Hòa đường kính vào bột đao và nước đun sôi cho sánh, để nguội cho thêm nước hoa bưởi vào rồi giội lên ngập đĩa bánh, ăn mát như ăn xôi vò chè đường vậy.
Bánh trôi, bánh chay, mỗi loại có một vị ngon ngọt khác biệt.
Bánh trôi, bánh chay còn có nhiều kiểu chế biến khác. Bánh trôi "nóng" có thêm đỗ xanh, dừa sợi, gừng củ, thay vì đường phên lại là đường cát. Nước đường nấu với gừng lát giội lên bánh dẻo ngon, ngọt lịm, thơm mùi gừng tươi. Họ hàng với bánh chay đường là bánh chay "nhân thịt", có thăn lợn, nấm hương thái nhỏ nêm nước mắm xào cho săn lại rồi trộn với mứt bí làm nhân. Bánh cũng nặn tròn luộc chín, rắc vừng như bánh chay thường và cũng giội nước đường và nước hoa bưởi, ăn nguội. Không thích nước hoa bưởi thì cho dầu thơm vani nhưng lại đánh mất đi cái hương dân tộc quen thuộc từ bao đời
Làm bánh trôi chẳng tốn bao nhiêu nguyên liệu, mà cách làm lại đơn giản. Bánh trôi làm hoàn toàn bằng bột gạo nếp có trộn một chút gạo tẻ cho đỡ dính. Đường phên, thứ đường mía nguyên chất đóng bánh mỏng chỉ bằng bao diêm; muốn ngọt mát thì chọn miếng mầu nâu nhạt, muốn ngọt sắc thì lấy mầu sẫm. Bánh trôi nặn xong thả vào nồi nước sôi sục. Những viên bánh trắng chìm xuống đáy nồi, lát sau nổi lên lượn lờ như đàn cá trắng đuổi nhau, ấy là lúc bánh chín. Vớt bánh xếp vào đĩa nhỏ, rưới lên trên ít nước nguội có pha hương hoa bưởi cho mặt bánh khỏi se (khi ăn gạn bỏ nước đi). Thú nhất là lúc cắn vỡ nhân đường, vị ngọt bỗng lan tỏa, thấm vào cái dẻo của vỏ bánh nhàn nhạt ban đầu, người ăn bỗng có cảm giác bâng quơ, ngọt thơm, dẻo mềm, mát lạnh lẫn lộn trong miệng, trên răng, trên lưỡi. Theo Từ điển Văn hóa cổ truyền Việt Nam, ở Hội Đền Hùng người ta làm một mâm bánh trôi 100 chiếc, cúng xong chia đôi, đặt 50 chiếc trên bè lá sen thả xuống sông, 50 chiếc đặt trên núi, nhắc lại sự tích Một bọc trăm trứng.
Bánh chay cũng làm như bánh trôi, nhưng có thêm đỗ xanh, vừng và bột đao. Bánh chay nặn to gấp ba bốn lần bánh trôi, không vo tròn mà nén dẹt trũng giữa. Đặt nhân đậu vào giữa nắm lại vo tròn rồi thả vào nồi nước sôi. Bánh chín vớt ra thả vào nước nguội xong bày vào bát, ấn dẹt, rắc vừng lên trên. Mỗi bát thường bày chẵn bốn miếng, không bày lẻ hoặc nhiều hơn, như đã thành lệ. Hòa đường kính vào bột đao và nước đun sôi cho sánh, để nguội cho thêm nước hoa bưởi vào rồi giội lên ngập đĩa bánh, ăn mát như ăn xôi vò chè đường vậy.
Bánh trôi, bánh chay, mỗi loại có một vị ngon ngọt khác biệt.
Bánh trôi, bánh chay còn có nhiều kiểu chế biến khác. Bánh trôi "nóng" có thêm đỗ xanh, dừa sợi, gừng củ, thay vì đường phên lại là đường cát. Nước đường nấu với gừng lát giội lên bánh dẻo ngon, ngọt lịm, thơm mùi gừng tươi. Họ hàng với bánh chay đường là bánh chay "nhân thịt", có thăn lợn, nấm hương thái nhỏ nêm nước mắm xào cho săn lại rồi trộn với mứt bí làm nhân. Bánh cũng nặn tròn luộc chín, rắc vừng như bánh chay thường và cũng giội nước đường và nước hoa bưởi, ăn nguội. Không thích nước hoa bưởi thì cho dầu thơm vani nhưng lại đánh mất đi cái hương dân tộc quen thuộc từ bao đời
Theo Hương Vị Quê Hương