Bao nhiêu năm qua, trong tôi như vẫn vẹn nguyên cái mùi thân thuộc ấy, mùi mít luộc thơm hương khói rơm bà thổi trong chiều hè.
Bây giờ có đi khắp mọi nơi tôi cũng không tìm đâu ra được cái mùi mít luộc ấy. Còn nhớ, quê tôi xưa nghèo lắm, nhà bà lụp xụp, chỉ vẻn vẹn có ba gian nhà tranh như nghiêng ngả theo từng cơn gió Lào. Nhà thì bé mà vườn rộng thênh thang, tôi thích nhất vườn cây ăn quả. Nào là ổi, na, dừa, xoài… nhưng tôi yêu lắm cây mít bà trồng góc vườn. Không hiểu bà tôi chăm sóc thế nào mà nó sai quả lắm, quả lớn địu quả bé chi chít.
Bố tôi thoát ly đi làm ăn xa quê nên kinh tế cũng hơn các chú bác trong nhà. Mỗi lần hè đến là tôi đòi bằng được bố cho về thăm bà. Mặc dù, sáng nào hai bà cháu cũng dậy sớm đi chợ nhưng bà hỏi ăn gì tôi cũng lắc đầu, tôi đã quá chán ngấy những món chiên rán béo ngậy rồi. Tôi chỉ muốn chiều nào cũng được ngồi đùn rơm để luộc mít. Đấy là món khoái khẩu của tôi mồi khi về thăm bà.
Bà ngồi đun bếp mà tôi cứ lành tranh đòi đun, tôi lấy cái que cả bắt trước đùn rơm vào nấu như bà nhưng chỉ được vài phút là bếp lại tắt ngúm, khói nghi ngút khiến nước mắt tôi giàn giụa. Nhìn thấy tôi vừa cúi gằm mặt xuống đất, miệng chu ra để thổi bụi mù mà bếp vẫn tắt ngúm, bà cứ móm mém nhai trầu và cười.
Mỗi khi ra Hà Nội, tôi lại nhớ biết bao hương vị ngọt thơm ấy, nhưng dường như nồi mít tôi luộc trên bếp ga không quyện với mùi khói rơm nên không ngon giống nồi mít của bà. Mà có lẽ cũng bởi những quả mít nơi đây không được hút các chất dinh dưỡng từ những thớ đất của đồng ruộng miền Trung nên không có hương vị riêng biệt như mít ở quê.
Lần đầu tiên được ăn món mít luộc của bà là lúc tôi 12 tuổi. Trước đây tôi có hỏi vì sao bà lại không để mít chín hẳn rồi ăn nhưng bà chỉ cười bỏm bẻm chứ không trả lời. Sau này lớn lên chút nữa tôi mới nhận ra rằng bà thích ăn mít nhưng vì mít dai nên bà luộc lên để ăn cho mềm. Có lẽ từ đó mà tôi thêm yêu cái mùi nồng nồng của những miếng mít luộc ấy. Mít luộc nhừ hết cả ra mà bà ăn vẫn phải móm mém làm mắt tôi cứ cay xè trong khói bếp.
Mùa hè là mùa mít chín rộ vì thời tiết quá nóng nên những quả mít cũng chín nhanh hơn. Ngày nào tôi cũng trèo leo để bứt ổi, xoài và cả mít nữa trong vườn bà để đem sang cho các anh chị nhà chú, bác. Vậy mà sáng nào tôi cũng đèo bà lóc cóc đi chợ, khoác trên ghi đông cái bị đựng mê man nào là ổi đào, mít để bán. Biết tôi cũng khoái món mít luộc nên bà lúc nào cũng chọn quả to nhất, nhiều múi nhất cho tôi. Cứ chiều đến, khi mặt trời lấp ló sau những ngọn dừa, là bà cháu tôi lại lục đục chuẩn bị bữa cơm chiều. Bà lại bắc thêm một nồi nước bên cạnh nồi cơm để đun nước luộc mít. Hai bà cháu mặt lấm tấm những tàn tro xám, mồ hôi nhễ nhại nhưng khi ăn những miếng mít có mùi thơm nồng hương khói rơm ấy lại thấy ngon lạ lùng. Ăn hết thịt múi, tôi còn nhặt ăn hết cả những cọng sơ mít còn sót trên rá.
Những múi mít và sơ mít luộc kĩ có màu vàng thâm thâm, xám xịt trông chẳng hấp dẫn, màu mè như bao món sơn hào hải vị khác, nhưng cứ mỗi khi mùa mít chín rộ, khi những chiếc se đạp thồ những quả mít vàng ươm đường bày bán dọc đường Hồ Tây là lòng cứ xốn xang, thúc giục tôi về với bà.
Mười lăm năm đã trôi qua, một khoảng trời nghi ngút khói bếp cứ lởn vởn trong kí ức tôi. Nơi ấy, có mùi hăng hăng, nồng nồng của mít sắp chín luộc trên bếp tro bay bụi mù, khét lẹt. Mười lăm mùa hè đi qua với bao buồn vui lẫn lộn nhưng chưa mùa hè nào tôi không về thăm bà, chưa mùa hè nào cây mít bà trông thiếu quả, chưa mùa hè nào tôi không cắm cúi thổi bếp luộc mít cùng bà. Mùa hè thứ mười sáu này tôi vẫn không quên được mùi mít luộc ấy. Nhưng tôi chẳng còn được cặm cụi gạt rơm bụi mù và châm lửa thổi, cũng không còn ai ngồi để lành hanh đòi luộc mít nữa, bởi bà đã đi xa rồi.
Hè này lại đến với những xe mít ven hồ Tây, mỗi lần qua nơi này, những cơn gió hồ mát rượi như xua tan đi những cái ngột ngạt của mùa hè nhưng trong lòng tôi vẫn nồng đượm vị khét, khê của rơm ám vào những múi mít luộc quê bà. Vẫn đâu đây khói bếp làm cay xè đôi mắt…
Theo Món Ngon
Bây giờ có đi khắp mọi nơi tôi cũng không tìm đâu ra được cái mùi mít luộc ấy. Còn nhớ, quê tôi xưa nghèo lắm, nhà bà lụp xụp, chỉ vẻn vẹn có ba gian nhà tranh như nghiêng ngả theo từng cơn gió Lào. Nhà thì bé mà vườn rộng thênh thang, tôi thích nhất vườn cây ăn quả. Nào là ổi, na, dừa, xoài… nhưng tôi yêu lắm cây mít bà trồng góc vườn. Không hiểu bà tôi chăm sóc thế nào mà nó sai quả lắm, quả lớn địu quả bé chi chít.
Bố tôi thoát ly đi làm ăn xa quê nên kinh tế cũng hơn các chú bác trong nhà. Mỗi lần hè đến là tôi đòi bằng được bố cho về thăm bà. Mặc dù, sáng nào hai bà cháu cũng dậy sớm đi chợ nhưng bà hỏi ăn gì tôi cũng lắc đầu, tôi đã quá chán ngấy những món chiên rán béo ngậy rồi. Tôi chỉ muốn chiều nào cũng được ngồi đùn rơm để luộc mít. Đấy là món khoái khẩu của tôi mồi khi về thăm bà.
Bà ngồi đun bếp mà tôi cứ lành tranh đòi đun, tôi lấy cái que cả bắt trước đùn rơm vào nấu như bà nhưng chỉ được vài phút là bếp lại tắt ngúm, khói nghi ngút khiến nước mắt tôi giàn giụa. Nhìn thấy tôi vừa cúi gằm mặt xuống đất, miệng chu ra để thổi bụi mù mà bếp vẫn tắt ngúm, bà cứ móm mém nhai trầu và cười.
Mỗi khi ra Hà Nội, tôi lại nhớ biết bao hương vị ngọt thơm ấy, nhưng dường như nồi mít tôi luộc trên bếp ga không quyện với mùi khói rơm nên không ngon giống nồi mít của bà. Mà có lẽ cũng bởi những quả mít nơi đây không được hút các chất dinh dưỡng từ những thớ đất của đồng ruộng miền Trung nên không có hương vị riêng biệt như mít ở quê.
Lần đầu tiên được ăn món mít luộc của bà là lúc tôi 12 tuổi. Trước đây tôi có hỏi vì sao bà lại không để mít chín hẳn rồi ăn nhưng bà chỉ cười bỏm bẻm chứ không trả lời. Sau này lớn lên chút nữa tôi mới nhận ra rằng bà thích ăn mít nhưng vì mít dai nên bà luộc lên để ăn cho mềm. Có lẽ từ đó mà tôi thêm yêu cái mùi nồng nồng của những miếng mít luộc ấy. Mít luộc nhừ hết cả ra mà bà ăn vẫn phải móm mém làm mắt tôi cứ cay xè trong khói bếp.
Mùa hè là mùa mít chín rộ vì thời tiết quá nóng nên những quả mít cũng chín nhanh hơn. Ngày nào tôi cũng trèo leo để bứt ổi, xoài và cả mít nữa trong vườn bà để đem sang cho các anh chị nhà chú, bác. Vậy mà sáng nào tôi cũng đèo bà lóc cóc đi chợ, khoác trên ghi đông cái bị đựng mê man nào là ổi đào, mít để bán. Biết tôi cũng khoái món mít luộc nên bà lúc nào cũng chọn quả to nhất, nhiều múi nhất cho tôi. Cứ chiều đến, khi mặt trời lấp ló sau những ngọn dừa, là bà cháu tôi lại lục đục chuẩn bị bữa cơm chiều. Bà lại bắc thêm một nồi nước bên cạnh nồi cơm để đun nước luộc mít. Hai bà cháu mặt lấm tấm những tàn tro xám, mồ hôi nhễ nhại nhưng khi ăn những miếng mít có mùi thơm nồng hương khói rơm ấy lại thấy ngon lạ lùng. Ăn hết thịt múi, tôi còn nhặt ăn hết cả những cọng sơ mít còn sót trên rá.
Những múi mít và sơ mít luộc kĩ có màu vàng thâm thâm, xám xịt trông chẳng hấp dẫn, màu mè như bao món sơn hào hải vị khác, nhưng cứ mỗi khi mùa mít chín rộ, khi những chiếc se đạp thồ những quả mít vàng ươm đường bày bán dọc đường Hồ Tây là lòng cứ xốn xang, thúc giục tôi về với bà.
Mười lăm năm đã trôi qua, một khoảng trời nghi ngút khói bếp cứ lởn vởn trong kí ức tôi. Nơi ấy, có mùi hăng hăng, nồng nồng của mít sắp chín luộc trên bếp tro bay bụi mù, khét lẹt. Mười lăm mùa hè đi qua với bao buồn vui lẫn lộn nhưng chưa mùa hè nào tôi không về thăm bà, chưa mùa hè nào cây mít bà trông thiếu quả, chưa mùa hè nào tôi không cắm cúi thổi bếp luộc mít cùng bà. Mùa hè thứ mười sáu này tôi vẫn không quên được mùi mít luộc ấy. Nhưng tôi chẳng còn được cặm cụi gạt rơm bụi mù và châm lửa thổi, cũng không còn ai ngồi để lành hanh đòi luộc mít nữa, bởi bà đã đi xa rồi.
Hè này lại đến với những xe mít ven hồ Tây, mỗi lần qua nơi này, những cơn gió hồ mát rượi như xua tan đi những cái ngột ngạt của mùa hè nhưng trong lòng tôi vẫn nồng đượm vị khét, khê của rơm ám vào những múi mít luộc quê bà. Vẫn đâu đây khói bếp làm cay xè đôi mắt…
Theo Món Ngon