Người lực sĩ vô địch thứ hai được đề cập trong tạp chí naturlich vegetatrisch là Elena Walendzik của thành phố Hanover, Ðức Quốc. Là một sinh viên nha khoa, cô Walendzik đã đoạt giải vô địch quyền anh hạng vũ Ðức Quốc năm 2005. Ăn chay từ năm 10 tuổi, cô Walendzik thực hành việc không ăn thịt kỹ lưỡng cũng như cô tập quyền Anh. Trong một cuộc phỏng vấn, cô Walendzik cho biết, lớn lên tại một nông trại từ nhỏ đã dạy cô về những gì xảy ra cho loài bò khi chúng không sản xuất đủ sữa. Từ đó, cô không thể ăn thịt được nữa.
Tuy nhiên, sự thay đổi này rõ ràng không ảnh hưởng gì đến động cơ thúc đẩy hay sự thành công của cô trên vũ đài, và giới báo chí Ðức quốc cũng lạc quan về việc ăn chay của Walendzik không kém gì thành quả thể thao của cô, với những tựa đề hàng đầu như: "Sức mạnh đậu hủ cho nữ hoàng quyền anh của Hanover!"
Có lẽ không gì đáng ngạc nhiên khi biết là Ðức Quốc, Anh Quốc và Hoa Kỳ là những quốc gia đầu tiên đã thành lập những cộng đồng ăn chay hơn 100 năm trước. Dĩ nhiên, vào thời đó những quốc gia như Ấn Ðộ cũng là những nước ăn chay tự nhiên, nhưng trong thế giới phương Tây, việc ăn chay được xem như một phong trào cải cách. Tại Ðức, cộng đồng ăn chay đầu tiên được thành lập vào năm 1868 bởi ông Eduard Baltzer, người đã thay mặt thành viên phát biểu: "Việc sát hại thú vật không được cho phép vì lý do đạo đức. Thú vật có quyền riêng của chúng, để được sống và được bảo vệ bởi con người".
Kể từ đó, phong trào ăn chay đã tiếp tục phát triển và phổ biến, đặc biệt là trong những thập niên gần đây, những người như Alexander Dargatz và Elena Walendzik đã làm những tấm gương xuất chúng cho sự tiến hóa khả quan về ý thức của nhân loại. Những lực sĩ thành công này cũng là những đại biểu xuất sắc cho tình thương và cho những lợi ích to lớn về phương diện sức khỏe và dinh dưỡng của phép ăn chay. Những hành động và phát biểu của họ lên tiếng nói cho những bạn thú vật của chúng ta và cho những người tôn trọng sự sống thiêng liêng của muôn loài. Do đó họ có thể cũng được gọi là những "anh hùng chân chính